Xem bài viết đơn
  #8  
Old 04-04-2008, 01:30 AM
tarta12a's Avatar
tarta12a tarta12a is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Feb 2008
Bài gởi: 1,035
Thời gian online: 2140
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 35 Times in 18 Posts
Đức đánh Bắc Phi

Tướng Erwin Rommel và Quân đoàn Phi Châu ở Bắc PhiSau khi các lực lượng Ý bị tiêu diệt ở Libya, Hitler gửi một sư đoàn thiết giáp hạng nhẹ và vài đơn vị Không quân đến Bắc Phi và điều Tướng Erwin Rommel đến giữ chức chỉ huy liên quân Ý-Đức. Là vị tướng binh chủng tăng táo bạo, nhiều mưu lược, Rommel đã nổi danh từ khi là tư lệnh một sư đoàn thiết giáp ở chiến trường Pháp, và sẽ gây nhiều rắc rối cho quân Anh trong hai năm. Với một sư đoàn thiết giáp Đức, một sư đoàn thiết giáp Ý và một sư đoàn bộ binh Ý, vào cuối tháng 3 năm 1941, thình lình Rommel tiến công. Trong vòng 12 ngày, ông chiếm được tỉnh Cyrenaica và tiến đến Bardia, chỉ cách biên giới Ai Cập dăm bảy kilômét. Toàn vị thế của Anh ở Ai Cập và Kênh đào Suez bị đe dọa, và vị thế ở Địa Trung Hải cũng bị nguy hiểm vì sự hiện diện của quân Đức tại Hy Lạp.

Mùa xuân thứ hai trong cuộc chiến mang thêm chiến thắng lẫy lừng cho Đức. Hải quân Đức thúc giục Hitler nên khai thác tình hình, kêu gọi Hitler nên tổng tấn công ở Ai Cập và vùng Kênh đào Suez, còn Rommel cũng kêu gọi việc tương tự ở Bắc Phi vì muốn tiếp tục tiến công sau khi nhận thêm tăng viện.

Nhưng Hitler đã quyết định trước nhất phải tiêu diệt Liên Xô. Ông chỉ gửi một phái bộ quân sự, vài máy bay và chút ít vũ khí. Nhưng ông thấy không cần phải làm gì thêm ngoài động thái nhỏ nho này. Về chiến lược táo bạo ở tầm mức rộng lớn mà các đô đốc và Rommel kêu gọi, Hitler trả lời là chỉ xét đến sau khi đã đánh bại Nga. Đấy là một sai lầm trọng đại. Vào thời điểm này, cuốí tháng 4 năm 1941, chỉ cần một lực lượng nhỏ Hitler hẳn đã giáng cho Anh một đòn nặng, có thể là đòn chí tử.

Đức đánh qua Nga
Hình:Germans-military.jpg
Người dân nước CH Latvia hoan nghênh quân Đức giải phóng Latvia khỏi tay Liên Xô năm 1940Ngày ngày 22 tháng 6, 1941, quân Đức tràn vào đất Nga.

Chỉ trong vòng 3 tuần, Cụm Tập đoàn quân Trung tâm của Thống chế Fedor von Bock, gồm 30 sư đoàn bộ binh và 15 sư đoàn thiết giáp hoặc cơ giới, tiến hơn 700 kilômét từ Bialystock ở đông-bắc Ba Lan đến Smolensk thuộc vùng trung-tây nước Nga. Moskva chỉ còn cách 320 kilômét về phía đông.

Trên mặt trận miền bắc, Cụm Tập đoàn quân Bắc của Thống chế Wilhelm von Leeb, gồm 21 sư đoàn bộ binh và 6 sư đoàn thiết giáp, tiến nhanh qua các nước vùng Baltic hướng đến thành phố Leningrad.


Quân Đức đánh chiếm 1 ngôi làng của Nga năm 1941Trên mặt trận miền nam, Cụm Tập đoàn quân Nam của Thống chế Karl von Rundstedt gồm 25 sư đoàn bộ binh, 4 sư đoàn cơ giới, 4 sư đoàn quân sơn cước và 5 sư đoàn thiết giáp tiến về sông Dniepr và thành phố Kiev, thủ phủ của vùng đất mầu mỡ Ukraina mà Hitler thèm muốn.

Thế là theo đúng kế hoạch, quân Đức tiến theo trận tuyến dài 1.600 kilômét từ Biển Baltic đến Biển Đen, và hết tập đoàn quân này đến tập đoàn quân khác của Liên Xô bị bao vây hoặc tan rã. Chỉ ba tuần sau khi tiến công, Hitler tin rằng Liên Xô đã bị đánh gục.

Nhưng Đức vấp phải ngạc nhiên lớn. Quân Nga còn đông đảo hơn và được trang bị tốt hơn là Hitler nghĩ. Từng sư đoàn mới của Liên Xô – mà quân báo Đức chưa hề tiên liệu – được liên tục tung vào trận chiến. Nhật ký của Halder ngày 11 tháng 8 ghi:

Càng ngày càng thấy rõ rằng ta đã đánh giá quá thấp sức mạnh của Nga... Khởi đầu ta ước lượng địch có khoảng 200 sư đoàn và bây giờ ta đã xác định được 360. Khi hàng chục sư đoàn của họ bị tiêu diệt, người Nga tung ra một chục sư đoàn khác.
Ngày 21 tháng 8, Hitler ra một chỉ thị lịch sử:

Mục tiêu quan trọng nhất phải đạt được trước mùa đông không phải là đánh Moskva, mà phải chiếm vùng Crimea, vùng công nghiệp và mỏ than của lưu vực sông Donets, và cắt đứt nguồn cung cấp xăng dầu khỏi Caucasus. Mục tiêu ở miền bắc là khóa chặt Leningrad và kết hợp với quân Phần Lan.
Gerd von Rundstedt phóng mũi tiến công ở miền nam với sự tăng cường của lực lượng tách ra từ mặt trận trung tâm. Heinz Guderian cho rằng họ đạt được thắng lợi to tát về chiến thuật. Thành phố Kiev thất thủ ngày 19 tháng 9 – và quân Đức còn tiến xa thêm 240 kilômét. Ngày 26 tháng 9, Trận Kiev kết thúc; phía Đức cho biết 665.000 quân Nga bị bắt làm tù binh. Vài tướng lĩnh nghi ngờ tầm quan trọng chiến lược của chiến thắng này: vì bị cắt giảm lực lượng thiết giáp, Cụm Tập đoàn quân trung tâm đành phải chôn chân suốt hai tháng.

Hitler miễn cưỡng chiều theo sự thúc giục của tướng lĩnh để ra lệnh mở lại mũi tiến công đến Moskva. Nhưng đã quá muộn! Mãi đến đầu tháng 10, mũi tiến công mãnh liệt mới khởi phát. Nhưng một lần nữa, Hitler là nạn nhân của tính ngông cuồng hoang tưởng. Chiếm Moskva trước mùa đông là không đủ. Ông ra lệnh cho Thống chế von Leeb ở miền bắc cùng lúc phải chiếm lấy Leningrad và cũng cùng lúc, Rundstedt phải đánh dọc bờ biển Đen, chiếm thành phố Rostov, chiếm các mỏ dầu ở Maikop và tiến đến Stalingrad. Đức bị chia quân ra ba mặt trận.

Lúc đầu, quân Đức tiến nhanh, bắt được 650.000 tù binh. Đến ngày 20 tháng 10, các đội tăng tiền phong chỉ còn cách Moskva 65 kilômét. Nhưng những trận mưa mùa thu đã đổ xuống. Mặt đất đầy sình lầy. Đoàn quân hùng mạnh tiến chậm lại và thường phải dừng hẳn.

Ở miền nam, ngày 21 tháng 11, xe tăng Đức tiến vào thành phố Rostov rồi bị quân Liên Xô chiếm lại. Quân Đức bị tấn công ở cả hai mạn sườn bắc và nam nên phải rút lui 80 kilômét.

Tuyết dầy và giá lạnh đến sớm trong mùa đông năm này ở Nga. Tuy thế, khi gần đến cuối tháng 11, giữa những cơn bão tuyết và nhiệt độ âm, các đội hình quân Đức ở phía bắc, nam và đông đã tiến đến cách Moskva 30 đến 50 kilômét. Nhưng quân Đức vấp phải sức chống trả với tinh thần thép của Liên Xô. Ngày 2 tháng 12, một tiểu đoàn trinh sát của Đức xâm nhập vào Khimki, một vùng ngoại ô của Moskva, từ đây họ có thể nhìn thấy những mái hình tháp nhọn của Điện Kremli. Nhưng sáng hôm sau, vài xe tăng Nga và một lực lượng ô hợp gồm những công nhân trong các nhà máy của thành phố được huy động một cách vội vã đánh bật quân Đức ra ngoài. Đấy là điểm gần Moskva nhất mà quân Đức có thể tiến đến; đấy là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng họ có thể thoáng nhìn thấy Kremli.


Tướng Pavlo Shandruk chỉ huy Quân đội Quốc Gia Cộng Hòa Ukraina thuộc lực lượng Đức ở phía ĐôngNgày 6 tháng 12, Tướng Georgi Konstantinovich Zhukov phát động cuộc phản công. Dọc phòng tuyến dài 360 kilômét trước Moskva, ông phóng ra bảy tập đoàn quân và hai quân đoàn kỵ binh – tổng cộng 100 sư đoàn – gồm những binh sĩ hoặc còn sung sức hoặc đã dày dạn trận mạc được trang bị và huấn luyện để tác chiến trong không khí giá lạnh và trên lớp tuyết dày. Sức mạnh mà vị tướng tương đối còn vô danh này tung ra với một lực lượng đáng sợ gồm bộ binh, pháo binh, thiết giáp, kỵ binh và không quân – mà Hitler không thể ngờ hiện diện với số lượng lớn đến thế – có tính chất bất ngờ và mãnh liệt đến nỗi Quân đội Đức không thể chống đỡ và bị hất ra xa thủ đô Moskva. Chiến thắng đầu tiên của Hồng quân Liên Xô và cũng là thất bại đầu tiên của quân Đức đã đánh dấu sự phá sản của chiến lược "Đánh nhanh thắng nhanh" của Hitler

Tướng lĩnh Đức bắt đầu bị thanh trừng. Gerd von Rundstedt, Fedor von Bock, Heinz Guderian và Erich Hoepner bị Hitler cách chức. Tướng Hans von Sponeck, người đã nhận Huân chương Chữ thập Hiệp sĩ của Chữ thập Sắt do đã chỉ huy quân nhảy dù đánh Hà Lan năm trước, bị trừng phạt nặng hơn vì đã ra lệnh một sư đoàn trong quân đoàn của ông. Ông bị tước quân hàm, bị đưa ra tòa án binh và, do lệnh của Hitler, bị án tử hình. Ông bị thi hành án vào tháng 7 năm 1944 sau vụ ám sát hụt Hitler mà ông không can dự. Walther von Brauchitsch chịu vài cơn đau tim và quyết định xin từ chức. Hitler đích thân nhận chức Tư lệnh Lục quân.

Vào cuối tháng 2 năm 1942, quân Đức rút lui cách Moskva 75 đến 160 kilômét. 200.000 người tử trận, trên 720.000 người bị thương và 46.000 mất tích; thương tật do tê cóng là trên 100.000 người. Đấy là chưa kể những thiệt hại của Hungary, Romania và Ý.

Phía Nga thiệt hại còn nặng hơn, 3,5 triệu người chết, mất tích và tù binh
Tài sản của tarta12a

Trả Lời Với Trích Dẫn