*************************
“Nước triều dần rút đi, bãi cọc nhọn hoét lộ ra, hàng trăm chiến thuyền của quân Nam Hán lọt vào trận địa, binh tướng đều hoảng loạn vô cùng… Ngô Quyền dương cao thanh gươm hô lớn “tấn công”… Tức thời các cánh quân ta từ tứ phía đồng loạt xông lên, tên bắn như mưa vào trận địch…”
Câu chuyện đương lúc cao trào, ông già dừng lại đột ngột, nét mặt thoáng vẻ suy tư nói: “Hôm nay đến đây thôi! Các cháu hãy về nhà đi…” Bọn trẻ ngạc nhiên trố mắt, một cậu bé tóc ba chỏm, quần áo vá chằn chịt đứng lên nói: “Tại sao ông không kể tiếp?” Ông già tuổi ngoài sáu mươi, dương ánh mắt ôn nhu bất nhẫn nói: “Các cháu ngoan, hãy mau về nhà đi, nếu không ngày mai ông sẽ không đến kể chuyện nữa đâu!”
Bọn trẻ khoảng mươi đứa lấy làm khó hiểu, nhưng chúng cũng nhanh chóng nghe lời ông già mà rời đi.
Khi bóng dáng đứa trẻ cuối cùng cưỡi trâu khuất sau rặng tre già, ông lão có khuôn mặt khắc khổ mới nói: “Vị anh hùng nào đương lấp ló sau mái đình, xin mời xuống đây tương gặp!”
Hai bóng đen như đã có sự chuẩn bị, sau khi ông già kể chuyện với dứt lời, cả hai đồng loạt phi thân xuống từ mái đình cao hơn một trượng, đứng về hai phía đông tây ông già, tuốt gươm sáng loáng, ánh mắt để lộ sát cơ. Một giọng nam còn thanh xuân cất lên: “Nếu ông đã đoán được, thì bọn này không khách sáo nữa… Tiếp chiêu!”
“Khoan đã!” Tiếng quát phát ra từ hướng tây, một ông già từ tốn đi đến, sau lưng ông ta là mặt trời đỏ rực. Ông già này râu tóc bạc phơ, ngũ quan hiền hòa nhưng không kém phần lém lỉnh, tinh quái, khuôn mặt người này cháy nắng chẳng có nếp nhăn, không ai khác chính là Trần Lĩnh.
“Tên nào cản trở bọn ta đều phải chết!” Tên áo đen ở hướng mặt trời lặn xông về phía Trần Lĩnh, trong khoảnh khắc ngắn ngủi đã tung ra ba cú đâm tấn công phần ngực chàng.
Trần Lĩnh thản nhiên né tránh không tỏ vẻ vội vàng gì. Tay phải chàng xoay chuyển thanh củi đánh vào đầu hắn ta trong sự ngỡ ngàng của mọi người. Hắc y lạng chạng thối lui ba bộ rồi lại sấn tới chém liên hoàn, tấn công nhanh nhẹn phong tỏa cả đường né tránh sang hai cánh của Trần Lĩnh. Chàng liên tiếp thối lui, với bộ pháp linh hoạt bảy phần, ba phần nhàn nhã thư thái, sau mười chiêu lại đánh vào đầu tên áo đen. Nếu có lợi khí trong tay thì cuộc đấu này có lẽ đã phải kết thúc rồi.
Nhưng tên áo đen chẳng để tâm vướng bận đến điều đó, hắn lại xông lên ra chiêu càng lúc càng nhanh. Trần Lĩnh lần này không né cũng chẳng thối lui nữa, chàng trực diện dùng thanh củi đối kháng với thanh gươm trong độ năm chiêu trong thế dịch chuyển theo đường gươm đối phương, bởi vậy thanh củi bảy phần khô của chàng mới chưa bị chém đứt đôi . Lại một chiêu hiểm chém chéo từ dưới hông trái lên ngực phải Trần Lĩnh. Chàng xoay chuyển thanh gỗ đâm chéo xuống ngược lại tư thế của đối phương. Đương đánh lỡ dỡ, với thủ phát kỳ dị chàng chẳng khó khăn xoay chuyển vũ khí của mình đâm chéo vào lưng bàn tay tên áo đen. Tuy dùng vũ khí thô sơ nhưng cú đâm này được vận lực hùng hậu, cánh tay đối thủ chấn động mãnh liệt, tiếp sau đó hắn lãnh bốn cú đá liên tiếp vào ngực vào mặt, thân người loạng choạng như sắp té, dãi băng che mặt như muốn rơi ra, để lộ khuôn mặt nhỏ thó, teo tóp.
Tên áo đen còn lại thấy đồng bọn sắp bị đánh bại liền xông đến giải vây. Trần Lĩnh hơi lạng đầu né cú chém của hắn, xoay chuyển thân người đá chéo lưng bàn chân phải vào mặt tên trước. Kình phong làm gió thổi mạnh vào phần thân trên của đối thủ đủ minh chứng cho uy lực ghế ghớm của cú đá này. Thân người tên áo đen bay về phía tên phía sau, khiến chiêu tiếp theo của tên này chém vào người đồng bọn. Tên đánh trước bị tiền hậu giáp công, hắn té ngã lăn lóc, phun ra một ngụm máu kèm đôi ba chiếc răng, hông phải hắn bị chém một đường dài, vết thương xem ra rất nghiêm trọng.
Tên phía sau vội lôi đồng bọn chạy đi, không quay đầu nhìn đến một lần. Trần Lĩnh cười nhép miệng nói: “Già này tạm tha cho một lần, còn vô cớ hại người nữa thì đừng trách… Ối chao! Quên, phải bắt chúng để hỏi lý do hại ngươi…”
Trần Lĩnh định chạy theo thì ông già kể chuyện vội ngăn lại nói: “Không cần!” Chàng khưng người lại, mắt lộ vẻ ngạc nhiên nói: “Ông biết cả rồi sao?” Ông già kia ngồi xuống chiếc ghế mây, vô sự như chưa có chuyện gì, rót một chén trà ra cung tay mời Trần Lĩnh nói: “Mời ông dùng chén trà nhạt, không ngờ ông tuổi cao mà lại có khí khái như thanh niên trai tráng… Thật đáng ngưỡng mộ!”
Trần Lĩnh đón lấy chén trà uống một hơi cạn sạch chẳng giống cái cách nhâm nhi của ông già đối diện. Chàng nói luôn miệng: “Ông đã làm gì chuyện gì mà kẻ thù tìm đến, à mà quên người kể chuyện làng Quảng Tân cũng bị hại, không biết có phải bọn vừa rồi, tại sao ông ngăn tôi? Bọn kia đang âm mưu chuyện gì?”
Ông già từ tốn đặt tách trà xuống cái đôn cất lời: “Không! Ông Bảy làng Quảng Tân lúc xưa là một tay kiếm lang bạt giang hồ, gây thù chuốt oán rất nhiều, tánh lại cố chấp, ông ta bị con cháu cố nhân đến đòi nợ. Việc này chẳng có âm mưu gì cả!”
Trần Lĩnh khuôn mặt không tỏ vẻ gì là đã tin tưởng đối phương, chàng lại nói: “Thế còn ông!” Ông già kể chuyện thở dài, giây lát cất lời: “Hai tên vừa rồi là thuộc hạ của tình cũ tôi thôi! Họ nhiều lần muốn tôi đến chỗ nàng… Nhưng tôi liên tục thoái thác, họ mới động tay chân… Ông ra tay như thế là quá nặng! Họ chỉ tuân lệnh gia chủ mà hành động thôi!”
Trần Lĩnh tỏ mặt bán tín bán nghi với cái kiểu tuốt gươm ra chiêu chẳng dung tình của hai người vừa, suy tư giây lát chàng mới nói: “Tôi đi qua đây không phải tình cờ. Mục đích của tôi là đến gặp ông hỏi chuyện. Ông Cóc thật ra có bí ẩn gì, mà nhiều người lại muốn chiếm đoạt?”
Ông lão kể chuyện mắt mở to ngạc nhiên nói: “Ông đến vì chuyện này sao?” Trần Lĩnh đáp: “Đúng vậy! Ông đừng nói kẻ trộm cóc chỉ muốn nấu chảy lấy đồng!” Ông già kia lắc đầu nói: “Không! Ông đầy chính khí thế kia, lại giải nan cho tôi một phen rồi. Tôi cũng không giấu ghiếm gì ông. Ông đã thấy qua trống đồng có bốn cóc chưa!”
Trần Lĩnh nhanh nhẩu đáp “có”, ông già lại nói: “Cóc là một linh vật quan trong tín ngưỡng dân Lương chúng ta. Là đại diện cho bốn vị thần ở bốn phương trời. Ông Cóc Gió đại diện cho gió lạnh phương bắc, Ông Cóc Lửa đại diện cho cái nóng phương nam, Ông Cóc Nước hay còn gọi là Cóc Mưa đại diện cho biển Đông rộng lớn, cuối cùng là Ông Cóc đất đại diện cho vùng núi mội dãi trời tây.”
Uống một ngụm trà ông già lại nói: “Trống đồng có nhiều điểm tương đồng với kinh dịch. Trọng tâm trống đồng là thái cực, hay còn được xem như là mặt trời, lạc dân ngày xưa tin rằng nguồn sống đến từ mặt trời, thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi nói nôn na là hai mặt đối đãi của thế giới nhị nguyên này, có nóng thì sẽ có lạnh, có mưa thì phải có nắng, có đúng tất phải có sai, có âm ắt có dương. Lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng là bốn thành tố của sự sống, tồn tại trong mỗi người, mỗi con vật, đạo Phật gọi là tứ đại, dân đạo Lương của ông bà chúng ta gọi là Tứ Cóc hay còn gọi là Bốn Góc “đất, nước, gió, lửa”. Mà bốn vị thần ở bốn hướng là đại diện cho bốn thành tố này, điều này lại rất đúng với vị trí lãnh thổ của nước Văn Lang xưa, ngày nay có đổi khác, nhưng vẫn nằm trong sự bao bọc của bốn vị thần.”
Trần Lĩnh ngẫm nghĩ lại nói: “Còn những hình vẽ chim lạc và người đổi mũ lông chim có nghĩa là gì!” Ông già đáp: “Điều này tôi không biết, đoán đơn giản chắc chỉ là sự mô tả cuộc sống của con người thời đó! Họ sống rất gần thiên nhiên, gần với các con vật và ở trong giới hạn cai quản của bốn vị thần!”
Trần Lĩnh nói: “Chỉ vậy thôi sao? Ngoài mô tả địa lý, cuộc sống thời xưa còn gì nữa không?”
Ông già lại nói: “Bốn Ông Cóc được hương khói mấy ngàn năm, linh lực tiềm ẩn trong đó rất lớn lao, là vật linh thiêng vô cùng, chẳng hiểu sao có người to gan dám lấy. Chỉ sợ bọn tà ma, thầy tào dùng nó để bày trò lừa gạt dân Lương.”
Trần Lĩnh trầm ngâm nói: “Ít nhất bọn chúng đã có hai Ông Cóc rồi, mấy tháng trước tôi thấy một người Chiêm Thành cướp được một Ông, nhưng tôi lực bất tòng tâm không đòi lại được.”
Ông già giật mình nói: “Chiêm Thành ư… Chắc chắn đây là một âm mưu lớn lao, không thể được, phải đi báo cho đại bô lão Mạc Cương, phải cho người bảo vệ Ông Cóc Gió!”
Trần Lĩnh mắt ánh lên tia sáng nói: “Ông biết Cóc Gió ở đâu nói cho tôi biết với? Tôi phải truy tìm bọn người bí ẩn này đòi lại linh vật!” Ông già nhìn Trần Lĩnh giây lát mới nói: “Hay lắm, đây là tín vật của bô lão của hội Truyền Miệng bọn tôi, ông hãy cầm lấy đến phía nam kinh đô Thăng Long hỏi thăm đại bô lão Mạc Cương. Kể đầu đuôi câu chuyện cho ông ta, ông ấy biết nhiều chuyện xưa, hy vọng có được bí mật của Bốn Ông Cóc, nắm được mục đích của đối phương. Tôi cũng muốn đi cùng ông, nhưng tuổi già sức yếu, chết lúc nào không hay, chỉ sợ làm chậm chân ông thôi!”
Trần Lĩnh vỗ ngực nói: “Ông hãy yên tâm, tôi sẽ cố hết sức, không cho bọn người phiên bang làm tổn hại đến vật bảo của tổ tiên!”
Nói rồi chàng đón lấy tấm mộc bài có vẽ hình đám lửa, ở dưới có hai chữ “Truyền Lửa”. Trần Lĩnh cúi chào quay lưng đi, lúc đó trời đã sập tối, nhiều nhà đã đốt đèn, nhóm lửa sưởi ấm. Quang cảnh quanh đây điều hiu cô tịch, chàng lại mông lung suy nghĩ vẫn vơ.
Màn đêm dày đặt nhanh chóng bao trùm lên tất cả, một đợi gió lạnh lẽo thổi vào mặt chàng, làm cho bộ râu bạc phấn phới cạ vào mặt, chàng thấy nhột lại đưa tay vút xuống, rồi gió từng cơn lại nổi lên, chàng lại vút, chuyện này cứ lặp đi lặp lại nhiều lần. Đến khi chàng thấy hai người làm đồng về, dắt trâu đi ngước hướng chàng, ý nghĩ chàng dừng lại nơi đôi vợ chồng này. Một cảm giác kỳ lạ xuất hiện, nó càng lớn mạnh càng thôi thúc chàng phải đi theo họ.
Và cứ thế chàng giữ khoảng cách với vợ chồng nông phu này, bề ngoài họ chẳng khác gì so với những người theo nghiệp nông bình thường. Nhưng tư thế đi vững chãi, sắm thế phòng thủ và sát cơ lúc ẩn lúc hiện khiến Trần Lĩnh cảm thấy không bình thường.
Được thêm khoảng chục bộ nữa, đôi vợ chồng rẽ vào con đường đất nhỏ chỉ hướng nam, họ đi thêm một đoạn khoảng mười trượng nữa thì dừng lại ngôi nhà nhỏ mái ngói, tường rêu phong, cửa nẻo cũ kỹ. Cả hai nhanh nhẹn dắt trâu vào chuồng, cột dây cẩn thận rồi đi ra cái giếng gạch sau nhà.
Trần Lĩnh nấp ở bụi cây phía sau những gốc chuối, gần con đường đất cách cái giếng khoảng hai trượng, cố gắn giấu thân. Không lâu sao chàng lắc đầu tự nhủ “mình đã quá đa nghi rồi”, chàng định quay lưng đi thì nghe tiếng đàn ông: “Không cần phiền phức, qua loa rồi hành động!” Tiếng phụ nữ còn trẻ cất lên: “Mùi bùn khó ngửi thế này, em chịu cũng chẳng sao, nhưng chẳng phải tự công khai mình hay sao.” Ngần ngừ giây lát người đàn ông mới nói: “Nhanh lên đấy!” Nói rồi anh ta đi vào nhà trong.
Cô gái nhanh chóng trút bỏ xiên y, để lộ tấm lưng trần trắng trẻo, rồi nhanh chóng múc nước sối vào người. Trần Lĩnh đỏ mặt tía tai vội quay lưng đi thì thấy một cậu bé đâu khoảng mười tuổi tiến về phía chàng nói: “Rình trộm phải không?”
Chàng thầm than khổ, phản xạ vội vàng bịt miệng cậu bé lại, cũng may tiếng nước khiến cô gái không hay biết gì.
Tiếng nước vẫn đều đều phía sau, Trần Lĩnh nín thở, tim đập loạn nhịp. Thấy ánh mắt sáng trong của cậu bé có vẻ như van nài, chàng đưa tay lên miệng làm tín hiệu im lặng rồi nhẹ thả tay ra.
Miệng cậu bé như sắp mở, định nói gì đó chàng lại bịt miệng cậu, nhẹ nhàng bế đi. Được một đoạn vài chục trượng, thấy vắng nhà, Trần Lĩnh tha cậu bé xuống nói: “Anh không phải nhìn trộm, không phải là kẻ xấu!”
“Cứu với! Cứu con với cha ơi!” Đứa trẻ kinh sợ, khóc ré, la thất thanh lên, Trần Lĩnh nôn nao trong người bối rối chẳng biết tính sau. Có tiếng người nói “chuyện gì đó…” Chàng vội vã chạy biến đi.
Cả làng nhanh chóng ồn ào lên. Nhiều người cầm gậy, cầm đuốc xông ra các con đường mong bắt được kẻ họ cho là xấu xa. Trần Lĩnh trèo lên cây bạch đàn gần đường lộ, cách ngôi nhà của hai vợ chồng lúc nãy khoảng mười trượng, ở trên nhìn xuống có nhiều người cầm đèn đuốc chạy đến, có cả chó được dẫn theo.
Tin tức về một ông già dê nhìn trộm người khác tắm, còn tính làm hại đứa trẻ nhanh chóng đến tai hai vợ chồng. Nhưng họ có vẻ không xem trọng việc này, họ lại vào nhà làm gì đó, dân làng lại bủa ra khắp nơi tìm kiếm.
Hai con chó lần mò hít hà, chúng đang tiến về phía gốc cây bạch đàn, nơi Trần Lĩnh đang ngự trị. Chàng than thầm: “Có mười cái miệng cũng không thể biện bạch.”
Hai con chó dừng lại đúng cái cây chàng trèo lên, chúng sủa, chúng gào, càng lúc càng to thêm. Dân làng nhanh chóng tụ tập lại. Có người nói: “Thằng già dê ấy chắc chắn là trèo lên đây, chó của tôi là giống chó răn, không thể lầm được!” Một ông già khác nói: “Ừ! Chắc hắn đang nấp ở trên đó!” Một gã tráng niên hét to: “Lão già mất dạy mau xuống đây!” Có người hùa theo: “Không xuống thì đừng trách!” Nhiều người thi nhau nói năng, mỗi miệng thêm một câu, vô hình chung nơi đây đã biến thành một cái chợ!”
Một người mặc áo đen rẽ đám đông đi đến nói: “Không sao! Mọi người giải tán đi, bỏ qua cho lão già ấy đi!” Có người cự cãi: “Ngươi điên hả! Vợ bị nhìn trộm bỏ qua là sao!” Một phụ nữ trung niên cản ông lão ngũ tuần này nói: “Cái ông này, chuyện hay ho gì mà nói thế!” Rồi mỗi người thi nhau một câu, đám đông lại lộn xộn. Trần Lĩnh ở trên cũng lấy làm khó hiểu khi người chồng này không truy cứu, không muốn tấn cho chàng một trận.
Không lâu một bóng người từ thân cây bạch đàn tụt xuống, nhiều người dương sẵn gậy, đòn gánh định xông đến thì thấy người xuống là một anh thanh niên tuổi đôi mươi, khác hắn mô tả một ông già râu dài của cậu bé mười tuổi. Thấy Trần Lĩnh cậu cũng trố mắt ngạc nhiên, riêng hai con chó thì không ngừng sủa.
Khoảnh khắc này mới nặng nề làm sao, Trần Lĩnh tự nhủ vậy, liên tiếp nhiều ý nghĩ thi nhau hiện ra trong đầu chàng như những đợt sóng, cứ đến rồi nhanh chóng tan biến. Chàng nhìn quanh thì không thấy người chồng của cô gái kia đâu.
Chỉ cần một lời nói dối, chàng sẽ thoát thân mà không ai nghi ngờ gì. Nhưng bây giờ một tên lưu manh đang chiến đấu với người con hiếu thảo. Người đàn ông chân chính đang vật lộn với kẻ hèn nhát. Một người vô tư cùng với quyết tâm hạ gục kẻ nhiều mâu thuẫn nội tại. Thêm một kẻ kiêu ngạo tự hào mang tuyệt kỹ đang đấu tranh với một người có đầy cái thứ gọi là liêm sỉ.
**********************
Giọng nói trầm khàn nhưng đây đắc ý vang trong đêm tối: “Khà khà! Chỉ còn tên đó thôi! Hắn chết đi thì bí mật vĩnh viễn bị chôn vùi! Ha ha ha ha…”
“Vậy là ngài có thể kê cao gối ngủ rồi!” Giọng nói uyển chuyển thanh thót của một cô gái: “Chí nguyện của chủ nhân nhất định sẽ hoàn thành, ngài có tài có, có lực, lại có đám nô bộc bán mạng cho mình… Không ai trên đời này có thể cản bước chân ngài nữa!”
Giọng cười đầy đắc ý lại vang lên ở một nơi nào đó, tại sào huyệt của hắn: “Ha ha ha ha…”