Xem bài viết đơn
  #18  
Old 04-04-2008, 10:25 AM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
V. Lộ thứ năm: TRƯỜNG XUÂN CÔNG

Xuân là mùa Xuân mùa mà vạn vật nảy nở, nên dùng để chỉ tuổi trẻ. Chữ trường xuân ở đây dùng để chỉ nét tươi thắm của tuổi trẻ.

5.1. XUẤT XỨ

Tương truyền tác giả là công chúa Thủy-Tiên. Thủy-tiên là tên dưỡng nữ Hưng-Đạo vương Trần Quốc-Tuấn, phu nhân của Phạm Ngũ-Lão đời Trần. Bà là một khí công gia, tuy không nổi tiếng bằng công chúa Ngọc-Hoa, phu nhân của Hoài-văn hầu Trần Quốc-Toản, nhưng bà có nhiều công phát minh ra những chiêu thức luyện công cho phụ nữ: tính tình hòa dịu, điều hòa kinh nguyệt. Nhất là làm cho phụ nữ trẻ đẹp. Ở đây chỉ trình bày một thức dùng cho cả nam, lẫn nữ mà thôi.

5.2. TƯ THỨC

– Lập thức (đứng).

5.3. ĐIỀU KHÍ

– Phương pháp thông thường.
– Ảo thổ nạp.

5.4. Ý THỦ

Dùng hai loại:

– Ý thủ ngoại vật: Tưởng tượng đứng trước một vườn đầy hoa, hoặc một ao sen nở đỏ ối.
– Ý thủ thần thức: Nhẩm đọc một bài thơ, ca thầm một bản nhạc yêu đời êm dịu. Không nên ca thầm những bản nhạc hùng tráng, hoặc những điệu giật gân.
Nếu theo đạo Chúa, nên đọc bài kinh “Kính mừng” trong đầu tưởng tượng ra tượng đức mẹ Maria đang dơ tay ban phép lành cho mình.
Người theo đạo Phật, nên tưởng tượng hình đức Quan-thế-âm cầm cành dương liễu nhỏ lên đầu mình. Chớ có nhẩm đọc kinh Bát-nhã, Lăng-già, Kim-cương trong trường hợp này mà tiêu dao miền Cực-lạc.

5.5. PHƯƠNG PHÁP LUYỆN

– Khai thủy.
– Nhập tĩnh.
– Điều-tức.
– Ninh thần.
– Giáng khí.
– Giải trừ tạp niệm.
– Ý thủ: Như đã trình bầy ở trên. Hai mắt từ từ nhắm.
– Khi thổ, nạp, miệng răng hé mở.
– Mũi nạp miệng hô, hoặc mũi miệng đồng dụng.

BƯỚC 1 (nạp khí)
– Dùng ý dẫn khí từ miệng, qua hầu, ngực (thượng tiêu) tới bụng giữ (trung đơn điền), rồi ngưng lại.

BƯỚC 2 (thổ khí)
– Dùng ý dẫn khí tới hai bàn chân.
– Hai chân hơi cong lên ở giữa, rồi tưởng tượng hai chân như cây già mọc rễ. Ý tưởng như cây thông già, gió không đổ, chém không gẫy.

BƯỚC 3 (nạp khí)
Dùng ý dẫn khí về trung đơn điền,

BƯỚC 4 (thổ khí)
Dùng ý dẫn khí lên ngực, ra ngoài.

Hết một thức.
Tiếp tục luyện thức thứ hai. Mỗi ngày luyện 12 hoặc 24 hoặc 36 thức.

Thu công

5.6. CHỦ TRỊ

Khi dẫn khí xuống chân, ý niệm hai chân như thông già mọc rễ. Gió không đổ, chém không gẫy, một lát trong nội thể phát sinh ra nội khí chạy khắp tạng phủ. Thân thể sảng khoái, hùng khí dâng lên.

Trị các bệnh sau:

– Mệt mỏi (asthénie physique)
– Huyết áp cao.
– Buồn nản (anxiétée)
– Hay cáu (nervositée)
– Lo nghĩ (angoissée)
– Thần kinh suy nhược (dépression nervreuse).

Nếu luyện nhiều khí huyết đều, yêu đời, không lo, không giận, không phiền, khô ng gắt, thì tự nhiên bảo trì được nhan sắc.

VI. Lộ thứ sáu: DƯỠNG THẦN THỨC

6.1. TƯ THỨC

Có thể dùng cả ba tư thức.

– Lập thức (đứng).
– Tọa thức (ngồi).
– Ngọa thức (nằm).

6.2. ĐIỀU KHÍ

Phương pháp thông thường.

6.3. Ý THỦ

Nội thể: trung đơn điền.

6.4. PHƯƠNG PHÁP LUYỆN

– Khai thủy.
– Nhập tĩnh.
– Điều tức.
– Ninh thần.
– Giáng khí.
– Giải trừ tạp niệm.
– Ý thủ.

6.41. GIAI ĐOẠN MỘT

BƯỚC 1 (nạp khí)
– Khi trầm đơn điền, nạp khí, khi đầy ngưng lại một tiếng tim đập rồi thổ.

BƯỚC 2 (thổ khí)
– Dẫn chân khí đồng một lượt ở các bộ vị sau đây:
Đường 1: từ đỉnh đầu (huyệt bách hội tỏa xuống bốn phía, mặt, hai thái dương, gáy, cổ, và đầu xương sống.
Đường 2: từ các huyệt đầu các ngón tay (huyệt thiếu dương, thương dương, trung xung, quan xung, thiếu trạch và thiếu xung) đi ngược lên cườm tay, khủy tay, bả vai, tới đầu xương sống ngưng lại.
Đường 3: từ các đầu ngón chân, qua bàn chân, gót chân, đầu gối đùi, ngưng lại ở hậu môn (huyệt hội-âm).

BƯỚC 3 (nạp khí)
– Dẫn chân khí đồng một lượt:
Đường 1: từ đầu xương sống đến eo lưng (huyệt mệnh môn).
Đường 2: từ hậu môn (huyệt hội âm) đến eo lưng (huyệt mệnh môn).

BƯỚC 4 (thổ khí)
– Dẫn vào trung đơn điền.

Thu công (vẫn thổ khí): quay vòng thứ nhất đến vòng thứ 10, trở ra.

BƯỚC 5 (nạp khí)
– Tiếp tục thu công quay vòng thứ 10 đến vòng thứ 20, trở ra.

BƯỚC 6 (thổ khí)
– Tiếp tục thu công, quay vòng thứ 20 đến vòng thứ 30, trở ra.

BƯỚC 7 (nạp khí)
– Tiếp tục thu công, quay vòng thứ 30 đến vòng thứ 36, trở ra. Rồi quay ngược trở lại từ vòng thứ 24 đến 20.

BƯỚC 8 (thổ khí)
– Tiếp tục thu công.Quay vòng thứ 20 đến vòng thứ 10, trở vào.

BƯỚC 9 (nạp khí)
– Tiếp tục thu công. Quay vòng thứ 10 đến vòng cuối cùng.

6.4.2. GIAI ĐOẠN HAI

BƯỚC 1 (thổ khí)
– Dẫn chân khí từ trung đơn điền ra huyệt em lưng (huyệt mệnh môn). Từ đây dẫn khí theo xương sống xuống hậu môn (huyệt hội âm) và lên đầu xương sống.

BƯỚC 2 (nạp-khí)
– Dẫn chân khí đồng một lúc:
Từ hậu môn (huyệt hội âm) xuống đầu gối, hai bàn chân, đầu ngón chân. Từ cổ tỏa ra hai tay, bắp tay, khủy tay, cổ tay và bàn tay. Các ngón tay, thoát ra ngoài. Từ cổ lên gáy, mặt, hai thái dương lên đỉnh đầu (huyệt Bách hội). Ngừng lại một tiếng đập tim.

BƯỚC 3 (thổ-khí)
– Dùng ý dẫn chân khí tỏa ra ở các đầu ngón chân, ngón tay, và miệng.

HẾT MỘT THỨC

Tiếp tục luyện lại giai đoạn 1. Luyện một lúc 12, 24, hoặc 36 thức rồi đứng dậy. Không cần thu công như các thức khác. Vì đây là phương pháp thu công thượng thừa.

6.5. CHỦ TRỊ

Đây là phương pháp điều hòa chân khí, cũng là phương pháp thu công thượng thừa.

Mục đích dùng để:

– Điều hòa nhiệt khí, khi đầu nóng, tai nóng, mặt nóng, nhiệt khí hỗn loạn. Ph ân tán nhiệt ra cơ thể cho đều.
– Dẫn nhiệt chống lạnh.
– Trị mê ngủ, mộng du, đêm ngủ hay la hoảng.
– Đầu óc u mê.
– Mệt mỏi khi hoạt động nhiều.
– Trị tất cả các loại thần kinh.
– Sau khi luyện ngoại công chân khí chạy hỗn loạn, cần phân tán đi cho điều hòa.
– Tập khí công bị hỗn loạn kinh mạch, sinh phản ứng, dùng điều hòa lại.
– Huyết áp cao.

VII. Lộ thứ bẩy: LIÊN-HOA THỨC

7.1. TƯ THỨC

Có thể dùng cả ba tư thức.

– Lập thức (đứng).
– Tọa thức (ngồi).
– Ngọa thức (nằm).

7.2. ĐIỀU KHÍ

Phương pháp thông thường.

7.3. Ý THỦ

Giai đoạn 1, trung-đơn-điền pháp.
Giai đoạn 2, liên-hoa-nhụy, tức nhũ hoa.

7.4. PHƯƠNG PHÁP LUYỆN

– Khai thủy.
– Nhập tĩnh.
– Điều-tức.
– Ninh thần.
– Giáng khí.
– Giải trừ tạp niệm.
– Ý-thủ.

7.4.1. CHUẨN THỨC

Đầu tiên luyện “Dưỡng thần thức”, để chân khí, nhiệt khí điều hòa, huyết mạch lưu thông. Sau 10 hay 15 thức, người đã nóng lên:

BƯỚC 1 (hấp khí)
– Dồn khí tức qui-nguyên.
– Dẫn khí từ trung-đơn-điền lên thượng-đơn-điền.
– Ngừng lại từ 5 đến 9 tiếng đập tim (giai đoạn 1, hết).

7.4.2. CHÍNH THỨC

BƯỚC 2 (thổ khí)
– Dùng ý phóng khí từ thượng-đơn-điền tỏa ra mang tai, cằm (huyệt Dương-bạch, Hạ-quan, Giáp-xa, Nhân-nghinh) theo má, cổ trước đến nhũ hoa (hoặc mạch Âm-kiêu, đến huyệt Khí-hộ, Khổ-phòng, Ung-song, ngừng lại ở huyệt Nhũ-trung).

BƯỚC 3 (nạp khí)
– Dùng ý dẫn khí từ nhũ hoa (huyệt Nhũ-trung), quay theo hình xoắn ốc, thuận chiều kim đồng hồ, từ vòng nhỏ đến vòng lớn, sâu vào trung tâm nhũ hoa, 12 vòng (giai đoạn 2, hết).

TIẾN HÀNH Ý THỦ TẠI ĐÂY

BƯỚC 4 (thổ khí)
– Quay tiếp từ vòng thứ 12 đến vòng thứ 24.

BƯỚC 5 (nạp khí)
– Quay tiếp từ vòng thứ 24 đến vòng thứ 36.
Vòng thứ nhất khởi từ đỉnh nhũ hoa, vòng 12 bắt đầu đi vào khu vực nhân nhũ hoa. Đến vòng thứ 20 là đi vào hết chiều sâu liên-hoa-nhụy. Đến vòng thứ 36 là vòng lớn nhất, chu vi bằng chu vi chân nhũ hoa, và sát ngực.

BƯỚC 6 (thổ khí)
– Quay ngược chiều kim đồng hồ, từ vòng lớn đến vòng nhỏ, từ trong ra ngoài đỉnh nhũ-hoa. Quay từ vòng thứ 1 đến vòng thứ 12.

BƯỚC 7 (nạp khí)
– Quay tiếp từ vòng thứ 12 đến vòng thứ 24 là đỉnh nhũ hoa (huyệt Nhũ-trung).

BƯỚC 8 (thổ khí)
– Dẫn chân-khí từ đỉnh nhũ hoa (huyệt Nhũ-trung), đi ngược ngực, cổ lên cằm, má tới trán (theo mạch Âm-kiêu lên huyệt Ung-song, Khố-phòng, Khí-hộ, Nhân-nghinh, Giáp-xa, Hạ-quang, Dương-bạch tới thượng điền).

BƯỚC 9 (nạp khí)
– Ngừng lại từ 5 đến 9 tiếng đập tim.

HẾT MỘT THỨC

Tiếp tục luyện “chuẩn-thức” khởi từ thổ. Luyện liên tiếp 24 hoặc 36 thức. Mỗi ngày có thể luyện 2 buổi, cách nhau 4 giờ.

7.5. CHỦ TRỊ

– Tuyệt kinh nguyệt.
– Tuyệt sinh nở.
– Giải ưu uất, cáu giận của con gái lúc dậy thì.
– Trị bệnh lúc mãn kinh (ménopause): hỏa nhiệt thăng (bouffées des chaleurs), hay cáu, tự nhiên béo ra hoặc gầy đi.

LƯU Ý QUÝ VỊ Y-SĨ ĐIỀU TRỊ

Thông thường phụ nữ trong thời kỳ sắp mãn kinh, kinh kỳ thường kéo dài, thu ngắn không nhất định. Nếu cho bệnh nhân luyện thức này, thì có hai trường hợp sẽ diễn ra: một là kinh nguyệt tuyệt hẳn, hai là kinh ra bình thường một hai kỳ rồi tuyệt. Luyện trong vòng ba tháng thì những triệu chứng hỏa nhiệt thăng. hay cáu, béo mập bất thường sẽ hết.
Tài sản của ngoctulaa

Chữ ký của ngoctulaa
[SIZE="6"][COLOR="Blue"] nhớ nhà[/COLOR][/SIZE]
Trả Lời Với Trích Dẫn