Xem bài viết đơn
  #14  
Old 29-03-2009, 09:33 PM
thachdau's Avatar
thachdau thachdau is offline
Hàn Lâm Học Sĩ
 
Tham gia: May 2008
Đến từ: Hà Nội
Bài gởi: 145
Thời gian online: 26030
Xu: 0
Thanks: 785
Thanked 3,240 Times in 67 Posts
Phần chữ B
Bá Kiều phong tuyết (gió tuyết trên cầu Bá)
Bá kiều: Chiếc cầu ở phía đông thành phố Tây An- Thiểm Tây.
Trịnh Khải- một Tể tướng của Đường Chiêu Tông Lý Diệp- rất hay làm thơ. Một lần, có người hỏi ông đã viết được bài thơ mới nào chưa, ông đáp: Ta phải cưỡi lừa đi trên cầu Bá giữa lúc gió thổi tuyết bay mới làm được thơ. Không có cảnh tình nên thơ, sao có thơ được! (Xem: Bắc mộng tỏa ngôn).
Về sau, dùng “Bá kiều phong tuyết” để ví với mức độ cảm xúc thơ.

Bá Lăng túy úy (Ông Đình úy say ở Bá Lăng)
Sau khi nghỉ hưu, danh tướng thời Tây Hán là Lý Quảng trở về sống ẩn dật nhiều năm tại quê nhà. Một lần ông tới Nam Sơn săn bắn, đêm đến mới trở về. Khi đi qua đình Bá Lăng, viên Đình úy của đình này đang say rượu, cấm không cho Lý Quảng đi qua. Tùy tùng của Lý Quảng bảo: Vị này trước đây là tướng quân. Viên Đình úy nói: Đến hiện nay là tướng quân cũng không được đi, huống hồ là trước kia! (Xem: Sử ký- Lý tướng quân liệt truyện).
Về sau, dùng điển “Bá Lăng túy úy” để chỉ kẻ hống hách càn bậy.

Bá Nhạc
Bá Nhạc họ Tôn, tên Dương, là người thời Tần Mục Công. Tôn Dương không những là một người giỏi xem tướng ngựa, mà còn là người biết phát hiện và tiến cử nhân tài. Khi về già, để có người tìm tuấn mã cho Tần Mục Công, ông đã tiến cử Cửu Phương Cảo. (Xem: Liệt tử- Thuyết phù).
Về sau, dùng “Bá Nhạc”, “Tôn Dương” để chỉ người thạo xem tướng ngựa hoặc để ví với người giỏi phát hiện nhân tài.

Bá Nhạc cố
Xem: Giá tăng nhất cố

Bác Lãng chùy (Quả Chùy ở Bác Lãng)
Bác Lãng: tức Bác Lãng Sa, một địa danh cổ, nay là huyện Nguyên Dương, tỉnh Hà Nam; Chùy: Chùy sắt.
Trương Lương, một đại thần của Lưu Bang Hán Cao Tổ, vốn là người nước Hàn, có cha và ông đều từng giữ chức Thừa tướng. Sau khi Tần diệt Hàn, Trương Lương rắp tâm báo thù. Ông tìm đến một đại lực sĩ, đúc cho ông ta một quả chùy sắt nặng một trăm hai mươi cân. Khi Tần Thủy Hoàng du ngoạn phía đông, Trương Lương cùng với đại lực sĩ phục kích tại Bác Lãng Sa, song đáng tiếc là họ đã đánh nhầm vào chiếc xe phụ của Tần Thủy Hoàng. Tần Thủy Hoàng nổi giận, hạ lệnh lùng sục khắp thiên hạ. Trương Lương phải cải họ đổi tên, chạy trốn đến Hạ Phi. (Xem: Sử ký- Lưu Hầu thế gia).
Về sau, dùng “Bác Lãng chùy” để ví với việc thích sát kẻ địch mạnh, báo thù rửa hận.

Bách chu chi thống
Xem: Bách chu chi tiết

Bách chu chi tiết (Tiết tháo con thuyền gỗ bách)
Bách chu: Thuyền làm bằng gỗ bách; Tiết: Tiết tháo.
Tương truyền, thời Xuân Thu, Cộng Bá người nước Vệ chết sớm, cha mẹ buộc Cộng Khương- vợ của Cộng bá- tái giá. Cộng Khương đã cự tuyệt và làm bài thơ “Bách chu”, đại ý là: Dù phải chết, ta cũng không thay lòng đổi dạ; Trời ơi!Mẹ ơi! Sao chẳng thể tất cho lòng con. (Xem: Thi kinh- Bội phong- Bách chu).
Về sau, dùng “Bách chu chi tiết” để biểu thị nỗi niềm đau khổ của người vợ góa chồng.


Bạch long ngư phục (Rồng trắng giả là cá)
Tương truyền rồng trắng biến thành một con cá bơi lội rong chơi dưới sông, bị một ngư dân tên là Dự Thả bắn một phát tên trúng mắt. Tức giận, rồng trắng bèn lên tố cáo với Ngọc Hoàng, đòi phải trị tội người ngư dân kia. Ngọc Hoàng phán: "Ngư dân là người bắt cá để sống, ông ta bắn cá chứ không bắn rồng, thế thì có tội gì?". (Xem Thuyết chuyển- Chính gián).
Về sau, dùng "Bạch long ngư phục" để ví với việc quý nhân ẩn giấu thân phận, hóa trang thành dân thường.

Bạch mi (Lông mày trắng)
Thời Thục Hán (221- 263) có người tên là Mã Lương, tự là Quý Thường. Năm anh em Mã Lương, tên tự của mỗi người đều có chữ "Thường", và đều rất tài hoa. Riêng Mã Lương- người có lông mày trắng- là xuất sắc nhất. Bởi vậy, dân làng truyền nhau câu ngạn ngữ: "Mã thị ngũ Thường- Bạch mi tối lương" (Năm người họ Mã tên tự đều có chữ Thường- Người có lông mày trắng là giỏi nhất). (Xem: Tam Quốc chí- Thục thư- Mã Lương truyện).
Sau này, người ta dùng điển cố "Bạch Mi" hoặc "Mã Lương mi" để ca ngợi người có tài năng nổi trội trong số anh em ruột.

Bạch ngư nhập chu (Cá trắng nhảy vào thuyền)
Khi vua Vũ nhà Chu tiến đánh vua Trụ nhà Ân, lúc vượt qua bến đò Mạnh Tân trên sông Hoàng Hà, có một con cá trắng nhảy vào thuyền của vua Vũ, ông bèn đem con cá đó tế trời, cho rằng đây là điềm báo sẽ chiến thắng vua Trụ. (Xem: Sử ký- Chu bản kỉ).
Về sau, dùng "Bạch ngư nhập chu" để chỉ điềm lành khi dùng binh.

Bạch nhãn
Xem: Thanh bạch nhãn

Bạch nhật kiến quỷ (Ban ngày gặp quỷ)


Bạch thỉ (Lợn trắng)
Tương truyền, xưa kia, nhà một người ở Liêu Đông có con lợn nái đẻ được một con lợn đầu trắng. Chủ nhân rất lấy làm lạ, muốn đem về kinh thành tiến vua. Khi ông ta tới bờ phía đông sông Hoàng Hà, chợt thấy tất cả lợn ở đây đều đầu trắng, mới vỡ lẽ thì ra lợn của mình không phải là của quý hiếm, đành mang lợn về nhà. (Xem: Hậu Hán thư- Chu Phù truyện).
Về sau, "Bạch thỉ" được dùng để giễu cợt những người nông cạn, hễ thấy sự vật hoặc sự việc nào chưa hoặc không phổ biến, thảy đều cho là kỳ quái.



Ai xem tranh ko? http://www.fineart-tds.com/nad/web/home.asp
Tài sản của thachdau


Last edited by thachdau; 06-05-2009 at 01:05 AM. Lý do: thêm vào
Trả Lời Với Trích Dẫn