Hắn cũng đã rõ đặc điểm của đế chế Babylon. Tạm gọi là mặt A của đế chế này có 3 đời. Đời 1 muốn phát triển cần 2 đơn vị gạch. Quyền năng của đời này đem lại cho người chơi 3 điểm chiến thắng. Đời 2 cần 3 đơn vị gỗ. Khi lên đời người chơi được tính như xây sẵn 1 lá bài khoa học. Đời 3 cần đến 4 nguyên liệu gạch để đổi lấy 7 điểm. Nói chung mặt A này tập trung nhiều vào gỗ và gạch là chính.
Còn mặt B của đế chế này cũng có 3 đời. Đời 1 cũng cần 2 nguyên liệu nhưng lại là 1 vải và 1 gạch để đổi lấy 3 điểm. Đời 2 cần đến 2 gỗ và 1 thuỷ tinh để đổi lại việc người chơi có thể rút thêm được 1 lá bài mỗi 1 kỷ. Người chơi được toàn quyền quyết định xem nên dùng lúc nào. Đời 3 vẫn cần đến 3 gạch và 1 giấy để đổi lấy 7 điểm chiến thắng. Nói chung thì mặt B tuy vẫn xoay quanh gạch và gỗ, nhưng nguyên liệu tinh chế lại chiếm 1 phần khá quan trọng.
Tiện nói luôn việc nguyên liệu có thể được « sản xuất » bằng 2 cách : hoặc là xây lá bài tương ứng, hoặc là xây lá bài thương mại. Lá bài thương mại có thể giúp người chơi mua nguyên liệu của 1 bên hàng xóm chỉ định với giá rẻ hơn,hoặc là tự mình sản xuất ra nguyên liệu tương ứng.
Nguyên liệu trong thế giới này chỉ tồn tại trong 1 tháng. Có nghĩa là cứ mỗi lượt rút bài, nguyên liệu sẽ được sản xuất, nếu sử dụng thì nó cũng hết, mà không sử dụng thì sau 1 tháng nó cũng hết. Người chơi sẽ phải tính toán xem nên phân bổ tài nguyên thế nào.
Nên chọn mặt A hay B đây ? Vấn đề này khiến Vũ Tường cứ nghĩ mãi !
Nhìn qua thì mặt A có vẻ khá lợi khi không quá yêu cầu về nguyên liệu tinh chế, nhưng nhược điểm của nó cũng khá rõ ràng. Chỉ cần đối phương bóp nghẹt việc sản xuất gạch hoặc gỗ là đế chế Babylon sẽ bị dồn vào thế bí : hoặc là cần phải tập trung sản xuất quá nhiều nguyên liệu mà chẳng để làm gì, hoặc là phải mua lại nguyên liệu. Ban đầu thì không sao, chứ càng về lâu về dài thì kinh tế của Babylon sẽ càng ngày càng bị ảnh hưởng.
Mặt B xem ra có lợi thế hơn ! Thử nghĩ xem việc bạn bớt đi việc phụ thuộc vào nguyên liệu thô hơn, nên việc sản xuất loại nguyên liệu này cũng bớt cần thiết hơn. Hơn nữa nguyên liệu tinh là tài nguyên quan trọng cần phải tập trung sản xuất để phát triển khoa học.
1 nguyên nhân quan trọng khác là Về vị trí địa lý,Babylon nằm cạnh 2 đế chế : Sparta và Halicarnassus.
(Tất nhiên vị trí địa lý này hoàn toàn do các vị thần quyết định nên việc các đế chế châu Á nằm cạnh các đế chế châu Âu cũng không có gì bất ngờ.)
Đế chế Sparta là do 1 người chơi tên Richard Rósalovazg làm hoàng đế. Tên này vốn là 1 kẻ bệnh hoạn, đặc biệt rất thích đày đoạ phụ nữ do những tổn thương thời thơ ấu mà y phải chịu. Kumiko mỗi khi nghe nhắc tới cái tên này đều co rúm cả lại. Chắc chắn nàng đã chịu không ít sự chèn ép từ phía y !
Nghe nhắc tới cái tên Sparta chắc không ít bạn đã nhận ra đặc điểm đế chế này thế nào. Không sai ! Đây quả thực là 1 cường quốc về quân sự. Ban đầu đất nước này không sản xuất bất cứ 1 tài nguyên tinh hay thô nào, nhưng nó lại cung cấp sẵn cho người chơi ½ cái khiên và giáo, có nghĩa là khởi điểm của đất nước này về mặt quân sự đã cao hơn những nước khác. Đã vậy tên điên Richard này lại còn lựa chọn mặt phát triển « hại mình hại cả người ». Đời 1 của mặt này cho phép mỗi khi người chơi lên 1 dây, có nghĩa là xây miễn phí 1 lá bài từ 1 lá khác (chẳng hạn như việc lá bài « Quầy hàng phía Đông » cho phép người chơi xây lá bài « Chợ họp » mà không cần quan tâm đến vấn đề nguyên liệu) thì người chơi sẽ tự động bị nhận 1 huy hiệu chiến thắng -1. Nghe có vẻ hơi giống như tự bóp, nhưng khi tới kỷ Đồ Đồng, người chơi sẽ được đổi huy hiệu -1 lấy 1 đơn vị khiên giáo. Những huy hiệu -1 đó cũng sẽ không được tính vào sau này.
Cũng tiện nói hệ thống « Kỳ quan thế giới » có 1 hệ thống huy hiệu khá hoàn thiện. Chúng bao gồm : huy hiệu chiến thắng, huy hiệu xâm lược, huy hiệu tổng tấn công, huy hiệu đàm phán ngoại giao và những huy hiệu copy bài. Huy hiệu chiến thắng thì hệ thống chia làm -1 , 1, 3 , 5 điểm chiến thắng. Huy hiệu xâm lược cho phép đánh 1 đế chế khác không phải là lánh giếng trong 1 lượt.Trong lượt đó người chơi sẽ nhận huy hiệu chiến thắng như cách tính bình thường, tức là nếu xâm lược kỷ Đồ Đá thì người chơi khi thắng nhận được 1 điểm chiến tháng, ở kỷ Đồ Đồng là 3 điểm chiến thắng và kỷ Đồ Sắt là 5 điểm chiến thắng, nếu thua thì bị nhận -1 điểm chiến thắng ( Đương nhiên nếu đã tính đến chuyện xâm lược sẽ chẳng ai ngu xâm lược nước có nền quân sự mạnh hơn mình cả). Huy hiệu tổng tấn công cho phép người chơi đánh thêm 1 lần 2 nước láng giếng. Nếu thắng thì người chơi sẽ nhận được thêm huy hiệu chiến thắng 1,3 , 5 tương ứng với mỗi kỷ, còn thua sẽ bị nhận -1 điểm chiến thắng. Hai nước bị đánh sẽ không nhận thêm huy hiệu -1. Huy hiệu ngoại giao là 1 huy hiệu khá đặc biệt. Nó cho phép người chơi tránh được 1 lần bị đánh. Nếu sử dụng thì khi xảy ra chiến tranh, đế chế đó sẽ được miễn tấn công 1 lần. Người chịu đòn thay sẽ là đế chế láng giềng.
Huy hiệu copy bài thì đơn thuần chỉ dùng để thay thế cho 1 số lá bài được người chơi chỉ định copy khi người chơi sở hữu quyền năng copy bài.
Hiện tại đế chế Sparta đang ở đời cuối kỷ Đồ Đá. Hiện tại đất nước đó đã có sẵn 5,5 đơn vị khiên giáo rồi, số huy hiệu -1 cũng đã là 3 cái. Chạy đua vũ trang với đối phương không phải là sự lựa chọn không ngoan!
Đế chế Halicarnassus ở bên cạnh thì nghe đồn do 1 nữ hoàng người Việt Nam cầm trịch. Nàng tên là Lê Bích Phương .Nghe đâu nữ hoàng vốn là 1 chuyên viên marketing rất cao nên nàng có tầm nhìn rất xa. Hơn nữa bản thân nàng lại lựa chọn mặt B của đế chế này !
Mặt B của đế chế Halicarnassus chỉ đem 3 điểm trong 3 kỷ cả. Nhưng đổi lại quyền năng của nó rất nghịch thiên : xây dựng miễn phí những lá bài bị ngững người chơi khác bỏ qua !
Thử nghĩ xem bạn muốn xây 1 lá bài đem lại 5 điểm chiến thắng lắm, nhưng lại không đủ nguyên liệu để xây, thế mà đùng một cái đối phương lại có thể lấy lá bài đó để xây miễn phí.Nên biết rằng 5 điểm chiến thắng trong thế giới này không phải là 1 con số nhỏ, hơn nữa nàng có thể xây miễn phí 1 trong số tất cả những lá bài mà người chơi khác bỏ qua mỗi kỷ. Những lá bài mà đám cá mập như « Ngũ Thần » bỏ đi có thể không tốt được sao ? Đã vậy 2 anh hùng mà nàng có được đều là những anh hùng dạng khủng : Hatshepsout với giá chỉ 2 đồng vàng nhưng có thể đem lại cho người chơi 1 đồng vàng khi 2 nước láng giềng có thêm tiền , và Justinien chỉ với 3 đồng vàng nhưng mang lại cho nàng 3 điểm cho 1 combo 3 lá : 1 lá khoa học,1 lá quân sự và 1 lá công trình dân sự. Nàng lúc này đã có 2 combo như vậy rồi, có nghĩa là nàng đã nghiễm nhiên có 6 điểm, hơn nữa hướng phát triển của nàng cũng rất rộng, hoàn toàn có thể lên đủ cả 3 loại, hay ưu tiên phát triển chỉ 1 loại, hoặc là lên đồng đều 2 loại ! Muốn bóp loại chiến thuật này vô cùng khó vì đừng quên nàng có thể lấy những lá bài bỏ đi ! Quả không hổ là 1 cường nữ !
Muốn đấu với 2 vị láng giềng trâu bò thế này thì con đường của đế chế Babyon rất rõ ràng : ưu tiên phát triển khoa học , nhưng còn phải xem xu thế phát triển thế nào !
Khoa học lại có 1 lợi thế không thể phủ nhận : chỉ cần xây được đủ 3 lá bài khoa học cơ bản là « Công xưởng » ( lá bài bánh răng) , « Phòng viết » ( lá bài văn tự) và « Phòng dược » ( lá bài compa) là người chơi có thể lên miễn phí những lá bài sau này mà không cần quan tâm đến nguyên liệu của chúng do những lá bài khoa học có tính xây nối.
Nhưng để làm được việc này sẽ không dễ dàng. Do khoa học cần rất nhiều tài nguyên, nên ban đầu tài nguyên đóng vai trò mấu chốt. Đương nhiên có 1 số anh hùng đặc biệt có thể giúp bạn đỡ đi gánh nặng, nhưng tài nguyên của lá bài khoa học đều được người chơi công nhận là rất nhiều, chỉ thua mỗi lá bài đoàn thể và 1 số lá bài đặc biệt khác. Hơn nữa chiến thuật của khoa học cũng quá rõ ràng khiến việc phá cũng dễ dàng hơn : hoặc là người chơi còn lại xây, hoặc là người đó huỷ đi lá bài.
Việc phá chiến thuật của người khác cũng khiến chiến thuật của mình bị phá do đó người chơi cũng phải suy nghĩ cho kỹ. Việc huỷ lá bài cũng không ngăn chặn hoàn toàn được 100% đối phương lấy được lá bài họ muốn.
Đó cũng là lí do vì sao Vũ Tường lựa chọn mặt B. Mặt A quá chú trọng vào việc phát triển khoa học, 1 khi bị bóp là chết ngay. Kumiko là ví dụ sống. Còn mặt B lại có khả năng phát triển tương đối linh hoạt, khi cần có thể chuyển đổi xu hướng phát triển.
Tóm lại 1 điều : tất cả đều chỉ là tương đối. Lựa chọn của người chơi không mang tính tuyệt đối được. Nên làm sao cần phải nhìn 2 vị láng giềng, cũng như quan sát thế cục của thế giới này.
Nếu muốn sống sót thì phải thích nghi !
Nếu không hắn sẽ bị phế bỏ !
Hắn còn muốn trở về thế giới hiện thực ! Nơi đó còn có cha mẹ, còn có em hắn !
Hắn còn trẻ, còn muốn xây dựng tương lai !
Do đó hắn không thể kẹt lại thế giới này được !