Xem bài viết đơn
  #2  
Old 15-08-2008, 08:34 PM
Vô Tình's Avatar
Vô Tình Vô Tình is offline
Đội Xung Kích
Phong Trần Lãng Tử

Lãnh Diện Tuyệt Tình
 
Tham gia: Jun 2008
Đến từ: Đất Võ Anh Hùng
Bài gởi: 4,793
Thời gian online: 1318787
Xu: 0
Thanks: 24
Thanked 24,250 Times in 1,767 Posts
Vụ Tập Kích Sơn Tây
vụ tập kích của quân đội Mĩ bằng máy bay lên thẳng vào trại giam ở ngoại ô thị xã Sơn Tây đêm ngày 20.11.1970, do đại tá bộ binh Simon trực tiếp chỉ huy nhằm giải thoát số phi công Mĩ đã bị quân và dân ta bắt làm tù binh trong cuộc chiến tranh phá hoại Miền Bắc Việt Nam. Năm 1967, Uỷ ban Tù binh Liên Cơ quan (IPWIC) được thành lập, do Cục Tình báo Bộ Quốc phòng (DIA) chỉ đạo, đã tiến hành điều tra, thu thập tin tình báo về tù binh Mĩ ở Việt Nam. Căn cứ vào tin tình báo, phía Mĩ tin rằng ở trại giam tại Sơn Tây có 55 tù binh Mĩ. Tháng 7.1970, kế hoạch tập kích được đề ra với sự phối hợp của CIA, DIA, Cục Điều tra Liên bang (FBI), Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA), Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và cố vấn an ninh quốc gia. Đêm ngày 20.11.1970, nhiều máy bay chiến đấu của Mĩ xâm phạm vùng trời Miền Bắc để uy hiếp không lực ta. Một số tốp thả pháo sáng ở Hải Phòng hòng đánh lạc hướng lực lượng phòng không, tạo điều kiện cho quân tập kích Mĩ thâm nhập vào hoạt động. Hồi 23 giờ đêm ngày 20.11.1970, năm máy bay lên thẳng chở quân tập kích rời sân bay Uđông (Udon; Thái Lan) bay vào Miền Bắc Việt Nam, có nhiều máy bay dẫn đường, tiếp dầu, hộ tống. Vào 2 giờ ngày 21.11.1970, các máy bay đáp xuống và đổ quân ở khu vực tập kích, trong đó một chiếc hạ ngay xuống sân trại giam. Chúng đã dùng loa kêu gọi tù binh phá trại giam, đánh phá một số mục tiêu, cắt thông tin liên lạc hòng ngăn chặn lực lượng chi viện. Vì số tù binh Mĩ đã được chuyển đi nơi khác gần một tháng trước đó, nên sau khoảng nửa giờ tấn công, quân Mĩ đã lên máy bay rút về căn cứ. Đây là trận tập kích táo bạo, liều lĩnh của không quân Mĩ, nhưng không đạt được mục tiêu đề ra.
Link:[php]http://www.box.net/shared/3iln9pglm6[/php]ẤN CHƯƠNG VIỆT NAM: Từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX
Cuốn sách gồm 3 phần:
Phần mở đầu
KHÁI QUÁT VỀ ẤN CHƯƠNG HỌC VÀ ẤN CHƯƠNG VIỆT NAM
gồm 4 chương:
· Chương 1: Khái luận về ấn chương và ấn chương học
· Chương 2: Khái lược về ấn chương học Trung Quốc
· Chương 3: Khái quát về ấn chương Việt Nam
· Chương 4: Hình thức và tính chất các loại hình ấn và dấu Việt Nam từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX.
Phần thứ nhất
ẤN CHƯƠNG VIỆT NAM TỪ THỜI LÊ SƠ (1428-1527) ĐẾN THỜI TÂY SƠN (1778-1802)
gồm 3 chương:
· Chương 1: Ấn chương Việt Nam thời Lê sơ - Mạc (1428-1592)
· Chương 2: Ấn chương Việt Nam thời Lê trung hưng (1533-1788)
· Chương 3: Ấn chương Việt Nam thời Tây Sơn (1778-1802)
Phần thứ hai
ẤN CHƯƠNG VIỆT NAM THỜI NGUYỄN (1802-1945)
gồm 4 chương:
· Chương 1: Kim ngọc Bảo Tỷ của Hoàng đế và ấn chương trong Hoàng tộc thời Nguyễn
· Chương 2: Ấn chương ở một số cơ quan trung ương và trong binh chế quân đội thời Nguyễn
· Chương 3: Ấn chương trong các cấp chính quyền địa phương thời Nguyễn
· Chương 4: Tín ký, ký và ấn tư nhân thời Nguyễn
· Phần Phụ lục cuối sách 32 trang in nhiều ảnh màu minh họa các ấn chương trên các chất liệu ngọc, đồng và giấy.
Cuốn sách giới thiệu tình hình Ấn chương từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX thông qua các sưu tập và nghiên cứu Ấn chương của nhà vua và các quan chức ở triều đình cùng với các quan chức ở địa phương Việt Nam. Trong sách có rất nhiều ảnh ấn chương minh họa.
"Đây là một công trình nghiên cứu công phu mà tác giả đã hoàn thành, có đóng góp lớn cho việc xây dựng bộ môn Ấn chương học Việt Nam. Về bộ môn này thì đây là công trình đầu tiên; không có gì có thể so sánh được..." (Lời giới thiệu của GS. Hà Văn Tấn).
Cuốn sách do Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành, khổ 16cm x 24cm, 554 trang, bìa cứng, được tặng giải thưởng vàng sách đẹp năm 2006.
Link:[php]http://www.box.net/shared/7ihkv55hhv[/php]QUAN VÀ LẠI Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM: một bộ máy hành chính trước thử thách (1820-1918)
Chế độ quan lại Việt Nam từ trước đến nay đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Các nhà nghiên cứu Việt Nam thường xuất phát từ tinh thần "phản phong", từ trên lập trường dân tộc để đánh giá chế độ quan lại đó là thối nát, xa rời thực tế, xa rời dân chúng, đặc biệt là tình hình quan lại dưới thời thuộc địa. Trong không khí đấu tranh chính trị ở một nước thuộc địa, họ đã chịu tác động không ít của những cuộc luận chiến trên báo chí, lên án sự tồn tại của một chế độ quan liêu làm tay sai cho thực dân, cần phải xóa bỏ. Mặt khác, các nhà nghiên cứu phương Tây, xuất phát từ quan niệm về tổ chức bộ máy hành chính của chủ nghĩa tư bản, nên phần lớn chỉ chú ý đến mặt lỗi thời, lạc hậu của bộ máy cai trị phương Đông.
Tuy nhiên, tình hình đó đến nay đã khác. Vì một bộ máy cai trị tồn tại được qua hàng ngàn năm, không những thế còn huy động được nhân tài vật lực chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, lãnh đạo được nhân dân qua nhiều cuộc chống ngoại xâm thắng lợi, thì hẳn phải có cái gì khả thủ, cần được tìm hiểu với một thái độ thực sự cầu thị. Chính trên suy nghĩ đó mà Emmanuel Poisson đã nghiên cứu chế độ quan và lại ở miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn đầu chuyển tiếp từ thời đại độc lập, sang chế độ thuộc địa cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Không để cho ảnh hưởng của những mô hình có sẵn tác động đến suy nghĩ của mình, tác giả đã thận trọng tìm hiểu mọi tài liệu có liên quan, chủ yếu là hồ sơ về các quan và lại trong bộ máy hành chính đầu thời thuộc địa, mà may mắn vẫn còn được lưu trữ bảo quản tốt tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia 1 ở Hà Nội.
Trong 6 năm làm việc ở Hà Nội với tư cách là thành viên Trung tâm Viện Viễn đông Bác cổ Pháp (1995-2001), Emmanuel Poisson đã tiếp xúc với nhiều nguồn tài liệu phong phú, không những tại các cơ quan lưu trữ, mà cả trong những tủ sách cá nhân, mà điều đáng trân trọng đối với một học giả nước ngoài, là đã khai thác toàn bộ các tư liệu bằng chữ Quốc ngữ và chữ Hán, chữ Nôm, và tất nhiên là cả tài liệu chữ Pháp. Đây là một công việc làm cần cù và thận trọng, nếu ta biết số lượng tài liệu mà tác giả đã tham khảo khi biên soạn luận án của mình: 1272 bản lý lịch các quan và lại viên ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam, hầu hết các báo cáo của công sứ, thống sứ Bắc Kỳ, thư từ trao đổi, biên bản xử án... trong một thời kỳ kéo dài hàng mấy chục năm, nói lên những khía cạnh tư liệu mà chúng ta chưa chú ý tới. Vì vậy những kết luận mà tác giả rút ra ở đây, không chỉ là những suy luận có cơ sở, mà còn dựa vào những thống kê định lượng mang tính thuyết phục hơn. Đó là một phương pháp làm việc mà giới nghiên cứu Việt Nam cần tham khảo, vì cái bệnh khái quát hóa trên cơ sở dữ liệu phiến diện vốn là một cố tật mà nhiều người trong chúng ta thường mắc phải.
Đây không chỉ là công trình nghiên cứu các hiện tượng đã qua. Vì ngay trong phần trình bày của mình, tác giả đã đặt vấn đề chuyển đổi của chế độ quan liêu đầu thời thuộc địa, nằm trong dòng chảy của những đợt cải cách quan trường được tiến hành từ thời Lê, đặc biệt là đầu thời Nguyễn trong thế kỷ 19. Và những bài học của giai đoạn chuyển tiếp này, vẫn còn có giá trị đối với chúng ta, trong chiến lược cải cách hành chính hiện nay. Nhiều vấn đề chúng ta đang suy nghĩ đã được đề cập đến cách đây một thế kỷ: đào tạo, sử dụng cán bộ các cấp, quan hệ giữa bộ máy hành chính với dân, quan hệ giữa chính quyền trung ương với địa phương, của chính quyền trung tâm với các vùng ngoại vi, theo cách nói hiện nay là vùng sâu vùng xa.
Dịch cuốn sách này sang tiếng Việt, chúng tôi mong đem lại cho bạn đọc một công trình tham khảo có thể đưa đến những cuộc trao đổi và thảo luận thêm. Trong quá trình dịch thuật, chúng tôi đã được sự họp tác chặt chẽ của tác giả, đặc biệt trong việc chuyển dịch các từ ngữ hành chính xưa. Tác giả hiện là giảng viên trường Đại học Paris 7 - Denis Diderot.
Link:[PHP]http://www.box.net/shared/pxqvi3syli[/PHP]
Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam
Link:[PHP]http://www.box.net/shared/9rb0vdi7ll[/PHP]

Bên lề chính sử
"Bên lề chính sử" là sự bổ sung cho những thiếu sót, chưa đúng, những sự không công bằng của chính sử với những sử nô viết dưới quyền uy của các vương triều quá khứ. Những ai chưa thỏa mãn với chính sử cũ, muốn tìm để hiểu lại những bí ẩn, những sự mờ ảo, không rõ ràng trong sử sách xưa kia, chủ yếu là từ thời Nguyễn về trước có thể tìm đọc "Bên lề chính sử". Để hoàn thành cuốn sách, Đinh Công Vĩ đã phải đọc kỹ lại, đối chiếu mấy chục bộ chính sử (chủ yếu từ thời Lê đến Nguyễn), tìm lại cả những sử sách đã tham sao thất bản trước thời Lê, những tài liệu khảo cổ về thời Hùng Vương, An Dương Vương... Không chỉ có vậy Đinh Công Vĩ còn đọc kỹ cả những tác phẩm mang tính bách khoa của Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Phạm Đình Hổ, Đặng Xuân Bảng... đọc cả truyền thuyết, văn thơ dân gian. Đặc biệt Đinh Công Vĩ đi sâu vào gia phả, dùng gia phả "bổ sung làm minh xác cho chính sử" như nhà sử học đã nói trong bài viết mở đầu. Ngoài ra ông còn chú ý nguồn tài liệu Hán Nôm khác như: thần phả, ngọc phả, hoành phi câu đối và nhất là văn bia, thấm nhuần "Phương pháp làm sử của Lê Quý Đôn", ở một số bài viết, Đinh Công Vĩ đã dùng văn bia để minh định cho sử học. Là chuyên gia khoa học công tác lâu năm ở Viện Hán Nôm lại say nghề, ham tìm tòi, luôn bứt dứt trước những vấn đề chưa sáng rõ nên "Bên lề chính sử" xét về mặt Hán học và sử học là có thể tin cậy được.
Cũng như các tác phẩm khác của bản thân, Đinh Công Vĩ không đi theo lối mòn là khen chê theo định kiến, một mực sùng bái viết theo chính thống hay theo đơn đặt hàng. Dù khi viết, Đinh Công Vĩ có cảm xúc văn học nhưng ông đứng vững trên tư liệu, công minh nhìn vào cả hai mặt phải trái của lịch sử.
Thời Hùng Vương, An Dương Vương, Bắc thuộc là những thời kỳ cho đến nay, giới sử học vẫn thấy khó xác định, chưa thể viết đầy đủ, lại bị sử sách phương Bắc xuyên tạc để có lợi cho họ, Đinh Công Vĩ đã dũng cảm đi vào thời kỳ này để góp phần xác định vấn đề thiết yếu sống còn: Vấn đề ăn uống (hay văn hóa ẩm thực trong sử học). Đã có thời tuồng, kịch nói, điện ảnh, tiểu thuyết và cả một vài nhà sử học ngày nay đã nhìn nhận không công bằng khi ca ngợi thái quá về Lê Hoàn, Dương thái hậu (trong tuồng hay kịch gọi là Dương Vân Nga) và Ỷ Lan, nói xấu thậm chí xuyên tạc về những danh nhân có công với đất nước như Đinh Điền, Nguyễn Bặc hoặc Lê Văn Thịnh. Dư luận trong nhân dân đã nhiều lần bày tỏ quan điểm này và "Bên lề chính sử" đã công minh làm sáng tỏ vấn đề, chiêu tuyết cho các danh nhân rất đáng trân trọng ấy. Cũng cần phải chiêu tuyết còn có vụ thảm án Lệ Chi viên "tru di tam tộc" cả nhà Nguyễn Trãi, hơn 600 năm nay còn làm nhức nhối tâm can nhiều thế hệ. Vậy mà giới sử học còn chưa làm sáng tỏ đầy đủ nhiều khi còn kiêng kỵ né tránh thì Đinh Công Vĩ đã "xé toạc bức màn dối trá" như nhan đề một bài ông viết, mạnh dạn chỉ ra thủ phạm chính bằng tư liệu và lý luận có sức thuyết phục. Cuốn sách cũng đề cập đến nhiều con người, các vấn đề khác như truyền thống ngoại giao tâm công, truyền thống "dĩ bất biến ứng vạn biến" hay "hoa quốc văn chương"...
Trước khi "Bên lề chính sử" ra đời, Đinh Công Vĩ đã cho xuất bản nhiều cuốn có giá trị như: "Phương pháp làm sử của Lê Quý Đôn", "Thảm án các công thần khai quốc thời Lê", "Những nhân vật lịch sử thời Lê"... có kiến thức rộng, lại khách quan nên "Bên lề chính sử" là cuốn sách có giá trị và rất đáng trân trọng trong nền sử học nước nhà và văn học hiện thời.
Link:[PHP]http://www.box.net/shared/8yduj93180[/PHP]
Việt Sử Giai Thoại có 8 tập
VIỆT SỬ GIAI THOẠI là bộ sách khai thác những ghi chép của các bộ chính sử xưa. Tuy nhiên, nếu các tập trước, nguyên tắc này được tuân thủ một cách nghiêm ngặt, thì ở tập này, tập 40 giai thoại từ thời Hùng Vương đến hết thế kỉ thứ X, chúng tôi buộc phải có một vài thay đổi nhỏ. Như bạn đọc đã biết, để viết về thời đại Hùng Vương và An Dương Vương, các bộ chính sử xưa đã dựa chủ yếu vào dã sử hoặc truyền thuyết dân gian. Hẳn nhiên, truyền thuyết dân gian không phải là sử nhưng truyền thuyết dân gian bao giờ cũng được hình thành trên cơ sở của một sự thực lịch sử nào đó. Một khi trong tay mình có đầy đủ những tài liệu mà chính sử xưa đã khai thác, chúng tôi nghĩ rằng, tốt nhất là mình hãy tự giới thiệu lấy, không nên trích lục những gì mà chính sử xưa đã trích lục. Xưa nay, tam sao thất bản vốn là chuyện chẳng hay. Từ cách nghĩ này, chúng tôi đã viết một số giai thoại trên cơ sở trích dịch một số sách như : Lĩnh Nam chích quái, Việt điện u linh tập ...v.v.
Link:
[PHP]http://www.box.net/shared/e5e9ukiqo1[/PHP]
Tài sản của Vô Tình
Dong Binh Thánh Cấp Dong Binh Thánh Cấp
Chữ ký của Vô Tình

Bæ ngaïn hoa khai nhaát thieân nieân, hoa dieäp vónh caùch baát töông kieán. . .
Bieät vaán thieân nhai nhaát tuyeán khieân, ñieàu ñieàu daï thaâm maïc canh haøn. . .
Duyeân phaän laø thöù giuùp hai ngöôøi xa laï ñeán ñöôïc vôùi nhau!!!



你 发如雪纷飞了眼泪 我等待苍老了谁
红尘醉微醺的岁月 我用无悔刻永世爱你的碑




Trả Lời Với Trích Dẫn