Xem bài viết đơn
  #4  
Old 04-04-2008, 10:17 AM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
PHẦN THỨ NHÌ

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU KHÍ

Điều khí là gì? Điều khí gồm có hai phần:

– Một là sự hướng dẫn khí xuất, nhập cơ thể theo ý muốn.
– Hai là vận nội khí trong cơ thể tuần hành theo những nguyên tắc nhất định.

Trong phần này sẽ bao gồm hai vấn đề chính yếu đó.



CHƯƠNG THỨ NHẤT

NGUYÊN TẮC THỔ NẠP

Mục lục

1. Định nghĩa điều khí
2. Phương pháp thổ nạp
2.1. Thổ
2.2. Nạp
2.3. Đình
2.4. Tốc độ thổ nạp
2.5. Khối lượng thổ nạp
2.6. Phối hợp thổ nạp đình
3. Thổ, nạp, đình đối về phương diện y học.
3.1. Về phương diện y học
3.2. Đối với học thuyết âm-dương.
4. Tổng luận về thổ nạp.
NGUYÊN TẮC THỔ NẠP


1. ĐỊNH NGHĨA ĐIỀU KHÍ

Điều khí là sự tiến hành hô hấp theo ý muốn, trong một nguyên tắc cần thiết. Trong quá khứ điều khí dùng hỗn độn với các danh từ sau đây:

HÔ-HẤP. Là sự thổ nạp vô ý thức của người không biết khí công.

THỔ-NẠP. Thổ là nhả khí ra. Nạp là thu khí vào.

Cổ nhân gọi là “Thổ cố nạp tân” nghĩa là nhả cái cũ, thu cái mới. Thổ nạp là phương pháp hô hấp trong khoa Khí-công, để phân biệt với thông thường thổ nạp là hô hấp vô thức.

Điều khí là sự thổ nạp theo một qui tắc nhất định bằng sự điều khiển. Hoặc khi những người đã tập Khí-công cao, trong lúc vô thức, gặp hoàn cảnh, tòng tâm thổ nạp theo qui tắc, thích hợp với hoàn cảnh.

Tóm lại thổ-nạp có qui định khi hữu thức hoặc khi vô thức nhưng có qui định của người tập Khí-công.

2. PHƯƠNG PHÁP THỔ NẠP

2.1. THỔ

Thổ là nhả khí ra. Thông thường người ta thổ không hết khí lưu trữ trong phế, cho nên sự thổ cố không đi đến tuyệt đối mở rộng, đến khi nạp khối lượng cũng ít, bởi vậy sự khí hóa cơ thể không được nhiều. Chân khí bao gồm 4 loại khí, mà Đại-khí là một yếu tố quan trọng. Nếu thổ không nhiều thì nạp cũng không nhiều, chân khí do vậy không tăng tiến. Nếu thổ hết lượng khí trong phế, khí nạp sẽ được nhiều, khí hóa tăng, do đó chân khí tăng lên.

Trong khoa khí-công, cứ một thổ một nạp gọi là một tức.

2.2. NẠP

Nạp là hấp khí vào. Khí vào phế, được phế tuyên phát khắp các kinh theo vòng Đại-chu-thiên tuần lưu khắp cơ thể. Thông thường người ta nạp khí không hết thể tích của phế, thành ra thiên khí vào phế không nhiều, sự khí hóa không mấy mạnh. Trong khoa Khí-công nhiều thức tập bắt người ta phải nạp khí thực sâu, để thiên khí nhập phế mạnh ứng hợp với hoàn cảnh nào đó. Khi thiên-khí mạnh nhập cơ thể phối với địa-khí và nguyên-khí, tinh-khí làm cho chân-khí tăng lên. Khi thổ nạp có thể ngắt làm nhiều nhịp, hoặc một hơi.

2.3. ĐÌNH

Đình có nghĩa là sự ngưng thở. Thông thường vô thức, ít khi đình thổ nạp. Nhưng trong khí-công và võ học, đình thổ nạp là một hiện tượng thông thường. Có thể nạp rồi đình, thường gọi là nạp-đình hoặc thổ rồi đình gọi là thổ-đình. Có khi, nạp hết hơi hoặc thổ hết hơi rồi đình cũng có khi nạp, thổ nửa hơi, hay một phân nửa hơi rồi đình gọi là bán-nạp-đình hoặc bán-thổ-đình. Đình trong khí-công thường gọi là qui-tức nghĩa là thu hơi trở lại không hoạt động nữa.

2.4. TỐC ĐỘ THỔ NẠP

Tốc độ khi thổ-nạp trong khoa khí-công được ấn định:

TRÌ. Từ 9 giây đến 15 giây.
TRUNG. Từ 4 giây tới 8 giây.
KHẨN. Từ 1/5 giây tới 3 giây.

Đây là tính cho tốc độ của một thổ, một nạp hoặc một đình, chứ không phải tốc-độ một tức. Tốc độ là nhịp điệu khác với khối lượng. Một nhịp thổ như vậy không nhất thiết đầy phổi hay được mấy phần phổi.

2.5. KHỐI LƯỢNG

Khối lượng khi thổ nạp vào phế trong khoa khí-công ấn định:

THÂM. Thổ hay nạp đến đầy ắp hoặc nhả đến hết khí trong phế.
TRUNG. Thổ hay nạp tương đối sâu, không đầy hay hết khối lượng.
THIỂN. Thổ hay nạp thông thường.

Trong khoa khí-công sự ước tính khối-lượng và tốc-độ rất quan trọng, nhất là ứng dụng vào võ học để tấn công hay chịu đòn.

2.6. PHỐI HỢP THỔ NẠP-ĐÌNH

– Khí-công hay võ học bắt đầu từ thổ nạp thông thường trước.
– Bao giờ cũng bắt đầu bằng Thổ hết tất cả khí ra, và rồi hành thổ nạp theo qui định.
– Bao giờ cũng bằng mũi nạp hoặc mũi miệng đồng nạp, chứ tuyệt đối không bao giờ dùng miệng nạp. Bởi bụi, vi trùng theo miệng vào cơ thể qua đường phế.
– Mũi miệng đồng nạp: tiến hành mũi thổ, miệng thổ hoặc mũi miệng đồng thổ.
– Mũi nạp, mũi thổ hoặc mũi miệng đồng thổ hoặc miệng thổ.
– Phối hợp thổ nạp đình thì:

Nạp-đình-thổ.
Nạp-thổ -đình.

3. THỔ NẠP ĐÌNH

Về phương diện y học

3.1. ĐỐI VỚI HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG

Về phương diện học thuyết âm-dương thì:

– Thổ có tính cách phát ra, tiến ra ngoài rộng rãi nên là dương.
– Nạp có tính cách thu vào, tóm vào nên thuộc âm.
– Còn đình thì coi như hiện tượng âm-dương giao nhau.
– Trong khi thổ nạp, bất cứ lúc nào ta cũng ứng dụng đình hơi giữa thổ nạp, nhưng sự đình hơi đó quá ngắn thành ra không chú ý.

Điều hòa thổ nạp tức điều hòa âm dương, khi tống hết hơi thở ra, thì cơ thể mất đi một số thán khí, phế hoàn toàn trống rỗng. Cổ nhân gọi là “Vô trung sinh hữu” nghĩa là trong cái không có khí ở phổi, là lúc thanh khí thoát ra ngoài cơ thể, thì chân khí phát triển khắp người, gọi là không mà hóa có là thế.

3.2. VỀ PHƯƠNG DIỆN Y HỌC

Về phương diện y học, thì:

– Khi thổ ra tức nhả khí ra thì là tả. Bởi vậy khi những người bị nhiệt chứng, can khí đô kết tình chí uất ức thường thích thở dài. Hoặc trong người nóng quá , đầy ứ ở bao tử thích thổ, thích ợ hơi.
– Khi hít khí vào, tức là bổ. Khí vào cơ thể mạnh, nhiều bao nhiêu tốt bấy nhiêu.
Lâm sàn ứng dụng trị bệnh, dùng châm cứu cũng như vận sức chống đối thủ, thông thường hít khí vào để chống trả, vệ khí mạnh lên.
4. TỔNG LUẬN VỀ THỔ NẠP

Thổ nạp đình là nguyên tắc căn bản để đi vào khoa khí-công. Trong khoa khí-công thì nhất thiết chú ý đến :

– Thổ-nạp-đình
– Tốc độ,
– Khối lượng thổ nạp.

Về danh từ chuyên môn thì :

1 Thổ +1 Nạp +1 Đình = 1 Tức
Tài sản của ngoctulaa

Chữ ký của ngoctulaa
[SIZE="6"][COLOR="Blue"] nhớ nhà[/COLOR][/SIZE]
Trả Lời Với Trích Dẫn