Xem bài viết đơn
  #1  
Old 16-10-2008, 02:42 PM
donkihotexuthanh's Avatar
donkihotexuthanh donkihotexuthanh is offline
Phá Quan Hạ Sơn
 
Tham gia: Apr 2008
Bài gởi: 293
Thời gian online: 0
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 11 Times in 5 Posts
Chiến dịch Lam Sơn 719 :Thất bại của “Việt Nam hóa” chiến tranh

...Ba năm sau Tết Mậu Thân, Thiệu lại cho đốt pháo dịp Tết Nguyên đán Tân Hợi 1971 để tỏ “bản lĩnh”, ra vẻ tình hình Miền Nam yên ắng sau 2 năm Ních-xơn chủ trương “Việt Nam hóa chiến tranh” đã nâng quân ngụỵ lên một triệu người và Mỹ đã chuyển giao một triệu vũ khí, 46.000 xe quân sự, 1.100 máy bay các loại… Để “chứng tỏ sự trưởng thành” của quân đội Việt Nam cộng hòa trên chiến trường, sau khi đốt pháo Tết, Mỹ và Sài Gòn mở cuộc hành quân lớn do quân Sài Gòn đảm nhiệm “nhằm đánh cắt đường mòn Hồ Chí Minh và tiêu diệt đất thánh cộng sản ở Lào”.

Thiệu muốn ngăn chặn quân Bắc Việt Nam có thể tấn công lực lượng Sài Gòn tại tỉnh Sê-pôn (Lào) bằng cách cho một sư đoàn tiến lên miền Bắc Việt Nam, qua vĩ tuyến 17 gần Vinh để đánh lạc hướng, nhưng Mỹ không chấp nhận phương án này. Thiệu đã rất nhạy trong việc nhận ra một cái bẫy liền ra lệnh cho viên chỉ huy, tướng Hoàng Xuân Lãm chiếm lấy Sê-pôn, nhưng không gắng giữ nó. Thiệu thấy được biến cố Điện Biên Phủ có thể tái diễn, các lực lượng của ông ta sẽ bị giam giữ trong một tiền đồn không thể chống giữ được và cũng không có một khả năng nào để tiếp viện. Thiệu nói với Lãm: “Ông chỉ nán lại đó đủ để tè một bãi rồi rút ngay”.

Để mở chiến dịch này, Ních-xơn cho phép đưa “kế hoạch hành quân tuyệt vời trên giấy”-như Kít-xinh-giơ nói-vào thực tế chiến trường, nhưng giải thích: để tránh dư luận Mỹ chỉ trích và để tỏ sự “thành công” của “Việt Nam hóa chiến tranh” nên Mỹ không đóng vai chủ lực trong cuộc tấn công này, Mỹ chỉ đạo nhưng “đứng đằng sau” yểm trợ bằng không quân gồm cả B-52, rót trọng pháo, đảm nhiệm chuyển vận bằng máy bay… Và cả cái tên gọi cuộc hành quân cũng là tiếng Việt Nam: “Lam Sơn 719”… Lót sẵn đường cho quân ngụy Sài Gòn, từ ngày 30-1-1971, tức mới mồng 3 Tết, quân Mỹ ở dọc tuyến bờ nam sông Bến Hải lặng lẽ triển khai tạo bàn đạp tiến sang Lào, chiếm lĩnh các vị trí then chốt, để cho ba cánh quân của Sài Gòn gồm lính dù, thiết giáp, bộ binh “yên tâm” sẵn sàng vượt qua biên giới sang đất Lào. Nguyễn Văn Thiệu tung vào cuộc hành quân 2 sư đoàn tinh nhuệ nhất, trong đó có sư đoàn thủy quân lục chiến. Tổ chức đốt pháo ăn Tết xong, quân Sài Gòn chọn ngày 8-2 xuất quân tiến thẳng về Sê-pôn qua đường số 9… Nguyễn Văn Thiệu gọi “Cuộc hành quân Lam Sơn 719” là “Cuộc chơi xuân”, có ngờ đâu đang tiến vào “chảo lửa lớn” đang chờ sẵn. Mới non một tuần mà quân Sài Gòn thương vong đã lên con số hơn 3.000. Càng hoảng hốt, mục tiêu Sê-pôn càng xa tầm pháo. Lầu Năm góc tới tấp điện hỏi đại sứ Bân-cơ và Bộ chỉ huy lực lượng Mỹ ở Sài Gòn, trong khi Thiệu sốt ruột cứ thúc tướng Hoàng Xuân Lãm bằng mọi giá phải “chiếm lấy Sê-pôn nhưng không cần cố giữ nó!”.

Vào giữa chiến dịch, Tổng thống Ních-xơn đã cho tướng A.Hây-gơ đến Việt Nam để nhận định xem vấn đề gì không ổn đã xảy ra. Hây-gơ đã kể lại: “Chiến dịch Lam Sơn đã phá hủy mất phần tinh nhuệ nhất của quân đội Nam Việt Nam và trở nên nghiêm trọng, bất lợi hơn nhiều so với điều mà người ta tưởng lúc đó. Việc điều khiển chiến dịch của chúng ta rất tồi. Toàn bộ vai trò và chỉ đạo yểm trợ của Mỹ không hoàn tất được vì sự quan liêu của Lầu Năm góc... Đây là một thử thách thực sự của chương trình “Việt Nam hóa”. Lầu Năm góc đã từ chối không để người Mỹ tham gia vào chiến dịch. Sự yểm trợ mà Nam Việt Nam đã quá quen thuộc và đang mong đợi được tiếp tục, đến đây đã bị cắt đứt...”.

Sau nửa tháng, đội quân tinh nhuệ của Sài Gòn vẫn kẹt trên đường. Việc tải xác chết khỏi mặt trận do không quân Mỹ làm không xuể. Đến ngày thứ 25 của cuộc hành quân, đại binh Sài Gòn đã bị đánh tan nát trong các cuộc đổ quân liều lĩnh xuống gần Sê-pôn. Cố vấn đặc biệt của Thiệu viết tiếp: “… Ba ngày sau khi bắt đầu chiến dịch, số phi công trực thăng Mỹ bị thương vong quá nhiều. Chính điều ấy gây chướng ngại cho binh lính Nam Việt Nam. Niềm tin đầu năm mới hoàn toàn tiêu tan vì số thương binh của Chiến dịch Lam Sơn đã lấp đầy các giường bệnh… Cho nên dân miền Trung đón xuân truyền miệng nhau câu ca: Ai Lao đi dễ khó về-Khi đi áo giáp, khi về áo quan…”.

Chiến dịch kết thúc sau 52 ngày đêm (30-1 đến 23-3), Mỹ-ngụy bị loại khỏi vòng chiến đấu 20.858 tên, 556 máy bay bị bắn rơi và phá hủy, 1.138 xe cơ giới (có 528 tăng-thiết giáp), 112 khẩu pháo và súng cối, hơn 2 triệu lít xăng, 1.000 tấn đạn, 25 kho… bị Việt Cộng thu và phá hủy. Trong cuốn “Từ tòa Bạch ốc đến dinh Độc Lập” dù thú nhận con số thiệt hại còn xa sự thật, cũng phải ghi nhận: “Chiến dịch Lam Sơn… là một yếu tố làm suy nhược ý chí chiến đấu của Nam Việt Nam”.

“Cuộc chơi xuân”-như Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu gọi Cuộc hành quân Lam Sơn 719 xuân Tân Hợi, với cái giá mà Sài Gòn phải trả, như tướng không quân Nguyễn Cao Kỳ đã đánh giá không sai rằng: Đem một đội quân quen “lệ thuộc phần lớn vào quân đội khác về chỉ huy, về vũ khí và ngay cả chiến lược” để nhào nặn thành “mới” và tách ra độc lập tác chiến như kiểu Lam Sơn 719 rất khó mà địch nổi đối phương”. Đó là thất bại của Ních-xơn trong “Việt Nam hóa chiến tranh…”. Nhưng Kỳ, cũng như Thiệu đều chỉ biết kêu to: “Việt Nam hóa chiến tranh” là của Ních-xơn-làm sao có thể khác được?”.
Tiên Hưng-J.Séc-tơ*

*Theo “Từ tòa Bạch ốc đến dinh Độc Lập”
Tài sản của donkihotexuthanh

Trả Lời Với Trích Dẫn