Xem bài viết đơn
  #15  
Old 16-04-2008, 07:23 PM
anhhe1281 anhhe1281 is offline
Tiếp Nhập Ma Đạo
 
Tham gia: Mar 2008
Bài gởi: 397
Thời gian online: 0
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Trang Tử Tam Kiếm: Hồi 11
(Ưu Đàm Hoa)

Sáng hôm sau Sĩ Mệnh quyết định đi ngay An Khánh để mọi người khỏi thương tâm.
Hải My nhìn chàng lưu luyến:
- Tướng công bảo trọng! Tiểu muội vì cơ nghiệp của họ Chung nên không thể đi theo hầu hạ chàng. Giờ đây, dung mạo Sĩ Mệnh đã khác trước. Hơn hai mươi ngày dưới đáy vục khiến râu chàng rậm hẳn ra. Hải My tỉa tót kỹ lưỡng biến chàng thành một hán tử già dặn với bộ râu cằm, rìa mép xanh rì. Không hiểu do linh quả hay do máu nhện độc mà da chàng đỏ hồng nên rất tự nhiên.
Hải My cười bảo:
- Tướng công chỉ cần mặc áo bảnh bao, sang trọng, lộ chút nội công cho ánh mắt sáng quắc là khác hẳn gã ngốc ngày nào. Bọn đối phương có gặp cũng không thể nhận ra.
Sĩ Mệnh đành nghe theo lời sắp xếp của nàng. Trời đã vào đông, vùng phía bắc Hoàng Hà tuyết rơi lác đác. Hải My bắt chàng phải mặc chiếc áo lông cáo tuyết quý giá. Tuấn mã cũng thuộc nòi ngựa tốt ở ngoại Mông. Chàng thấy mình quá diêm dúa nên ngượng nghịu bảo:
- Xem ra làm rể nhà đại phú cũng được hưởng nhiều tiện nghi.
Hải My nguýt chàng rồi vào thành tìm mua thanh kiếm báu tốt. Thanh Tam Tiết kiếm đã bị Ngũ Hành thần kiếm và Hải Ba bảo kiếm chặt mẻ lưỡi, trở thành vô dụng.
Sĩ Mệnh hôn lên gò má ửng hồng, lấm tấm mồ hôi rồi cáo biệt. Hải My nói với theo:
- Tướng công trong bọc hành lý có một vạn lượng ngân phiếu, chàng không nên ăn uống kham khổ làm Sĩ Mệnh cảm động cao giọng ngâm nga:
thỉnh quân thí vấn đông lưu thùy
Biệt ý dữ chi thùy đoản trường)
Đây là hai câu cuối trong một bài thơ của Lý Bạch.
Hải Mỹ sung sướng nhận ra ý trung nhân là người văn võ toàn tài. Bề ngoài mộc mạc như cây thô che đậy một bản chất anh hùng tài hoa. Thực ra thì Thiên Hạc chân nhân tinh thông cả tam giáo, cửu lưu, thi phú cũng thuộc lòng. Sĩ Mệnh ở với ông cả hai mươi năm đã tiếp thu cả võ công lẫn học. Trước đây chàng chuyên tâm giới sắc, giữ cho lòng luôn hư tĩnh nên ít khi ngâm vịnh . Nay đã kinh qua bể ái ân, trong lòng lại có đến ba hình bóng nữ nhân, nhìn đời có khác đi. Hơn nữa máu nhện độc vẫn còn trong cơ thể, khiến dương khí và dục tính vượng hẳn lên. Sĩ Mệnh cũng nhận ra điều ấy, cố thanh tâm giữ mình nghiêm cẩn. Chàng vẫn ăn chay và uống rượu rất ít. Sáu ngày sau Sĩ Mệnh vượt Hoàng Hà vào buổi sáng và vào thành Tinh Châu lúc gần ngọ.
Trung Nguyên đệ nhất tửu lâu là một cơ ngơi đồ sộ ba tầng, nằm ở cửa bắc thành.
Theo thói quen, Sĩ Mệnh lên tầng cao nhất để có thể ngắm rặng Ngũ Hành sơn ở hướng tây. Nho gia có câu "nhân giả ngạo sơn, trí giả ngạo thủy , ( ) Sĩ Mệnh chẳng cho mình là nhàn hay trí, chàng yêu thích tất cả những cảnh đẹp tự nhiên. Trời bắt đầu trở lạnh, vầng thái dương nhợt nhạt và tuyết bay lất phất. Cảnh vật đầu đông đẹp đến lạ lùng. Chàng không ngạc nhiên khi khách võ lâm ngồi kín đến mấy chục bàn. Lúc ở bến đò, Sĩ Mệnh nhận ra rằng có rất nhiều cao thủ đi về hướng Tinh Châu. Các bàn lan can đều có người. Chàng đành an phận ngồi ở giữa. Gã tiểu nhị gượng cười khi nghe chàng gọi vài món chay thanh đạm và bầu rượu nhỏ. Tiếng cười nói râm ran không làm chàng khó chịu. Họ đang bàn luận về những sự kiện mới mẻ trên giang. Một bang phái bí mật có tên là Phục Cừu hội đã tập kích Dư gia trang ở Hàng Châu và tổng đàn mới xây của Tam Hoàn bang ở Chương Phàn. Nghe nói võ công của bọn người này không cao cường nhưng hành động cực kỳ thần tốc. Họ lại có trong tay những ống phóng hỏa đạn có tầm bắn xa đến hai mươi trượng, vì vậy hai mục tiêu đều bị thiệt hại nặng nề. Đánh xong là họ rút lui ngay. Tam Hoàn bang chủ và Ngũ Hành cung chủ, tức Dư trang chủ vô cùng căm giận, ra lệnh truy sát. Nhưng chỉ thiệt quân vô ích, những toán bang chúng đi lẻ tẻ đều bị giết sạch.
Người ta đoán rằng cứ địa của Phục Cừu hội ở đâu đó trên chiều dài hai ngàn dặm của Trường Giang. Nhưng chính xác rằng họ ở đâu thì đến ngay cả Cái bang cũng trả lời là không biết. Sự kiện thứ hai là việc chưởng môn phái VÕ Đang, Thanh Hư bị ám sát ngay trên giường ngủ. Hung thủ không hề dấu giếm, thực danh là Phục Cừu hội.
Chính vì vậy phái này đã phát võ lâm thiếp mời các bang hội và hào kiệt giang hồ đến dự lễ tống táng đồng thời chứng kiến cuộc so tài bầu tân chưởng môn. Thanh Hư có đến bốn vị sư đệ và chẳng ai chịu nhường ai, đành phải dùng võ để tuyển chọn. Sau đó vị tân chưởng môn này sẽ phát động cuộc chiến với Phục Cừu hội. VÕ Đang chỉ có hai trăm đạo sĩ nên kêu gọi sự hỗ trợ của đồng đạo. Sĩ Mệnh nghe xong đoán ngay Phục Cừu hội là do đám anh em họ Chung lập nên. Còn cái chết của Thanh Hư là kế giá họa giang đông của Lưu Hồng Lượng. Miêu Nhãn tú sĩ tức Thanh Trần đạo trưởng có võ công cao siêu, tất sẽ trở thành chưởng môn phái Võ Đang. Lão sẽ đem phái này liên thủ với Tam Hoàn bang, với lý do để tiêu diệt Phục Cừu hội.
Đám thực khách còn nói rằng phái VÕ Đang còn có một người có võ công cao siêu và được toàn môn yêu mến. Đó là Thanh Trúc đạo trưởng tứ sư đệ của cố chưởng môn. Nhưng đã đi Hà Bắc thăm mộ, chẳng biết có về kịp hay không? Họ đang bàn tán bỗng ngưng bặt rồi cùng reo lên :
- Trung Nguyên quân tử!
Người mới bước lên là một chàng nho sinh tuổi tam tuần, anh tuấn và đoan chính. Dù mang thanh trường kiếm trên vai, nhưng vẻ văn nhã khí độ quân tử vẫn không hề biến mất. Sĩ Mệnh thấy gã lòng cũng thầm mến mộ và hơi tiếc vì hòn ngọc quý kia quá rạng rỡ, tất sẽ sớm bị lu mờ. Cái danh quân tử sẽ khiến bọn tiểu nhân đố ky, tai họa khó lường. Đạo gia thì khác lúc nào cũng ẩn danh, ẩn sắc, thận trọng e dè như vượt sông giữa mùa đông. Vẻ ngoài thì nghiêm trang như khách lạ. mộc mạc như gỗ thô. Ngay như Thiên Hạc chân nhân cũng chỉ có vài người biết mặt. Kỳ dư, nếu ai gặp mặt cũng tưởng là một lão đạo sĩ già si ngốc, dốt nát. Trung Nguyên quân tử Khuê Tích Minh cung kính vòng tay chào quần hào rồi tươi cười bảo:
- Chắc chư vị đồng đạo cũng đang trên dường đến Ngọc Nữ Phong?
Một lão già râu bạc vui vẻ đáp :
- Chính thế! Phải chăng Khuê đại hiệp cũng có ý ấy? Xin mời an tọa!
Họ Khêu vào bàn nhưng chưa vội ngồi, lại vòng tay cao giọng:
- Thưa phải Thanh Hư tử là bậc đức cao vọng trọng, bao năm vẫn dẫn dắt phái VÕ Đang nêu cao chính khí võ lâm. Nay bọn Phục Cừu hội không hiểu vì lý do gì mà nỡ ám sát một người đã ở tuổi bát tuần? Tại hạ dù tài hèn sức mọn cũng xin cùng VÕ Đang góp sức để giáng ma vệ đạo.
Lời cao luận hùng hồn đầy chính khí ấy được đám thực khách tán thưởng. Đại hán áo xanh râu rậm, dơ ngón cái khen :
- Quả không hổ danh Trung Nguyên quân tử!
Nhưng từ phía cầu thang vọng đến tiếng cười chê bai:
- Quân tử gì hắn! Chẳng qua chỉ là một gã hồ đồ xảo ngôn lệnh sắc để che mắt thế gian !
Sĩ Mệnh giật mình nhận ra giọng nói trong trẻo, quen thuộc của tiểu cô nương Doãn Khả Khanh. Hai ông cháu bước lên thản nhiên ngồi vào bàn trống gần đấy. Sĩ Mệnh thấy hai mắt của Khả Khanh sưng húp, gương mặt rỗ hốc hác càng thêm xấu xí. Chàng đoán rằng cô bé mới nhận được hung tin nên mới tiều tụy như vậy. Trung Nguyên quân tử tái mặt, cố giữ phong thái mỉm cười hỏi lại:
- Vì sao cô nương phê phán Khêu mỗ là hồ đồ?
Khả Khanh cười nhạt:
- Ta hỏi ngươi Thanh Hư tử đã bốn năm không ra khỏi Ngọc Nữ Phong thì làm sao có oán cừu với ai được? Thứ hai, nếu Phục Cừu hội là hung thủ thì họ dại gì để lại danh hiệu mà mang họa? Thứ ba võ công của Thanh Hư tử đã đến mức siêu phàm, không lẽ gì lại không phát hiện được thích khách? Chỉ với ba nghi vấn ấy chứng tỏ vụ án còn nhiều uẩn khúc. Thế mà ngươi không nhìn ra được, cứ leo lẻo đòi phù trì chính nghĩa. giáng ma vệ đạo nghe thật tức cười ! Hồ đồ như vậy mà cũng tự xưng là quân tử, thật rõ mặt dầy !
Khả Khanh thuyết một hồi dài khiến Khêu Tích Minh cứng họng, mặt tái xanh như gà bị cắt tiết. Cả đời gã chưa lần nào nhục nhã như thế này. Họ Khêu cố trấn tĩnh tỏ ra mình đại lượng:
- Lý luận của cô nương cũng khá vững chắc nhưng cũng chỉ là kiến văn của trẻ thơ. Khêu mỗ chẳng dám xưng quân tử nhưng cũng không đến nỗi chấp nhất với người ít tuổi.
Gã quay lại nhún vai phân bua với các thực khách. Họ mỉm cười nhưng lòng thầm công nhận là cô bé kia có lý. Nếu Phục Cừu hội có cao thủ có đủ tài vào tận trọng địa VÕ Đang mà hạ sát Thanh Hư tử thì đâu đến nỗi phải tập kích Tam Hoàn bang và Ngũ Hành cung để rồi phải bỏ chạy? Thứ hai họ cũng đang đối phó với hai kẻ thù hùng mạnh, hà tất phải tạo thêm cường địch? Một hán tử áo đến gầy gò cất tiếng:
- Khêu huynh là bậc cao thủ thành danh hà tất phải bực mình với một tiểu đồng vô tri. Xin mời cạn chén !
Doãn Khả Khanh hầm hầm bước đến, một tay chống nạnh, một tay chỉ vào bàn của họ Khêu mà mắng:
- Bậc quân tử đích thực chẳng may vắn số nên lũ chó rơm mới khéo múa may. Kẻ nào dám nói đến chuyện quân tử, tiểu nhân thì đừng trách bổn cô nương ác độc.
Dứt lời nàng bước đến như tia chớp, tát vào mặt Khêu Tích Minh. Gã thành danh đâu phải do ngẫu nhiên, bản lãnh cũng thuộc hàng nhất lưu nên đâu chịu ngồi im. Nào ngờ họ Khêu vừa nghiên đầu né tránh thì cánh tay Khả Khanh dàn dài ra. đánh một cái chát vào má của gã. Tích Minh văng khỏi ghế, lồm cồm bò dậy, căm hận xoa bên mặt xưng vù. Khả Khanh cao giọng như dạy bảo :
- Bậc quân tử trí tuệ thâm trầm, lúc nào cũng nghiêm cẩn giữ mình, giữ lời chứ đâu có vênh váo đắc ý như ngươi. Lời phải không biết nghe, bị xúc phạm thì lồng lên như hổ dữ, chứng tỏ tâm địa hẹp hòi thấp kém.
Sĩ Mệnh giật mình không ngờ nàng ăn nói như một thiếu nữ trưởng thành, học vấn uyên thâm. Khêu Tích Minh chết điếng người, tiêu tan sát khí. Gã cười thảm, vòng tay nghiêng mình:
- CÔ nương quả là bậc thánh nhân, Khêu mỗ xin rửa tai lắng nghe đạo lớn. Bao năm nay chưa có ai dạy Minh này những điều như vậy. Tại hạ sẽ về đóng cửa học lại đạo thánh hiền.
Khả Khanh dịu giọng:
- Xem ra ngươi còn có thể tiến bộ được. Nhưng đừng đọc sách vô ích!
Nàng quay trở lại bàn, nghe Hỏa Quy lão tổ thì thầm gì đó, mắt nàng sáng lên gọi thất thanh:
- Đại ca!
Rồi cả hai ông cháu tung mình xuống mặt đất như cánh hải âu, chỉ nội khinh công ấy cũng khiến Khêu Tích Minh và đám quần hùng khiếp vía. Lão già râu bạc thở dài :
- Cũng may mà Khêu lão đệ không xuất thủ. Lão già gù kia chính là Hỏa Quy lão tổ.
Mọi người Oà lên còn Trung Nguyên quân tử thì đứng lặng người. Lát sau, lão nghiêm giọng:
- Vị tiểu cô nương kia nói chẳng sai, tại hạ chẳng cần phải đóng cửa đọc sách làm gì. Chúng ta sẽ đi ngay Ngọc Nữ Phong.
Cả bọn kéo xuống dưới thì Sĩ Mệnh đã rời xa tửu lâu ba dặm. Chàng biết ông cháu nhà họ Doãn đi Tinh Châu để khóc thương mình. Chàng muốn cản lại nhưng không muốn lộ mặt. Vì vậy, Sĩ Mệnh đã dùng thuật nhĩ ngữ truyền âm, nói cho lão tổ biết mình còn sống, và hẹn họ ở Ngọc Nữ Phong, sau đó chàng âm thầm rời tửu lâu. Sĩ Mệnh đoán rằng Khả Khanh sẽ đòi đi chung, không đúng như kế hoạch đã bàn với lão tổ, nên chàng vừa ra khỏi nam thành đã ẩn vào một khu rừng cây. Quả nhiên vị tiểu cô nương kia thúc ngựa như bay, cố đuổi cho kịp chàng. Sĩ Mệnh thoáng nghe niềm cảm kích dâng trào, cô bé xấu xí kia đã coi chàng như ruột thịt. Tiếp theo là đoàn người ngựa của trăm hào khách võ lâm. Trung Nguyên quân tử Khêu Tích Minh có mặt trong số bốn người đi đầu. Chờ họ đi khỏi Sĩ Mệnh mới thủng thẳng xuôi nam.
Còn đến ba hôm nữa mới cử hành tang lễ Thanh Hư tử, vì vậy chàng cũng chẳng cần phải vội. Chính vì đi chậm nên đã có người bắt kịp chàng. Đó là một đạo sĩ tuổi độ lục tuần, mày thanh, mắt sáng, râu dài trông rất dễ mến. Gương mặt ông phảng phất vẻ sầu muộn như mang tâm sự thê lương. Ông ta cho ngựa phi nước kiệu, tuy nhanh hơn một chút nhưng chẳng thể gọi là cấp bách. Có lẽ do mải suy nghĩ một điều hệ trọng nào đó nên vị đạo sĩ không nhận ra vị hán tử mặt đỏ kia nhìn mình chăm chú.
Sĩ Mệnh nghe tiếng thở dài và dung mạo của lão, liên tưởng đến Thanh Trúc đạo trưởng, tứ sư đệ của chưởng môn phái VÕ Đang. Lúc ở tửu lâu chàng đã nghe nói lão đi Hà Bắc thăm mộ song thân nên không có mặt ở Ngọc Nữ Phong. Sĩ Mệnh không dám đoán chắc, thúc ngựa bám theo, cách lão độ hơn mười trượng. Khi hoàng hôn buông xuống thì họ đã đi vài chục dặm, còn cách trấn Dự Châu chẳng bao xa. Đường quan đạo này đi xuyên qua một vùng gò đống cỏ rậm, lau lách um tùm. Càng về nam tuyết trời càng ấm nhưng ở đây tuyết vẫn rơi, rắc muối trên cây cỏ, khiến cảnh chiều đông càng làm nản lòng người lữ thứ. Trên cao đàn quạ bay về tổ, buông những tiếng kêu buồn bã ảm đạm. Nhưng cảnh tĩnh lặng ấy bị phá tan bởi tiếng tên bay xé gió, tiếp theo là tiếng hí đau đớn của con ngựa hồng mà lão đạo sĩ đang cưỡi.
Từ hai bên đường, trận mưa tên đã bay ra. cắm đầy thân tuấn mã. và dù phản ứng nhanh nhạy, nhưng đạo nhân kia vẫn trúng một mũi vào đùi trái. Khi nghe tiếng tên bay ông ta đã tung mình khỏi yên ngựa. múa tít trường kiếm để hộ thân. Đạo sĩ rơi xuống, cắn răng rút mũi tên ra khỏi đùi, vung kiếm đỡ chiêu của bọn mai phục. Toán sát thủ này gồm tám tên hắc y bịt mặt. Chúng vây chặt đạo nhân để hai đầu lĩnh tiêu diệt đối phương. Hai người này có mang trường kiếm ngang hông nhưng lại tấn công bằng chưởng lực. Những đạo chưởng mãnh liệt và quái dị chứng tỏ tu vi thâm hậu của người lớn tuổi. Đạo sĩ quả là người có kiến văn uyên bác, chỉ vài chiêu đã nhận ra lại lịch của đối thủ. Ông kinh hãi kêu lên:
- Tây Giang song quỷ! Không ngờ nhị vị lại giấu mặt mà giở trò ám toán !
Nhất quỷ cao hơn nhị quỷ đôi chút. Lão bật cười ghê rợn:
- Thanh Trúc! Nhãn quang lão có sắc bén đến đâu cũng chẳng thể thay đổi vận mệnh của mình.
Thanh Trúc đạo trưởng u uất hỏi:
- Bần đạo nào có hiềm khích gì với Tam Hoàn bang, sao nhị vị lại cố tình tận diệt?
Nhị quỷ gằn giọng:
- Nếu ngươi ở yên Hà Bắc đừng về chịu tang Thanh Hư tử thì đâu đến nỗi chết oan !
Thanh Trúc đạo trưởng biến sắc:
- Ta đã hiểu rồi !
Lão căm hận vung kiếm tấn công quyết liệt. Dù chân trái đau nhói nhưng kiếm chiêu vẫn lợi hại phi thường. Song quỷ dù đang ở thế thượng phong cũng không thể không sờn lòng trước pho Thái Cực Tuệ Kiếm lừng danh đã trăm năm. Nhưng chỉ được hơn khắc, máu từ vết thương chảy ra không ngớt khiến Thanh Trúc đạo trưởng xuống
sức, sắp sửa bại vong. Song quỷ đắc ý, quát vang định phối hợp để kết liễu đời đối thủ Nhưng từ bên gò cao bên đường có bóng người lao xuống như sao sa. Song quỷ kinh hãi cử chưởng chặn đầu. Nhưng người bịt mặt kia đã dùng đến phép ngự kiếm và luồng kiếm khí mờ mịt đã xé tan màn chưởng kình ập đến. Người bịt mặt mới xuất hiện đó chính là Sĩ Mệnh. Chàng đã có thêm ba mươi năm công lực nên bản lãnh cao thâm hơn xưa rất nhiều. Chiêu Vân Vụ Mãn Thiên có tầm sát thương rất rộng, bao phủ cả hai mục tiêu một lúc. Tây Giang song quỷ rú lên thảm thiết, hồn về chín suối. Sĩ Mệnh quay sang tấn công bọn hắc y. Chỉ một chiêu đã có hai gã mất mạng. Chiêu thứ hai giết thêm một gã nữa. Ba tên còn lại vội quay lưng đào tẩu nhưng không thoát được trước pho khinh công Thiên Hạc Hành Vân. Chàng không muốn bại lộ thân phận nên đành phải giết sạch. Thanh Trúc đạo trưởng cảm kích nói:
- Bần đạo xin tạ ơn đã cứu mạng!
Sĩ Mệnh lột khăn che mặt, hòa nhã bảo :
- Tại hạ sẽ đưa đạo trưởng vào chỗ kín đáo để băng bó nghỉ ngơi.
Vài khắc sau, Thanh Trúc đạo trưởng cưỡi ngựa của Sĩ Mệnh đi trước. Còn chàng dùng khinh công bám theo sau. Họ vào trấn Dự Châu không đi chung và làm như chẳng hề quen biết. Khi đến Hảo Vị phạn điếm thì gặp bọn Trung Nguyên quân tử.
Đám hào khách võ lâm mừng rỡ đón chào đạo trưởng. Thấy ông đi khập khiễng họ kinh hãi hỏi dồn. Đạo trưởng điềm đạm đáp rằng bị cường đạo chặn đường. Ông không nhắc gì đến Tây Giang song quỷ và bọn kiếm thủ Tam Hoàn bang. Sĩ Mệnh cũng vào phạn điếm này nhưng không ai để ý đến chàng. Sáng ra. nhờ sự hộ tống của gần trăm cao thủ nên Thanh Trúc đạo trưởng an toàn về đến Ngọc Nữ Phong chiều ngày mười hai. Sĩ Mệnh không đi lên núi mà đi thêm mười dặm để đến huyện thành Tung Dương. Trong suốt hai ngày qua. Sĩ Mệnh ráo riết đọc quyển Thái Cực Kiếm Quyết của Thanh Trúc đạo trưởng đưa cho. Cuộc gặp gỡ bất ngờ này đã làm thay đổi kế hoạch ban đầu của Sĩ Mệnh. Nghe Sĩ Mệnh thố lộ sư thừa và vai trò nội gián của Miêu Nhãn tú sĩ, đạo trưởng đã bày ra một diệu kế. Nhờ kế này, Sĩ Mệnh có thể giết được Tú Sĩ, tức Thanh Trần đạo trưởng, đồng thời cứu được cả phái VÕ Đang. Thiên Hạc chân nhân là bằng hữu thâm giao của Tử Hư thượng nhân, sư phụ của Thanh Trúc. Hai người từng cùng nhau luyện kiếm nên Sĩ Mệnh có học pho Thái Cực Tuệ Kiếm của phái VÕ Đang cũng chẳng phải là lỗi lầm. Thanh Trúc đã trao kiếm phổ để chàng nghiên cứu và luyện tập. Toàn Chân hay VÕ Đang cũng đều theo đạo giáo nên tinh thần của kiếm thuật cũng như nhau. Nhờ vậy Sĩ Mệnh tiếp thu không khó. Tuy chưa nắm được tinh túy nhưng đúng là kiếm chiêu và lộ số đúng là của phái VÕ Đang. Hơn nữa Thanh Hà đạo trưởng, tam sư huynh của Thanh Trúc đã rời Ngọc Nữ Phong mười sáu năm nay. Nếu ông có sáng tạo thêm vài chiêu kiếm lạ cũng là điều chẳng khiến ai nghi ngờ. Sĩ Mệnh sẽ sử dụng vài chiêu trong pho Hạc Vũ kiếm pháp để giết Thanh Trần, phá tan âm mưu của Tam Hoàn bang. Sĩ Mệnh ung dung vào thành, ghé một khách điếm nhỏ đề tắm rửa và gửi hành lý. Sau đó chàng thả bộ đi tìm nơi dùng bữa tối. Tung Dương gần rặng Tung Sơn nên quán nào cũng có cơm chay. ăn xong, chàng dạo quanh thành vì đoán rằng Phục Cừu hội sẽ cho người đến Ngọc Nữ Phong do thám tình hình. Quả nhiên, vài khắc sau chàng nhận ra có hai gã say bám vai nhau đi ngất ngưởng. Đoạn đường này tối tăm vắng vẻ, ánh sáng từ những ngọn đèn lồng trước cửa nhà dân hai bên đường không đủ để soi rõ mặt người.
Trời lạnh nên mới qua đầu canh hai mà ai cũng sửa soạn lên giường. Bước chân Sĩ Mệnh nhẹ nhàng êm ái nên hai gã chẳng thể nào phát hiện. Gã nhỏ thó lè nhè nói :
- Hạ tam ca! Từ ngày thiếu chủ rơi xuống vục thẳm đến nay, tiểu đệ thấy tam ca uống rượu dở tệ, lần nào cũng say mèm.
Đó chính là giọng nói của Trích Tinh Thử Hà Văn Tích. Vậy người thứ hai chính là Ma ảnh Tử Hạ Sầu Miêu. Họ Hạ cười mà nghe như tiếng khóc:
- Nếu không vì huyết cừu của hai đời họ Tây Môn thì ta cũng chẳng thiết sống nữa.
Sĩ Mệnh vô cùng cảm động trước tấm lòng trung nghĩa của gã. Chàng khẽ đặng hắng, hai gã giật nẩy mình quay lại. Trên người chàng là chiếc áo lông cáo dầy sụ nên dáng vóc to lớn hơn trước. Gương mặt lại có thêm bộ râu rậm khiến hai gã chẳng thể nhận ra trong ánh sáng nhập nhoạng này. Ma ảnh Tử rít lên :
- Ngươi dám theo dõi bọn lão gia là không muốn sống rồi!
Gã và Trích Tinh Thử rút đao xông đến để diệt khẩu. Nhưng ánh hỏa tập lóe lên, soi sáng dung mạo người lạ mặt. Nụ cười hiền hòa và ánh mắt trong sáng kia quen thuộc biết mấy! Hai gã sững người đình bộ, tròn mắt nhìn chăm chú. Ma ảnh Tử nghiêm giọng:
- Thiếu chủ còn sống đấy ư?
Chàng gật đầu:
- Đúng vậy! Chẳng phải bóng oan hồn đâu! Anh em khoẻ chứ ?
Sáng hôm sau một chàng đạo nhân râu rìa lầm lùi trèo lên ngọn Ngọc Nữ Phong. Gã mặc đạo bào trắng đầu chít khăn tang, mặt đỏ hồng như mệt mỏi vì đường xa.
Ngay tại đầu ghềnh đá Giải Kiếm Nham có đặt một bàn trong tiểu đình để ghi danh những ai tới điếu. Người phụ trách ghi chép là Thanh Tùng đạo trưởng, ngũ sư đệ của cố chưởng môn phái VÕ Đang. ông là người thường xuyên hành tẩu giang hồ nên kiến văn lịch duyệt và nhãn quang sắc bén. Phái VÕ Đang sợ Phục Cừu hội cho người trà trộn vào tang lễ, nên mới cử Thanh Tùng trấn giữ ải đầu tiên này. Chàng đạo sĩ trao thanh trường kiếm cho Thanh Tùng rồi báo danh:
- Bần đạo là Mộc Phát, đệ tử của Thanh Hà đạo trưởng ở Yên sơn Hà Bắc.
Thanh Tùng đạo trưởng mừng rỡ nói :
- Ta là Thanh Tùng, không ngờ đệ tử của tam sư huynh lại về kịp để dự lễ!
Mộc Phát cung kính váo chào :
- Tiểu diệt bái kiến ngũ sư thúc. Tiên sư trước sau gì cũng là người của phái VÕ Đang. Vì vậy bọn tiểu diệt cũng không dám quên nguồn gốc !
Thanh Tùng đạo trưởng hài lòng, trả lại kiếm cho Mộc Phát:
- Sư diệt cứ giữ lấy khí giới, chúng ta còn phải đề phòng bọn Phục Cừu hội.
Mộc Phát cảm tạ rồi đi tiếp. Đến cửa Ngọc Hư cung chàng đã lại phải bái kiến
nhị sư thúc Thanh Lâm, tứ sư thúc Thanh Trúc và lục sư thúc Thanh Trần.
Thanh Lâm đạo trưởng bùi ngùi bảo:
- Tướng mạo của sư diệt cũng có phần giống tam sư đệ, khiến ta càng thêm thương nhớ. Mau vào đạo xá cất hành lý rồi tham gia việc tuần phòng.
Thanh Trúc ứng tiếng:
- Để tiểu đệ hướng dẫn Mộc Phát sư diệt. Gã mới lên VÕ Đang sơn lần đầu. Ông khập khiễng đi trước dẫn đường đưa Mộc Phát vào một căn đạo xá nhỏ. Thấy không có ai, Mộc Phát trao cho ông một cuộn lụa vàng cũ kỹ:
- Xin đạo trưởng thử so sánh tờ thánh chỉ này với tờ thánh chỉ mà hai mươi năm về trước mà Miêu Nhãn tú sĩ đã mang đến !
Thanh Trúc ngỡ ngàng:
- Chẳng lẽ thiếu hiệp cho rằng tờ thánh chỉ kia là giả mạo hay sao?
Thì ra Mộc Phát chính là Sĩ Mệnh hóa trang, chàng gật đầu đáp:
- Tai hạ chỉ phỏng đoán thế thôi! Nghe nói Minh võ tông tính tình đa nghi, tuy sủng ái lão thái giám Lưu Cẩn nhưng lúc nào cũng giữ chặt ngọc tỷ bên người, không cho họ Lưu hay bất cứ ai đụng vào. Hơn nữa. việc đưa một kẻ áo vải vào tu hành ở VÕ Đang hay Thiếu Lâm đâu phải là chuyện mà Lưu Cẩn có thể trình tấu lên thiên tử? Chính vì nghĩ như vậy, tại hạ mới vào huyện đường Tung Dương để mượn tờ thánh
chỉ này mà so sánh.
Thanh Trúc mừng rỡ bảo :
- Hay lắm! Bần đạo sẽ vào phòng chưởng môn lấy tờ thánh chỉ năm xưa. Nếu quả đúng là đồ giả thì chúng ta có thể lột mặt nạ Lưu Hồng Lượng và Miêu Nhãn tú sĩ
Lão giấu cuốn thánh chỉ vào áo rồi lật đật cáo từ. Sĩ Mệnh cất hành lý rồi cũng ra phía trước. Linh cữu của Thanh Hư tử đặt trong đại điện Ngọc Hư cung. Sân gạch được che bằng vải trắng để làm nơi tiếp đãi đồng đạo đến ai điếu. Đây cũng là nơi luyện võ nên rất rộng rãi, bày được cả trăm bàn. Hiện giờ đã có ba bốn trăm hào kiệt ngồi uống trà. đàm đạo. Dãy bàn gần với thềm Ngọc Hư cung là dành cho bậc chướng môn các phái và các bậc cao niên, danh tiếng trong võ lâm. Viên Giác thiền sư trụ trì chùa Thiếu Lâm, cùng ba vị sư đệ dã có mặt. Viên Tâm tức U Linh Quỷ Kiếm, có vẻ không vui. Lão ngồi mân mê tay áo lòng thòng, ánh mắt lộ niềm hối tiếc và oán hận.
Thanh Lâm đạo trưởng đang trò truyện với chư tăng Thiếu Lâm, thấy Sĩ Mệnh, lão vẫy lại và giới thiệu:
- Kính cáo thiền sư, đây là Mộc Phát, đệ tử duy nhất của tam sư đệ Thanh Hà.
Thiền sư tuổi đã hơn bát thập, râu năm chòm bạc trắng, gương mặt đầy vẻ từ bi.
ông cười khen:
Tài sản của anhhe1281