Xem bài viết đơn
  #2  
Old 07-04-2008, 08:56 PM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
Lời Dẫn Nhập

Trời có lẽ đã khuya, trăng soi chênh chếch xuống hiên và dồn ánh sáng về một góc như để rót vào luống kiếm đang lấp lánh uốn lượng trong khoảng không thinh lặng. Người múa kiếm như trôi theo kiếm, hoặc nói đúng hơn, người và kiếm cùng trôi.

Tôi ngồi dưới gốc dừa sát hiên, lặng lẽ nhìn giữa hương thơm ngát chẳng biết tự nhiên mà có hay do trăng, do kiếm và người gợi lên. Tôi cảm thấy mình dịu nhẹ và như tan loãng ra, hòa vào ánh trăng chảy tới góc kia.

Chợt từ luống kiếm phụt ra một tia sáng xoẹt tới phía tôi. Tôi chưa kịp phản ứng thì đã nghe tiếng cười ha hả của anh bạn. Vâng, người múa kiếm là bạn rất thân. Tôi hoàn hồn nhìn kỹ thì kinh ngạc xiết bao, mũi thanh kiếm nơi tay anh đăng cắm vào một trái dừa khô. Trái dừa sáp rơi trúng đầu tôi thì mũi kiếm kịp thời ngăn lại. Tôi cẩn thận rút trái dừa ra đặt lên bàn và thầm nghĩ chắc nó cũng mải mê xem đến nỗi buông rơi mà không hay biết.

Anh bạn tôi là võ sư từng nổi tiếng một thời nay lui về ẩn dật. anh nghiên cứu Thiền Học cũng như dịch lý khá kỹ và sáng tác ra những thế võ mang tính "Đạo", cốt nâng cao sức khỏe thân tâm hơn là biểu diễn và chiến đấu (tuy trông rất đẹp mắt và gồm đủ cương nhu) ... Trong phòng tập của anh, ở bàn thờ Tổ có đặt một chữ "nhân" tức "người', trên gác hai thanh kiếm tượng trưng Âm Dương, và nhìn toàn bộ là chữ "thiên" tức "trời". Người thấu suốt lẽ tự nhiên, thống hợp mọi đối đãi tức là Trời, là Phật.

Thật ra, xét về lịch sử, hầu hết các môn võ Á Đông đều được cho là bắt nguồn từ chùa Thiếu Lâm ở núi Trung Sơn, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, và như vậy là có dính dáng đến Thiền, bởi vì chùa Thiếu Lâm không những được xưng tụng là "ngôi sao Bắc đẩu" của võ lâm, mà còn là nơi khai sáng dòng Thiền Trung Quốc với Ngài Bồ Đề Đạt Ma là Sơ Tổ; và cho đến nay việc tu hành của các sư tăng ở đây vẫn bao gồm tập Thiền kết hợp với võ.

Tuy nhiên, nơi mà võ thuật chịu ảnh hưởng sâu đậm của Thiền phải nóí đến Nhật Bản. Theo sử liệu thì khi Thiền được Đại Sư Eisel (1141-1251) đưa vào Nhật Bản, giới võ sĩ- người Nhật gọi là "samurai" tức "hiệp sĩ" - liền thu dụng ngay. Lý do rõ nét nhất là vào thời buổi chinh chiến liên miên giữa các lãnh chúa tranh giành ưu thế chính trị và quyền lực, chủ trương của Thiền được xem là động lực giúp chấn chỉnh tinh thần và lòng can đảm của các chiến binh.

Thiền tuy là một tông phái của Phật Giáo, nhưng không ấn định những giáo điều khe khắc mà chỉ vạch ra một con đường quyết tiến, xông thẳng tới, không sợ hãi, không biện luận, không so đo tính toán. Đó là một phương pháp phát triển trực giác, luyện ý chí, tạo dũng khí, biết quên mình, xem thường chuyện sống chết. Những đức tính này rất phù hợp với yêu cầu của người võ sĩ lâm trận: phải phán đoán nhanh theo linh tính và hành động chớp nhoáng theo phản xạ, chỉ cần phân tâm một giây hoặc lưỡng lực trong tích tắc là thất bại ngay. Đồng thời, cách hành Thiền với kỹ thuật căn bản là "tọa Thiền" (ngồi Thiền) cũng giúp tăng cường nội lực (nên nhiều người cho đó là một cách luyện khí công).

Ở Nhật Bản ngày xưa, các võ sĩ thường học hỏi ở các vị Thiền sư. Có một võ sĩ đấu vật tên Onami ("Đại Ba"" nghĩa là "sóng lớn") rất mạnh, đánh bại nhiều võ sư, nhưng lại bị những võ sĩ cỡ học trò ném xuống đài khi thi đấu công khai. Anh cảm thấy xấu hổ và tìm đến Thiền sư Hakuin để hỏi ý kiến. Thiền sư khuyên: "Anh tên là Đại Ba, vậy tối nay hãy ở lại đây và tưởng tượng anh là những cơn sóng lớn đang quét sạch mọi thứ trước mặt, đang nuốt chửng tất cả những gì trên đường đi".

Onami ngồi xuống Thiền định, chú tâm quán tưởng mình là những cơn sóng đang xô tới nhiều vật khác nhau. Càng lúc anh thấy sóng nổi lên càng lớn và quét sạch những bông hoa cắm trong các độc bình, phủ trùm lên tượng Phật trên bàn thờ, rồi nhận chìm cả ngôi chùa trong làn nước mênh mông.

Sáng sớm hôm sau, Thiền sư Hakuin bước vào phòng thấy Onami còn đang Thiền định, trên mặt anh thoáng nhẹ nụ cười. Thiền sư đập nhẹ vào vai người võ sĩ và bảo "Bây giờ không có gì có thể làm phiền anh nữa. Anh là những cơn sóng lớn, sẽ quét sạch mọi thứ trước mặt mình".

Ngay hôm đó, Onami vào đấu trắc nghiệm và anh đã thắng. Sau đó chẳng còn ai đánh bại anh được.

Tôi còn nhớ một chuyện tương tự khi thấy tôi là cụ Anh Minh Ngô Thành Nhân còn sống. Có một võ sư đến nhờ thầy chỉ cách chữa trị chứng nhói tim nhất là khi ở trước đám đông. Thầy nhìn người này một lúc rồi nói: "Anh chỉ cần định tâm là hết". Võ sư liền hỏi: Định tâm như thế nào?". Thầy bảo: "Ăn ròng gạo lứt muối mè mười ngày; khi ăn nhớ ngồi thẳng lưng, chú tâm nhai kỹ, khi nuốt nhớ theo dõi đường đi của thức ăn. Thức uống chỉ dùng nước sôi để nguội bớt, khi thật khát mới uống một ít và chỉ hớp từng ngụm nhỏ, ngậm trong miệng một lúc mới nuốt". Võ sư tỏ vẻ ngạc nhiên hỏi: "Ăn uống mà dính đến việc định tâm hay sao?" thầy đáp: "Anh cứ làm y như thế sẽ rõ".

Khi người võ sư ra về, Thầy Anh Minh quay lại bảo tôi: "Đây là bệnh ở tánh, nếu không chịu nổi mười ngày nhún mình kham khổ thì thì đừng mong cứu trị". Quả nhiên sau đó tôi nghe tin người này vào tù vì tranh tiếng đánh người trọng thương.

Thật ra, cách ăn uống mà Thầy Anh Minh Ngô Thành Nhân chỉ ở trên là một phương thức điều trị thân tâm triệt để nhất theo phương pháp Thực Dưỡng do Nhà y triết dưỡng sinh Ohsawa đề xướng; và theo giới nghiên cứu, đây chính là cách ăn uống của các vị sư Nhật Bản ngày xưa khi nhập thất hành thiền. Riêng ở nước ta, những người tập võ ăn uống quân bình Âm Dương theo phương pháp này (muốn biết rõ xem sách "Phương Pháp Thực Dưỡng" của Anh Minh Ngô Thành Nhân) đều học hành mau thông, phản ứng nhanh nhạy, khí lực dồi dào khiến các huấn luyện viên đôi lúc phải ngạc nhiên. Đặc biệt những võ sư dưỡng sinh theo phương pháp Thực Dưỡng hầu như không thích đua tranh hoặc phô bày tài nghệ; nhưng khi đã hành động, họ rất quả quyết, không e ngại bất cứ trở lực nào.

Giới hiệp sĩ Nhật Bản theo Thiền cũng có tâm kiên định chẳng khác. Có một hiệp sĩ tên là Nagasaki Jiro Takashige khi biết phe mình sắp thua trận, đã đến nhờ một vị Thiền sư chỉ cho mình phải có thái độ như thế nào trong tình cảnh đó. Vị sư bảo: "Nhập một với kiếm, chặt lìa bản ngã". Chàng hiệp sĩ hiểu ý và chiến đấu cho đến khi trút hơi thở cuối cùng.

Chính bản thân của các vị Thiền sư cũng là tấm gương sáng cho giới hiệp sĩ noi theo. Nhìn bề ngoài, các vị Thiền sư trông có vẻ nhu hòa, tiêu cực, nhưng bên trong "hào khí ngút trời". Một viện nọ bị bao vây nghiêm ngặt vì sư trụ trì đã cho những kẻ thù của Lãnh chúa địa phương vào chùa ẩn náu mà không chịu giao nộp. Sau cùng, đám quân bình tràn vào bắt vị sư và tăng chúng trong chùa đưa lên cái tháp ở cổng để thiêu sống. Vị sư thuyết pháp như thường lệ rồi nói: "Bây giờ bị vây trong đám lửa, các con định làm gì trong vòng quay cuối của bánh xe luân hồi?". Các đệ tử lần lượt trả lời xong, vị sư mới bảo: "Muốn đại định chẳng cần phải vào núi sâu khe thẳm; khi tâm đã lắng thi lửa cũng nguội lạnh", và tất cả ung dung đón nhận cái chết không than vãn một lời.

Các Thiền sư còn giúp giới hiệp sĩ nhận ra chân lý của cuộc đời. Có hiệp sĩ Nobushige đến hỏi Thiền sư Hakuin: "Thiên đàng và địa ngục có thật hay không?". Sư hỏi lại: "Anh là ai?". Hiệp sĩ đáp: "Tôi là một samurai". Sư kêu lên: "Hứ, anh mà là samurai sao! Chẳng có gì cho thấy anh là hiệp sĩ. Mặt anh trông chẳng khác ăn mày!". Nobushige giận dữ chụp lấy đốc kiếm, sư nói tiếp: "Anh có kiếm đấy ư! Có lẽ kiếm của anh chẳng buồn cắt đầu tôi đâu!".

Nobushige liền rút phắc kiếm ra, Thiền sư Haukin bèn nói:"Đấy, cửa địa ngục đã mở". Nghe lời này, người hiệp sĩ hiểu ra ý dạy nên dút kiếm vào vỏ và cúi đầu bái lạy. Sư lại nói: "Đấy, cửa thiên đàng đã mở".
Tài sản của ngoctulaa

Chữ ký của ngoctulaa
[SIZE="6"][COLOR="Blue"] nhớ nhà[/COLOR][/SIZE]
Trả Lời Với Trích Dẫn