Ðề tài: Các Loại YoGa
Xem bài viết đơn
  #3  
Old 05-04-2008, 02:36 PM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
LÀM CÁCH NÀO ÐẶNG PHÁT TRIỂN TÂM THỨC
MỘT CÁCH NHANH CHÓNG ?
Phần đông nhơn loại ngày nay đã tiến hóa khá cao, chúng ta là những người thông minh có học thức, tại sao chúng ta không tìm cách tiến cho mau lẹ đặng đi tới quả vị Siêu Phàm trong một thời gian ngắn ngủi.
Duy có phương pháp Yoga do những vị Ðắc Ðạo thành Chánh Quả chỉ bảo lại mới giúp chúng ta đạt được kết quả tốt đẹp đó.
Muốn luyện tập Yoga, trước nhứt hành giả phải nhớ mãi Chơn lý nầy :
Những định luật chi phối sự tiến hóa của Hình Dạng và những định luật chi phối sự tiến hóa Tâm Thức trong Vũ Trụ cũng như trong Con Người, chúng vẫn in nhau, tức là một.
Nhờ những định luật nầy mà hành giả Yoga mới khai mở được những quyền năng còn tiềm tàng trong mình.
Như thế, quí huynh hiểu rằng không cần phải sống trong núi non, sa mạc, khỏi cần phải ẩn mình trong chốn rừng sâu động thẳm mới hiệp nhứt với Chơn Ngã được, bởi vì Chơn Ngã vẫn ở trong mình ta và chung quanh ta đây.
Ðức Thượng Ðế đã dự định sẵn trước, Ngài tạo lập Vũ Trụ đặng khai mở những quyền năng của Chơn Ngã, tại sao ta lại lánh đời ?
Quí huynh hãy đọc lại quyển Thánh Ca Bhagavad Gita là quyển dạy Yoga độc nhứt vô nhị, từ xưa cho đến nay chưa có quyển nào sánh kịp. Quí huynh sẽ thấy Ðức Thượng Ðế Krishna không phải ngõ lời với một thầy Bà La Môn ẩn mình trong chốn tịch mịch hoang vu, mà Ngài dạy Ðạo cho Arjuna, một chiến sĩ can trường đương cầm binh ra trận, sẵn sàng chiến đấu.
Chính là tại bãi chiến trường của cõi đời vật chất nầy mà chúng ta phải thực hành Yoga.
Những ai không chịu nổi những trận cuồng phong của thế sự thì làm sao đương đầu với những yêu sách của Yoga được ? Nếu quí huynh đã thất bại trên đường đời rồi thì làm sao thắng được những trận bão lòng ở nội tâm.
Nếu quí huynh còn bị những sự lo buồn nhỏ mọn của sự đời làm cho cõi lòng xao xuyến thì làm sao quí huynh có đủ sức lực và gan dạ để phá tan những chướng ngại dựng lên đặng cản trở vị hành giả Yoga ở mỗi chặng đường không cho y tiến lên.
Mặc dù không đợi phải tìm chốn sơn cùng, thủy tận ở ẩn mới được an tịnh đặng luyện tập, nhưng thật ra vẫn có vài cách luyện tập bắt buộc phải xa lánh chốn phồn hoa đô hội trong một thời gian.
Thiết tưởng lâu lâu cũng nên về chốn đồng quê hay núi non, biển dã di dưỡng tinh thần để phục hồi sức khỏe đặng phụng sự.
Phải sáng suốt, không nên chấp nê. Nói tóm lại, phải áp dụng những Ðịnh luật Yoga chi phối sự mở mang Tâm Thức vào trường hợp riêng biệt của mỗi cá nhân mới tiến mau, mà nhứt là ý chí phải cứng cõi như sắt đá. Phải cương quyết, không thối bước trước những khó khăn gặp gỡ giữa đường, không để cái chi lay chuyển được thì sự thành công là vấn đề thời gian. Phương pháp thực hành có chỉ dạy trong pháp môn Raja Yoga, nhưng phải tập luyện cho đúng phép mới có hiệu quả và xin nhắc lại một lần nữa, điều cần thiết là phải nhờ một vị Ðạo Sư chỉ dẫn, đừng luyện tập một mình về sự “Ðiều Tức” mà có ngày phải mang họa.

SỰ RUNG ÐỘNG CỦA VẬT CHẤT VÀ SỰ BIẾN ÐỔI TÂM THỨC
Xin nhắc lại, về phương diện Yoga thực hành thì Tâm Thức là Chơn Ngã.
Tâm Thức có nhiều lớp vỏ bọc bao quanh mình gọi là thể xác. Thể xác nầy làm bằng Vật chất. Có sự liên quan mật thiết giữa Vật chất làm ra lớp vỏ với Tâm Thức.
Mỗi sự rung động trong Vật chất đều gây ra một sự biến đổi tương ứng trong Tâm Thức, mà mỗi sự biến đổi trong Tâm Thức cũng phát sanh một sự rung động tương ứng trong Vật chất.
Khoa Hatha Yoga (Luyện Khí Công) và Raja Yoga (Yoga Vương Giả) đều lợi dụng sự tương quan nầy. (Xin xem tới đoạn : Sự khác biệt giữa Hatha Yoga và Raja Yoga).

V Ề P H Ư Ơ N G D I Ệ N T H Ự C T Ậ P

YOGA LÀ SAMADHI
Trước hết ta phải hiểu Samadhi là gì ? Samadhi là trạng thái xuất thần, trong lúc đó Tâm Thức lìa khỏi thể xác cho đến đỗi thể xác trơ trơ không còn biết cảm giác nữa.
Tuy nhiên cái Trí vẫn sáng suốt. Khi hành giả trở về nhập xác thì nhớ hết những sự kinh nghiệm anh thâu thập được ở mấy cõi mà anh đã trải qua, vì cái Trí ghi vào óc xác thịt những sự hiểu biết đó.
Samadhi vẫn riêng biệt cho mỗi cá nhân.
Một người thường xuất thần qua cõi Trung Giới thì Samadhi của anh ở tại cõi Trung Giới.
Khi Tâm Thức anh hoạt động ở tại cõi Trung Giới thì Samadhi của anh ở tại cõi Thượng Giới. Nếu nói Yoga là Samadhi thì Samadhi có nghĩa là quyền năng lìa khỏi thể xác và tập trung tư tưởng vào bên trong, tức là nội tâm.
Khi một người ở trạng thái Samadhi thì không có phương thế tầm thường nào ở thế gian gọi anh trở lại cõi mà anh đã bỏ đi. ( Xin xem chuyện Ba gương Ðại Ðịnh trong quyển Cách Tu Hành ).
Một vị La Hán xuất thần thì Samadhi của Ngài ở tại cõi Niết Bàn.
Một vị Chơn Sư được năm lần Ðiểm Ðạo thì Samadhi của Ngài khởi đầu ở tại cõi Niết Bàn rồi lên trên những cõi Hư Không.
(Xin nhớ ngoài bảy cõi của Thái Dương Hệ còn bảy cõi Hư Không cao hơn bảy cõi của Thái Dương Hệ nhiều lần).
Giấc ngủ khác với Samadhi như thế nào ?
Nên biết khi cái Vía ra khỏi xác thân thì con người mới ngủ. Ta qua cõi Trung Giới, Tâm Thức ta lúc đó ở tại cõi Trung Giới, nhưng ta còn mê muội, ta chưa thức tỉnh như lúc thức đây. Ta không thấy, không học hỏi cái chi được tại cõi nầy. Tuy nhiên, có khi ta thấy những điều xảy ra ở cõi Trung Giới, nhưng chừng về nhập xác, thức dậy quên hết. Aáy tại ta chưa biết cách làm cho những Trung Tâm Lực gọi là Luân Xa (Chakras) của cái Phách và của cái Vía hoạt động, chúng chưa mở ra.
Có thể nói giấc ngủ là sự xuất thần hay là Samadhi tự nhiên, nhưng trong tình trạng nầy con người không thức tỉnh.
Còn Samadhi là sự xuất thần nhơn tạo mà trong trạng thái nầy con người vẫn sáng suốt và hiểu biết như lúc thức đây.

YOGA LÀ MỘT KHOA HỌC
Yoga là một khoa học chớ không phải là một ảo tưởng hay là một sự phát minh vô căn cứ, bay phất phới trong trí tưởng tượng. Nó là một khoa học thực dụng, một toàn bộ định luật phối hợp với nhau, khi đem ra thi hành thì thâu thập được một kết quả chắc chắn.
Yoga dùng những luật của Tâm Lý Học [3] để khai mở toàn diện Tâm Thức con người trong các cõi và áp dụng những luật nầy cho mỗi trường hợp riêng biệt cá nhân.
Sự áp dụng nói trên đây vẫn đúng và in như những nguyên tắc mà chúng ta thường thấy áp dụng hằng ngày chung quanh ta trong các ngành khoa học.
Trí khôn thiêng liêng trong con người có thể hướng dẫn những luật thiên nhiên trong vài trường hợp như những luật tuyển chọn trong ngành trồng tỉa, chăn nuôi.
Thí dụ : Người nuôi chim. Anh dùng những chim cu ngói để tạo ra giống bồ câu có bầu diều lớn ( boulant) và giống bồ câu khổng tước (pigeon paon).
Còn anh trồng bông. Anh đổi giống hoa hồng dại mọc ở hàng rào thành ra những bông hường rất đẹp.
Công việc của hai anh làm trong vài năm có những kết quả mà thiên nhiên phải mất cả trăm ngàn năm mới đạt được.
Cũng như hiện giờ nhờ sự học hỏi, kinh nghiệm và thí nghiệm mà các kỹ sư canh nông mới tạo ra được các thứ lúa Thần nông có năng suất cao mà không sợ rầy nâu và sâu bọ phá hại. Mỗi năm bực trung gặt được hai mùa, đem nguồn lợi cho nông gia rất nhiều.
Các vị kỹ sư cũng tìm ra được thứ lúa trồng ở miền nước mặn nữa.
Tất cả những điều nầy đều nhờ trí thông minh mà thành hình.
Thấy bao nhiêu đây cũng đủ biết rằng Yoga có thể biến đổi con người ra một vị Siêu Phàm trong vài chục kiếp, nếu áp dụng đúng phép luật phát triển Tâm Thức trong đời sống hằng ngày.

TRÍ TUỆ
Patanjali định nghĩa Yoga là sự đình chỉ những biến đổi của Trí tuệ.
Mà theo Yoga, Trí tuệ là gì ? Aáy là toàn thể Tâm Thức cá nhân.
Ðịnh nghĩa nầy khác hơn sự học hỏi từng thể trong Huyền Bí Học.
Người ta thực hành được Yoga khi lấy Tâm Lý Học Ðông Phương làm căn bản. Hiện giờ Tâm Lý Học Tây Phương còn nhiều khuyết điểm, vì nó rất mới mẻ, phải cần bồi bổ trong nhiều thế kỷ nữa.
Theo Yoga người ta trạng tả Tâm Thức cá nhân như thế nào ?
Trước nhứt Tâm Thức cá nhân thấy sự hiện hữu của sự vật, nó ham muốn rồi kiếm thế chiếm hữu.
Thế nên nó có ba trạng thái :
1/- Hiểu biết.
2/- Ham muốn.
3/- Hoạt động.
Tại cõi Trần, sự hoạt động chiếm ưu thế.
Ở cõi Trung Giới, sự ham muốn thắng tư tưởng và sự hành động.
Lên Thượng Giới, tư tưởng là quan trọng, còn sự ham muốn và sự hoạt động là phụ thuộc.
Tới cõi Bồ Ðề thì Lý trí thuần túy (raison pure) điều khiển.
Ở cõi nào cũng có ba trạng thái nầy, nhưng tùy theo cảnh giới thì có một trạng thái lấn lướt hai trạng thái kia.
Muốn tập Yoga thì phải làm sao cho ba thể : Thân, Vía, Trí rung động điều hòa với nhau và ở dưới quyền điều khiển của Chơn Nhơn.
Vì thế phải nuôi dưỡng :
1/- Xác thân với những thực phẩm tinh khiết.
2/- Cái Vía với những ý muốn tốt đẹp vị tha.
3/- Cái Trí với những tư tưởng cao thượng, Từ bi, Bác ái.

NHỮNG GIAI ÐOẠN TIẾN TRIỂN CỦA TRÍ TUỆ
Patanjali nói rằng sự tiến triển của Trí Tuệ trải qua năm giai đoạn khác nhau, còn trong quyển Giảng lý [4] thì Vyasa nói rằng ở cõi nào cũng có năm giai đoạn nầy cả :
1/- Trong giai đoạn thứ nhứt (Kshipta) cái Trí bị lôi cuốn từ điều nầy qua điều kia. Aáy là cái Trí bay lượn của nhơn loại còn ấu trỉ.
Nói về con người : đó là cái Trí của đứa con nít không định vào một chỗ cho lâu, không khác nào con bướm mới đáp xuống bông nầy rồi bay qua bông kia liền.
Giai đoạn nầy đối chiếu với sự hoạt động tại cõi Trần.
2/- Giai đoạn thứ nhì là sự Lầm Lẫn (Mudha).
Aáy là giai đoạn của thanh niên bị tình cảm chi phối, bồng bột, sôi nổi, nhưng bắt đầu cảm biết sự vô minh của mình.
Trạng thái nầy cao hơn trạng thái của trẻ thơ, nó đối chiếu với sự hoạt động tại cõi Trung Giới.
3/- Giai đoạn thứ ba là giai đoạn : bận tâm, lo nghĩ, say đắm, si mê (Vikshipta), ấy là tình trạng của một người bị một thứ tư tưởng ám ảnh, hoặc tình yêu, hoặc tham vọng hay là một sự lo lắng nào khác nữa.
Con người không còn là một thanh niên, do đó anh biết anh muốn cái chi. Tư tưởng mà anh nuôi mãi trong trí, tùy theo bản tánh của nó tốt hay xấu sẽ hướng dẫn anh vào con đường tà hay chánh, xấu hay tốt và biến đổi anh thành ra một người điên, một người cuồng tín, một người anh hùng, một vị hiền triết hay là một vị Thánh nhân.
Không có lý luận nào lay chuyển niềm tin của anh được.
Người nào có ý chí cương quyết như thế thì có thể chuẩn bị đặng luyện tập Yoga.
Giai đoạn nầy đối chiếu với sự hoạt động tại cõi Hạ Thiên (Plan mental inférieur).
4/- Giai đoạn thứ tư : giai đoạn nầy gọi là Ekagrata. Hành giả điều khiển tư tưởng, chớ không phải tư tưởng sai bảo lại anh.
Những sự quyến rủ, những sự cám dỗ của cuộc đời không còn lung lạc anh được nữa. Ðối với anh chúng là ảo ảnh.
Giai đoạn nầy đối chiếu với sự hoạt động tại cõi Thượng Thiên (Plan mental supérieur).
5/- Giai đoạn thứ năm : giai đoạn nầy gọi là Niruddha. Chơn Nhơn điều khiển Phàm Nhơn hay là Con Người. Hành giả có thể bác bỏ hay chọn lựa một tư tưởng, tùy theo quyết định của ý chí sáng suốt. Anh tuân theo mạng lịnh của Chơn Nhơn (Linh hồn) và khi anh luyện tập Yoga thì anh thâu thập được nhiều kết quả tốt đẹp.
Giai đoạn nầy đối chiếu với sự hoạt động tại cõi Bồ Ðề.

NHỮNG ÐIỀU HÀNH GIẢ PHẢI THỰC HÀNH
KHI TỚI GIAI ÐOẠN THỨ BA (VIKSHIPTA).
Sự Phân Biện, Ðoạn Tuyệt và sáu năng lực Trí thức.
Tới giai đoạn thứ ba Vikshipta, hành giả bắt đầu học tập Viveka, tức là tánh Phân Biện sự Chơn và sự Giả, cái tạm thời phù du và cái vĩnh cửu trường tồn, cái lành và cái dữ, cái hữu ích và cái vô ích, cái hữu ích nhiều và cái hữu ích ít.
Học xong bài nầy thì anh bước qua giai đoạn thứ tư - Ekagrata � Anh chọn lựa một tư tưởng duy nhất là đời sống nội tâm. Anh không còn ham muốn những thú vui và những điều gì mà thế tục vẫn còn thèm thuồng. Anh không còn thuộc về cõi đời nầy nữa.
Anh tập tánh Vairagya, tức là Ðoạn Tuyệt. Anh bước thêm một bước nữa thì tới giai đoạn thứ năm : Niruddha do Chơn Nhơn (Linh hồn) điều khiển.
Anh tập cho kỳ được sáu đức tánh thuộc về năng lực trí thức gọi là Shatsampatti.
Trong quyển Con đường của người đệ tử , sáu đức tánh nầy là :
1/- Ðức tánh thứ nhứt : Shama - Sự kiểm soát cái Trí.
2/- Ðức tánh thứ nhì : Dama - Sự kiểm soát giác quan và xác thân hay là kỷ luật hạnh kiểm.
3/- Ðức tánh thứ ba : Uparati - Khoan dung.
4/- Ðức tánh thứ tư : Titiksha - Kiên nhẫn.
5/- Ðức tánh thứ năm : Shraddha - Ðức tin - Tin cậy.
6/- Ðức tánh thứ sáu : Sanadhana - Ðiềm tĩnh.
Trong quyển Dưới Chơn Thầy sáu đức tánh nầy là :
1/- Tự chủ trong khi tư tưởng.
2/- Tự chủ trong lúc hành động.
3/- Khoan dung.
4/- An phận.
5/- Sự thẳng tới mục đích (Quyết định).
6/- Lòng tin cậy.
- Sáu đức tánh nầy, Shatsampatti, thuộc về trạng thái Ý chí của Tâm Thức.
- Viveka : Phân Biện thuộc về trạng thái Hiểu Biết.
- Vairagya : Ðoạn Tuyệt thuộc về trạng thái Hoạt Ðộng.
Khi quí bạn học hỏi cái Trí của quí bạn một cách vô tư thì quí bạn có thể biết quí bạn học tập Yoga được chưa.
Nếu cái Trí quí bạn mới đi tới hai giai đoạn đầu tiên thì quí bạn chưa chuẩn bị đặng luyện tập Yoga đâu. Dầu quí bạn ướm thử, cũng sẽ thất bại, đây có nghĩa là quí bạn phải làm chủ được hai phần ba cái Trí thì mới nên khởi sự.
Trẻ con và thanh niên [5] không thể luyện tập Raja Yoga vì chưa hội đủ những điều kiện cần thiết.
Nói tóm lại, phải cương quyết, phải nuôi mãi một tư tưởng duy nhất mới luyện tập Yoga được.
Xin xem tấm bảng năm giai đoạn tiến triển của Trí tuệ dưới đây :
NĂM GIAI ÐOẠN TIẾN TRIỂN CỦA TRÍ TUỆ.
Tài sản của ngoctulaa

Chữ ký của ngoctulaa
[SIZE="6"][COLOR="Blue"] nhớ nhà[/COLOR][/SIZE]
Trả Lời Với Trích Dẫn