-----------------------------
Mưa không lớn nhưng cứ kéo lê thê từ sáng đến chiều, từ đầu hôm đến sớm mai.
Ông tha, bà lại không tha,
Làm ra cái lụt hai ba tháng mười.
Vào hai ba tháng mười sẽ có một cái lụt và đây là cái lụt cuối cùng trong năm. Hai câu thơ thần bí về chu kỳ luân chuyển của thời tiết được dân gian truyền qua ngàn đời đến nay vẫn đúng một cách kỳ lạ. Hai câu thơ như thấm nhuần trong nếp nghĩ, cách sinh hoạt của từng người trên mảnh đất này, gì thì gì cũng ráng chờ cho qua cái đận hai ba tháng mười, trời thôi "hành cơn lụt mỗi năm" rồi mới mần ăn.
------------------------------------------
Qua mùa lũ những thuyền buôn lại tấp nập ngược xuôi trên dòng Thu Bồn. Những con tàu đầy ắp tơ, lụa từ những bến thuyền của đất Gò Nổi xuôi theo dòng sông đổ về cửa Đại (Hội An) để rồi từ chính thương cảng này sản phẩm tơ, tằm nổi tiếng của đất Gò được thuyền buôn các nước toả đi khắp năm châu.
Trên sông, lúc này một chiếc thương thuyền có lầu, dài hơn 20 trượng (80 m), cao hơn mặt nước khoảng 2 trượng (8 m), khoan thuyền rộng lớn có thể chở sáu bảy trăm người, có hàng vạn hộc chứa sản vật, từ xa trông như một cái nhà gác. Đây là loại thuyền thường thấy của các gia tộc lớn trong vùng. Con thuyền đang nhẹ nhàng rẽ sóng hướng về Trấn Thanh Chiêm. Trên khoan chính của chiếc thuyền này, một người trung niên khoảng Tứ Tuần, đầu đội khăn đóng, áo dài, đôi mắt có thần, đang mỉm cười hài lòng nhìn về phía mạn thuyền. Đây là phụ thân của Quang Thế, Nguyễn Sán. Nguyễn Sán là đời thứ tám của Nguyễn Tộc, tư chất nhạy bén, chính trực được gia tộc tin tưởng giao trọng trách thu mua tơ, lụa trên vùng đất Gò Nổi này.
Hôm nay Quang thế theo phụ thân trở về để tiếp nhận sự giáo dục của gia tộc. Tất cả các cháu nội trai của Nguyễn tộc từ mười hai tuổi đều phải như vậy, đến khi tròn mười sáu tuổi tuỳ theo tư chất và nguyện vọng của từng cháu nội sẽ phân ra để học cách quản lý gia sản của gia tộc hoặc đi theo con đường sự nghiệp của mình nhưng luôn được sự che chở âm thầm của Nguyễn tộc.
Quang thế đứng bên mạn thuyền, đang tập trung nhìn những thuyền buồm qua lại tấp nập ở phía xa. - Xoẹt. Một âm thanh vang lên trong đầu Quang Thế và hình ảnh hiện lên rõ ràng trong đầu. Biết được phụ thân là người ở phía sau đang nhìn mình. Suy Nghĩ thật nhanh Quang Thế quay người tiến về khoan chính nơi có phụ thân hắn đang ở.
Kể từ khi khai mở tâm thức Quang Thế phát hiện mình có khả năng nhìn được rất xa và nghe được những âm thanh cho dù là rất nhỏ. Nếu có ai đó nhìn chằm chằm vào mình từ phía sau Quang Thế cũng biết được rõ ràng, khả năng ghi nhớ và phân tích sự việc cũng rất nhanh, hàng ngày nếu tập nghe và nhìn liên tục thì phạm vi nhận biết sẽ càng mở rộng. Đây là những tổng kết của hắn kể từ khi hắn trải qua biến cố kỳ lạ ấy. Với một đứa trẻ như Quang Thế tuy không biết những điều ấy là đại biểu cho cái gì, nhưng tập nghe và tập nhìn về phía xa là thú vui mới của hắn vì thế hắn mới ra mạn thuyền nhìn những con tàu ở phía xa tò mò xem bên kia họ nói cái gì và đang làm cái gì. Theo dõi người khác mà người đó không hề hay biết, điều này không phải là thú vị lắm sao!
- Thế nhi xin vấn an phụ thân. Quang thế lên tiến khi vừa đến cửa của khoan chính.
- À, Thế nhi, Phụ tử ta lại ra mạn thuyền hóng gió đi! ta thấy con có vẻ hứng thú với thuyền buồm đấy.
- Vậng ạ !
- Phụ thân những chiếc thuyền này sẽ đi tới đâu vậy? sao càng lúc lại thấy càng nhiều như vậy? Ngồi trên chiếc ghế dài bên mạn thuyền Quan Thế hỏi.
- Đây là những chiếc thương thuyền các gia tộc khác, họ thu mua tơ, tằm cùng các sản vật khác trên Gò Nổi, chở về tập trung lại ở thương cảng Hội An rồi trao đổi với các thương thuyền khác đến từ khắp mọi nơi như Miến Điện, Cao Ly, Ba Tàu, Mã Lai, Nhựt Bổn, Bồ Đào..... Con nhìn thấy thế này là nhiều nhưng mấy mươi thương thuyền thì kể là gì, tại thương cảng Hội An lúc này, con đoán thử có bao nhiêu thương thuyền không?
- Con sao biết được ạ!
- Ta cũng không đếm được có bao nhiêu chiếc nhưng có thể dùng câu "Cột buồm lô nhô như rừng tên xúm xít" để hình dung. (Câu này là của thiền sư người Ba Tàu Thích Đại Sán viết trong Hải ngoại ký sự khi ông ta mô tả về thương cảng Hội An).
- Nhiều như vậy sao?
- Con sẽ có cơ hội nhìn thấy tận mắt mà!
- Vâng, thưa cha.
- Thế nhi, con có biết người trưởng thành là người thế nào không?
- Người trưởng thành là người lớn ạ!
- Không phải, người lớn chỉ là người nhiều tuổi mà thôi. Còn người trưởng thành là người có hiểu biết về đối nhân xử thế, khôn ngoan, tự trọng và biết yêu quê cha đất tổ. Con có hiểu ý ta nói không?.
- Có ạ. Có phải ý cha là những người không biết đối nhân xử thế, ngu ngốc, không biết tự trọng, không biết yêu quê cha đất tổ chỉ là những người nhiều tuổi mà thôi, phải không cha.
- Uh, chỉ là một đám người nhiều tuổi mà thôi. Nguyễn Sán hài lòng nhìn nhi tử của mình.
Mười hai tuổi, cái tuổi không lớn không nhỏ nhưng đã bắt đầu hình thành nhân cách, nếu không uốn nắn ngay từ bây giờ qua vài năm nữa thì đã không kịp rồi.
Dạy con từ thuở còn thơ
Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về.
Đây là lý do mà Cháu nội trai của Nguyễn tộc từ mười hai tuổi phải trải qua sự giáo dục của Gia tộc.
- Con muốn thành loại người nào? Nguyễn Sán hỏi nhi tử của mình.
- Con muốn làm người trưởng thành, không muốn làm người nhiều tuổi.
- Tại sao?
- Con muốn được giống như cha, như các thúc phụ (Ông chú), các bá phụ (Ông bác). Bởi vì con biết Cha, các thúc phụ(ông chú), các Bá phụ (Ông bác) không phải là loại người nhiều tuổi.
- Ha, ha, ha. Nguyễn Sán cười vang. Đã là nam nhân của Nguyễn tộc sao lại là loại người nhiều tuổi để rồi chết đi ở một xó xỉnh nào đó, không ai hay, không ai biết người đó đã tồn tại được cơ chứ. ha, ha, ha, được lắm con trai.
- Được rồi, được rồi! không nói chuyện cao xa nữa! Nguyễn Sán nghiêm giọng lại nói.
- Thế nhi, lần này về Nguyễn gia trang con phải gắng sức học tập nhất là khi không có Cha và Mẹ ở bên. Phải biết vâng lời các thúc phụ (Ông Chú), các bá phụ (ông bác) vì họ là những người đáng kính, có biết không?
- Vâng ạ. Quang thế đáp.
(về cách xưng hô trong truyện vì do ảnh hưởng quá nặng của kiếm hiệp và tiên hiệp bên Ba Tàu nên ta phải dùng cách xưng hô bên đó để độc giả không cảm thấy khó chịu. Ta chỉ xen được mỗi chữ cha và cháu nội trai thôi mấy chữ khác ta để trong ngoặc vậy, nhưng lúc được lúc không, muốn thay được toàn bộ để độc giả chấp nhận chắc khó lắm thay, nhưng xen được thì cứ xen được chừng nào hay chừng ấy. Mong rằng các viết truyện gia của chúng ta đồng với quang điểm này, dần dần thay đổi để có thể thoát hẳn ảnh hưởng của truyện Ba Tàu.)