Xem bài viết đơn
  #1  
Old 17-12-2009, 03:12 PM
evilhell evilhell is offline
Nhập Môn Tu Luyện
 
Tham gia: Jun 2008
Đến từ: vietnam
Bài gởi: 17
Thời gian online: 1568
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 74 Times in 1 Post
Lịch sử một số loại rượu nổi tiếng


Ngành công nghiệp rượu ngày nay dù mang tính cách quốc tế trên thị trường tiêu thụ toàn cầu với các tên rượu quen thuộc như: Whiskey, Cognac, Gin, Vodka v.v... nhưng vẫn có lý lịch riêng của từng loại với đầy đủ các mục như quốc tịch, nguyên quán rõ ràng. Sơ yếu lý lịch của rượu còn phong phú hơn cả con người với các mục thổ nhưỡng, khí hậu, địa lý, không khí và nguồn nước...

Quen thuộc nhất với các đệ tử lưu linh là rượu Whiskey. Tên thường gọi Whiskey xuất xứ từ tiếng Celtic (ngôn ngữ của các xứ Scotland, Ireland và Wales): Usquebaugh (nước của sự sống). Whiskey là thức uống của các nhà tu người Ireland, họ mang theo cả công thức chế biến khi đến truyền giáo tại Scotland. Ðiều may mắn là cả hai xứ đều có thổ nhưỡng lý tưởng và thích hợp cho việc chế biến Whiskey. Nguồn nước là một trong những nguyên tố chủ yếu, nước tốt nhất là loại nước chảy qua lớp đá granite (có tác dụng tinh lọc) và than bùn (giữ cho nước dịu).

Nước kết hợp với mạch nha đại mạch và những phụ gia khác được chưng cất trong nồi cất bằng đồng và chứa trong loại bùn làm bằng gỗ sồi. Whiskey đại mạch là một dung dịch màu hổ phách có đặc tính hảo hạng: đậm đà, đúng nồng độ, hương vị riêng biệt, cái hậu của rượu thấm sâu và kéo dài sau mỗi hớp. Ngoài những khác biệt về hương vị và chữ viết (người Scotland viết thiếu chữ e: Whisky), rượi Whiskey Ireland và Scotland còn khác nhau ở bí quyết chế biến: người Ireland dùng loại kiều mạch (oat) và chứng cất chiết dịch tới 3 lần. Người Scotland hong đại mạch (barley) trên lửa than bùn và để khói thấm trong rượu.

Nguyên quán của rượu Cognac là một vùng đất ở Pháp với diện tích vỏn vẹn chưa tới 40 dặm vuông. Cognac có hương vị khác hẳn người anh em đồng quốc tịch như Bordeaux. Vùng Cognac nằm bên bờ biển phía tây nước Pháp có khí hậu êm dịu, thhổ nhưỡng ở đây thuộc loại đất phấn. Ðó là những đặc tính thiên nhiên tích hợp cho sản phẩm đặc biệt của Cognac. Ðại Tây Dương ưu đãi và chăm bón các vườn nho Cognac với những lớp sương trắng đục, mùa hè vửa đủ nắng, mùa đông vừa đủ lạnh. Thậm chí đến cả những cánh rừng ở Limousin và Troncais cũng được thiên nhiên ưu đãi với những cây sồi lý tưởng trong khâu đóng thùng trữ Cognac. Tất cả những yếu tố đó được thiên nhiên kết hợp lại một cách thiêng liêng để tạo ra Cognac, một loại brandy tuyệt hảo.

Nho Cognac đầu tiên được chiết thành vang, sau đó được chưng cất 2 lần trong nồi cất bằng đồng. Ðó là bí quyết được tuân thủ suốt 2 thế kỷ nay. Dung dịch Cognac sau công đoạn chưng cất còn nóng hổi được chứa trong thùng gỗ sồi tới 40 năm để thuần hóa chất men. Khi Cognac vừa đủ tuổi trưởng thành sẽ có hươngvị đậm đà, ngọt ngào nồng ấm. Và chỉ khi đó Cognac mới được pha chế, đóng chai để sản sàng phục vụ khách sành điệu tư xứ.

Tương tự như Cognac được sản xuất từ một vùng đất nhỏ bé của Pháp, các loại rượu trái cây khác đều xuất xứ từ các vùng cá biệt ở châu Âu như Alsace và Valais. Loại rượu ngon nhất của Ðức được sản xuất từ Rừng Ðen nơi khí hậu và thổ nhưỡng kết hợp hài hòa với nhau để nuôi cây trái thích hợp cho việc chưng cất các loại rượu tuyệt hảo.

Vùng Rừng Ðen với 150 năm lịch sử đã thành công trong công nghiệp rượu với hai loại nổi tiếng thế giới: Kirschwasser và Geiste. Kirschwasser được chế biến từ loại anh đào đen có vị ngọt, đặc sản của Rừng Ðen. Geiste được sản xuất từ các loại trái có đường lượng thấp, chủ yếu là dâu. Himbeergeiste được chưng cất từ loại quả ngấy (raspberry). Brombeergeiste dùng dâu đen và Heidelbeergeiste sử dụng dâu xanh. Ðôi khi đào và mơ cũng được dùng lànm nguyên liệu pha chế Geiste.

Khác với loại rượu trái cây, rượu Gin không thuộc vào yếu tố khí hậu và thổ nhưỡng địa phương. Loại rượu không màu này ra đời tại Hà Lan với tên cúng cơm Genever, tiếng Hà Lan có nghĩa là cây đỗ tùng (juniper). Dầu của cây mang lại cho Gin một hương vị cá biệt. Từ đầu những năm 1600, dân Anh đã bắt đầu nghiện uống Gin được nhập khẩu qua các ngã London, Bristol, Plymouth và Portsmouth. Ðó cũng là lý do tại sao ngày nay Gin thường đi kèm với tên các cảng kể trên.

Ðến giữa thế kỷ 18, Gin (đôi khi còn gọi là Hollands) đã trở nên thịnh hành đến nỗi dân nhậu xứ Ănglê tiêu thụ mỗi năm trung bình trên 10 lít mỗi người. Sở dĩ Gin được phổ biến có lẽ một phần vì chất nước trắng trong suốt này còn được coi là vị thuố: dầu cây dỗ tùng có tính lợi tiểu.

Gin Tonic, một sản phẩm của Gin, ban đầu được chế biến từ cây ký ninh trị sốt rét nên được đông đảo lính viễn chinh Anh đóng tại Ấn Ðộ ưa thích.

Trong khi Whiskey, Cognac và hầu hết các loại rượu khác thể hiện lý lịch của mình qua mùi vị, màu sắc, Vodka - người anh em của Gin - không phản ánh nét nào, cũng vì thế dân nhậu thường mô tả Vodka như một con ma. Dù được sản xuất rộng rãi khắp thế giới, từ Ba Lan, Thụy Ðiển đến Phần Lan, Vodka vẫn muôn đời là loại rượu truyền thống của Nga, chẳng khác nào Saké của Nhật, Tequila của Mexico hay Ðế của Việt Nam. Uống Vodka đúng điệu người Nga phải ướp chai rượu trong nước đá như Champangne và phải uống "sec". Tên cúng cơm của Vodka bằng tiếng Nga là Voda (boga - nước) một cái tên rất bình dân như cu Tèo, cu Tí của ta. Vodka được chế biến từ loại lúa đặc biệt, chủ yếu là lúa mì mùa đông. "Voda" của Vodka là loại nước từ các hồ đóng băng phía Bac, khi băng tan, nước xuôi dòng theo các sông tỏa đi khắp nước. Vodka được chưng ất ở nồng độ cao và cuối cùng được lọc qua các lớp than để có được màu trắng trong suốt. Hầu hết các sử gia đều cho rằng Vodka ra đời vào thế kỷ 14, ngày nay người Nga vẫn uống Vodka theo kiểu "zalpom": làm một hơi trăm phần trăm vodka sec ướp nước đá.

Tương tự như Vodka, một số rượu vẫn giữ được quốc tịch cho dù được sản xuất ở at cứ nơi nào. Ðó là trường hợp của rượu nho Sherry có trú quán tại nhiều nơi, từ Mỹ đến Tân Tây Lan, Nam Phi, tuy nhiên bí quyết nguyên thủy vẫn xuất xứ từ Andalusia thuộc miền nam Tây Ban Nha, vùng tam giác thị trấn Jerez de la Frontera. Andalusia chính là trung tâm xuất khẩu Sherry đi khắp thế giới.

Rượu Sherry được chia thành hai loại chính: Fino và Oloroso. Cả hai đều được cho lên men thành rượu vang, sau đó được hãm với rượu mạnh (brandy) và cuối cùng được trữ trong thùng gỗ sồi theo dây chuyền Solera: rượu vang được pha trộn từ từ với một số lượng hai thứ vang cùng loại, một thứ non tuổi và một thứ cao tuổi. Sự pha trộn công ở đoạn này kéo dài hàng năm trời. Fino khi ra khỏi hệ thống Solera sẽ có màu vàng nhạt với hương thơm đặc biệt và vị đằm. Fino già tuổi màu đậm hơn, có mùi hạt dẻ và được vô chai với nhãn hiệu Amontillado. Sherry Oloroso màu vàng đậm, vị ít cay hơn, hương thơm hơn và hậu đằm hơn.

Dù chất liệu, hương vị và màu sắc khác nhau nhưng các loại rượu nổi tiếng thế giới vẫn có một mẫu số chung: mỗi thứ rượu đều có "nguyên quán" riêng trong khi hiện tại có rất nhiều "trú quá". Lý lịch của từng loại rượu đôi khi dân nhậu không cần xét đến, nhưng đối với nhà sản xuất đó là một nguyên tắc thiêng liêng, không có nó, rượu không còn là rượu, cũng như người không còn là người nếu không có được một bản lý lịch. Rượu và người có những gắn bó maật thiết. Ðều quan trọng là sự gắn bó đó phải được phân chia giai cấp rõ ràng giữa CHủ và Tớ. Rất may mắn, quyền lựa chọn Người làm chủ rượu và Rượu làm chủ người hoàn toàn tuỳ thộc vào con người. Chỉ những kẻ nát rượu mới để mất quyền làm chủ thiêng liêng đó.

Trước khi uống rượu, bạn hãy nhớ lời Shakespeare "Vĩ nhân nên uống với sợi dây cương trên cổ".
Tài sản của evilhell

Trả Lời Với Trích Dẫn