Chàng nói:
Được rồi! Anh không nói nữa. Anh nghĩ là em nói cho anh biết đủ rồi!
Em đã nói gì cho anh biết đâu – nàng nói – Chúng ta vừa mới hàn huyên về nước Anh và tại sao nước Anh lại khác với nước Uùc.
Chàng cười:
Em có lí riêng của em mà!
Hai người ngồi xuống bên cạnh ly cà phê. Chàng lại nói:
Em đã biết số phận khắc nghiệt về phiếu bầu của nữ giới. Ơû đâu em có được những tin tức này, có phải từ Úc và Tân Tây Lan chăng?
Chỉ cần chọn một trong số các tin tức ấy là nhớ rồi! – nàng trả lời – Em là đàn bà, nên em thích những gì liên quan đến phụ nữ hơn anh. Hơn nữa em học sử ở đại học Oxford.
Em đã đến Oxford, phải không?
Nàng gật đầu:
Em ở tại thị trấn Somerville
Thế em tìm ra công việc này cũng ở đấy sao? – chàng lại hỏi cốt để tìm ra số tuổi của nàng
Không hẳn thế – nàng trả lời – Em đã theo học một lớp đánh máy tốc kí và rồi kiếm được việc ở một văn phòng nước ngoài. Em đã ở đấy hai năm và sau đấy nghe ở văn phòng bí thư cần người, em đã đến gặp cô Porson và được nhận vào
Sự phỏng đoán của chàng không xa thời điểm là mấy, nàng có lẽ là hai mươi bảy tuổi. Chàng tiếp tục hỏi:
Gia đình của em cũng ở Luân Đôn chứ?
Nàng lắc đầu:
Ba mẹ em sống ở ngoại ô Oxford, nơi ấy có tên là Boar’s Hill. Oâng cụ là giảng viên của trường New College
Chàng hỏi:
Cuối mỗi tuần vào mùa hè, em đều đi thuyền phải không?
Nàng trả lời:
Bất cứ lúc nào đi được. Cứ bốn thứ bảy, em lại trực một ngày tại Hoàng cung. Thay vào đấy em được nghỉ bù vào ngày thứ hai. Em thường về gia đình thứ bảy, Chủ nhật và trở lại sáng thứ ba. Em thường ở Itchenor với những người thân vào mùa hè hay đi ra ngoài với bác Ted của em
Đấy là em đi thuyền nhỏ bằng cao du ở Itchenor, phải không? Nàng gật đầu:
Em có một chiếc muời bốn tấn ngon lành lắm, em thường đua với một cô gái khác, Sue Collins – sau một phút lưỡng lự, nàng kể tiếp – Chúng em thật may mắn trong một vụ phá sản. Cũng may, tuy bị sụm hết nhưng không mất đồng nào!
Phải vụ phá sản năm 1970 không?
Nàng gật đầu:
Hầu hết những người quen em đầu mất trắng
Thiệt hại đến thế cơ à? Dĩ nhiên, hồi ấy anh còn nhỏ tuổi, chỉ nghe kể lại, nhưng không rõ ràng lắm
Nàng nói tiếp:
Thảm bại lắm! Hầu hết ai cũng có chút ít tiền để dành cho tới khi ấy, trông chờ vào bảo hiểm hay cái gì khác nhưng rồi không ai được gì cả. Cá nhân em không nhớ gì cả vì hồi ấy em quá nhỏ, nhưng tai nạn ghê gớm lắm
Chàng hỏi lại:
Thế nguyên nhân làm sao?
Em nghĩ là do di tản – nàng trả lời – Khi người ta bắt đầu di tản, mọi việc cũng tốt đẹp cả, nhưng khi số bốn năm triệu người rời khỏi nước Anh, mọi con phố đều có căn nhà trống. Khi chuyện ấy xảy ra, nhà cửa chẳng còn giá trị gì nữa. Trước lúc ấy, người dân thường mua nhà, đó là cách tiết kiệm tiền. Nhưng rồi cơ ngơi sản nghiệp chẳng còn gì giá trị gì nữa, tiền cũng tiêu tan – nàng nói tiếp – Người dân thường mua nhà qua trung gian, hợp tác xã xây dựng , họ ứng tiền cho căn nhà và giữ văn tự bán nhà. Dĩ nhiên hợp tác xã này phá sản và kéo theo luôn các công ty bảo hiểm. Các công ốc cũng thế, chẳng còn giá trị gì, chỉ còn lại những cơ quan trống rỗng ở khắp nơi. Cuối cùng là một sự phá sản tài chính rộng lớn làm mọi người mất tất cả tiền tiết kiệm
Chàng chầm chậm gật đầu:
Anh không nghĩ là ở nước Úc lại có vụ như thế!
Thì em có nghĩ là nước của anh có đâu. Anh luôn luôn may mắn mà! – nàng cười tinh nghịch – Chuyện khôi hài là rút cuộc chẳng ai làm sao cả vì tất cả đều cùng hội cùng thuyền, nhà cửa vẫn còn đó. Điều đó có nghĩa là chính quyền tiếp nhận những cao ốc ở thôn quê, nếu không những cao ốc này sẽ sụp đổ vì thiếu bảo quản. Do đó thực tế mọi căn nhà và cao ốc ở thôn quê đều thuộc nhà nước quản lí trong hiện tại
Đó có phải là nguyên nhân không? – chàng hỏi lại – Anh rất thắc mắc về chuyện ấy. Anh nghĩ có lẽ do chủ nghĩa xã hội
Nàng lắc đầu:
Thực sự em nghĩ do chính quyền của ông Eden tạo nên.
Chàng lại hỏi:
Giờ đây có nhà nào còn được xây ở Anh không?
Nàng lại lắc đầu:
Em không nghĩ có căn nhà nào được xây ở Anh trong vòng mười năm trở lại đây
Như thế chúng ta chẳng làm được cái gì khác – chàng nói – Khắp nơi trên thế giới nhà mọc lên như nấm.
Nàng hỏi:
Mình có thể xây nhà được không anh?
Sao không, nếu em có tiền.
Một căn nhà tốn chừng bao nhiêu?
Một căn nhà nhỏ bình thường với ba phòng ngủ tốn vào khoảng bốn đến năm ngàn bảng. Tường lợp ván, thế thôi!
Cô nàng lại hỏi:
Cái gì bạn cần phải có để xây nhà? Làm cách nào để có đất?
Chàng liếc nhìn nàng:
Em chỉ việc mua, thế thôi
Tìm đến chủ đất và mua ngay đất của chính ông ta, phải không anh?
Đúng vậy
Rồi trả tiền xây dựng để người ta xây nhà cho mình?
Chàng gật đầu:
Nếu em không đủ tiền, em đến gặp hợp tác xã xây dựng mượn một ít. Nhưng điều quan trọng là em phải có sẵn một ít tiền
Thế người bình thường có thể góp tiền tiết kiệm đủ mà làm nhà không, ngoài số tiền người ấy làm ra? – nàng lại hỏi
Anh nghĩ là được – chàng trả lời – Anh đã góp tiền tiết kiệm được hai ngàn Anh kim từ khi anh vào không quân
Nàng trố mắt nhìn chàng ngạc nhiên:
Hai ngàn Anh kim, nhưng anh lãnh lương được bao nhiêu?
Là một chỉ huy trưởng, với tất cả phụ cấp, một năm anh lãnh được tám trăm. Như vậy nếu tính ra tiền Anh là hai ngàn bảy trăm bảng
Như vậy là đại tá Cox chỉ lãnh bằng nửa lương anh thôi – nàng reo lên. Chàng cười:
Anh đâu biết, anh chỉ đoán thôi. Cũng đáng tiếc đấy, nhưng vậy rồi biết làm sao! Nguyên do cũng vì đồng tiền mất giá!
Nàng lại nói:
Anh lãnh lương gần gấp đôi một dân biểu quốc hội Anh. Em không hiểu tại sao công chức Úc lại được lãnh lương như thế!
Đại biểu quốc hội nước anh mỗi tháng lãnh bốn ngàn – chàng kể – Như em thấy công việc của các anh là làm trọn ngày không nghỉ. Nếu em muốn trở thành những người đàn ông thượng hạng lo việc cho đất nước, thì em phải trả cho họ lương thượng hạng
Thì ở đây bọn em cũng làm suốt ngày chứ sao! – nàng buồn bã nói – nhưng đại biểu quốc hội đâu được trả lương cao như thế
Chàng không trả lời nàng, kìm chế lời phê phán vừa hiện ra trong trí. Hai người ngồi nhâm nhi ly cà phê trong yên lặng và hút thuốc. Cuối cùng nàng cũng nói một câu:
Thật vui biết mấy nếu mình có được một căn nhà mới mà trước đây chưa có ai đến ở. Giá như mình muốn xây như thế nào tuỳ ý mình
Dĩ nhiên rồi! Phần lớn người ta xây nhà khi đã lập gia đình. Họ rất vui khi phát họa ra căn nhà tương lai khi mới kết hôn
Người ta làm thế, thật không anh? Xây một căn nhà mới rồi lấy nhau trong căn nhà ấy và bắt đầu mọi sự với đôi bàn tay trắng và mới mẻ?
Chàng gật đầu:
Vô số người làm như thế. Thường thường hai cha mẹ giúp trang trải chi phí căn nhà
Có lẽ vì họ để dành tiền chưa đủ?
Chàng cười tinh nghịch:
Thì cứ cho chàng ta cơ hội đi. Chúng tôi kết hôn còn trẻ hơn các bạn ở đây nhiều!
Thế ở Úc, đến tuổi kết hôn là bao nhiêu?
À! Anh cũng không rõ nữa. Anh nghĩ là họ kết hôn sớm hơn tuổi ấn định, vì lúc ấy anh đang còn nhỏ. Một thanh niên trung bình có thể trang trải những chi phí của một gia đình phải ở tuổi hai mươi bốn. Anh chỉ nói cái tuổi chung chung thôi.
Còn cô gái thì hai mươi hả anh?
Anh nghĩ thế, chứ không chắc.
Nàng nhìn chàng cười:
Trừ anh ra hả anh?
Đối với anh thì có hơi khác – chàng trả lời – Vì da màu.
Chàng cười nói tiếp:
Thay vào đấy anh có đủ tiền
Em không tin lại có thể có chuyện như thế – nàng nói – Anh chỉ lấy đó như một lời bào chữa – nàng dừng lại một chút rồi nói tiếp – Chỉ có điều nên giải thích cho việc dân số của nước Úc gia tăng nhanh là do kết hôn quá sớm cũng nên!
Em nói có lẽ đúng. Hầu hết các gia đình anh quen đều có bốn năm con Hai người lại ngồi yên lặng. Một lát sau
Nàng nói: