Xem bài viết đơn
  #2  
Old 04-04-2008, 06:20 AM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
CHƯƠNG THỨ NHÌ

HỌC THUYẾT VỀ KHÍ

Mục-lục

1. Khí về phương diện y-học

2. Phân loại sinh thành của khí

2.1. Nguyên khí
2.2. Tông khí
2.3. Lao khí
2.4. Vệ khí

3. Công năng của khí

3.1. Tác dụng thúc đẩy
3.2. Tác dụng làm nóng
3.3. Tác dụng phòng ngự
3.4. Tác dụng giữ chắc cơ thể
3.5. Tác dụng khí hóa

4. Sự vận hành của khí

5. Một định nghĩa khí công

5.1. Sự xử dụng vô thức
5.2. Sự xử dụng tri thức
5.3. Ma nghiệp, ma tính
5.4. Chính đạo, chính khí
5.5. Âm-kình, dương kình, kình lực
5.6. Định nghĩa khí công

6. Kết Luận
CHƯƠNG THỨ NHÌ

HỌC THUYẾT VỀ KHÍ

1. Khí về phương diện y khoa

Khí là danh từ để chỉ hiện tượng cổ đại về một thể tố của vũ trụ. Khí là cơ sở vật chất tối cơ bản cấu thành thế giới, vũ trụ, mọi sự trong vũ trụ do khí vận hoá sản sinh. Trong lĩnh vực y học, võ học, khí là nguyên tố cơ bản cấu thành cơ thể, khí vận động biến hoá mọi hoạt động của sinh mệnh. Bộ y thư tối cổ, Hoàng-Đế Nội-kinh Tố-Vấn nói:

"Nhân dĩ thiên địa chi sinh khí,
Thiên địa hợp khí, mệnh chi viết nhân”
(Tố-Vấn, thiên Bảo-mệnh toàn bình luận).

Nghĩa là: Con người do khí của trời đất mà sống. Khí thiên địa hợp lại gọi là con người.

Tức là chỉ vật chất của nhân-thể, do khí của trời đất nuôi sống.

Lại nói:

"Khí hoá nhi sinh, tân dịch tương thành, thân nãi tự sinh”.
(Tố-Vấn, thiên Lục-tiết tạng tượng luận).

Nghĩa là: Khí hoá thì sống, tân dịch được sinh ra, thân cũng từ đó mà sống.

Tức là để chỉ cơ cấu vật chất, hoạt động sinh mệnh do khí mà có. Theo những dẫn chứng trên, thì trong võ học, y học dùng danh xưng khí để chỉ hai loại:

Một là để chỉ: sự cấu thành nhân thể, duy trì tinh vi vật chất của mọi hoạt động sinh mệnh. Như thủy cốc khí, hô hấp khí.

Hai là chỉ công năng sinh lý của tạng phủ. Như khí của tạng phủ, khí của kinh mạch.

Hai loại khí đều hỗ tương quan hệ, loại thứ nhất do loại thứ nhì trợ giúp và loại thứ nhì do loại thứ nhất trợ giúp. Loại thứ nhì là cơ cấu của vật chất. Loại thứ thứ nhất là biểu hiệu công năng. Tóm lại, sự phân loại, sinh thành, công năng của khí như sau.

2. Phân loại, sinh thành khí

Do ở khí của cơ thể phân phối ra những bộ phận không giống nhau, nguyên lai công năng bất đồng, cho nên có nhiều danh xưng khác nhau như: nguyên-khí, tông khí, lao-khí, vệ-khí v.v.

2.1. Nguyên khí

Nguyên-khí còn gọi là chân khí. Đây là một loại tối trọng yếu của nhân thể, tối cơ bản của sinh mệnh. Nguyên-khí do tinh của tiên thiên hoá sinh. Sau khi ra đời, lại được tinh vi thủy cốc tư-dưỡng, bổ xung. Được thông qua tam-tiêu, phân phối toàn thân, trong thì tạng phủ, ngoài thì ở da thịt. Cổ y học đã nói:

”... Chân khí giả, sở thọ vu thiên, vi cốc khí tinh nhi sung thân giả dã”.
(Linh-khu-kinh, thiên Chế tiết trấn tà luận)

Nghĩa là: Chân khí được thọ lĩnh ở trời, hợp với khí của thủy cốc nuôi thân.

Tạng phủ của nhân thể nhờ có nguyên khí mà hoạt động, tự phát huy công năng mỗi loại khác nhau. Như vậy nguyên-khí là sự hoạt động của sinh mệnh. Nhân vậy, nguyên-khí sung dưỡng tổ chức công năng tạng phủ kiên vượng, thân thể kiện khang không có bệnh. Ngược lại, nếu như tiên thiên, hậu thiên bất túc hoặc bệnh lâu thương tổn, xuất hiện nguyên-khí suy yếu mà thành bệnh.

Tóm lại định nghĩa về nguyên-khí, chân-khí sau này được phân rõ như sau:

"...Khởi điểm con người là tinh khí của cha, gieo vào mẹ. Được bào cung bà mẹ nuôi dưỡng, thành thai nhi. Những gì mà bào cung nuôi dưỡng được gọi là nguyên- khí. Tinh-khí hợp với nguyên-khí thành tiên-thiên-khí. Sau khi ra đời, thai nhi thở hít khí trời gọi là thiên khí hay đại-khí. Ăn uống vật chất là địa-khí. Khi tiên-khí, địa-khí hợp lại là hậu-thiên-khí. Tiên-thiên-khí, hậu-thiên-khí lại hợp với nhau thành chân-khí."
2.2. Tông khí

Tông-khí tức là thanh-khí do phế hút vào, cùng với khí của thủy cốc do tỳ vị vận hoá mà thành, tụ tập trong ngực. Cổ y học nói:

”...Tông khí tích vu hung trung, xuất vu hầu lung, dĩ quán tâm mạch, nhi hành hô hấp yên”.
(Linh-khu-kinh, thiên tà khách).

Nghĩa là: Tông-khí tích tụ ở lồng ngực, xuất ở hầu, để điều khiển tâm mạch, mà điều khiển hô hấp.

Đó là nói về tông-khí thịnh hay suy. Tông-khí không hẳn tác dụng vào hô hấp, mà còn biểu hiện ra ở các loại cơ năng khác. Cho nên tông-khí còn gọi là động khí.

2.3. Lao khí

Tông-khí do tinh vi của thủy cốc được tỳ vị hoá sinh, chính là sự lao dưỡng vật chất thủy cốc. Lao-khí phân phối vào huyết mạch, tố thành huyết dịch, lao vận toàn thân, phát huy sự lao dưỡng. Tố-Vấn nói:

”...Lao giả, thủy cốc chi tinh khí dã,
Hoà điều vu ngũ tạng, sái trấn lục phủ,
Nãi năng nhập vu mạch dã,
Cố tuần mạch thượng hạ, quán ngũ tạng, lạc phủ dã...”

Nghĩa là: Lao-khí là tinh-khí của thủy cốc, hoà điều ngũ tạng, tẩy rửa lục phủ có thể nhập vào mạch, cho nên theo mạch mà lên mà xuống, bao trùm ngũ tạng, chuyển qua lục phủ.

Do ở lao-khí và huyết cùng chạy trong mạch, cho nên lao-khí và huyết cùng quan hệ với nhau, cơ thể phân biệt công năng để gọi, nhưng không thể ly khai hai thứ cho nên thường gọi lao huyết vậy.

2.4. Vệ khí

Vệ-khí là do khí của thủy cốc hoá sinh, là một bộ phận dương khí của cơ thể. Cho nên còn gọi là vệ dương. Tính chất của nó là lật tật hoạt lợi tức là năng lực hoạt động rất mạnh. Cho nên Tố-Vấn, thiên Lý-luận học nói:

"Vệ giả thủy cốc chi hãn khí giã”

Nghĩa là: Vệ-khí không bị ước thúc trong mạch, vận hành phía ngoài kinh mạch, ngoại là bì phu, cơ nhục, nội là ngực, bụng, tạng phủ, khắp thân.

Công năng chính của vệ-khí là:

– Bảo vệ cơ biểu, kháng cự ngoại tà xâm nhập.
– Khống chế sự mở đóng của các lỗ mồ hôi, làm điều hoà sự nóng cơ thể.
– Làm ấm tạng phủ, làm tưới ướt da lông.

Linh-khu kinh nói:

”...Vệ khí giả, sở dĩ ôn thân nhục, sung bì phu.
Ba thấu lý, tư khai hợp giả dã”.
(Linh-khu-kinh, thiên bản tạng luận).

Nghĩa là: Vệ-khí, để làm nóng thịt, bồi dưỡng da, bảo vệ thấu lý, coi việc mở đóng.

Đều là nói khai quát công năng vệ-khí.
Trên đây đã nói về những loaị khí chung của cơ thể, nguyên do sinh thành, cũng
như công năng khác nhau. Nhưng sự thực đều không ngoài:

– Tinh khí của thân.
– Khí của thủy cốc.
– Khí của trời hít vào.

Tinh-khí của thân do phụ mẫu, chứa ở trong thận, đó là tiên-thiên-khí. Khí của thủy cốc thì do tỳ vị tiêu hoá, hấp thụ thực vật, đó là khí hậu-thiên. Thanh-khí, tồn tại ở thiên nhiên, do phế nhập cơ thể. Tóm lại sự sinh thành của khí ít nhiều do tiên thiên sung túc, ẩm thực lao dưỡng phong phú, phế tỳ thận có công năng chính thường, mật thiết quan hệ. Trong đó tỳ vị thổ nạp vận hoá trọng yếu. Cho nên Linh-khu kinh, thiên Ngũ vị nói: Khi cốc khí không nhập nửa ngày, thì khí thiếu ngay.

3. Công năng của khí

Khí có rất nhiều tác dụng đối với cơ thể. Như Nạn-kinh nói:

”...Khí giả, nhân chi căn bản dã”.
(Nạn kinh, thiên Bát-nạn).

Nghĩa là: Khí là phần căn bản của thân.

Khí phân phối vào nhiều bộ vị của cơ thể, mỗi cơ một công năng riêng, khái quát có năm công năng chính sau:

3.1. Tác dụng thúc đẩy (Suy động)

Các hoạt động của cơ thể như:

– Sinh dục, tăng trưởng.
– Sinh lý hoạt động kinh lạc, tạng phủ.
– Huyết lưu thông.
– Tân dịch phân phối trên cơ thể.

Khi khí hư, thì tác dụng thúc đẩy giảm, phát dục sinh trưởng chậm, công năng kinh lạc, tạng phủ giảm thoái, hoặc huyết đình lưu, thủy dịch đình lưu.

3.2. Tác dụng làm nóng

Cơ thể duy trì được sức nóng bình thường, là do nhiệm vụ làm ẩm của khí. Nạn-kinh, chương 22 nạn nói khí chủ làm nóng cơ thể đều để chỉ công năng khí làm nóng cơ thể bộ, phận trên người. Khi nhiệm vụ làm nóng cơ thể không bình hoà, mất điều tiết, đa số xuất hiện sợ lạnh, chân tay không nóng.

3.3. Tác dụng phòng

Khí có khả năng bao phủ ngoài cơ-biểu để phòng ngự ngoại tà xâm nhập. Tố-Vấn nói:

”...Tà chi sở tấu, kỳ khí tất hư...”
(Tố-Vấn, thiên Bình nhiệt bệnh luận).

Nghĩa là khi tà khí hội lại được, thì khí phải hư.

Đó là chỉ sự phòng ngự của khí. Ngoại tà theo kinh, sau khi phạm vào cơ biểu, khí cùng với tà đấu tranh, đuổi tà xuất ra ngoài, giữ cho cơ thể kiện khang. Linh-khu-kinh nói:

”...Hư tà nhập chi vu thận dã thâm,...hữu sơ kết,
Khí qui chi,...hữu sơ kết,
Thâm trung cốt, khí nhân vu cốt”.

Nghĩa là: Khi hư tà nhập sâu vào thận, khí tích tụ, khi nhập sâu vào cốt, khí cũng tụ tập vào.

Đó đều để chỉ khí tích tụ, chống lại tà khí từ ngoài vào.

3.4. Tác dụng giữ chắc cơ thể

Cố nhiếp tức là giữ chắc, điều khiển, và cai quản. Khí cố-nhiếp:

– Huyết dịch không cho chảy ra ngoài mạch, không cho xuất ra bất thường.
– Huyết dịch không cho xuất ra bất thường ngoài cơ thể.
– Nước tiểu, không xuất ra hỗn loạn.
– Tinh khí không xuất ra sớm, hay trễ.

Cố là giữ chắc, nhiếp là làm cho xuất điều hoà, bình thường.

Tác dụng thúc đẩy và cố nhiếp là hai tác dụng tương phản nhau, giữ sao cho điều hoà. Cũng như tác dụng của khí đối với huyết, một bên thì thúc đẩy huyết lưu hành, một bên thì cai quản không cho huyết lưu hành hỗn loạn. Khi khí hư, nhiệm vụ suy động giảm thoái, đưa đến huyết lưu hành bất lợi, sinh ra huyết ô. Khí hư thì nhiệm vụ cố nhiếp giảm đi, đưa đến xuất huyết.

3.5. Nhiệm vụ khí hóa

Khí hoá có hai ý nghĩa: Một là để chỉ tinh, khí, tân, huyết hỗ tương biến hoá sinh ra nhau. Tố-Vấn nói:

”...Tinh hoá vi khí”.
(Tố-Vấn, Âm-dương ứng tượng đại luận).

Nghĩa là tinh hóa ra khí.

Đó chỉ là hiện tượng tinh và khí hỗ tương sinh ra nhau. Hai là công năng hoạt động của mỗi loại tạng phủ, như bàng quang “khí hoá” có nghĩa là bài xuất nước tiểu.

Trên đây trình bày 5 nhiệm vụ của khí, hỗ tương mật thiết phối hợp khiến cho cơ thể điều hoà, hoạt động, chống bệnh tật.

4. Sự vận hành của khí

Khí của cơ thể là một động cơ thúc đẩy rất mạnh của tinh vi vật chất, hoạt động không ngừng, lưu hành toàn thân, không chỗ nào mà không tới. Những loại khí có tên khác nhau, là do những tác dụng bất đồng của khí, hình thức cơ bản của khí là “thăng, giáng, xuất, nhập”. Sách Tố-Vấn thiên Lục-vị chí đại, luận nói “Lên xuống, ra vào, không chỗ nào mà không có” là để dẫn về các loại khí quản trên cơ thể không chỗ nào mà không có khí ra vào, lên xuống. Sự xuất nhập thăng giáng của khí chính là hoạt động của cơ thể con người. Khi sự thăng giáng xuất nhập của khí đình chỉ, tức là sinh mệnh hoạt động đình chỉ. Cho nên Tố-vấn đã nói:

”...Phi xuất nhập, tắc vô dĩ sinh trưởng tráng lão nhĩ.
Phi thăng giáng, tắc vô dĩ sinh trưởng hoá thu tàng”.
(Tố-Vấn, thiên Lục-vị chí đại luận).

Sự thăng giáng xuất nhập, tức là cơ thể hiện ở công năng tạng phủ hoạt động, cho đến sự hiệp điều giữa tạng phủ. Như phế chủ hô hấp, có tuyên, có giáng, thở cũ, hít mới. Phế chủ thổ khí, thận chủ nạp khí. Tâm hỏa giáng xuống, thận khí bốc lên, cho đến tỳ thăng lên, vị giáng xuống.

Như vậy khí vận hành để chỉ chung sự:

– Phối hợp, hiệp điều công năng tạng phủ toàn thân.
– Sự thăng giáng xuất nhập khí, cơ tạng phủ.
– Duy trì công năng sinh hoạt chính thường cơ thể.

Nếu như sự vận hành khí của cơ thể bị ngăn trở, ứ đọng hoặc vận hành nghịch loạn hoặc thăng giáng thất điệu, xuất nhập bất lợi, đều ảnh hưởng đến ngũ tạng lục phủ, nội ngoại thượng hạ hiệp điều thống nhất, phát sinh các loại bệnh tật như: can khí đô kết, can khí hoành nghịch, vị khí thượng nghịch, tỳ khí hạ hãm, phế mất tuyên giáng, thận bất nạp khí, tâm thận bất giao.
5. Thử định nghĩa khí công

Khí công nghĩa là sự xử dụng khí.

5.1. Sự xử dụng vô thức

Khi nằm, lúc ngồi, hoặc khi nhập tĩnh, tư tưởng con người thường tưởng nhớ, suy nghĩ nhiều sự vật trạng huống. Nghĩ gì thì khí tuần lưu theo huyết mạch. Nghĩ đến nguy hiểm, thì tâm đập chậm. Nghĩ đến những điều tức giận thì tim đập mau. Nghĩ đến trời nắng thì cảm thấy ấm, nghĩ đến trời mưa tuyết thì cảm thấy lạnh. Nghĩ đến trượt ngã thì phản ứng tự nhiên nhảy lên cao. Tư tưởng lúc ấy đâu có chủ ý sai bảo chân tay, taị sao giật lên như vậy? Đó chẳng qua là tư tưởng nghĩ tới, khí tuần lưu theo tư tưởng. Tức ý dẫn khí. Chân khí được điều khiển bới tư tưởng.

5.2. Sự xử dụng ý thức

Khi sử dụng ngoại công như quyền, cước. Những chiêu đầu tiên thường thấy nặng nề, chậm chạp, phát ra không có lực. Nhưng tập tới lần thứ 500 trở đi, thì chiêu thức trầm mãnh khác thường, tại sao lại có sự kiện đó? Giải thích theo lẽ thường thì đó là tập nhiều nên quen. Nhưng nếu dùng phương pháp đo nội lực thì vẫn thấy không thay đổi. Sự thực giải thích như thế này: Đó là chân khí đã tuần lưu, kinh mạch thông, thành ra khi phát lực, khí tòng tâm tự phát, tòng tâm xử dụng, tòng tâm phản ứng.

Vì vậy biết xử dụng chân khí, thì lúc nào cũng có thể phát ra tự phản ứng, vệ. Như khi nằm mơ màng thấy ngã, phản ứng chân tay giật lên. Nói theo danh từ khí công là “tự phát, tự chủ”. Khi thu phát khí tự chủ, thì chân khí, vệ khí dồn ra hết, sức mạnh tăng lên. Cho nên những Khí-công gia tập lâu, Khí-công cao, có thể dùng khí dẫn ra ngoài cơ thể để chịu đòn, để chống ngoại vật làm hại cơ thể, để chống với những ma-nghiệp làm hại tinh thần, lại có thể trị bệnh cho người khác.

5.3. Ma nghiệp, ma tính

Ma để chỉ những gì ngược với chính-pháp của Phật-giáo. Sau này trở thành từ ngữ để chỉ những gì trái với đạo lý, trái với luật pháp, đi ngược với qui củ tôn giáo. Sau này, ma tính dần dần thành danh từ được dùng để chỉ những gì ngược với luân lý, đạo lý được công nhận. Mà luân lý, đạo lý của mỗi môn phái đều khác nhau. Như phái Đông-a khi xử dụng võ không cần phải xét đến những chiêu thức có đường đường chính chính hay không, miễn là tiêu diệt được kẻ địch, kể cả cắn, bóp vào những bộ phận sinh dục. Quan niệm này cho rằng: võ công khí công dùng để bảo vệ dân tộc. Nếu cần bảo vệ dân tộc trước kẻ ác, thì hy sinh luôn danh dự cũng được. Phái Thiếu-lâm, Tiêu-sơn thì ngược lại cho rằng dù đối với kẻ địch cũng phải tỏ ra khoan hoà, nhân hậu, dẫn dụ kẻ địch theo mình đi vào chính pháp. Phái Mê-linh, Nga-mi, thung dung hơn “tiêu diệt ma vương quỉ dữ là có đạo lý”.

Vậy ma-nghiệp, ma-tính để chỉ con người u mê trong vòng ám tối, hành sự trái với chính đạo, hay trái với luân lý được công nhận. Tỷ như thế kỷ thứ mười chín, đạo Thiên-chúa ở Tây-phương được công nhận là chính đạo, nhưng khi truyền sang Đông-phương thì bị các nho gia miệt thị là ma-giáo. Ma-tính thì nhẹ hơn, để chỉ một phần hành động do ma-nghiệp xúi dục. Ma-nghiệp, ma-tính thường làm cho tâm hồn hỗn loạn, đi xa đạo lý. Muốn trừ ma-nghiệp, phải lấy chính đạo giáo dục, hay tu niệm, mượn chính đạo đuổi ma-nghiệp, thì dùng khí-công. Mỗi môn phái có một phương pháp chuyển ma-nghiệp thành chính pháp khác nhau.

5.4. Chính đạo, chính khí

Từ ngữ dùng rất nhiều trong Nho-giáo, Phật-giáo, sau biến thành danh từ chung của tộc Hoa, tộc Việt, tộc Hàn và tộc Thái-dương (Nhật).

Trong Nho-giáo, lưu truyền bài “Chính khí ca” của Văn-thiên-Tường, một vị tể tướng cuối đời Tống, đã định nghĩa chính khí như sau:

Thiên địa hữu chính khí,
Tạp nhiên phú lưu hình.
Hạ tắc vi hà lạc,
Thượng tắc vi nhật tinh.
Ư nhân viết hạo nhiên...

Nghĩa là: trong trời đất vốn có chính khí, tự nhiên ơết thành hình. Dưới đất là sông núi. Trên kết thành trăng sao. Ở trong người là hạo nhiên.

Nguyễn-công-Trứ (1778-1858) trong bài Kẻ-sĩ đã bàn rõ như sau:

Khí hạo nhiên chí đại chí cương,
So chính khí đã đầy trong trời đất.
Lúc vị ngộ hối tàng nơi bồng tất,
Hiêu hiêu nhiên điếu Vị, canh Sằn.
Xe Bồ-luân dù chưa gặp Thang, Văn,
Phù thế giáo một vài câu thanh nghị.
Cầm chính đạo, để tịch tà cự bí,
Hồi cuồng lan chi chướng bách xuyên.

Chính khí đây là kết quả tất yếu của người học Nho, lấy cái chủ đạo Nho làm căn bản.

Phật tính để chỉ hành sự, tư duy theo pháp chỉ của nhà Phật. Chính đạo mỗi tông, mỗi phái cũng có sự khác biệt, nhưng đều do môn phái đặt ra. Chính pháp của Thiền-tông lấy “Tứ đại giai không” làm căn bản. Lấy bỏ ngũ uẩn, lục tặc, tứ đại giai không để đắc pháp. Tịnh-độ tông lấy bỏ tham, sân, si, giữ ngũ-giới là chính pháp. Chính-đạo của người Việt, thường gọi là “Chủ đạo”. Như chủ đạo đời Trần (1225-1400) thì đặt “Ái quốc trước, trung quân sau”, đặt “ngũ thường” làm cương yếu. Chủ đạo thời Nguyễn (1802-1945) lại đặt "trung quân trước, ái quốc sau."

Luyện Khí-công để có thể đi vào đường chính đạo, mỗi phái theo cương yếu mà có cơ thức luyện tập riêng biệt.

5.5. Âm kình, dương kình, kình lực

Khi vận khí ra toàn cơ thể để chống với ngoại tà, chống với sự tác dụng của ngoại giới thì gọi là kình lực. Kình lực cũng để chỉ vận khí ra tấn công đối thủ. Còn như vận kình lực ra các kinh âm để tấn công, đỡ đòn, truyền khí thì gọi là âm kình. Khi cũng vận khí ra các kinh dương tấn công, phòng vệ, truyền khí, thì gọi là dương kình. Trong võ học, y học vận âm kình hay dương kình rất quan hệ, bởi tác dụng mỗi loại kình lực khác nhau rất xa.

5.6. Định nghĩa khí công
Vậy Khí-công là gì?

Khí-công là khoa học đứng giữa ngoại công và y học dể:
– Bổ khuyết cho tiên-thiên và hậu-thiên khí đưa thăng bằng cho cơ thể về tinh, thần, khí.
– Loại bộ hủy diệt những tạp khí, độc khí thành phần cơ thể làm cho tâm, thể bất an.
– Đưa chân khí từ yếu về mạnh, tạo thần lực cho tinh, thần, khí, làm cho tinh thần minh mẫn, phán đoán chính trực theo đạo.
– Phát động, chuyền dẫn chân khí vào các chiêu thức ngoại công, vào các cử động, sao cho những chiêu thức, cử động tạo thần-lực.
– Phát động chân khí để chống đối với những ngoại lực làm cho thể bị đau. Điều giải những chỗ đau trong cơ thể. Dẫn độc chất ra ngoài cơ thể.

6. Kết luận

Trên đây là định nghĩa tạm về khí-công. Định nghĩa có thể không hợp với những khí-công gia khác. Có thể các khí-công gia khác chỉ biết xử dụng khí-công chống bệnh nên sẽ định nghĩa là “dùng để trị bệnh”. Nhưng nếu có những khí-công gia khác, áp dụng khí-công rộng rãi hơn, thì họ sẽ định nghĩa rộng hơn. Định nghĩa của chúng tôi sẽ được dùng trong toàn thể các phần nghiên cứu của tập sách mà quý vị đang đọc.
5. Thử định nghĩa khí công

Khí công nghĩa là sự xử dụng khí.

5.1. Sự xử dụng vô thức

Khi nằm, lúc ngồi, hoặc khi nhập tĩnh, tư tưởng con người thường tưởng nhớ, suy nghĩ nhiều sự vật trạng huống. Nghĩ gì thì khí tuần lưu theo huyết mạch. Nghĩ đến nguy hiểm, thì tâm đập chậm. Nghĩ đến những điều tức giận thì tim đập mau. Nghĩ đến trời nắng thì cảm thấy ấm, nghĩ đến trời mưa tuyết thì cảm thấy lạnh. Nghĩ đến trượt ngã thì phản ứng tự nhiên nhảy lên cao. Tư tưởng lúc ấy đâu có chủ ý sai bảo chân tay, taị sao giật lên như vậy? Đó chẳng qua là tư tưởng nghĩ tới, khí tuần lưu theo tư tưởng. Tức ý dẫn khí. Chân khí được điều khiển bới tư tưởng.

5.2. Sự xử dụng ý thức

Khi sử dụng ngoại công như quyền, cước. Những chiêu đầu tiên thường thấy nặng nề, chậm chạp, phát ra không có lực. Nhưng tập tới lần thứ 500 trở đi, thì chiêu thức trầm mãnh khác thường, tại sao lại có sự kiện đó? Giải thích theo lẽ thường thì đó là tập nhiều nên quen. Nhưng nếu dùng phương pháp đo nội lực thì vẫn thấy không thay đổi. Sự thực giải thích như thế này: Đó là chân khí đã tuần lưu, kinh mạch thông, thành ra khi phát lực, khí tòng tâm tự phát, tòng tâm xử dụng, tòng tâm phản ứng.

Vì vậy biết xử dụng chân khí, thì lúc nào cũng có thể phát ra tự phản ứng, vệ. Như khi nằm mơ màng thấy ngã, phản ứng chân tay giật lên. Nói theo danh từ khí công là “tự phát, tự chủ”. Khi thu phát khí tự chủ, thì chân khí, vệ khí dồn ra hết, sức mạnh tăng lên. Cho nên những Khí-công gia tập lâu, Khí-công cao, có thể dùng khí dẫn ra ngoài cơ thể để chịu đòn, để chống ngoại vật làm hại cơ thể, để chống với những ma-nghiệp làm hại tinh thần, lại có thể trị bệnh cho người khác.

5.3. Ma nghiệp, ma tính

Ma để chỉ những gì ngược với chính-pháp của Phật-giáo. Sau này trở thành từ ngữ để chỉ những gì trái với đạo lý, trái với luật pháp, đi ngược với qui củ tôn giáo. Sau này, ma tính dần dần thành danh từ được dùng để chỉ những gì ngược với luân lý, đạo lý được công nhận. Mà luân lý, đạo lý của mỗi môn phái đều khác nhau. Như phái Đông-a khi xử dụng võ không cần phải xét đến những chiêu thức có đường đường chính chính hay không, miễn là tiêu diệt được kẻ địch, kể cả cắn, bóp vào những bộ phận sinh dục. Quan niệm này cho rằng: võ công khí công dùng để bảo vệ dân tộc. Nếu cần bảo vệ dân tộc trước kẻ ác, thì hy sinh luôn danh dự cũng được. Phái Thiếu-lâm, Tiêu-sơn thì ngược lại cho rằng dù đối với kẻ địch cũng phải tỏ ra khoan hoà, nhân hậu, dẫn dụ kẻ địch theo mình đi vào chính pháp. Phái Mê-linh, Nga-mi, thung dung hơn “tiêu diệt ma vương quỉ dữ là có đạo lý”.

Vậy ma-nghiệp, ma-tính để chỉ con người u mê trong vòng ám tối, hành sự trái với chính đạo, hay trái với luân lý được công nhận. Tỷ như thế kỷ thứ mười chín, đạo Thiên-chúa ở Tây-phương được công nhận là chính đạo, nhưng khi truyền sang Đông-phương thì bị các nho gia miệt thị là ma-giáo. Ma-tính thì nhẹ hơn, để chỉ một phần hành động do ma-nghiệp xúi dục. Ma-nghiệp, ma-tính thường làm cho tâm hồn hỗn loạn, đi xa đạo lý. Muốn trừ ma-nghiệp, phải lấy chính đạo giáo dục, hay tu niệm, mượn chính đạo đuổi ma-nghiệp, thì dùng khí-công. Mỗi môn phái có một phương pháp chuyển ma-nghiệp thành chính pháp khác nhau.

5.4. Chính đạo, chính khí

Từ ngữ dùng rất nhiều trong Nho-giáo, Phật-giáo, sau biến thành danh từ chung của tộc Hoa, tộc Việt, tộc Hàn và tộc Thái-dương (Nhật).

Trong Nho-giáo, lưu truyền bài “Chính khí ca” của Văn-thiên-Tường, một vị tể tướng cuối đời Tống, đã định nghĩa chính khí như sau:

Thiên địa hữu chính khí,
Tạp nhiên phú lưu hình.
Hạ tắc vi hà lạc,
Thượng tắc vi nhật tinh.
Ư nhân viết hạo nhiên...

Nghĩa là: trong trời đất vốn có chính khí, tự nhiên ơết thành hình. Dưới đất là sông núi. Trên kết thành trăng sao. Ở trong người là hạo nhiên.

Nguyễn-công-Trứ (1778-1858) trong bài Kẻ-sĩ đã bàn rõ như sau:

Khí hạo nhiên chí đại chí cương,
So chính khí đã đầy trong trời đất.
Lúc vị ngộ hối tàng nơi bồng tất,
Hiêu hiêu nhiên điếu Vị, canh Sằn.
Xe Bồ-luân dù chưa gặp Thang, Văn,
Phù thế giáo một vài câu thanh nghị.
Cầm chính đạo, để tịch tà cự bí,
Hồi cuồng lan chi chướng bách xuyên.

Chính khí đây là kết quả tất yếu của người học Nho, lấy cái chủ đạo Nho làm căn bản.

Phật tính để chỉ hành sự, tư duy theo pháp chỉ của nhà Phật. Chính đạo mỗi tông, mỗi phái cũng có sự khác biệt, nhưng đều do môn phái đặt ra. Chính pháp của Thiền-tông lấy “Tứ đại giai không” làm căn bản. Lấy bỏ ngũ uẩn, lục tặc, tứ đại giai không để đắc pháp. Tịnh-độ tông lấy bỏ tham, sân, si, giữ ngũ-giới là chính pháp. Chính-đạo của người Việt, thường gọi là “Chủ đạo”. Như chủ đạo đời Trần (1225-1400) thì đặt “Ái quốc trước, trung quân sau”, đặt “ngũ thường” làm cương yếu. Chủ đạo thời Nguyễn (1802-1945) lại đặt "trung quân trước, ái quốc sau."

Luyện Khí-công để có thể đi vào đường chính đạo, mỗi phái theo cương yếu mà có cơ thức luyện tập riêng biệt.

5.5. Âm kình, dương kình, kình lực

Khi vận khí ra toàn cơ thể để chống với ngoại tà, chống với sự tác dụng của ngoại giới thì gọi là kình lực. Kình lực cũng để chỉ vận khí ra tấn công đối thủ. Còn như vận kình lực ra các kinh âm để tấn công, đỡ đòn, truyền khí thì gọi là âm kình. Khi cũng vận khí ra các kinh dương tấn công, phòng vệ, truyền khí, thì gọi là dương kình. Trong võ học, y học vận âm kình hay dương kình rất quan hệ, bởi tác dụng mỗi loại kình lực khác nhau rất xa.

5.6. Định nghĩa khí công
Vậy Khí-công là gì?

Khí-công là khoa học đứng giữa ngoại công và y học dể:
– Bổ khuyết cho tiên-thiên và hậu-thiên khí đưa thăng bằng cho cơ thể về tinh, thần, khí.
– Loại bộ hủy diệt những tạp khí, độc khí thành phần cơ thể làm cho tâm, thể bất an.
– Đưa chân khí từ yếu về mạnh, tạo thần lực cho tinh, thần, khí, làm cho tinh thần minh mẫn, phán đoán chính trực theo đạo.
– Phát động, chuyền dẫn chân khí vào các chiêu thức ngoại công, vào các cử động, sao cho những chiêu thức, cử động tạo thần-lực.
– Phát động chân khí để chống đối với những ngoại lực làm cho thể bị đau. Điều giải những chỗ đau trong cơ thể. Dẫn độc chất ra ngoài cơ thể.

6. Kết luận

Trên đây là định nghĩa tạm về khí-công. Định nghĩa có thể không hợp với những khí-công gia khác. Có thể các khí-công gia khác chỉ biết xử dụng khí-công chống bệnh nên sẽ định nghĩa là “dùng để trị bệnh”. Nhưng nếu có những khí-công gia khác, áp dụng khí-công rộng rãi hơn, thì họ sẽ định nghĩa rộng hơn. Định nghĩa của chúng tôi sẽ được dùng trong toàn thể các phần nghiên cứu của tập sách mà quý vị đang đọc.
Tài sản của ngoctulaa

Chữ ký của ngoctulaa
[SIZE="6"][COLOR="Blue"] nhớ nhà[/COLOR][/SIZE]
Trả Lời Với Trích Dẫn