Xem bài viết đơn
  #13  
Old 04-04-2008, 10:22 AM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
PHẦN THỨ TƯ

CHƯƠNG THỨ TƯ

Ý THỦ (TRỤ TÂM, QUÁN TÂM)

Trong tĩnh-công, ý thủ rất quan trọng. Có môn phái gọi là tụ thần, hay linh điểm. Thiền gọi là trụ tâm. Vậy ý thủ là gì?

1. ĐỊNH NGHĨA

Khó nhất của tĩnh công là ý thủ.

Gọi là ý thủ khi ý niệm hoạt động tập trung vào:

– Một bộ vị thân thể, gọi là ý thủ nội thể.
– Một ngoại vật gọi là ý thủ ngoại vật.
– Một danh ngôn, văn từ gọi là ý thủ thần thức.

Ý thủ phải tự ý, không nên cường chế quá. Vũ-kinh nói:

“Bất khả cưỡng hành ý thủ. Nhược cưỡng thủ tắc tâm loạn, hỏa nhiễu, nhi khí huyết loạn dã”.

Nghĩa là: Không nên miễn cưỡng ý thủ. Nếu cưỡng ý thủ, tâm sẽ loạn, thân nhiệt đốt cháy khắp nơi, khí huyết tuần lưu rối loạn hết.

Khi luyện công phải nhớ lời dặn này.

2. CÁC LOẠI Ý THỦ

Như trên đã trình bày có ba loại ý thủ.

2.1. PHƯƠNG PHÁP NỘI THỂ

Nghĩa là làm biến đi cái hình hài của bản thân mình. Mà bắt đầu từ chỗ tập trung tinh thần vào một bộ vị thân thể. Rồi làm biến đi.

Các phương pháp ý thủ nội thể thường dùng là:

– Ý thủ đơn điền, gồm có thượng, hạ, trung đơn điền.
– Ý thủ mệnh môn (giao điểm thắt lưng và xương sống).
– Ý thủ khí hải (bụng dưới).
– Ý thủ dũng tuyền (gan bàn chân).
– Ý thủ túc-đại-chỉ (ngón chân cái).

2.1.1. Ý THỦ ĐƠN ĐIỀN

Có nhiều sách y khoa, võ học các quốc gia khác tranh luận liên miên về vị trí của đơn điền. Có nơi giải thích đơn điền nằm ở giữa hai lông mi, có nơi giải thích đơn điền nằm ở lỗ rốn, có nơi còn giải thích đơn điền nằm ở phần giao tiếp giữa bẹn và bụng dưới.
Sự thực trong tất cả những thư tịch của các khí công gia, cũng như sau nhiều năm dạy võ, dạy khí công, chúng tôi cùng công nhận:

"Đơn điền hữu tam, thượng, trung, hạ”

Như vậy có ba đơn điền: thượng đơn điền, hạ đơn điền, và trung đơn điền.

2.1.1.1. Ý THỦ THƯỢNG ĐƠN ĐIỀN

Thượng đơn điền nằm trên tuyến đốc mạch, ở giữa trán. Đó là khu vực nằm dưới mí tóc. Đốc mạch là nơi tập trung các kinh dương. Đầu đốc mạch là đầu các dương huyệt mạch. Ý-thủ thượng đơn điền mới có thể cho chu lưu các dương khí vào hết dương mạch. Ý-thủ thượng đơn điền rất tốt. Nhưng khi ý thủ thượng đơn điền phạm vào một trong các điều sau:

– Dẫn khí sai.
– Chia trí.
– Không giải trừ hết tạp niệm.

Sẽ sinh ra phản ứng: đau nháy tại hai thái dương huyệt, và bách hội huyệt. Áp-huyết lên cao làm đầu choáng váng.

Vậy người mới luyện, không nên ý thủ thượng đơn điền.

2.1.1.2. Ý THỦ TRUNG ĐƠN ĐIỀN

Trung đơn điền nằm tại bụng trung ương lá lách. Ý thủ tại đây làm cho kinh mạch bên trong điều hòa, làm cho lá lách lành mạnh. Khí từ đây dẫn vào khoảng trống không trong ngực làm tăng khí, cơ năng hoạt động nhất loạt trở thành tốt. Biến hóa công-năng làm cho tiêu hóa tốt.

Ý thủ trung đơn điền rất quan trọng. Vì khi ý thủ tại bộ vị khác, đầu tiên phải ý thủ trung đơn điền, rồi mới chuyển dẫn khí cho ý thủ tại bộ vị đó sau.
Lúc thu công không luyện nữa, phải thu khí tức về trung đơn điền. Phương pháp này gọi là khí tức quy nguyên.

2.1.1.3. Ý THỦ HẠ ĐƠN ĐIỀN hay KHÍ HẢI

Khí hải là một huyệt quan trọng nằm trên nhâm mạch. Y học gọi khí hải là bể để sinh ra khí. Ý thủ tại đây làm tăng thổ nạp bằng bụng. Giúp tiêu hóa dễ dàng. Người mới tập nên ý thủ khí hải pháp.

Khi ý thủ khí hải, nên khởi đầu bằng ý thủ trung đơn điền, làm cơ sở đầu tiên, rồi dùng ý dẫn khí tới. Lúc thu công cũng phải cho khí tức qui nguyên (dẫn khí về trung đơn điền).

2.1.2. Ý THỦ HUYỆT MỆNH MÔN

Mệnh-môn là một huyệt đạo nằm trên tuyến đốc mạch. Trong phép luyện công gọi là hậu đơn điền. Y-Kinh nói:

"Mệnh môn huyệt, thị:
Sinh mệnh môn hộ,
Tinh huyết chi hải,
Đắc tiên thiên chi khí,
Vi hóa sinh chi nguyên”.

Nghĩa là: Mệnh môn huyệt là cửa của sự sống, bể của tinh huyết, lĩnh tiên thiên khí, nguồn gốc sự hóa sinh.

Ý-thủ tại đây làm cho tráng kiện dương-khí, khí hóa tác dụng, thân thể khỏe mạnh.

Muốn ý thủ mệnh môn đầu tiên ý thủ trung đơn điền, làm cơ sở dẫn tới. Sau khi luyện công cũng phải cho khí tức qui nguyên (dẫn khí về trung đơn điền).

2.1.3. Ý THỦ HUYỆT DŨNG TUYỀN

Huyệt dũng tuyền thuộc Túc Thiếu-âm thận kinh, nằm giữa gan bàn chân, chỗ hũng sâu nhất. Ý thủ tại đây có tính chất vững chắc, để dẫn khí xuống dưới, mang độc chất ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên những người máu huyết không đều, chẳng nên ý-thủ tại đây.

Y kinh nói:

« Huyệt dũng tuyền nằm ở gan bàn chân, trên Túc Thiếu-âm thận kinh. Dùng kim, châm huyệt dũng tuyền trị nùng huyết, tâm loạn, ý phiền, sưng cơ tim, da vàng bủng. Đàn bà có tử cung sa, không con. Trẻ kinh phong, ho, mất tiếng.Người lớn lưỡi tê ngọng, năm ngón chân đau nhức, thận yếu, khát nước, tiểu nhiều ».

Khi nhập tĩnh, muốn ý thủ dũng tuyền, phải ý thủ trung đơn điền làm căn bản, rồi dùng ý dẫn khí tới sau. Lúc thu công phải cho khí tức qui nguyên.

2.1.4. Ý THỦ TÚC ĐẠI CHỈ

Túc đại chỉ là ngón chân cái. Ngón chân cái nằm trên cửa hai kinh mạch. Phía trong là Túc Thái-âm tỳ kinh, phía ngoài là Túc Khuyết-âm can kinh. Ý thủ túc đại chỉ làm cho kinh mạch chuyển động. Muốn ý thủ tại đây phải ý thủ trung đơn điền trước, rồi dùng ý dẫn khí tới sau. Khi luyện công phải cho khí tức qui nguyên.

3.2. Ý THỦ NGOẠI THỂ

Phương pháp này tập trung tư tưởng vào một không gian sự vật nào đó, để quên hết phiền tạp xung quanh, tức là tâm an, thần tĩnh. Rồi sau đó tiến tới nhập tĩnh, quên hết, chỉ còn một điểm tư tưởng tập trung mà thôi. Ý thủ ngoại thể rất rộng, dưới đây là một vài tỷ dụ:

– Vào một kiến trúc hùng vỹ.
– Vào một vườn hoa.
– Vào một bức họa đẹp.
– Vào một cảnh trí đẹp.
– Vào tượng một danh nhân.
– Vào mặt trăng, mặt trời, hay các ngôi sao.

Sau khi ý thủ rồi bắt đầu:

– Nhập tĩnh (không hoạt động nữa, im lặng).
– Ninh thần (quên hết sự vật, để hồn yên lặng).
– Điều tức (điều hòa hơi thở cho bình thường).
– Giáng khí (khí trầm đơn điền, điều hòa).
– Giải trừ tạp niệm (phương pháp đã học ở trên).

Hai mắt nhắm đều, dẫn nơi ý thủ biến mất, chỉ còn lại hình ảnh trong tâm thức.

– Về khoảng cách, giữa ngoại vật và bản thân, gần nhất 0.50 m. Xa nhất không giới hạn. Không nên gần quá làm chóa mắt, đưa đến nhức đầu.
– Cao độ giữa vật và mắt nên ngang nhau. Nếu cao quá sẽ cảm thấy nhức đỉnh đầu, tinh thần bất thường. Nếu thấp quá làm nhức phần dưới mắt.
– Về độ lớn, không nên lớn quá, nhỏ quá.
– Không nên để khí tức nội thể đầy hay vơi. Nếu ý thủ vật cao thì để khí tức nội thể cao. Nếu ý thủ vào vật thấp, thì có thể để khí tức nội thể thấp.

Khi xử dụng ý thủ này, luôn luôn nhớ định lý căn bản là: Làm biến đi mọi vật.
3.4. Ý THỦ THẦN THỨC

Đây là phương pháp thuần túy thiền môn để tĩnh tâm, an thần.
Khi nhập tĩnh dùng tư tưởng hồi nhớ lại dĩ vãng hoặc văn từ danh ngôn triết học.

– Phải hồi tưởng lại những gì từ ái, hùng tráng.
– Không nên hồi tưởng lại cảnh khoái lạc ăn uống, khí tức làm trấn động bao tử. Gây nguy hại cho tiêu hóa.
– Không nên hồi tưởng lại những cảnh sầu não, nhớ nhung, buồn nản, lo nghĩ, ác
độc, khủng khiếp v.v.... Những cảnh đó dồn khí lên tim, phản ứng không tốt. Nhẹ khí huyết đảo lộn. Nặng thì thổ huyết, đau tim.
– Không nên hồi tưởng lại những cảnh dâm đãng, luyến ái.

Trong cuộc sống con người, trải qua nhiều sự vật, ngũ quan:

Mắt, mũi, tai lưỡi, da v.v... đều tập trung tại óc nhiều ấn tượng khác nhau. Lúc ý thủ cho xuất hiện để quên hết phiền tạp xung quanh. Khi bắt đầu ý thủ:

– Nhập tĩnh.
– Ninh thần.
– Điều tức.
– Giáng khí.
– Giải trừ tạp niệm.
– Ý thủ. Cho cảnh trí, các câu kinh, văn tự xuất hiện.

Dưới đây là những tỷ dụ:

– Tập trung tinh thần vào kinh Kim-cương, Lăng-già, kinh Bát-nhã.
– Bài hịch tướng sĩ của Hưng-Đạo vương.
– Bài thơ đánh Tống của Lý Thường-Kiệt đánh Tống.
– Bài thơ đánh Mông-cổ của Trần Quang-Khải.
– Bài Phóng-cuồng-ca của Tuệ-trung thượng-sĩ.
– Gần đây có vị ý thủ vào bài Chí-thành thông thánh thi của Phan Chu-Trinh, vào Đạo-đức kinh của Lão-tử, vào Luận-ngữ.

4. KẾT LUẬN

Ý thủ là sự tập trung tinh thần, để có thể đi đến nhập tĩnh. Ý thủ chỉ với mục đích không bị chia trí, hoặc dùng ý thủ như một điểm kích thích vào vận công. Khi thấy ý thủ chưa được hoàn toàn, thì cứ luyện từ từ, không nên cưỡng quá. Vả nếu không luyện được tĩnh công, thì luyện động công, đừng nên vì ý thủ không được mà bỏ luyện tập.
Tài sản của ngoctulaa

Chữ ký của ngoctulaa
[SIZE="6"][COLOR="Blue"] nhớ nhà[/COLOR][/SIZE]
Trả Lời Với Trích Dẫn