Cũng giống như tất cả các giáo xứ trên thế giới, giáo xứ Thánh Peter, Landsborough, có những vấn đề hết sức đặc biệt. Ơû Landsborough, chỉ có mười chín gia đình da trắng, trong đó có bảy gia đình theo đạo Thiên Chúa La Mã, cho nên phần lớn công việc của họ đạo địa phương chỉ xoay quanh trường học, bệnh viện và văn phòng bảo vệ thổ dân Úc. Tuy nhiên, thị trấn là trung tâm giao dịch của một số trại chăn nuôi gia súc toàn vùng gộp lại. Trại nhỏ nhất cũng rộng tám trăm dặm vuông, và lớn nhất cũng trên ba ngàn. Các quản lí và các trại chăn nuôi gia súc này tổng cộng phỏng chừng một trăm người Âu và gấp đôi số người này là người lai và thổ dân những người này giúp việc ở các trại chăn nuôi rất giỏi. Do công việc làm ăn nên những người da trắng làm việc tại các trại chăn nuôi, thường xuyên ở thị trấn và họ ở lại ban đêm trong khách sạn. Còn tất cả những người ở vùng quê chỉ đến thị trấn một năm hai lần vào mùa khô trong các cuộc họp mặt để xem các cuộc tranh tài.
Mỗi cuộc họp kéo dài trong bốn ngày và thị trấn đầy đàn ông ngủ khắp mọi nơi, trên giường ngủ, ngoài bao lơn, trong phòng chứa đồ hay trên đất bãi cỏ ngựa, quấn mình trong túi xách tay, say xỉn hay tỉnh rượu, nhưng thường là say xỉn.
Một Mục sư đến sống trong trị trấn như thế này, Mục sư đầu tiên đã mười bảy năm qua, ắt phải hành động rất thận trọng. Vấn đề nhậu nhẹt của các thị trấn xa xôi như Landsborough không phải là dễ giải quyết. Đúng thì không hẳn đúng mà sai thì không hoàn toàn sai trong những cộng đồng như thế này. Landsborough nằm ở mười bảy độ tính từ xích đạo, thật sự rất nóng vào những khoảng thời gian nhất định trong năm. Những nơi như thế này cơ thể đòi hỏi một lượng nước bốn lít mỗi ngày để thay thế cho sự thiếu hụt vì bốc hơi. Vào mùa viêm nhiệt, có vài loại thức uống ngon hơn và đã khát hơn loại bia nhẹ và lạnh của Uùc. Hai quán rượu trong thị trấn là nơi gặp gỡ thường xuyên của đàn ông từ các trại nuôi gia súc này. Thật ra đây cũng là nơi độc nhất ở Landsborough mà bọn đàn ông thường lui tới gặp nhau và hàn huyên về công ăn việc làm. Nếu một người làm công cho các trại ấy ở xa trong miệt rừng về thị trấn để gặp bạn bè nghe ngóng có tin gì mới, anh ta có thể la cà suốt ngày trong quán rượu, vì cũng chẳng có chổ nào khác mà đi. Và rồi, sau khi tâm trí khát khao tin tức và sự kết bạn đã được thỏa mãn, sau khi nhậu say, anh ta nằm phía sau xe tải, đánh một giấc ngon lành, thử hỏi vị mục sư có lấy lời rao giảng mà phản đối quyết liệt hay không? Tôi không biết phải nên làm hay không. Tôi chỉ biết rằng tôi chưa bao giờ hành động như thế.
Tôi đã bắt đầu một cách từ tốn và khá thận trọng ở Landsborough. Trong tuần lễ đầu, tôi đã thăm viếng từng gia đình da trắng trong họ đạo của tôi và dành một ngày Chủ Nhật cho các em học sinh. Tất cả đều tốt đẹp và hiện tại tôi có vài gia đình đến cầu kinh vào buổi sáng. Tôi nhận ra rằng cũng như tôi đã kinh nghiệm ở những nơi khác, một nửa người lai da đen và da trắng mộ đạo hơn những người trắng thuần chủng. Hiện tại tôi đã bắt đầu các buổi lễ ngắn cho các em học sinh, mỗi buổi sáng, năm phút trước khi đến trường, gồm một bài hát lễ, một đoạn ngắn kinh thánh. Nhiều học sinh đến dự vì nhà thờ nằm trên đường đến trường. Mỗi buổi sáng tôi thường đến bệnh viện và những túp lều sắt rỉ của người da đen vào buổi chiều và cũng bỏ ra nhiều công sức đáng kể để liên lạc thư từ, cố gắng xin cho được một máy chiếu phim cũ cho thị trấn ngõ hầu làm cho họ xao lãng với các quán rượu.
Những điều trên cũng tạm thành công nhưng chưa có hiệu quả mấy trong việc đánh động các vấn đề xã hội chính trong Quận liên quan tới phái nam. Tôi có mặt ở Landsborough chưa đến sáu tuần lễ thì cuộc tụ tập đầu tiên để xem những cuộc tranh tài đã đem tất cả những người làm công cho trại chăn nuôi gia súc về thị trấn cùng một lúc. Vào lúc ấy, tôi đang dùng bữa tại khách sạn bưu điện, khách sạn lớn nhất trong hai cái, do Bill Roberts và vợ điều hành. Nấu ăn cũng không mấy thuận tiện trong toà Cha sở. Buổi sáng tôi có thể dùng cái bếp Primus để nấu ấm nước sôi pha cà phê, chứ bữa trưa và tối thường đến khách sạn, thay đổi từ khách sạn này sang khách sạn kia hằng tuần để tránh bực mình.
Trong bốn ngày liên tiếp khách sạn sống trong cảnh hỗn loạn ồn ào. Thường thường trong mười phòng ngủ thì chỉ có một hay hai phòng là có khách, nhưng đây là tuần đua ngựa nên ông Bill Roberts xếp thêm mười bảy giường ngủ ở bao lơn và khách sạn kia cũng nhiều khách như thế. Trò đu quay cho trẻ em được đưa từ Cloncurry đến dựng tại trục lộ chính, ở đấy tiếng om sòm của loa phóng thanh làm át tiếng nhạc của buổi khiêu vũ “ cá hộp” hằng đêm cho mãi đến một giờ sáng và tiếng loa vọng đến cánh rừng cách đấy cả mười dặm. Hai người bán hàng rong xe tải đến và mở thành hai cửa hàng và để tạo cho khung cảnh rạng rỡ thêm, chiếc xe chiếu bóng lưu động cũng đến, đó là một trong những cuộc thăm viếng bất thường, trình chiếu những phim mà tôi đã xem mười năm trước ở Godalming xa xôi, về phía bên kia của địa cầu. Cô giáo Foster cũng đóng cửa trường và tất cả thị trấn đều đi xem các giải đua ngựa.
Cuộc tập trung đua ngựa ở Landsborough có một hay hai nét đặc biệt khác với cuộc đua ngựa ở Ascot. Tất cả ngựa đua phải được nuôi ở trong Quận đến trực tiếp từ các trại chăn nuôi gia súc, và dĩ nhiên không được chải lông, và đôi khi chúng lăn bùn cũng để dơ như vậy. Nài ngựa từ các trại chăn nuôi súc vật được tổ điểm bằng những màu sắc cho cuộc đua thêm rực rỡ, mỗi người cởi một con ngựa do mình chọn ra từ hai hay ba trăm con từ bãi giữ ngựa của trại chăn nuôi và tin tưởng lạc quan con ngựa ấy sẽ thắng giải Melbourne Cup. Đường đua chỉ được phát dọn sơ sài ở trong rừng, các cột trụ và hàng rào để tự nhiên, các cây con chẳng t**** xén gì cả, chỉ cắt cụt đọt hàng trăm thước. Trung tâm đường đua là sân bay và chiếc máy bay cứu hộ đậu ở đấy phòng trường hợp tai nạn, và còn có một lý do trần tục khác nữa, phi hành đoàn đang bận sát phạt nhau để trả tiền xâu cho chiếc máy bay. Chẳng có bục cho khán giả đứng xem, nhưng trên vạch khởi hành và rào cản có mái che thô sơ bằng cành cây bạch đàn để tạo ra ít bóng mát. Ngựa đến trong ngày cuối của cuộc đua được buộc vào bãi giữ ngựa. Cái nắng gắt gao cứ ào ào đổ xuống, bia cứ ào ào chảy và bụi vẫn bốc lên ngùn ngụt.
Tôi đến thăm cuộc đua ngựa cùng bà Roberts và người tớ gái da màu, một cô gái mười bảy tuổi tên là Coty. Chúng tôi đến có hơi muộn vì hai người ấy phải phục vụ hơn sáu mươi thực khách phải ăn nóng, nấu trên kiểu bếp xưa trong mái che và ngoài sân còn hơn cả trăm thực khách nữa đang đợi. Thành thật mà nói cũng nên ở lại giúp họ rửa bát đĩa, cho nên hơn ba giờ chiều chúng tôi mới đến trường đua. Tôi cũng quen biết khá đông quản lý và nhân viên trại chăn nuôi thời ấy nên đã vui vẻ ở lại với họ suốt cả buổi chiều, cụng ly bia với cứ ba người một và theo lời khuyên của họ, mỗi cuộc đua lại bỏ ra hai ngàn vào máy tính tiền.
Vào cuối cuộc đua cuối cùng, tôi gặp Stevie lần đầu tiên trong đời, tôi đang đứng với nhóm Jim Maclaren, quản lý trại Beverly, thì thấy một ông già rách rưới khật khưởng đi về phía tôi. Ông ta mặc áo sơ mi bẩn thỉu không có cổ, áo không cài cúc để lộ bộ ngực xương xẩu và cái quần dài bằng vải thô khá bẩn buộc lại bởi một sợi thắt lưng bằng da có kẻ hở để dắt dao nhọn và một túi da để đựng hộp quẹt bằng thiết. Đầu không đội nón, nước da sạm nắng, người gầy, bộ mặt khó ưa, chân đi đôi giày cỡi ngựa hai má bên bằng cao su đã mòn nhẵn. Râu ria chẳng cạo lại nhậu hơi nhiều. Thật ra, dường như ông ta chỉ xỉn vào những lúc có lễ lược gì quan trọng.