Xem bài viết đơn
  #109  
Old 17-04-2008, 06:41 AM
kiet1991's Avatar
kiet1991 kiet1991 is offline
Sơ Cấp Học Đồ
Huyết Hoả Kỳ Lân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: UNDERWORLD
Bài gởi: 1,398
Thời gian online: 14052
Xu: 0
Thanks: 9
Thanked 88 Times in 61 Posts
Ngày 15 tháng 9 năm Đinh Mùi, mười vạn quân Liễu Thăng đánh vào cửa ải Phả Lũy, tướng giữ ải là Trần Lưu phải lui về ải Lưu. Địch tiến đánh ải Lưu, Trần Lưu rút quân về Chi Lăng, là một cửa ải xung yếu, cách Phả Lũy khoảng một trăm dặm.
ải Chi Lăng là một ải đã có từ lâu đời, nằm trên một thung lũng nhỏ, bốn bề núi non hiểm trở bao bọc. Thung lũng hình bầu dục, dài khoảng sáu dặm, giữa phình ra, rộng chừng hai dặm; hai đầu thắt lại thành hai cửa vào ải. Cửa Bắc dựa vào Cai Kinh Sơn, một bên là Hàm Quỷ Sơn, còn gọi là Hàm Quỷ Quan, hay Quỷ Môn Quan. Cửa phía Nam, dựa vào Cai Kinh Sơn và Bảo Đài Sơn.
Hai bên sườn thung lũng là hai dãy núi chạy dài, núi non trùng điệp; dưới chân dãy Cai Kinh là con sông Thương nép mình uốn theo. Trong thung lũng còn có mấy ngọn núi nhỏ, phía Bắc có núi Phượng Hoàng và núi Vọng Phu, giữa thung lũng về phía Nam có núi Mã Yên cao khoảng hai mươi trượng, giữa là một cánh đồng lầy. Qua ải Chi Lăng tất nhiên phải đi qua cánh đồng lầy này, tại đây luôn luôn có một cây cầu bắc qua cánh đồng. Từ bao đời nay, Chi Lăng đã là nơi làm mồ chôn xác giặc, vào Chi Lăng là vào tử địa. Lê Hoàn và Hưng Đạo Đại Vương đã diệt địch tại đây.
Tại Chi Lăng có mười ngàn quân của Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Đinh Lễ, Đinh Liệt và Lê Thụ phục binh sẵn chờ địch; ngoài ra còn các toán dân binh địa phương phối hợp để cùng chiến đấu. Nguyên Huân cũng có mặt trong đám dân binh này, cùng với Lý Huề, người đứng đầu toán dân binh, là chỗ thân tình.
Trần Lưu được xử dụng làm mồi nhử Liễu Thăng, vừa đánh vừa rút chạy, nhử Liễu Thăng vào tử địa. Tên tướng Tàu càng sinh kiêu ngạo và coi thường quân Nam, hắn quyết tâm đuổi nã theo Trần Lưu.
Lang trung là Sử An và Chủ sự Trần Dung tìm đến Tham tán Quân vụ đại thần Lý Khánh, nói:
- Liễu tướng quân, từ lời nói đến sắc mặt đều kiêu ngạo, là điều binh gia rất kỵ. Địch có thể tỏ ra khiếp nhược, yếu mềm mà nhử quân ta vào chỗ chết. Sắc Thư đã căn dặn thiết tha là phải đề phòng mai phục, xin Ngài cố gắng khuyên can." ( Liễu Thăng truyện Minh Sử, quyển 154.)
Nhưng Liễu Thăng không nghe, bỏ ngoài tai lời can gián của tướng tá, đem mười ngàn quân đi trước mở đường tiến vào Chi Lăng, đó là ngày 20 tháng 9 năm Đinh Mùi ( tức tháng 10 năm 1427).
Thấy Chi Lăng bỏ trống, phấn khởi trước ảo tưởng bất chiến tự nhiên thành, Liễu Thăng, như bao lần xung trận ở Hắc Long Giang ngày trước, đích thân y dẫn theo một trăm kỵ binh truy đuổi quân Nam. Một trăm tên kỵ binh này là một trăm tay cao thủ kết nghĩa sống chết cùng nhau, được gọi là Bách Hùng và nhờ Bách Hùng mà Liễu Thăng dã trở thành một danh tướng của Minh triều. Bất cứ một tên nào trong nhóm Bách Hùng, võ nghệ có thể một mình địch nổi trăm tay kiếm. Bọn chúng xung sát dư trăm trận từ nhiều trận địa, chúng cũng kiêu ngạo không kém Liễu Thăng, vì chưa một lần chiến bại.
Bách Hùng theo chân Liễu Thăng ào qua cửa ải, đại đao, kiếm kích loang loáng, xông xáo như chỗ không người. Đến Mã Yên, Liễu Thăng và Bách Hùng thúc ngựa vượt qua cầu sang phía Nam cánh đồng lầy. Dưới vó ngựa dồn dập của chúng, chiếc cầu không chịu nổi gãy đổ xuống, chia cắt Liễu Thăng và bọn Bách Hùng đã bên này cầu với mười ngàn quân tiên phong ở phía sau...
Đột nhiên, tiếng tù và, tiếng trống trận nổi lên, tiếp sau là tiếng pháo nổ rầm trời, Nghĩa quân và dân binh phục binh bốn bề đổ ra chặn đánh. Liễu Thăng tuy chột dạ, nhưng vẫn cùng Bách Hùng, như trăm con cọp dữ, nhảy vào bầy dê.
Nghĩa binh hàng hàng lớp lớp đổ ra, Bách Hùng theo sát Liễu Thăng tả xông hữu đột, đánh dạt binh Nam. Các tướng của Lam sơn dồn lại vì không thể cự địch, nhiều người đã chết dưới cây đại đao loang loáng như một đạo hào quang của Liễu Thăng. Bọn Bách Hùng tỏa rộng ra hai bên, một trăm thanh kiếm rít gió đánh dạt Nghĩa quân ra hai phía. Tướng Đinh Liệt, Lê Thụ, Lưu Nhân Chú, nổi danh là những mãnh tướng cũng không kháng cự nổi.
Nguyên Huân đứng bên sườn núi nhìn xuống, chàng nói cùng Lý Huề :
- Lý đại ca, tên xử dụng đại đao chính là Liễu Thăng, tên cao đồ của Thiên Sơn phái, hắn quả là lợi hại!
- Trần thiếu hiệp, đã đến lúc ta phải ra tay, nếu không e chậm trễ, cuộc diện sẽ nguy mất!
Nguyên Huân ngẩng đầu, chàng cất tiếng hú xung trận...
Lúc này, Đinh Liệt và Lưu Nhân Chú, xuất hạn đầy mình. Cây đại đao của Liễu Thăng như con rồng thần, mình hắn cự địch với hai viên tướng vẫn chiếm thế thượng phong, bản đao rộng sắc nước như một vòng hào quang lóe mắt, bổ ập xuống mạnh tựa núi đổ. Đinh, Lưu hai tướng đã thở hồng hộc, rùn thấp người vung ngang trường thương...
Chợt nghe tiếng hú quen thuộc vọng đến tai, Đinh Liệt vô cùng mừng rỡ:
"Tên tiểu tết của ta đã tới!"
Như được tiếp sức, ông mang hết bình sinh gạt mạnh thế đao của Liễu Thăng, hai cánh tay ông tê rần, cây trường thương văng khỏi, vừa lúc đại đao đã quay ngược về, bổ mạnh xuống, Đinh Liệt nhắm mắt. . . Một tiếng "choang" sởn gáy thanh đại đao của Liễu Thăng bay tung lên theo một đường vòng rộng rồi rơi xuống, dư lực hất văng Liễu Thăng, niềm tự hào của triều đình nhà Minh, bay khỏi mình con ngựa lúc này đã sụm xuống vì gân cốt bị đứt Da bởi chường phong của Tiên Thiên Công. Nguyên Huân đạp nhẹ vào cán, cây trường thương của Đinh Liệt đã ở trong tay, chàng xoay người đâm mạnh, mũi trường thương xuyên lút vào ngực tên tướng giặc, Liễu Thăng không kêu lên được một tiếng. Bấy giờ là cuối giờ Mùi, ngày 20 tháng 9 năm Đinh Mùi (1427).
áo vàng phấp phới, Huyền Thiết kiếm trong tay tỏa rộng một đám sương mù, kiếm phong rít lên, bọn kiếm sĩ Bách Hùng, đủ một trăm tên, trở thành những cái xác bất động, hồn vía của chúng cùng một lúc theo Liễu Thăng về Tàu.
Tướng Đinh Liệt, như đang sống thêm một giấc mơ sau trận chiến ở thành Tây Đô còn ghi đậm trong trí nhớ. Lưu Nhân Chú cũng ngỡ ngàng không kém. Giữa rừng núi Chi Lăng, mấy vạn quân, tướng nhà Nam đứng lặng người, bàng hoàng nhằm cảnh tượng diễn ra trước mắt...
Giết xong tên Bách Hùng cuối cùng, Nguyên Huân hướng về mọi người, đầu chàng gật nhẹ. Rồi chân điểm lên xác một tên giặc, chàng phóng mình lên không, lao vút về hướng Bắc, thân pháp như một Thần điêu vươn cánh, đến nỗi Lê Sát đang chỉ huy toán quân phục kích diệt đạo quân tiền phong của Liễu Thăng phải chống kiếm ngẩn người nhìn...
Đinh Liệt vẫn chưa hết bàng hoàng, ông nói với Lưu Nhân Chú:
- Quả là " NAM THIÊN NHẤT TUYỆT KIẾM"! Tiếc thay y như con rồng thần, không có phúc làm sao mà gặp lại...!
Tài sản của kiet1991