Chẳng bao lâu sau, tôi cũng nhận ra rằng công tác ở vùng xa xôi hẻo lánh dễ hơn nhiều trước đây mười năm. Chiến tranh đã làm đường sá thay đổi và cải tiến, có một điều là các đài thu và phát vô tuyến đã được sử dụng đại trà ở các nhà ga xa xôi hẻo lánh, do đó sự liên lạc đã dễ hơn nhiều. Điều quan trọng hơn cả là đã có nhiều người sử dụng máy bay, hầu như đâu cũng có phi trường, và những dịch vụ cho khách thường xuyên đã được mở. Tất cả những sự cải tiến này đã tạo thuận lợi cho một vị mục sư muốn phục vụ hết mình cho các tín đồ hơn là trước đây. Tôi cũng nhận ra rằng nhiều nơi ở trong quận của tôi ở có thể đến thăm dễ dàng, có thị trấn cứ sáu tháng tôi có mặt một lần, khác với trước đây phải mất hai năm mới tới được một lần như lúc tôi mới đến nước Úc lần đầu.
Năm 1950 ở xứ Tân Guinea bị khan hiếm trầm trọng các nhà truyền giáo. Có một lúc người ta bỏ đi hay vì bệnh tật nên chỉ còn một mục sư của Giáo hội nước Anh ở đấy mà phải phục vụ một miền rộng một trăm tám mươi mốt ngàn dặm vuông ở Papua và lãnh thổ Ủy trị. Hình như tôi cũng đã nghĩ đến những nhu cầu quá lớn của họ so với nhu cầu ở Queensland và được sự thoả thuận của chương trình huynh đệ, tôi đã tự nguyện đi đến đó một vài tháng để giúp đỡ họ giải quyết những khó khăn. Khi tôi đi máy bay đến cảng Moresby, tôi đã năm mươi chín tuổi, đối với công việc như thế này, tôi cảm thấy mình quá già, vì chẳng có ai khác dám đi. Trong một năm, tôi đã đi đến nhiều nơi trong xứ, từ con sông Fly đến Rabaul, từ các mỏ vàng ở Wau đến các đồn điền Samarai. Bây giờ tôi mới lo là mình quá bất cẩn không mang theo Paludrine vì vào tháng chín năm 1951 tôi bị bệnh sốt rét nặng ở Saramaua và phải nằm viện đến mấy tuần lễ ở cảng Moresby, do đó cũng chấm dứt luôn công tác của tôi ở Tân Guinea.
Sở dĩ tôi nói đến chứng sốt rét bởi vì sau này tôi còn bị tái đi tái lại nhiều lần nữa, tuy có phần nhẹ hơn. Có một địa điểm mà trong các phần này tôi đã nói đến. Có người nói với tôi rằng khi chứng sốt rét đã bị một lần, vài năm sau có thể bị tái lại, trước khi dứt hẳn và lần tái phát này không mấy trầm trọng như cơn bệnh tôi đã bị lần đầu ở Salamaua. Tôi cũng biết là mình điều hành công việc tạm ổn tuy đang bệnh; nhất là vấn đề đi lại, có khi tôi cũng hoãn hành lễ trong một ngày và nằm cho mồ hôi toát ra. Tuy nhiên cơn đau đầu tiên quá nặng làm tôi yếu người hẳn đi, nên rời bỏ Tân Guinea mà chẳng mấy tiếc nuối, để trở về sống với các bạn hữu ở trên đồi Atherton Tableland phía sau Cairns thuộc miền Bắc Queensland, mong bình phục và khỏe mạnh trở lại.
Đức Giám mục vào thời ấy, vẫn đi lại đều trong Quận và Ngài đã viết thư đề nghị là sẽ đến thăm tôi và bàn bạc những chuyện mà tôi thấy chưa xứng đáng được Ngài quan tâm như thế. Tôi đi xuống Innisfail để gặp Ngài ở đấy vì tôi cảm thấy đã bình phục nhiều. Qua câu chuyện thân mật, Ngài đã đề cập đến tuổi tác của tôi và mong muốn tôi tiếp tục làm việc nhưng ít năng nổ hơn. Ngài nói là Ngài nóng lòng mở lại nhà thờ Giáo xứ Landsborough và muốn cử một Mục sư lo việc họ đạo tại địa phương. Ngài đã đề cập đến kinh nghiệm của tôi ở vùng nông thôn và hỏi nếu tôi bằng lòng sẽ cử tôi đến đấy vài năm để xây dựng lại tinh thần Giáo hội ở trong Quận ấy. Ngài cũng không mong tôi đi hết họ đạo rộng gần hai mươi tám ngàn dặm vuông, trong một vùng mà dân cư thưa thớt, vì Ngài hy vọng trong một năm thôi là có một mục sư trẻ về thay thế. Dĩ nhiên vấn đề tài chính là một vấn đề khó khăn cho nhà thờ, nhưng Ngài nói là sẽ gởi cho tôi một chiếc xe tải trong vài tháng tới, mặc dầu nó đã hơi cũ. Xe chẳng thấy tới, nhưng tôi đã điều hành tốt mà không có xe.
Landsborough là một thị trấn nằm phía trên vịnh Carpentaria, người ta thường gọi là Gulf Country. Cách đây năm mươi năm, thị trấn rộng hơn bây giờ. Thời săn vàng bùng nổ, cả thị trấn có chừng hai muơi lăm khách sạn, hầu hết là quán nhậu, nhưng bây giờ chỉ còn lại hai. Có chừng tám mươi cư dân da trắng ở đấy gồm cả đàn ông, đàn bà và trẻ em và một số dân da đen độ hai ba trăm người trồi sụt bất thường, họ sống trong điều kiện đáng thương, trong các túp lều che bằng các tấm sắt rỉ, ở ngoại ô thành phố. Nơi ấy cách Cloncurry hai trăm dặm và cách Cairns và thị trấn Townsville về phía biển năm trăm dặm bằng đường hàng không. Ở đấy có một bệnh viện điều hành bởi hai chị em cô y tá và một nhà riêng cho bác sỹ mặc dầu từ trước tới giờ chẳng có bác sỹ nào bị lôi cuốn về thực tập ở đấy. Gặp trường hợp khẩn cấp, người ta gọi về Cloncurry và bác sỹ cứu hộ sẽ đến bằng máy bay. Trong chiến tranh người ta xây ở đấy một phi trường thật tốt và mỗi tuần một lần cũng có máy bay chở thư và đồ tiếp tế đến.
Nhà thờ ở Landsborough thuộc loại kiến trúc rất đơn giản, phía ngoài đóng bằng cây, mới được xây dựng lại cách đây ba mươi năm sau một vụ cháy rừng. Tôi thấy nhà thờ được trang bị quá sơ sài nên định bụng nếu nhận được chút ít tiền là tôi sẽ sơn trong và ngoài luôn thể. Nhà thờ chỉ có ghế dựa chứ không có ghế dài hành lễ và đây cũng có cái lợi vì cứ hai hay ba tháng một lần, chúng tôi có đoàn chiếu bóng lưu động ở Landsborough và chúng tôi có thể đem những ghế dựa này ra khỏi nhà thờ đặt trong sảnh Shire hay trước sân nhà sách Duncan vào mùa nắng. Cá nhân tôi cũng thấy tiện lợi nữa, vì trong tòa Cha sở chẳng có ghế bàn gì cả, nếu có ai đó muốn đến gặp tôi, tôi có thể đến nhà thờ mượn ghế và trả lui cho buổi lễ sau.
Cả nhà thờ và tòa Cha sở chẳng được ai ngó ngàn tới, bởi vì vị mục sư cuối cùng bị rắn cắn chết năm 1935 và từ đấy chẳng có mục sư sở tại nào ở Landsborough cho tới khi tôi tới nhận việc vào mùa thu 1952. Dĩ nhiên, nhà thờ thỉnh thoảng cũng được sử dụng để làm lễ do các Mục sư vãng lai. Còn chính bản thân tôi sử dụng nhà thờ trong rất nhiều dịp khi tôi có mặt ở trong Quận, để mong tìm hiểu những gì thuộc địa phương Landsborough. Tôi rất hoan hỉ được đi trên đó, bởi vì tùy theo những chuẩn mực của nước Anh, nhưng không còn nhiều đối với một giáo xứ. Có lẽ theo chuẩn mục của nước Anh, tôi không mấy giống một mục sư. Theo tôi đó là một nơi tôi có thể tiếp tục tiến hành công tác đã quen thuộc và cũng từ đấy tôi có thể góp nhặt một số sách mới, cũng như được sống thoải mái và tương đối tiện nghi. Dầu cho đã trình bày với đức Giám mục, tôi cũng phải nhận ra rằng, cá nhân tôi không còn là người đàn ông trước khi bị bệnh sốt rét. Tôi hy vọng cơn bệnh sẽ qua đi và thể lực sẽ được phục hồi. Tôi hy vọng như thế vì có quá nhiều việc để làm mà quỹ thời gian chẳng còn bao năm nữa.
Đức Giám mục, khi tôi gặp Ngài ở Innisfail, đã cấm tôi không được tiếp tục cuộc sống ở Landsborough cho đến tháng Tư khi mùa mưa đã dứt ở vùng Gulf Country. Lúc ấy tôi cũng hơi bực mình nhưng nghĩ lại tôi thấy Ngài đã hành động khôn ngoan khi thấy vẻ suy nhược của cơ thể tôi và tình trạng của tòa Cha sở. Trong mười bảy năm qua kể từ khi cái chết của vị mục sư cuối cùng, cũng đã có lúc có chút ít tiền để sửa chữa khi thì nhà thờ, khi thì tòa Cha sở. Về phía nhà thờ, cũng đã chi tiêu một số tiền để giữ cho mái nhà khỏi bị bọn mối phá hoại. Về phía toà Cha sở, những năm ấy chẳng tu sửa gì nhiều, hầu hết mái nhà lợp tôn đã bị rỉ sét, các cửa sổ chỉ còn một ít kính thôi. Tuy vậy tôi đã mua tôn mới ở Atherton và đem theo về trên xe thơ khi tôi đi Landsborough vào tháng tư. Quá tốn kém nên tôi nghĩ tốt hơn là để cửa sổ trống như vậy, hơn nữa vùng nhiệt đới đâu cần bỏ kính vào cửa sổ.
Phải mất năm ngày, xe thư báo đi từ Cairns đến Landsborough vì chúng tôi đã phải dừng lại ở rất nhiều nơi. Hơn nữa, vào tháng Tư, đang là đầu mùa nên đường xá chưa được khô ráo, một ngày chúng tôi bị sa lầy ba lần gần sông Gilbert. Đối với tôi, thật qúa dài ngày vì tôi mong muốn trở về chổ ở để bắt đầu công việc của họ đạo. Cuối cùng chúng tôi cũng lái xe về được Landsborough và bỏ túi xách tay các tấm tôn trước mặt nhà thờ. Lúc ấy tôi mới nhận ra rằng toà Cha sở không còn lành lặn như tôi nghĩ. Phía trước có hai phòng và một bao lơn nhưng mối đã **c hư bao lơn của một phòng. Tuy nhiên phòng kia vẫn còn tốt và tôi chỉ cần có thế. Tôi bỏ tấm lợp lên và đóng đinh trên kèo mái nhà và nhờ sự giúp sức của cảnh sát viên Jim Phillips và một người da đen, một trong những cộng tác viên của anh cảnh sát, tên là Sammy Ba, để phân biệt với các anh Sammy khác. Họ đều là những người lương thiện và đã mang đến cho tôi những hộp đựng đồ và những két bia phế thải, vì trong tòa Cha sở chẳng có một vật dụng nào. Chỉ trong vài giờ, tôi đã được trang bị khá tiện nghi, chiếc giường bố được mở ra, túi xách tay bỏ trên đầu giường có mùng phủ lên. Một ghế dựa mượn từ nhà thờ, một thùng đựng đồ dùng làm bàn viết có cây đèn bão trên ấy và một kệ sách làm bằng thùng bia có độ nửa tá sách tôi thường đem theo và cái rương bằng thiết tôi đựng áo quần.
Họ đạo của tôi rất lớn. Nó chạy về hướng Nam một trăm sáu mươi dặm, về hướng Tây gần địa giới Northern Territory một trăm hai mươi dặm, về hướng Đông theo hướng Normanton độ năm mươi dặm. Cũng có thêm hai nhà thờ nữa là nhà thờ thánh Mary ở Leichardt Crossing và nhà thờ Thánh Du đà ở Godstow. Nhà thờ Thánh Mary được sửa sang tươm tất vì nhỏ và chỉ đủ chỗ cho hơn mười lăm con chiên, nhà thờ ở trong trại nuôi gia súc Horizon, nên ông quản đốc, ông Kim Bell, thấy cần phải giữ cho tươm tất. Còn nhà thờ Thánh Du đà, chẳng khác gì một đống đổ nát, nhưng tôi cố tình tạo thêm một địa điểm hành lễ một năm hai lần và tôi cũng hy vọng trong vài tháng tới có thể kiếm ra một số tôn lợp mái.
Những tháng tạnh ráo trong năm từ tháng Tư cho đến cuối tháng Mười một, tôi có thể đi đây đi đó trong họ đạo một cách dễ dàng. Dĩ nhiên là những con đường chưa được rải đá, bên Anh người ta gọi đó là dường dành cho xe bò, nhưng trong xe tải trung bình mười lăm cây số giờ nên họ đạo của tôi nằm dài khoản hai ngày đường mới đến toà Cha sở. Tuy nhiên, vào mùa mưa, việc di chuyển thật là khó khăn. Trong ba tháng lượng mưa lên đến năm mươi hay sáu mươi phân. Những con sông khô cạn vào cuối năm trở thành những thác nước mênh mông và phần lớn miền quê chìm trong nước lũ. Vào mùa mưa chẳng có xe có động cơ nào có thể di chuyển một trăm mét ra ngoài thị trấn mà không bị sa lầy cho nên ở miền quê này sự di chuyển cũng ít thôi. Vào tháng Mười một , các quản lí trại chăn nuôi gia súc đã mua ở cửa hàng những thứ cần dùng trong bốn tháng, nên họ ít khi có mặt ở Landsborough trước đầu tháng Tư. Chỉ có ngựa là phương cách duy nhất để đi lại trong xứ vào lúc ấy nếu cần phải đi, nhưng cá sấu cũng là mối nguy hiểm đáng kể trong cơn lũ và cơn mưa dai dẳng làm cho người trong họ đạo bực bội hơn.