Xem bài viết đơn
  #1  
Old 01-06-2008, 11:17 AM
donkihotexuthanh's Avatar
donkihotexuthanh donkihotexuthanh is offline
Phá Quan Hạ Sơn
 
Tham gia: Apr 2008
Bài gởi: 293
Thời gian online: 0
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 11 Times in 5 Posts
Đồng chí Nguyễn Văn Cừ - Nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam

Đồng chí Nguyễn Văn Cừ - Nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam

(ĐCSVN)-1. Người chiến sĩ cộng sản kiên cường

Đồng chí Nguyễn Văn Cừ sinh ngày 9-7-1912 trong một gia đình trí thức yêu nước ở xã Phù Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh và là hậu duệ đời thứ 17 của nhà chính trị, ngoại giao, nhà thơ, danh nhân văn hóa thế giới-Nguyễn Trái.

Mang trong mình dòng máu yêu nước, văn hoá truyền thống của gia đình, được nuôi dưỡng trong một không gian đặc trưng của văn hóa Việt Nam và lớn lên dưới tác động mạnh mẽ của phong trào yêu nước quật cường của nhân dân ta chống lại thực dân Pháp xâm lược trong những năm đầu của thế kỷ XX, năm 1927, mới ở tuổi 15- tuổi niên thiếu, khi còn đang theo học ở trường Bưởi (Hà nội), Nguyễn Văn Cừ đã bắt đầu tham gia các hoạt động yêu nước.

Đầu năm 1928, Nguyễn Văn Cừ đã trở thành hội viên của Hội Việt nam cách mạng thanh niên do lãnh tụ Nguyễn ái Quốc sáng lập. Lấy cớ các hoạt động yêu nước của Nguyễn Văn Cừ là “hành vi chống đối”, tháng 5-1982, nhà trường thực dân đã buộc anh phải thôi học.

Tháng 8-1928, thực hiện chủ trương “vô sản hóa'' của Kì hội Bắc kì của Hội Việt Nam thanh niên cách mạng, Nguyễn Văn Cừ được đi “vô sản hóa” ở vùng mỏ than Đông Bắc. Nhiệt huyết cách mạng, năng lực tổ chức phong trào, khả năng tuyên truyền cách mạng và xây dựng tổ chức Đảng trong giai cấp công nhân của Nguyễn Văn Cừ sớm được thể hiện và đồng chí đã nhanh chóng trưởng thành từ phong trào của giai cấp công nhân: chỉ sau một năm “vô sản hoá”, năm 1929, ở tuổi 17, Nguyễn Văn Cừ đã trở thành người trực tiếp chỉ đạo phong trào công nhân, phong trào cộng sản ở khu vực có số lượng công nhân tập trung lớn nhất nước ta.

Tháng 6-1929, đồng chí trở thành một trong những đảng viên đầu tiên của Đông Dương cộng sản Đảng.

Tháng 2 -1930, đồng chí Nguyễn Ái Quốc thống nhất các tổ chức cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Văn Cừ trở thành đảng viên lớp đầu tiên của Đảng. Cuối tháng 2-1930, đồng chí thành lập chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ở mỏ Mạo Khê - chi bộ đầu tiên của Đảng ta ở vùng mỏ Quảng Ninh và sau đó đến tháng 4-1930, dưới sự chỉ đạo của đồng chí các chi bộ đảng ở Uuông Bí, Vàng Danh, Hòn Gai, Cẩm Phả, Cửa Ông lần lượt ra đời. Với những hoạt động không mệt mỏi của đồng chí Nguyễn Văn Cừ, ngay từ những ngày tháng đầu mới thành lập, Đảng ta đã đứng vững ở nơi tập trung đông đảo nhất đội ngũ công nhân của nước ta. Lúc này, đồng chí mới 18 tuổi.

Tháng 2-1931, đồng chí Nguyễn Văn Cừ bị thực dân Pháp bắt và bị giam cầm ở các nhà tù Hồng Gai, Hoả Lò rồi bị lưu đày đi Côn Đảo. Sau gần 6 năm bị đày ải trong ngục tù đế quốc, do thắng lợi của Mặt trận bình dân Pháp, nhờ kết quả đấu tranh của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, tháng ll-1936, đồng chí được trả tự do và lại lao ngay vào hoạt động cho Đảng. Cùng với các đồng chí Lương Khánh Thiện, Tô Hiệu, Đăng Xuân Khu, Hạ Bá Càng...Nguyên Văn Cừ đã tập trung vào công tác khôi phục cơ sở Đảng khôi phục và đẩy mạnh phong trào đấu tranh của nhân dân và đã thành công trong việc lập lại Xứ uỷ Bắc kỳ và trở thành uỷ viên Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ (3-1937). Các hoạt động của đồng chí dã góp phần vào việc sửa chữa những khuyết điểm của Đảng về tổ chức, trong lề lối làm việc của thời kỳ trước, củng cố, xây dựng và tổ chức lại các hoạt dộng của Đảng cho phù hợp với tình hình mới, chống lại tư tưởng cô độc hẹp hòi trong công tác của đảng viên, đáp ứng sự phát triển của phong trào cách mạng. Năng lực của đồng chí Nguyễn Văn Cừ được Đảng ta khẳng định trong Hội nghị BCHTƯ họp từ ngày 25-8 đến 4-9-1937, đồng chí dã được bầu vào BCHTƯ được cử vào Ban Thường vụ trung ương Đảng. Sáu tháng sau đó, phẩm chất, trí tuệ và tài năng tổ chức của Nguyễn Văn Cừ lại được Đảng ta đánh giá đúng mức: tại Hội nghị BCHTƯ, họp từ ngày 29 đến 30-3-1938, đồng chí được bầu là Tổng bí thư BCHTƯ Đảng Cộng sản Đông Dương. Trong lịch sử Đảng ta, Nguyễn Văn Cừ là người giữ cương vị Tổng bí thư ở độ tuổi trẻ nhất khi đó đồng chí 26 tuổi.

Với sự lãnh đạo đúng đắn của Tổng Bí thư Nguyền Văn Cừ, Đảng ta đã lãnh đạo phong trào cách mạng nước ta có những bước phát triển mạnh mẽ. Hoảng sợ trước sự phát triển của phong trào cách mạng nước ta, thực dân

Pháp tiến hành khủng bố phong trào cách mạng. Ngày 17-l-1940, thực dân Pháp đã bắt Tống Bí Nguyễn Văn Cừ và ngày 26-8-1941, chúng đã hành quyết đồng chí. Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ đã anh dũng hy sinh cho lý tưởng của Đảng - vì độc lập của Tổ quốc và tự do cho dân tộc Việt Nam khi đồng chí mời 29 tuổi.

Đó là tấm gương ngời sáng về một chiến sĩ cộng sản kiên cường.

2. Nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng ta

Không phải ngẫu nhiên và càng không phải do tình thế cán bộ lúc bấy giờ mà Hội nghị BCHTƯ Đảng, tháng 3-1938, trao trách nhiệm chính trị lớn nhất trước Đảng và dân tộc cho đồng chí Nguyên Văn Cừ. Cùng với tài năng tổ chức và chỉ đạo hoạt động thực tiễn đồng chí đã thể hiện là một trí tuệ kiệt xuất trong việc cùng BCHTƯ Đảng hoạch định những chủ trương, chính sách mới rất sáng tạo, khắc phục được những nhược điểm của Đảng trước đó, đưa phong trào cách mạng tiến lên, đáp ứng được sự phát triển mới của tình hình trong nước và quốc tế.

Tại Hội nghị BCHTƯ tháng 3-1938, Nguyễn Văn Cừ đã cùng BCHTƯ Đảng ta xây dựng Nghị quyết kiểm điểm các công tác, vạch ra nhiệm vụ của Đảng trong thời kỳ mới, xác định “vấn đề lập Mặt trận dân chủ thống nhất là một nhiệm vụ trung tâm của Đảng trong giai đoạn hiện tại” và chỉ rõ rằng “cần đưa hết toàn lực của Đảng”, “dùng hết phương pháp làm thế nào cho thực hiện được Mặt trận dân chủ, ấy là công cuộc của Đảng ta trong lúc này”.

Xây dựng Mặt trận dân chủ Đông Dương, một hình thức mặt trận đoàn kết dân tộc thay thế cho Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương trước đó, là chủ trương hết sức dúng đắn và kịp thời của Đảng ta và Tổng Bí

thư Nguyễn Văn Cừ trước sự vận động nhanh chóng của tình hình mới trong nước và thế giới. Để thực hiện nhiệm vụ này, đồng chí Nguyễn Văn Cừ và Đảng ta đã chủ trương phải tiến hành cuộc đấu tranh chống khuynh hướng “tả”- đưa ra những khẩu hiệu quá cao, và đề phòng khuynh hướng “hữu”- không chú trọng phong trào quần chúng công nông. Nghị quyết Hội nghị BCHTƯ (3-1938) còn thể hiện những chủ trương cụ thể về công tác quần chúng: củng cố, chỉnh đốn công tác vận động công nhân; đề ra các biện pháp cụ thể đẩy mạnh công tác vận động nông dân ở ba miền; “xây dựng một đoàn thể thanh niên có tính chất chính trị và quần chúng rộng rãi”; đẩy mạnh công tác vận động phụ nữ làm cho phong trào phát triển cả về chiều rộng và bề sâu.

Nghị quyết của Hội nghị còn tập trung đề ra những biện pháp cụ thể nhằm củng cố, phát triển đều khắp tổ chức cơ sở Đảng, củng cố cơ quan lãnh đạo các cấp, giải quyết một cách đúng đắn các phương thức hoạt động và mối quan hệ của các hình thức hoạt dộng bí mật và công khai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huấn luyện cán bộ và tăng cường chỉ đạo công tác vận động quần chung của Đảng trước tình hình mới. Nghị quyết đặc biệt nhấn mạnh: để củng cố, mở rộng Mặt trận dân chủ Đông Dương và để cho mọi chủ trương chính sách của Đảng được thực hiện, cần phải triệt để chống lại chủ nghĩa trốtkít, đi sâu vào quần chúng dể vạch mặt bọn chống Đảng bằng những lời nói cực tả. Mặt khác, Nghị quyết cũng chỉ rõ từng nhiệm vụ để củng cố nội bộ Đảng về tổ chức, giao thông liên lạc, phương thức hoạt động bí mật và công khai, công tác tuyên truyền, huấn luyện cán bộ, công tác chỉ đạo quần chúng .. Đặc biệt là, Đảng phải kiên quyết tiến hành cuộc đấu tranh chống bọn tờrốtkit, “phải tẩy sạch những phần tử tờrốtkít đã lọt vào trong Đảng” và chỉ rõ “muốn đấu tranh chống chủ nghĩa Tơrớtxky phải nghiên cứu sự khác nhau giữa chủ nghĩa Tơrốtxky và chủ nghĩa Mác-Lênin”.

Không chỉ với nhiệm vụ hoạch định chủ trương, chính sách lớn của Đảng, trên cương vị Tổng bí thư, đồng chí Nguyền Văn Cừ đã lập tức chỉ đạo việc thực hiện nghị quyết của Đảng. Ngay sau Hội nghị BCHTW, đồng chí đã xúc tiến ngay việc thành lập Mặt trận dân chủ Đông Dương. Việc chỉ đạo xuất bản báo Tin tức (ở Hà nội) và báo Dân chúng (ở Sài Gòn) cũng như lãnh đạo Đảng tham gia đấu tranh nghị trường ở thời kỳ này là những quyết định sáng suốt, kiên quyết của đồng chí Nguyên Văn Cừ đã góp phần quan trọng trong việc giác ngộ chính trị, giáo dục đảng viên, tập hợp lực lượng quần chúng trong Mặt trận dân chủ Đông Dương, chống lại bọn trôtkit và khắc phục tình trạng bất đồng ý kiến xuất hiện trong Đảng lúc đó. Chính Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ đã trực tiếp tham gia vào cuộc bút chiến phê phán những sai lầm “tả” khuynh về quan điểm chính trị, sai lầm về nguyên tắc tổ chức, về phê bình và tự phê bình, về đoàn kết trong Đảng, đồng thời xác định rõ những vấn đề chiến lược, sách lược của Đảng. Những bài báo và đặc biệt là tác phẩm Tự chỉ trích do chính Tổng Bí thư Nguyền Văn Cừ viết (tháng 7 -1939) thể hiện sự vận dụng nhuần nhuyễn chủ nghĩa Mác - Lê nin và những vấn đề chiến lược và chỉ đạo chiến lược trong phong trào cách mạng. Đây là một tác phẩm tổng kết thực tiễn sâu sắc, đóng góp quý báu vào kho tàng lý luận của Đảng ta.

Cần nói rõ rằng, đóng góp của đồng chí Nguyễn Vãn Cừ vào nội dung Nghị quyết của Hội nghị Trung ương tháng 3 - 1938 cũng như những vấn đề nêu ra trong tác phẩm Tự chỉ trích hoàn toàn sát đúng với nội dung trong thư của đồng chí Nguyễn Ái Quốc gửi cho Đảng ta vào cuối tháng 7 – 1939 (Những chỉ thị mà tôi còn nhớ). Điều này thể hiện trí tuệ sáng tạo, sự già dặn chính trị của Tổng Bí thư trẻ tuổi Nguyễn Văn Cừ.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn văn Cừ, thắng lợi của phong trào Mặt trận dân chủ đã biến những chủ trương của Đảng thành hiện thực và không chỉ dừng lại ở việc giành được những quyền dân chủ, dân sinh tối thiểu mà chính là ở chỗ, đã làm rực cháy lên ngọn lửa tinh thần dân tộc và đoàn kết dân tộc dưới những hình thức mới, phương pháp mới. Qua hoạt động thực tiễn từ phong trào, Đảng ta có thêm nhiều kinh nghiệm trong chỉ đạo chiến lược, trong tìm tòi sáng tạo các hình thức, biện pháp dấu tranh và đồng thời còn đào tạo được nhiều nhà lãnh đạo xuất sắc cho Đảng như các đồng chí Trường Chinh, Lê Duẩn,...

Từ tháng 10 năm 1938, một năm trước chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Đông Dương đối với thời cuộc, Tổng bí thư Nguyên Văn Cừ và BCHTƯ Đảng đã nhận định rất chính xác về tình hình thế giới trước ngọn lửa chiến tranh của chủ nghĩa phát xít và những dự báo về sự thất bại của chính sách ngoại giao thoả hiệp của các nước đế quốc với chủ nghĩa phát xít và những chính sách hy sinh quyền lợi của dân tộc khác cho chủ nghĩa phát xít là chính sách phản động tất yếu sẽ phải trả giá đắt là hoàn toàn chính xác. Dự báo chiến lược đó đã chuẩn bị cho Đảng ta có sự chuyển hướng chiến lược nhanh chóng và đúng đắn trước sự vận động vô cùng nhanh chóng của tình hình thế giới. Tháng 6 - 1939, đồng chí Nguyễn Văn Cừ viết: “Người cộng sản cháng bao giờ hô hào những chuyện cao xa viển vông cho sướng miệng, nhưng can cứ vào sự thực, đồng thời nắm lấy sự di tới (le dvenir) của sự vật, hiểu thấu luật tiến hóa của xã hội...(để) khi tình thế thay đổi thì chính sách sẽ thay đổi”.

Chính vì vậy sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (l - 9 – 1939), ngày 8-9-1939 tại Hội nghị Xứ uỷ Bắc kỳ, với nhãn quan chính trị nhạy bén và tầm nhìn chiến lược, là người có trách nhiệm cao nhất của Đảng, Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ đã chủ trì ngay việc tiến hành phân tích tình hình chuẩn bị cho Đảng về chiến lược và phương pháp cách mạng phù hợp vời tình hình mới. Từ Hội nghị Xứ uỷ Bắc Kỳ đến quyết định tổ chức Hội nghị toàn thể BCHTƯ (6, 7, 8 - 11 - 1939), hai tháng sau Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ và Ban Chấp hành Trung ương đã nhanh chóng quyết định chuyển hướng chiến lược và phương pháp cách mạng của Đảng. Sau khi phân tích tình hình, Hội nghị chỉ rõ: “Căn cứ vào những sự biến đổi trên quốc tế và trong Xứ và sự biến chuyển mới của phong trào cách mạng thế giới và Đông Dương, Đảng ta phải thay đổi chính sách” và xác đã định “Mặt trận dân chủ thích hợp với hoàn cảnh trước kia, ngày nay khòng còn thích hợp nữa. Ngày nay phải thành lập Mặt trặn thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương (MTDTTNPĐĐD) để tranh đấu chống đế quốc chiến tranh, đánh đổ đế quốc Pháp và bọn phong kiến thối nát, giải phóng các dân tộc Đông Dương làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập”. Nghị quyết của hội nghị khẳng định: “Cuộc cách mệnh giải phóng các dân tộc của Mặt trận phản đế là một kiểu của cách mạng tư sản dân quyền. Song đứng trước tình thế khác ít nhiều so với tình thế năm 1930-1931, chiến lược cách mệnh tư sản dân quyền bây giờ cũng phải thay đổi ít nhiều cho hợp với tình thế mới. Cách mệnh phản đế và điền địa là hai cái mâu chốt của cách mệnh tư sản dân quyền. Không giải quyết dược cách mệnh điền địa thì không giải quyết được cách mệnh phản đế. Trái lại không giải quyết được cách mệnh phản đế thì không giải quyết được cách mệnh điền địa - cái nguyên tắc chính ấy không bao giờ thay đổi được, nhưng nó phải ứng dụng một cách khôn khéo thế nào để thực hiện được nhiệm vụ chính cốt của cách mệnh là đánh đổ dế quốc”. Đảng ta cho rằng, “đứng trên lập trường giải phóng dân tộc, lấy quyền lợi dân tộc làm tối cao, tất cả mọi vấn đề của cuộc cách mệnh, cả vấn đề điền địa cũng phải nhằm vào cái mục đích ấy mà giải quyết”.

Để tập trung lực lượng đánh đổ đế quốc, Đảng chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất và đề ra khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc, chống tô cao, chống nặng lãi và tạm gác khẩu hiệu lập chính quyền xô viết công nông binh, thay bằng thành lập chính quyền cộng hòa dân chủ...Hội nghị cũng quyết định thay đổi phương pháp cách mạng hướng vào “dự bị những điều kiện bước tới bạo động làm cách mệnh giải phóng dân tộc”, chuyển từ thời kỳ đấu tranh cho dân sinh, dân chủ sang đấu tranh trực tiếp đánh đổ đế quốc và tay sai, từ hoạt động hợp pháp và nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật và khởi nghĩa võ trang. Về xây dựng Đảng, Hội nghị nhấn mạnh: “Trong thời giờ nghiêm trọng này, trong lúc phong trào cách mệnh đương sắp phát triển hết sức rộng và sắp bước vào thời kì quyết liệt thì Đảng ta nhất định phải thống nhất ý chí lại thành một ý chí duy nhất, một mà thôi”

Rõ ràng, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ, Nghị quyết Hội nghị của BCHTƯ (tháng 11-1939) đã quyết định những vấn đề cực kỳ quan trọng trong chuyển hướng chiến lược cách mạng, mà nội dung trọng yếu là giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc – giai cấp,giai cấp-dân tộc, vấn đề xây dựng Đảng, Mặt trận và phương pháp cách mạng trong tình hình lịch sử mới. Đây là những quyết định hoàn toàn chính xác, kịp thời và phù hợp với sự biến đổi của tình hình quốc tế và trong nước.

Quyết định chiến lược trên đây đã được Hội nghị BCHTƯ lần thứ 7 (11-1940) và sau đó là Hội nghi BCHTW lần thứ 8 (5 -1941) (do Chú tịch Hồ Chí Minh chủ trì), khẳng định là chính xác và đúng đắn. Đây là quyết định đặt cơ sở quan trọng để Đảng ta hoàn chỉnh chuyển hướng chiến lược cách mạng ở Hội nghị lần thứ 8 BCHTW (5-1941) đưa tới cao trào giai phóng dân tộc 1941-1945 và thắng lợi của Cách mạng tháng Tám.

Như vậy, với 20 tháng, trên cương vị là Tổng Bí thư của Đảng, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã có những đóng góp cực kỳ quan trọng trong việc chỉ đạo và chuyển hướng chiến lược cách mạng của Đảng; trong xây dựng củng cố Đảng cả về tư tưởng, tổ chức và phương thức hoạt động trong xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất trong những điều kiện lịch sử khác nhau. Những đóng góp ấy thể hiện trí tuệ sáng tạo với tư duy chiến lược của nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng ta-Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ.Khi đó, đồng chí ở tuổi 27!

3-Phẩm chất chính trị kiên đinh của một trí tuệ sáng tạo

Tham gia cách mạng và là Tổng Bí thư của Đảng ta ở một trong những thời đoạn biến động to lớn nhất của lịch sử nhân loại và dân tộc, trước và lúc bùng nổ chiến tranh thế giới lần thứ hai, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã đem hết sức lực, trí tuệ để cống hiến cho Đảng và cách mạng. Trước những vận động phức tạp của tình hình trong nước và quốc tế, là người hoạch định và quyết định chiến lược mới trong cách mạng giải phóng dân tộc đồng thời chịu trách nhiệm tổ chức thực thi đường lối ấy, đồng chí Nguyền Văn Cừ luôn khẳng định bản lĩnh chính trị kiên định và trí tuệ khoa học sáng tạo của người lãnh đạo cao nhất của Đảng.

Cùng với các Nghị quyết của Hội nghị BCHTW tháng 3-1938 và Hội nghị BCHTW tháng 11-1939 tác phẩm Tự chỉ trích của đồng chí Nguyễn Văn Cừ thể hiện rõ những phẩm chất đó. Tác phẩm này không chỉ thể hiện sự sắc sảo về chính trị, 1í luận mà còn là những chỉ dẫn cho chúng ta về tính đảng, tính nguyên tắc, tính kiên định cách mạng, về đạo đức trong phê bình và tự phê bình.

Đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã viết: “Người cộng sản có bổn phận nói sự thật với quần chúng chớ không phải theo đuôi họ hay phỉnh phờ họ”. Và dầu cho có sai lầm, có thất bại thì “phải có can đảm mở to mắt ra nhìn sự thật”. “Chúng ta không bao giờ có thể đổ hết những nguyên nhân thất bại cho việc quân thù đàn áp và cử tri chưa giác ngộ. Chúng ta phải biết nhìn nhận những khuyết điểm về chủ quan mà chính ta gây ra, chính ta phải chịu hoàn toàn trách nhiệm”. Đồng chí cho rằng Đảng “có bổn phận phải phân tích xác thực hoàn cảnh, không bi quan hoảng hốt mà cũng không đắc chí tự mãn, để tìm ra những nguyên nhân thất bại và nghiên cứu phương pháp sửa lỗi và tiến thủ”. Do dó, đồng chí yêu cầu Đảng phải: “Công khai, mạnh dạn, thành thực vạch những nhầm lỗi của mình và tìm phương châm sửa đổi, chống những xu hướng hoạt đầu, thoả hiệp, như thế không phải làm yếu Đảng, mà là làm cho Đảng được thống nhất mạnh mẽ”. Theo đồng chí, đó là sự Tự chỉ trích bônsêvích và làm như vậy không sợ địch nhân lợi dụng, chửi rủa vu cáo Đảng, không sợ lối giáo cho giặc.Trái lại, nếu chỉ “đóng kín cửa bảo nhau”, giữ cái vỏ thống nhất mà bề trong thì hổ lốn một cục đầy rẫy bọn hoạt đầu, đó mới chính là để cho quân thù chửi rủa; hơn nữa, đó tỏ ra không phải một đảng tiền phong cách mạng, mà là một đảng hoạt đầu cải lương”.

Theo những nguyên tắc lêninnít trong xây dựng đảng, đồng chí Nguyễn Văn Cừ cho rằng “bao giờ sự chỉ trích cũng là tự chỉ trích bônsêvích, nghĩa là để huấn luyện quần chúng và giúp đảng viên tự huấn luyện, để làm tăng uy tín và ảnh hưởng của Đẩng, để cho Đảng được càng thống nhất và củng cố, để đưa phong trào phát triển lên, đưa cách mạng tới thắng lợi; chớ không phải đặt cá nhân mình lên trên Đảng, đem ý kiến riêng - dù cho đúng - đối chọi với Đảng, vin vào một vài khuyết điểm mà mạt sát Đảng, phá hoại ảnh hưởng của Đảng, gieo mối hoài nghi, lộn xộn trong quần chúng, gây mầm bè phái, chia rẽ trong hàng ngũ Đảng”. Và sự chỉ trích của người cách mệnh phải là để tìm tòi những lầm lỗi của mình, nghiên cứu phương pháp để sửa đổi để tiến lên và “phải đứng về lợi ích về công cuộc của dân chúng mà chỉ trích những khuyết điểm, những chỗ lừng chừng hoặc hèn nhát để đẩy phong trào phát triển mạnh mẽ rộng rãi hơn”. Đồng chí khẳng định: “mỗi đảng viên có quyền tự do thảo luận và chỉ trích, nhưng phải có nguyên tác”. Đó chính là những nguyên tắc trọng yếu nhất để xựng đảng vững mạnh.

Trong lời kết của tác phẩm Tự chỉ trích viết cách đây 68 năm, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ như đã để lại di huấn cho Đảng ta: “Chúng ta đã phải chiến thắng những xu hướng sai lầm trong hàng ngũ: xu hướng “tả khuynh”, cô độc nó muốn làm Đảng co bé, rút hẹp bởi biệt phái, cách xa quần chúng và xu hướng thoả hiệp hữu khuynh, lung lay trước những tình hình nghiêm trọng nhãng quên hoặc che lấp sự tuyên truyền của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, lăm le rời bỏ những nguyên tắc cách mệnh”.

Hy sinh lúc mới 29 tuổi (8 - 1941), nhưng tuổi trẻ với sự sáng tạo, tài năng và cống hiến to lớn, phẩm chất chính trị kiên cường và đức hy sinh của Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Cừ đã để lại cho chúng ta một tấm gương sáng của nhà lãnh đạo kiệt xuất và mẫu mực của Đảng ta.
(Theo báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam)
PV
Tài sản của donkihotexuthanh

Trả Lời Với Trích Dẫn