Xem bài viết đơn
  #3  
Old 08-04-2008, 08:52 PM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
Khái lược về kiên pháp

Kiên pháp (phép dùng đòn vai) là một trong các loại quyền pháp mà nếu không phải là người nghiên cứu sâu xa về quyền thuật thì không thể luyện được, không phải là người am tường quyền lý thì không thể dùng được. Kiên pháp là pháp cận kích (đánh gần). Luyện tập khó không phải ở chỗ cần nhiều công phu, mà ở chỗ đắc thế và mau lẹ. Sử dựng khó không phải là cần nhiều sức mạnh, màở chỗ lợi dụng được sự nhanh nhẹn. Đắc thế và nhanh nhẹn là thế nào ? Đắc thế là thình lình tạo được thế, để khom người, lao thẳng về phía trước, dùng vai của mình xô cực mạnh vào ngực hoặc vai của đối phương. Nhanh nhẹn là bước tới dùng chân chặn chân đối phương, đồng thời dùng vai đánh vào vai hay ngực đối phương.

Kiên pháp có ba loại là Tiền kiên. Hậu kiên và Trắc kiên. Tiền kiên là mặt trước của vai, Hậu kiên là mặt sau của vai, Trắc kiên là phía cạnh ngoài của vai.

TIỀN KIÊN
Trong pháp Tiền kiên, dung một chân chặn giữ chân đối phương rồi dùng vai mình đánh vào vai đối phương. Hữu kiên tiền là dùng vai phải của mình mà đánh vào vai phải của đối phương, trong khi hai tay buông thõng và chân phải bước tới chặn chân đối phương. Lúc chưa xuất đòn thì hai người còn đứng xa nhau, nhưng khi xuất đòn thì thân mình sát cận đối phương, dùng sự nhanh nhẹn và sức mạnh mà tấn công. Nếu đánh bằng vai trái thì hành động ngược lại, nghĩa là dùng vai trái của mình mà đánh vào vai trái đối phương.



HẬU KIÊN
Muốn luyện pháp Hậu kiên thì phải rành phép Tiền kiên. Bộ pháp và cách xuất đòn cũng giống như ở Tiền kiên, chỉ khác là không để vai mình đánh thẳng vào vai đối phương mà để vai mình đi quá vai đối phương chút ít, sau đó mới vặn người, xoay mình lại dùng phía sau vai mình đánh vào phía sau vai đối phương cho đối phương ngã xấp xuống. Pháp này cũng như phèp Tiền kiên, đánh được bằng cả vai phải lẫn vai trái.

TRẮC KIÊN
Phép này dùng được thì công hiệu còn hơn cả Tiền kiên và Hậu kiên. Trong phép này, dùng đầu vai của mình mà đánh vào ngực hoặc bụng đối phương. Phép này là phép cận chiến, khi thân ta sát vào người đối phương, sức ta và đối phương ngang nhau, ta cũng như đối phương cùng không có thế thuận để ra đòn, chân tay không thuận để vận dụng. Trường hợp này chỉ cần nhanh nhẹn kịp thời, thế Trắc kiên sẽ có công dụng rất lớn.

Khái lược về thối pháp

HỔ KHIÊU
Đây là phép chuyển thân, dùng cả hai tay và hai chân để di chuyển vị trí một cách mau lẹ. Dùng phép này, bắt đầu bước một chân tới trước, chân nào cũng được, thường là chân trái ở trước. Tiếp đó, lấy đà cúi mình tới trước hai tay chống xuống đất, hai chân theo đà mà tung theo, ngay đó phải vận lực uốn mình đứng vững khi hai chân chạm đất. Khi hai chân chạm đất thì hai tay đã rời khỏi đất, và lại tiếp tục như lúc đầu di chuyển theo hình cuốn tròn như vậy. Phép hổ khiêu có thể thay đổi chút ít, chẳng hạn khi uốn mình thì để hai chân chấm đất, chân trước chân sau, như vậy là sẵn ngay thế lúc đầu, khỏi phải bước thêm một chân lên trong trường hợp hai chân cùng chạm đất. Bộ pháp do đó cũng tương tự nhau. Người học quyền thuật không thể không biết phép này.
Những phép trên đây chưa hẳn là phép tấn kích, mà chính là cơ sở của phép tấn kích. Luyện tập đầy đủ những phép trên, tinh thần của quyền thuật sẽ ngày càng hiển hiện, do đó sự vận dụng quyền thuật sê trở nên vô cùng.



ĐƠN PHI
Đơn phi là một chân đứng còn một chân đá. Ngón chân theo hướng chéo, nghĩa là đá chân phải thì theo hướng ở giữa phía trước và phía phải, đá chân trái thì theo hướng ở giữa phía trước mặt và phía trái. Phép đơn phi cũng chia làm ba loại :

Cao thích : tức đá cao nhắm đá vào đầu, cổ đối phương. Trong phép này, chân đá thì tay vung theo cho có đà và đá được cao. Chẳng hạn chân phải đá vùng lên thì tay trái vung theo, ngược lại chân trái đá lên thì tay phải vung theo. Công dụng của pháp này là ngăn chặn sự tấn công bằng khí giới của đổi phương, hoặc tước đoạt khí giới của đối phương.
Bình thích : chân đá chỉ ngang ngực, nhằm đá vào ngực đối phương, cũng có thể là vào mạng sườn hoặc bụng đối phương, trong khi không kịp xuất quyền.
Đê thích : tức là đá thấp, nhằm làm bị thương đầu gối hoặc ống quyển của đối phương. Phép này rất nên chú ý, vì ngọn đá phóng ra phải dùng sức và cần nhanh nhẹn, lại nữa, công dụng cũng nhiều, cách vận dụng cũng khác, có thể kể những thế sau đây :
– Đơn phách thối : trong khi một chân đá ngang thì một tay vỗ đùi, dùng chân mặt với tay trái, và chân trái với tay mặt, để tạo cái thế phù trợ.
– Quyển thối : trong khi chân đá ra, bất luận là chân phải hoặc chân trái, thì chân cong hình móc câu để tạo thế mạnh.
– Song phách thối : cũng tương tự như đơn phách thối, chỉ khác là Đơn phách thối thì dùng một tay, còn Song phách thối thì dùng hai tay.
– Khóa mã thối : cũng tương tự với Đơn phách thối, nhưng Đơn phách thối thì vỗ ở ngoài chân, còn Khóa mã thối thì vỗ ở trong chân.

SONG PHI

Song phi là đá cả hai chân, chân trước chân sau, thường là chân trái trước chân phải sau. Đây cũng là phép chống lại sự tấn kích bằng vũ khí của đối phương. Việc luyện tập phép này không phải là dễ, nhưng luyện tập lâu ngày tất thấy công hiệu và còn có ích cho phép khinh thân nữa.



TOÀN PHONG
Toàn phong gồm hai thế ngược nhau. Xoay về bên trái gọi là Tả toàn phong, xoay về bên phải gọi là Hữu toàn phong. Trong phép này, cả hai chân đều bay lên, nhưng chân trước chân sau. Khi đang ở trên không thì xoay mình một vòng rồi chân mới chạm đất. Khi chân chạm đất thì dùng tay vỗ đùi theo thể Đơn phách hoặc Song phách. Phép toàn phong này cũng tương tự như phép Song phi.



XUYÊN THỐI
Phép Xuyên thối là dùng một chân, hoặc chân phải hoặc chân trái, xỉa thẳng vào chân đối phương. Đối phương không phòng bị tất phải ngã xuống. Khi dùng phép này, thân người phải thấp xuống, và nên dùng Đằng bộ thì đắc thế hơn. Chân xỉa ra, trước co sau thẳng mà bật bàn chân về phía trước, vừa nhanh vừa mạnh, lại nên dùng tay mà phù trợ để thắng dễ dàng.



BÁN TẢO
Trong pháp Bán tảo, một chân bước tới như ở thế chạy, một chân thừa thế quét nửa vòng phía trước: Chân quét xong đứng xuống và chân đứng vừa rồi tiếp tục quét nửa vòng, tạo thành như hai nhát chổi chéo nhau, như hai lưỡi kéo khép lại. Khi vận dụng chân, nên dùng tay phù trợ thì thêm công hiệu.



TOÀN TẢO
Trong phép toàn tảo, thân người thấp xuống, dồn lực vào một đầu bàn chân, chân kia đưa dài ra quét trọn một vòng. Phép này công hiệu hơn phép Bán tảo rất nhiều, nhưng cũng đòi hỏi nhiều sự luyện tập.
Tài sản của ngoctulaa

Chữ ký của ngoctulaa
[SIZE="6"][COLOR="Blue"] nhớ nhà[/COLOR][/SIZE]
Trả Lời Với Trích Dẫn