Chương 3
Đối với tôi chẳng lạ chút nào khi gặp người đàn ông có hai tên và tôi có thể nhớ lại một cảm giác nổi bật là hắn ta còn có thể nói được, bởi vì đó là điều quan trọng để khám phá bất kỳ một người con cháu nào của hắn ta. Các quận miền quê của Queensland đầy dẫy những người đàn ông như Stevie. Tôi đã quen rất nhiều thuỷ thủ rời bỏ thuyền mình và đến làm việc nhiều năm cho các trại chăn nuôi súc vật dưới những tên khác. Trong đó có một hai người chồng bỏ trốn khỏi những cuộc hôn nhân không thể chịu đựng nổi từ một đô thị nào đó. Công an cũng biết những người đàn ông này cùng những tình huống của họ nhưng đã làm ngơ, vì lao động da trắng trong các trại chăn nuôi càng ngày càng hiếm. Cũng như ông Liên Chi với rau cải và hoa anh túc, họ chẳng có gì phải truy tố một người lao động giỏi như thế, trừ phi có gì bắt buộc họ phải thi hành mà thôi.
Tôi buộc miệng hỏi:
Anh David Aderson, anh có gia đình chưa?
Rồi ạ! - ông ta thì thào
Mấy con?
Hai.
Trong cơn sốt và mệt mỏi, tôi bỗng cảm thấy thư thái lạ vì đã có thời gian đặt thẳng vấn đề
Khi anh vào Bệnh viện, tôi sẽ viết thư cho vợ anh, và tin cho chị ấy biết tin tức về anh . Vậy chị ấy ở đâu?
Letchworth.
Ở đâu vậy?
Ngoại ô Canberra.
Tên nhà và tên đường?
Three Ways ở đường Yarrow.
Cơn sốt bệnh hành hạ tôi nên chẳng có gì là phi lý cả
Tôi sẽ viết thư cho chị ấy ngay khi chở anh đến bệnh viện.
Này người Úc gốc Anh ơi! - ông ta nói lí nhí, có lẽ muốn nói là mục sư người Anh ơi. Sau đấy, ông ta nói tiếp - Cô ấy cũng đến từ nước Anh
Thế cô ta là người Anh rồi! người miền nào?
Oxford - ông ta trả lời - Cha mẹ cô ấy ở Oxford, thuộc miền Boars Hill. Nhưng chúng tôi lại ở Buck House
Ngay cả khi tôi mệt mỏi, tôi cũng hiểu rằng chuyện ấy là vô nghĩa. Chẳng có gì quan trọng trong việc ông già kể cho tôi nghe. Ông ta cũng chẳng lập gia đình, kể cả người vợ Anh ở Oxford, và ông ta cũng không có nhà ở Canberra. Đấy chỉ là những ảo giác, được thêu dệt từ thế giới mộng mơ mà ông ta đã chìm đắm vào do thuốc mạnh hay rượu làm lung lạc. Ngán ngẩm vì đã khám phá ra việc này, tôi tự bắt buộc phải tập trung vào vấn đề và cố gắng giải quyết. Tôi bảo với ông ta:
Hãy cố gắng nói sự thật đi!
Ông ta không trả lời, nhưng bàn tay của ông ta ngọ nguậy trong tay tôi và lúc sau ông mới hỏi:
Con đang ở đâu đây Cha?
Anh đang ở nhà của ông Liên Chi ở Dorset Downs - tôi trả lời – Chúng tôi phải giữ anh ở đây, nhưng sẽ đưa anh đến Bệnh viện vào sáng mai. Trên đường còn ngập nhiều nước quá nên không thể đi đêm nay.
Có khi ông thều thào chẳng đâu vào đâu:
Hồn bướm bay ra khỏi ta, lang thang khắp nẻo trong lúc ta đang ngủ. Oâng Liên Chi bảo với tôi như thế. Điều đó thật là huyền hoặc.
Có lẽ vì hút hay vì bệnh mà ông ta đi quá đà, điều đó cũng không mấy hay. Giờ đây mắt tôi đã quen với ánh sáng mờ nên tôi thấy được Xơ Finlay đang làm gì. Xơ đang ngồi cạnh bàn, một cánh tay đang đặt trên ấy và đầu Xơ đang tựa trên cánh tay, hình như Xơ đang ngủ say. Tôi cũng thấy vui trong lòng vì Xơ đã trải qua một ngày nhọc mệt và giờ đây không lí do gì cả hai chúng tôi lại thức cùng một lúc. Cứ để cho Xơ nghỉ ngơi và lấy lại sức khi cần
Tôi cũng không thấy ông Liên Chi đâu cả, có lẽ ở phòng bên. Mùi nhang cháy nhàn nhạt đang lan toả quanh tôi trong lúc tôi ngồi trong bóng tối và tôi nghĩ có lẽ ông ta đang thắp mấy cây nhang mới trước tượng Phật. Mưa vẫn còn rây trên mái tôn nhưng mây không còn dày đặc như trước, và với đôi mắt đã quen với bóng đêm của tôi, tôi có thể thấy được con đường nhỏ dẫn tới bãi đất trống cạnh rừng, từ chỗ tôi ngồi xuyên qua cửa lớn. Các bầy thú vẫn còn ở đấy, chúng đứng sát vào nhau, con ngồi con đứng, ở khoảng cách còn thấy rõ. Có lẽ trong đêm tối chúng đã tiến gần hơn để được nhìn rõ căn nhà mặc dầu đèn đóm đã tắt hết cả.
Stevie đang ngồi ở giường, thình lình nói:
Nơi này là vùng đất Dorset Downs?
Đúng vậy! – tôi trả lời – Từ nhà đến con sông Dorset chỉ cách muời lăm dặm thôi, đấy là nơi anh đang ở với ông Liên Chi
Oâng ta lại thì thầm, chẳng ăn nhập vào đâu
Tôi sinh ra ở đây. Cha tôi là một người lái trâu.
Kể cũng kỳ thật, bao nhiêu sự kiện và ảo giác lẫn lộn trong đầu ông ta. Có thể tin được chăng khi cha ông ta là một nhân viên phụ trách ở trại chăn nuôi hay có thể là một người lái trâu bò trong khi chính ông ta lại kết hôn với một cô gái ở Oxford? Tôi cũng đã nhớ lại cái địa chỉ ở Canberra mà ông ấy đã nói cho tôi biết, nhưng chẳng giống gì với người vợ và gia đình đã sống ở đấy. Thật ra sau đấy tôi nghĩ chẳng có gì quan trọng. Tôi có thể đến bưu điện là tìm ra tông tích của ông ta ngay, vì hằng tháng ông vẫn lãnh lương hưu ở đấy. Một vài bưu điện nhà nước cũng lưu trữ những chi tiết về đời sống của ông ta. Thật ra, Trung sỹ Donovan có lẽ cũng biết được khá nhiều về ông ta. Tôi chỉ việc hỏi Trung sỹ ấy.
Tôi bệnh, phải không? – ông ta hỏi – Ở Dorset Downs, phía trên của Gulf Country?
Đúng vậy? – tôi trả lời – Chúng tôi sẽ đưa anh đến bệnh viện vào ngày mai.
Nhờ Cha giúp cho một việc – ông ta nói thều thào. Tôi phải cúi xuống thật sát mới nghe rõ – Nhờ Cha đánh điện cho Rosemary ở Letchworth. Tư lệnh phó không quân Watkins. Được không, Cha? Tư lệnh phó không quân Watkins. Nhớ nói là gặp cho được tư lệnh phó không quân Watkins không lực Hoàng gia Uùc. Nhớ đưa Nữ hoàng về Invergarry bằng máy bay không lực hay bằng trực thăng cũng được.
Dĩ nhiên đây chỉ là những ảo giác, một mớ hỗn độn của kí ức chiến tranh. Invergarry là một địa điểm thật sự. Đấy là sân bay của oanh tạc cơ đậu trong thế chiến thứ hai, từ đấy những pháo đài bay Liberafors cất cánh thả bom quân Nhật ở Timor và Tân Guinea. Tôi biết hai sân bay này vì có hai phi đạo rất lớn rải hắc ín dấu trong rừng, sân bay mãi mãi vẫn còn tốt. Từ năm 1946, máy bay không đáp xuống đây nữa, trừ máy bay cấp cứu đến để chở những người bị thương trong trại chăn nuôi đi. Ơû đấy chẳng có nhà, chẳng có cơ sở, chẳng có người, chẳng có gì ngoài heo rừng và chuột túi.
Sáng mai Cha sẽ lo liệu- tôi nói – bây giờ cố mà ngủ đi!
Hình như tôi thấy ông ta trăn trở luôn luôn trong đêm tối.
Con phải liên lạc cho được với Rosemary – ông ta thì thầm, đôi khi có tiếng nức nở – Phải gặp cho được nàng. Chuyện vô lí. Nàng phải đem tôi ra khỏi đây.
Tôi chẳng làm gì được cho ông ta. Tôi cầm tay của ông ta và lắng nghe tiếng nức nở trong đêm trường. Cái chết đôi khi có thể đến trong trạng thái buồn khổ nhất. Sau một lúc tôi hỏi ông ta:
Nếu anh không ngủ được, để tôi nhờ bác Liên Chi tiêm cho anh vài điếu?
Tôi biết Xơ Finlay sẽ cho phép nếu thuốc phiện giúp ông ta ngủ yên
Tôi đâu cần hút – ông ta nói nho nhỏ – Đừng làm thế. Tôi cần gặp Rosemary.
Oâng ta lăn lộn trên giường trong cơn mê sảng, còn hơn cả người bị chứng bại liệt. Tôi thì cơn khát đang hành hạ, nửa tỉnh, nửa mê tôi đứng dậy đi đến bên bàn, uống một hơi dài nước lụt. Khi tôi di chuyển qua căn phòng, tôi cảm thấy như lướt đi trên không, tôi chẳng còn cảm giác đôi chân chạm đất và nghe tiếng bước chân. Khi cầm cái ly lên, tôi không biết nó nằm trong tay mình. Cơn sốt đã hành hạ tôi và cơ thể tôi mồ hôi đổ ra như tắm. Aùo quần tôi ướt sũng và dính lại mỗi lần tôi di chuyển. Tôi chẳng nghĩ ra được điều gì cả. Sau khi uống nước xong, tôi lang thang trong phòng tìm cho ra cây đèn bấm vì tôi muốn bật lên để nhìn ông Stevie trên giường. Nhưng tôi vẫn không tìm thấy cây đèn bấm đâu và rồi hình như chẳng có gì quan trọng nữa, tôi đi trở về ngồi xuống ghế và tiếp tục nắm lấy bàn tay lạnh giá của ông ta.