Xem bài viết đơn
  #1  
Old 06-07-2010, 11:37 PM
Đường Ngọc Ninh's Avatar
Đường Ngọc Ninh Đường Ngọc Ninh is offline
Phá Quan Hạ Sơn
 
Tham gia: Feb 2010
Đến từ: Sát Lục Chi Đô
Bài gởi: 184
Thời gian online: 510913
Xu: 0
Thanks: 5
Thanked 4,325 Times in 151 Posts
Những kinh nghiệm dịch cho người mới tham khảo !!!

Trước hết, theo lời khuyên của ta, lão không nên dịch bằng mấy bản CV lão maison đưa, hoặc nói chung truyện nào cũng vậy, có nhiều bản convert thấy Vietphrase rắc rối lắm. Theo ta hiện tại, lão nên dùng soft này dịch, convert lại rùi dịch trực tiếp trên Soft luôn, khi gặp từ nào không hiểu thì bấm vào chữ hán việt hoặc chữ tiếng trung, nó tự động hiện ra nghĩa của từ, download bên dưới nhé:

Bây giờ ta chỉ ghi lại một số kinh nghiệm dịch thuật của ta thôi nhé, hi vọng có tác dụng cho lão.

Trước tiên, nói về cách xưng hô, ta khi dịch thì tự chia làm 3 loại để dịch, gọi là kiếm hiệp, huyền huyễn, đô thị:

+Kiếm hiệp, những loại đại loại tu chân, võ thuật, môn phái hoa sơn thiếu lâm, côn luân này nọ... : Đối với thể loại này, khi dịch ta sẽ tùy theo cảm xúc của nhân vật mà dịch, giữa 2 người nam với nhau, ta có thể gọi là "huynh", "đệ" nhưng chỉ đối với những người thân thiết, còn như đối với những người xa lạ, có thể gọi là "huynh đài" , hay là xài "ta" với "ngươi" như Vietphrase, thông thường,còn nữ với nữ thì "muội" với "tỷ" , nam nữ thì "huynh" với "muội" , từ "ta""ngươi" lão dùng đối với trường hợp cảm xúc mạnh, để ta ví dụ:
- Con nhỏ wen thằng kia lâu òy, một hôm đang xưng huynh muội, thì thằng đó định cưỡng hiếp :00 (73):. Thế là con nhỏ liền chuyển sang ta với ngươi...
-Hoặc con nhỏ đang tắm, thằng đó vô tình chạy dzô, cũng bị kêu "ngươi đi ra ngoài cho ta" , đại loại như vậy đó,
-Hoặc là khi hai người trở mặt nhau, hay là đối đầu nhau, đều dùng từ "ta" với "ngươi".


+Huyền huyễn: thông thường có thể dịch theo kiểu kiếm hiệp, hoặc là dịch theo truyền thống của mọi người, dùng từ "ta" với "ngươi" thui.

+Đô thị: cái này là phải theo cảm xúc của nhân vật khá nhiều.
-Đối với dạng mới gặp, thông thường sẽ sử dụng từ "anh", "tôi", "cô", "ta" với "ngươi" là dùng khi gặp kẻ xấu, nhưng là cho phái nữ nhé, còn nam gặp kẻ xấu thì là "mày" và "tao".

-Đối với bạn bè giữa nam với nam, thì cứ căn cứ theo bình thường lão nói chuyện với bạn bè thế nào thì thêm vô, như ta thì ta dùng từ "mày" và "tao" . Con gái thì thông thường bạn bè nói chuyện ta luôn dùng từ "cậu" với "tớ" .

-Đối với tình nhân thì dùng từ "anh" với "em", lớn tuổi hơn cũng thế, con gái nói chuyện với con trai, theo dạng học sinh, ngoại trừ dùng từ "cậu" với "tớ", có thể dùng từ "mình" với "bạn", ngược lại cũng vậy.

-Về phần sinh viên đại học, thông thường ta dùng là "anh", "tôi", "cô", hoặc "em" khi nói chuyện giữa nam và nữ.

-Đối với thầy cô , thông thường TQ nó gọi là lão sư, thì mình cứ giữ nguyên như Lý lão sư, Trần lão sư, nhưng lúc xưng hô giữa học sinh với thầy cô thì dùng "thầy", ví dụ như sau :"Lý lão sư, hôm nay thầy rỗi không?"

-Đối với cha mẹ, ta ko dùng những từ như "lão ba", "lão mụ", "phụ thân", "mẫu thân" mà dùng là "ông già", "bà già" , hay papa, mama , tùy theo ngữ cảnh ứng biến

-Đối với những từ như bá bá, thúc thúc thì giữ nguyên, như là "Trần thúc thúc" , "lão bá bá"...

-Đối với "tiểu di", "tiểu cữu" thì dịch như là "dì út" , "cậu út". Từ "a di" có thể gọi là "dì" . "Biểu ca" thì là "anh họ"...

-Lưu ý, từ "nam nhân" và "nữ nhân" nên dịch thành "đàn ông", "đàn bà" hoặc "phụ nữ" , "thiếu nữ" thì là "cô gái trẻ" , "thiếu niên" thì giữ nguyên, "tiểu tử" giữ nguyên, "gia hỏa" = "thằng nhóc", "cuồn cuộn" = "lưu manh", "hỗn cuộn" = "côn đồ",.......

Nói chung nó có rất nhiều ta không nhớ hết, có gì lão cứ hỏi, mấy cái này, lão dựa theo cảm xúc và cuộc sống hằng ngày của mình để dịch. Dịch vài lần là quen.

Bây giờ là nói đến khi dịch và gặp từ mới, giải quyết thế nào. Lúc dịch, lão nên mở thêm các trang dịch thuật chữ tiếng trung như :
Trang này gặp từ nào không hiểu thì nhét vô rùi dò, mà nếu lão dùng cái soft ta đưa ở trên thì khỏi, click chuột trái vào chữ hán việt là nó hiện nghĩa rùi.

Ta kiến nghị lão nên dùng thêm cả trang dịch của google:
Bởi vì Vietphrase có nhiều cái cũng không chính xác, nhưng google lại chính xác nên dùng hai cái đó là tốt nhất.

Nói về phương pháp làm sao để hiểu được từ mới. Theo ta thì thông thường ngoài việc dịch nhiều rùi quen, còn phải lồng cả cảm xúc của mình vào lúc dịch. Lúc dịch, ta tự hòa mình vào nhân vật, vào cốt truyện, dựa theo ý tứ đó mà nói, khi đến những đoạn ko hiểu, trong đầu của mình sẽ hiện ra một số "định nghĩa" có thể xảy ra. Rùi sau đó click vào vào xem định nghĩa tiếng trung, cứ như thế dần dần nó sẽ in sâu vào não, sai rùi lại sửa, chừng vài lần khi gặp là sẽ không quên (nên xem thêm bảng tiếng anh và dịch ra từ tiếng anh thành tiếng việt để hiểu rõ hơn). Đó là kinh nghiệm dịch của ta, về phần biên thì ta cảm thấy, mình nên đưa bản thân làm người đọc, đọc lấy nó, cảm thấy thuận miệng thì cho qua, không thuận thì chỉnh lại cho hợp.

Nói về list từ mới, ta ko biết nên liệt kê sao cho đủ, kêu lão maison send list cho, lão ấy có. Lưu ý khi dịch ta rất thường gặp chữ "đích", chữ này có thể dịch là "của" , có khi bỏ lun ko dịch nó, cũng không ghi ra, chữ này thông thường là chữ đằng trước nó bổ nghĩa cho chữ sau ví dụ như "ngã đích nam nhân" , thì sẽ nói là "nam nhân của ta"... Đối với từ "thị" , dịch là chữ "là" , ví dụ như "ngã thị đại pháp sư" dịch là "ta là đại pháp sư". Từ "nhân tiện" có thể giữ nguyên, hoặc dịch là "liền", "lập tức" , tùy theo ngữ cảnh nhé. Từ "phi thường" thì tùy theo ngữ cảnh mà dịch là "vô cùng" hoặc "giữ nguyên". Tạm thời nhiêu đó đi, ta lười viết tiếp quá, lão có gì thì hỏi, rảnh ta nghĩ ra cái gì lại thêm vô cho lão :0 (76):

P/s thêm: Trong sắc hiệp, từ "Bão Mãn" dịch là "bộ ngực cực đại", "Phong Mãn" dịch là "bộ ngực đầy đặn" . "Phong nhũ" dịch là "vú" hoặc gì đó Nói chung tùy theo mấy cái ý nghĩ xấu xa của lão mã phăng ra thoy, từ "kích tình" thì giữ nguyên nhé.
Tài sản của Đường Ngọc Ninh


Last edited by tieu_thusinh; 06-07-2010 at 11:47 PM.
Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có 7 Thành viên nói CÁM ƠN đến bài viết rất có ích của Đường Ngọc Ninh