Ðề tài: Các Loại YoGa
Xem bài viết đơn
  #5  
Old 05-04-2008, 02:37 PM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
VỀ QUAN ÐIỂM NẦY PHÁI SAMKHYA
GẶP NHỮNG NỖI KHÓ KHĂN.
Phái Samkhya cho vấn đề nầy khó giải quyết. Khi quang cảnh không còn nữa thì khán giả sẽ ra sao ? Khán giả không còn là khán giả nữa, vì còn cái chi mà quan sát.
Câu trả lời duy nhất là như vầy: “Bản Ngã hiện nguyên hình” .
Khi Bản Ngã vượt lên khỏi Nhị nguyên là Vật Chất và Tinh Thần thì nó không còn thể nào biểu hiện ra được nữa. Nó ở trong trạng thái tiềm tàng, phôi thai.
Ðức Bà A. Besant nói : Phái Samkhya đi xa hơn sự thật. Thật ra sau khi Chơn Thần khắc phục Vật chất thì nó điều khiển chớ không còn nô lệ nữa.
Khi Chơn Nhơn cổi bỏ lần lần những thể của nó, từ thể nầy tới thể kia trên con đường Hồi Hương hay là Phản Bổn Hườn Nguyên thì ánh sáng càng ngày càng hiện ra rực rỡ

PHÁI SAMKHYA GIẢI THEO CÔNG TRUY
Riêng tôi, tôi xin nói : Phái Samkhya giải như thế là theo khoa Công Truyền. Tới chỗ đó thì bị bít lối, không đi tới được. Lý luận như thế rất đúng, không ai cãi nổi, nhưng còn thiếu sót.
Theo khoa Bí Truyền, sau khi con người thành một vị Siêu Phàm, gọi là một vị Chơn Tiên thì trước mặt Ngài có bảy đường tiến hóa khác nhau., Ngài muốn theo dõi đường nào thì tự ý.
Bảy con đường đó là :
1/- Hoặc nhập vào Niết Bàn, ở vào trạng thái tinh thần gọi là mặc áo Sambhogakaya. Danh từ nầy có nhiều nghĩa, không biết ở đây thật đúng là cái chi.
2/- Hoặc nhập vào Niết Bàn, sau làm một vị Hóa Thân của Thượng Ðế gọi là Avatar trong một Vũ trụ khác.
3/- Hoặc làm một vị Nirmanakaya, sanh ra những thần lực để cho Quần Tiên Hội dùng đặng độ đời.
4/- Hoặc vào hàng Ðại Thiên Thần.
5/- Hoặc dự vào việc thành lập Dãy Hành Tinh thứ Năm.
6/- Hoặc vào Bộ Tham Mưu của Ðức Thái Dương Thượng Ðế đem chỉ thị của Ngài khắp các Dãy Hành Tinh.
7/- Hoặc giữ xác phàm, lãnh một nhiệm vụ trên Thiên Ðình đặng giúp cơ tiến hóa và thâu nhận Ðệ Tử.
Trên bực Aseka (A sơ ka) Chơn Tiên còn những bực cao hơn nữa như :
1- Ðế Quân.
2- Bồ Tát.
3- Phật.
4- Ngọc Ðế.
5- Phổ Tịnh Ðại Ðế v.v. . . .
Nấc thang tiến hóa cao tột trời, không biết đâu là giới hạn, nó không chấm dứt ở bực Siêu Phàm đâu.

TÂM THỨC CỦA VÀI HẠNG NGƯỜI
Tâm Thức của người còn dã man bị thể xác bao bọc, nó bị hạn chế nhiều lắm. Nó không biết ý niệm trừu tượng là sao.
Tâm Thức của chúng ta hoạt động ở trong cái Vía nhiều hơn ở trong Xác Thân.
Khi chu vi của vòng tròn còn dễ xuyên qua thì trung tâm càng thêm mạnh mẽ và tới một ngày kia cái vòng tròn biến mất. Không còn chu vi, mà đâu đâu cũng là trung tâm, nghĩa là không còn giới hạn nữa.
Có một điều nên biết, chúng ta không điều khiển được Bản Ngã mà chỉ kiểm soát được những xác thể mà thôi.. Chúng là những phần tử của Phi Ngã.
Bản Ngã hay Chơn Ngã không hề tuân theo một kỷ luật nào cả. Nó ngự trị huy hoàng trong mình chúng ta. Nó là chủ nhơn chớ không phải là tôi tớ.
Từ lớp vỏ nầy đến lớp vỏ kia, cả thảy đều ở dưới quyền điều khiển của Bản Ngã, từ thể nầy tới thể kia đều để nó sử dụng cho tới ngày nào con người biết được trọn vẹn ý nghĩa của câu kinh nầy trong Upanishad : “Anh là Bản Ngã trường tồn bất diệt vô cùng vinh quang.”

HAI ÐẠI PHƯƠNG PHÁP TÌM CHƠN NGÃ TRONG YOGA.
Có hai đại phương pháp tìm Chơn Ngã :
1- Phương pháp thứ nhứt : Dùng Chơn Ngã tìm Chơn Ngã.
2- Phương pháp thứ nhì : Dùng Phi Ngã tìm Chơn Ngã.

PHƯƠNG PHÁP THỨ NHỨT
Hành giả theo phương pháp thứ nhứt thì dùng năng lực Bồ Ðề. Anh không ngớt đi sâu vào nội tâm [15] , đối với anh cảnh vật ở ngoài cõi đời vẫn vô thường. Anh không ngó ngàng tới nữa. Anh cho giác quan là những chướng ngại. Anh biết rằng Chơn Ngã ở trong mình anh, anh cố gắng loại ra lần lần những lớp vỏ ở ngoài, vì chúng chỉ là những y phục của Chơn Ngã.
Anh tham thiền liên tục không hề gián đoạn, anh bắt đầu loại ra những tư tưởng hữu hình, kế đó sống trong trừu tượng. Ðây có nghĩa là anh đi từ cảnh Sắc giới lên tới cảnh Vô Sắc giới của Thượng Thiên qua cõi Bồ Ðề, rồi cuối cùng qua cõi Niết Bàn. Nơi đây anh gặp Chơn Ngã uy nghiêm, hào quang rực rỡ. Tuy nhiên, dầu ở đây Chơn Ngã vẫn còn bao mình bằng một lớp vỏ rất mảnh mai làm bằng nguyên tử của cõi Niết Bàn.
Những nhà Siêu Hình Học, những nhà Triết Học, những nhà Thần Bí, những nhà Ðạo Ðức theo con đường sùng tín đều áp dụng phương pháp nầy.

PHƯƠNG PHÁP THỨ NHÌ
Ấy là con đường của các nhà Khoa Học, các nhà Bác Học, các nhà Huyền Bí Học theo đuổi.
Hành giả dùng Trí Tuệ quan sát, học hỏi, chiêm nghiệm, thí nghiệm và phân tách những hình thức đặng tìm Chơn Ngã.
Anh khảo cứu những hiện tượng thiên nhiên, rồi loại bỏ từ hình thức nầy tới hình thức kia, sau khi đã học hỏi xong.
Anh nói : “Mấy cái nầy đối với tôi rất lạ lùng.” Nhưng mà các nhà Bác Học, các nhà Khoa Học chỉ tìm kiếm ở tại Hồng Trần nầy mà thôi. Còn các nhà Huyền Bí Học đi xa hơn nữa.
Các Ngài dùng những quan năng siêu việt, như Thần Nhãn, Thiên Nhãn, Huệ Nhãn đặng học hỏi từ cõi Trung Giới lên tới cõi Thượng Giới và Bồ Ðề.
Tại hai cõi Trung Giới và Thượng Giới, các Ngài thấy : những hình thức vẫn còn biến đổi, vô thường, chúng không phải là Chơn Ngã.
Qua cõi Bồ Ðề là nơi “Ðồng nhất ngự trị” , hành giả mới biết được sự thật sau nầy:
Ở trên mấy cảnh cao của cõi Bồ Ðề, con người là một với những kẻ khác.
Ta hiểu biết kẻ khác như ta hiểu biết tư tưởng của ta sanh ra hay là những cử động tay chơn ta. Bởi vì ta có thể đi vô Tâm Thức của kẻ khác và tưởng in như họ tưởng vậy. Ta xem xét họ từ bên trong chớ không phải từ bên ngoài.
Bạn ta ở trong lòng ta, mà ta cũng ở trong lòng bạn ta vậy.
Nói rằng : “Tất cả biển Ðông đều thâu vô trong một giọt nước biển là đúng với sự thật”, chớ không phải chuyện sai ngoa, hoang đường đâu.
Tại cõi Trần với trí hóa còn eo hẹp, chúng ta không quan niệm nổi điều nầy mà cũng không ai tin trừ ra những vị đã có kinh nghiệm, nghĩa là làm Ðệ Tử Chơn Sư và đã được Ðiểm Ðạo.
Lên tới cõi Niết Bàn là Thế Giới Thiêng Liêng Ðại Ðồng, hành giả mới thấy Chơn Ngã và mới thật biết Vạn Vật Nhứt Thể . Nơi đây tất cả chỉ là một.
Hai phương pháp nầy vốn thuộc về Yoga. Ông Patanjali vẫn có bàn đến. Chúng không phản đối nhau đâu.

NHỮNG TRỞ NGẠI CHO SỰ LUYỆN TẬP YOGA.
- Ai cũng có thể luyện tập Yoga chăng ?
- Tôi tưởng không phải ai ai cũng luyện tập Yoga được, mặc dầu ai ai cũng có thể luyện tập vài tư thế Yoga, trừ ra cách hô hấp luyện khí công.
Tập luyện Yoga cho đúng phép thực là cực kỳ khó khăn, rất khổ nhọc.
Ông Patanjali có nói những trở ngại cho sự luyện tập Yoga, tôi xin kể ra cho huynh nghe.
1- Bệnh hoạn.
2- Sầu não, lo buồn.
3- Hoài nghi, do dự.
4- Cẩu thả, bất cẩn.
5- Biếng nhác.
6- Khát khao danh vọng.
7- Xét đoán sai lầm, ý niệm không chơn chánh.
8- Sai lạc đường lối, chiều hướng.
9- Không chừng đổi, bất ổn.
10- Khốn khổ, nguy nan.
11- Thất vọng.
12- Nóng nảy.

BA ÐIỀU KIỆN ÐỂ THÀNH CÔNG
Phải hội đủ ba điều kiện nầy mới thành công về phương diện thực hành :
1/- Lòng ham muốn mãnh liệt.
2/- Ý chí cứng cỏi như sắt đá, không chi lay chuyển được.
3/- Trí thông minh sắc bén, linh động.

TINH LUYỆN BA THỂ
Sự mở mang những năng lực thuộc về Tâm Thức, còn sự tinh luyện thể xác thuộc về phương diện Vật chất.
Ðức Bà A. Besant và tất cả những nhà Huyền Bí Học đều nói rằng : “Nếu trước tiên không tinh luyện ba thể hoạt động là Thân,Vía, Trí thì tốt hơn là đừng luyện tập Yoga”.
Phải làm sao cho ba thể nầy trở nên trong sạch, thanh khiết thì sự luyện tập mới đem lại kết quả tốt đẹp.
Ðức Bà A. Besant cũng có nói : “Những tư tưởng và những sự ham nuốn tốt đẹp, cao thượng, đó là bí quyết của sự tiến bộ.”
Tại sao thế ? Bởi vì tia sáng của Tâm Thức cao siêu từ những cảnh trên giọi xuống phải xuyên qua Hạ Trí, cái Vía rồi mới tới Xác thân. Nếu ba thể nầy trong sạch, tinh khiết thì tia sáng thiêng liêng hoạt động dễ dàng, nó đem lại cho con người những sự hiểu biết Huyền Bí cần thiết cho sự tiến hóa nhanh chóng của cá nhân. Hãy xem ánh sáng mặt trời khi nó giọi qua một tấm kiếng trắng trong trẻo thì nó vẫn rực rỡ, ta thấy những hình ảnh rõ ràng.
Trái lại, nó đi qua một tấm kiếng màu dơ dáy, đóng đầy bụi đất thì nó sẽ lu mờ. Những vật của ta thấy cũng biến hình, đổi sắc làm cho ta phải lầm lạc.
Cũng như khi ta mang kiếng trắng và kiếng màu mà xem vạn vật thì sự thấy của ta trong hai trường hợp đều khác nhau rất xa. Kiếng màu làm cho ta thấy không đúng sự thật.
Vì mấy lẽ trên đây mà sự tinh luyện ba thể Thân, Vía, Trí rất cần thiết cho sự thành công mỹ mãn của những người theo Chánh Ðạo.

YOGA VÀ HẠNH KIỂM
Học Yoga có cần hạnh kiểm tốt không ?
Thật ra thì không cần. Hạnh kiểm không cần thiết. Yoga không liên quan gì tới Luân lý hay Phong hóa cả.
Cũng như luyện tập thể dục và học quyền cước đâu có cần tới tánh tình tốt hay xấu.
Yoga là Khoa học Tâm lý khác hẳn Luân lý và Phong hóa.
- Vậy thì sao trước khi học Yoga phải giữ Giới Luật gọi là Yama và Niyama ?
- Aáy là tại bên Chánh Ðạo người ta muốn hành giả Yogi có một căn bản Ðạo Ðức, bởi vì khi thành công rồi, vị Yogi nào không có lòng nhơn cứu dân độ thế thì sẽ thành ra một Ðại Quỉ Vương, bước qua đường Bàn Môn Tả Ðạo, khuấy rối thiên hạ. Không phải dễ mà diệt trừ mau lẹ đâu.
Ðọc truyện kiếm hiệp ta đã thấy những gương tàn ác của những kẻ võ nghệ cao cường tuyệt luân mà hết sức ích kỷ, giết người không gớm tay, nhưng chung cuộc, ác lai ác báo.
Không ai tránh khỏi Luật Nhân Quả Báo Ứng cả.
Bên Chánh Ðạo hay bên Tả Ðạo cũng áp dụng chung những định luật mở mang Tâm Thức in như nhau, cho nên phép tắc cao cường, song chỉ khác một điều trong sự hành động mà thôi.
Aáy là :
Một bên thì luôn luôn hi sanh đặng cứu nhơn độ thế, tuân theo Thiên mạng.
Một bên thì chỉ lo thỏa thích lòng ham muốn ích kỷ, giết hại chúng sanh, không sợ Luật Luân Hồi Nhân Quả. Vì ỷ mình thần thông quảng đại, nên trổ tánh tự phụ, kiêu căng.
Tài sản của ngoctulaa

Chữ ký của ngoctulaa
[SIZE="6"][COLOR="Blue"] nhớ nhà[/COLOR][/SIZE]
Trả Lời Với Trích Dẫn