Xem bài viết đơn
  #15  
Old 04-04-2008, 10:23 AM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
PHẦN THỨ TƯ

CHƯƠNG THỨ SÁU

TĨNH CÔNG THỰC HÀNH

(Bẩy lộ tĩnh công căn bản)

Tĩnh công có hàng nghìn, hàng vạn lộ, nhưng có thể chia làm bốn loại chính:

– Một là minh tâm, dưỡng thần, tạo cho người tập thoải mái. Trong Thiền-công, gọi là Thiền-tuệ, dùng để xua đuổi ma nghiệp, ma chướng, giữ giới thể.

– Hai là trị bệnh thần kinh như mất ngủ, hay cáu, hay dỗi, hay giận, tinh thần thất thường, thần kinh suy nhược, trí nhớ giảm thoái, chán đời; nhất là sinh viên học sinh học thi. Trong Thiền-công, gọi là Thiền-y, để chống quỷ A-tu-la nhập khẩu, đưa ra những ngôn từ gây khẩu nghiệp.

– Ba là trị các bệnh do âm hư nội nhiệt, hay thực nhiệt sinh ra: chóng mặt, nhức đầu, huyết áp cao, tai kêu như ve, miệng khô. Đặc biệt trị chứng nhức đầu do uống rượu nhiều, ăn thức ăn sinh nhiệt.

– Bốn là giải ưu uất (refoulement), đòi hỏi sinh lý. Trong Thiền-công gọi là Thiền-tuệ.

Dưới đây, chúng tôi trình bầy 7 lộ căn bản đại biểu cho mỗi loại.

I. Lộ thứ nhất: HỒI SINH CÔNG

1.1 XUẤT XỨ

Không rõ. Có thuyết nói rằng của một thiền sư Việt-Nam là Từ Đạo-Hạnh. Có thuyết nói rằng của giòng thiền Lâm-tế, Quy-ngưỡng Trung-quốc. Đích xác là xuất hiện vào khoảng 1010-1075 tại Đại-Việt và Quảng-Đông Trung-quốc. Mục đích để phục hồi sức khoẻ sau thời gian bệnh nặng, hoặc sau khi làm việc bị mệt mỏi (asthénie physique). Trong cửa Thiền, gọi là Thiền-lực. Hồi niên thiếu (7 tuổi) bản sư dạy cho tôi thức này để trị di chứng bệnh ho gà, hằng năm bị viêm phế quản. Bệnh khỏi sau khi luyện 3 tháng.

1.2. TƯ THỨC

Có thể dùng cả ba tư thức.

– Lập thức (đứng).
– Tọa thức (ngồi).
– Ngoạ thức (nằm).

1.3. ĐIỀU KHÍ

Có thể dùng ba phương pháp sau:

– Thông-thường.
– Ý khí hợp nhất.
– Đạo gia.

1.4. Ý THỦ (Trụ tâm)

Nội thể: trung đơn điền, dũng tuyền.
Thần thức: Nhẩm đọc bất cứ kinh văn, thơ phú nào cũng được.

1.5. PHƯƠNG PHÁP LUYỆN

– Khai thủy: chọn tư thức.
– Nhập tĩnh: chân, tay, người ngưng hoạt động.
– Điều-tức: điều hòa hơi thở.
– Ninh thần: đầu óc ngưng làm việc.
– Giáng khí: khí trầm đơn điền.
– Giải trừ tạp niệm: bỏ ra ngoài lục tặc.
– Ý-thủ: tập trung tư tưởng vào nơi ý thủ. Mắt từ từ nhắm lại còn một đường chỉ nhỏ.
– Từ khí trầm đơn điền:

BƯỚC 1 (thổ khí)
Dùng ý dẫn khí từ Bách-hội huyệt (đỉnh đầu) tỏa ra 4 phía : sau cổ, hai tai, trán mũi xuống cổ.
– Từ cổ xuống hai vai và đầu xương sống.
– Chia khí làm 3 ngả: hai tay, xương sống.
– Tiếp tục giáng xuống: hai tay tới cùi chỏ, xương sống xuống huyệt mệnh môn (giao điểm cột sống với giây lưng) rồi vào hai thận, sau đó sang trung đơn điền.

BƯỚC 2 (nạp khí)
Dùng ý dẫn khí ở hai tay, tiết ra ở đầu ngón tay (tức sáu huyệt thiếu-thương, thương-dương, trung-xung, quan-xung và thiếu-trạch).
– Trong khi đó cũng dẫn khí từ trung đơn điền tới hậu môn (huyệt hội âm).

BƯỚC 3 (thổ khí)
Dẫn khí từ hậu môn, rồi qua hai đùi, đầu gối, bắp chân, đến lòng bàn chân (huyệt dũng tuyền), đưa khí ra ngoài như nước chảy.
– Lúc này ý tưởng đưa đến dẫm chân vào thau nước nóng. Toàn thân buông lỏng phóng khí ra ngoài.

BƯỚC 4 (nạp khí)
– Dùng ý dẫn khí từ lòng bàn chân (huyệt dũng tuyền) tưởng tượng như chân ở trong chậu nước nóng, hút nước nóng vào chân, đưa nước ngược theo bàn chân, bắp chân, đầu gối, đùi về hậu môn (hội âm huyệt), trung đơn điền.
– Hết một thức. Trở lại bước 1. Mỗi lần luyện 36 thức.
– Thu công.

1.6. CHỦ TRỊ

– Điều hòa khí huyết, thức lâu không ngủ.(Insomnie)
– Hoạt động cơ thể nhiều, mệt mỏi tứ chi, đau mình.
– Chữa áp huyết cao, xây xẩm mặt mày.(Hypertention arthérielle, Vertige)
– Chữa khí quản nghẹt.
– Nhâm mạch bị đau.
– Nhiệt khí trong cơ thể bị hỗn loạn, mặt nóng, đầu váng (Nhập ma chướng hay tẫu hỏa nhập ma)..

Lưu-ý chư vị Tăng-ni, quý vị Bác-sĩ, Đông-y-sĩ, Võ-sư, Khí-công gia đồng nghiệp.

Thức này không âm, không dương rõ rệt, cho nên dùng để dưỡng thần, bất cứ bệnh nhân nào luyện cũng được. Tuy nhiên tùy theo hoàn cảnh, bệnh nhân thuộc loại nhiệt chứng, hay hàn chứng, có thể biến đổi:

Biến thành hàn (cho bệnh nhân nhiệt): thổ bằng miệng, miệng mở rộng. Bước thứ 3, 4 đưa đến ý tưởng dẫm chân lên tảng băng, hút nước lạnh.

<picture>

– Biến thành nhiệt (cho bệnh nhân hàn): thổ bằng miệng, nhưng miệng chúm vào, thổ thành hơi nhỏ, má căng thẳng. Bước 3, 4 giữ nguyên.

<picture>

Đối với những người đã luyện lâu rồi, thì chỉ cần hai bước:

– Bước thứ 1 (thổ): Dẫn khí thẳng tới lòng bàn chân.
– Bước thứ 2 (nạp): Dẫn khí từ lòng bàn chân trở về đỉnh đầu.
Tài sản của ngoctulaa

Chữ ký của ngoctulaa
[SIZE="6"][COLOR="Blue"] nhớ nhà[/COLOR][/SIZE]
Trả Lời Với Trích Dẫn