Xem bài viết đơn
  #45  
Old 08-09-2009, 11:13 PM
A Lìn
Guest
 
Bài gởi: n/a
Thời gian online:
Góp ý về mấy chữ “Lai căng”, “Khuất tất” và định lý Pythagore.

Trích:
Vũ Linh (No 8 Rue de la Véga 75012, Paris): Tôi là một độc giả ở xa, rất mến và hay đọc quý báo. Mục tôi thích nhất là mục “Chuyện Đông chuyện Tây”. Qua số báo 644 gần đây có đăng ở trang 51 lời giải thích cho bạn đọc mấy chữ. Tôi thấy cần góp thêm vài ý. Mấy chữ ấy là: “Lại căng”[1], “Khuất tất”[2] và định lý “Pythagore”[3]. Xin phép có ý kiến như sau:

1. Chữ “Lai căng”. Chữ này tôi đã được tiền nhân – một nhà Hán học buổi giao thời cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 – giải thích rõ. Nó đúng là chữ “Lai căng”, một từ ghép chữ Hán và chữ Pháp. “Lai” chữ Hán là: “Tới”, “Đến”, và có khi dùng với nghĩa là “Về”. Còn chữ “Căng” là chữ Pháp. “Camp” nghĩa là “Trại”. Nguyên do hồi cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, các cô gái Việt Nam được gọi là “filles publiques” (gái làng chơi) hay đón tiếp các ông lính tẩy (cả nội và ngoại). Khi tới các cô hỏi “Toi[4] lai căng nào?”. Khi giờ đã muộn, phải về trại, các ông lính tẩy bị các cô níu kéo thì trả lời “Thôi thôi! Toi nhé! Đến giờ lai căng rồi!”. Về sau, tiếng Việt dùng từ “Lai căng” để chỉ những người thường dùng chữ này hoặc dùng từ theo kiểu của những người này (bọn lai căng!).

Chữ “Lai” thuần Việt mới là pha tạp. Còn “Căng” chữ Hán có nghĩa “nép, sợ hãi”. Còn “Căn” là “gốc”. Vậy “Lai căng” là từ ghép, mượn từ của chữ Hán và Pháp nay trở thành thuần Việt.

2. Chữ “Khuất tất”. Chữ này tôi cũng được giải thích là một từ thuần Việt chứ không phải chữ Hán. “Khuất” có nghĩa là “che tầm nhìn” hay “kín đáo, không ai thấy”. Còn “Tất” thuần Việt hiểu là “Tất cả”. Vậy “Khuất tất” thuần Việt là “không ai biết, không thấy”. Khác xa với khuất tất trong chữ Hán.

“Khuất” trong chữ Hán có nghĩa là “Bắt buộc phải”, còn “Tất” là “đầu gối”. Khuất tất là bắt buộc quỳ gối. Giống như “Khuất phục” được hiểu là “Bắt buộc đầu hàng”. Vì vậy còn nhiều chữ thoát ra từ các ngoại ngữ khác đã thành thuần Việt mang theo ý nghĩa có khi khác hẳn. Vì vậy chữ báo Tiền phong online dùng có nghĩa thuần Việt là đúng.

3. Tôi thấy người Trung Hoa đã có nền văn minh lâu đời. Ngay phép tính “câu cổ”, rồi “số Pi”, rồi “Tỉnh điền”, “Xe tý ngọ” và nhiều nữa, vân… vân. Nhưng nói ai trước ai sau thì còn chờ những chứng cứ chắc chắn để chứng minh và cũng có thể là người Trung Hoa. Nhưng có điều chắc chắn là người Trung Hoa là người đầu tiên “quy định mối liên quan giữa con người và con người” một cách hoàn chỉnh bằng các văn bản để phân biệt con người với thú vật ở buổi sơ khai của loài người.

Cũng gọi là xin phép góp vài ý thô thiển của một người ở xa nhưng tấm lòng lúc nào cũng hướng về đất nước Việt Nam và quan tâm nhiều tới văn hoá. Nên chăng mong quý toà soạn xem xét. Kính chúc quý báo ngày càng phát triển mạnh, đem lại lợi ích cho mọi người Việt cả trong và ngoài nước.

(KTNN số 657, ngày 10.11.2008)

---------------------------
Chú thích của Goldfish:
[1] Các bạn có thể xem lại bài Lai căn hay lai căng đăng trên post #24 và bài Ly căn đọc trại thành lai căn? (post #43)
[2] Xem bài Từ “khuất tất” đúng nghĩa là gì? (post #25)
[3] Xem bài Có phải người Trung Quốc tìm ra định lý: Bình phương cạnh huyền bằng tổng số bình phương hai cạnh góc vuông? (post #26)
[4] “Toi”: tiếng Pháp có nghĩa là Mày, anh, chị, em (tương tự “you” trong tiếng Anh)
Tài sản của A Lìn

Trả Lời Với Trích Dẫn