Xem bài viết đơn
  #17  
Old 04-04-2008, 10:24 AM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
HÓA TINH ĐỆ NHỊ THỨC

Sau khi luyện đệ nhất thức, không thấy kết quả, thì trường hợp tương đối nặng. Dương vật cứ cử lên (nữ thì âm-thần hơi cứng nóng, ngực căng, môi khô), tinh-dịch (chứ không phải tinh-khí) ri rỉ muốn xuất, nhiệt khí trên người bốc cao, đầu óc hoang mang không minh mẫn nữa. Phải luyện tiếp phương pháp của đệ nhị thức.

Phải nhớ kỹ là: không nên lạm dụng luyện phương pháp đệ nhị thức. Chỉ khi nào đệ nhất thức không kết quả mới luyện đệ nhị thức mà thôi.
Đệ nhị thức có hai tức. Nối tiếp đệ nhất thức.

1. ĐỆ NHẤT TỨC. (Thổ ở đầu tức này không kể vào tức, chỉ để nối tiếp).

BƯỚC 1 (thổ)
– Dùng ý dẫn khí từ qui-đầu (nếu là nữ thì âm-thần) đến trung-điền.
– Đồng thời hậu môn thắt chặt co lên.

BƯỚC 2 (nạp)
– Dùng ngón chỏ tay phải, bịt lỗ mũi phải.
– Lỗ mũi trái hấp khí thành một dây dài liên tục (không nên để đứt đoạn).

BƯỚC 3 (đình)
– Hai đến 5 tiếng đập tim.

BƯỚC 4 (thổ)
– Ngón tay giữa của tay phải bịt lỗ mũi trái, buông lỗ mũi phải ra.
– Lỗ mũi phải thổ khí thành luồng liên tục, nhẹ nhàng.

LUYỆN 3 TỨC LIỀN.

2. ĐỆ NHỊ TỨC

BƯỚC 5 (thổ)
– Nối tiếp tức trên.
– Ngón tay bịt lỗ mũi trái.
– Sau khi lỗ mũi phải thổ xong nạp luôn, nạp một hơi dài, không đứt đoạn.

BƯỚC 6 (đình)
– Nghỉ hai đến 5 tiếng đập tim.

BƯỚC 7 (thổ)
– Ngón trỏ bịt lỗ mũi phải, và buông lỗ mũi trái ra.
– Lỗ mũi trái thổ khí thành một dây liên tục.

LUYỆN 3 TỨC LIỀN.

3. ĐỆ TAM TỨC

BƯỚC 8 (nạp)
– Bỏ tay ra dùng cả hai lỗ mũi nạp khí thành một luồng dài liên tục.
– Dùng ý dẫn khí từ trung-đơn-điền đến thượng-điền ý-thủ tại đây.

BƯỚC 9 (đình)
– Ngưng lại từ 2 đến 5 tiếng đập tim.

BƯỚC 10 (thổ)
Nuốt nước miếng, dùng ý dẫn khí từ thượng-điền tới trung-điền.

LUYỆN 3 TỨC LIỀN
Sau đó luyện lại tức thứ nhất đến tức thứ ba liền 3,6 hay 9 lần. Thu công

4. CHỦ TRỊ

Như đệ nhất thức.

5. CẤM KỊ

Như đệ nhất thức.

HÓA TINH ĐỆ TAM THỨC

Sau khi đã luyện thức thứ nhì, không kết quả, luyện sang thức thứ ba. Phải lưu ý là, thức thứ ba rất dễ tổn hại đến tinh khí, thận khí. Vì vậy nếu thấy luyện hết thức thứ hai không kết quả mới dùng đến. Tuyệt đối không bao giờ nên thử. Thận suy rất hại, có khi tuyệt đường sinh đẻ.

Thức này có ba tức.

1. ĐỆ NHẤT TỨC

BƯỚC 1 (nạp)
– Dùng ý dẫn khí từ qui-đầu (nữ thì âm thần), qua hậu môn rồi xương cụt (huyệt Hội-âm, Trường-cường) chuyển sang mông trái, lưng trái, lên cổ tới mắt trái.
– Ngón tay bịt lỗ mũi phải lại, để lỗ mũi trái tiếp tục nạp khí. Mắt trái, mi trái, kéo ngược trở lên, khí dẫn theo, tới đỉnh đầu.

BƯỚC 2 (đình)
– Dẫn khí từ đỉnh đầu, về thượng-điền, qua mắt phải.
– Mắt phải, mi phải, kéo trở xuống.
– Dẫn khí qua má phải.

BƯỚC 3
– Bịt lỗ mũi trái lại, lỗ mũi phải từ từ thổ khí.
– Dùng ý dẫn khí từ má phải xuống cổ, sườn phải, xương cụt, hậu môn (huyệt Trường-cường, Hội-âm).

LUYỆN 3 TỨC LIỀN.

2. ĐỆ NHỊ TỨC

Cùng phương pháp tức 1. Nhưng lộ trình đi phải:

– Từ qui-đầu, qua huyệt hậu môn, xương cụt (huyệt Hội-âm, Trường-cường) rồi quẹo phải, đi ngược lộ trình trên.
– Lỗ mũi cùng thổ nạp, ngược lại với tức 1, nghĩa là phải đổi qua trái, trái đổi qua phải.

LUYỆN 3 TỨC LIỀN.

3. ĐỆ TAM TỨC

BƯỚC 1 (nạp)
– Dẫn khí từ qui-đầu về hậu môn, xương cụt (huyệt hội-âm, trường-cường), ngược lên ngang sống lưng (huyệt Mệnh-môn), theo xương sống, não, đến đỉnh đầu, vòng sang thượng-đơn-điền.

BƯỚC 2 (đình)
– Ngưng tại thượng-điền từ 2 dến 5 tiếng đập tim.

BƯỚC 3
– Từ thượng-điền ngược trở lại não, xương sống tới ngang lưng (huyệt mệnh-môn) rồi vào trung-điền, sang hậu môn (huyệt hội-âm), rồi tới qui-đầu (hay âm thần).

LUYỆN 3 TỨC LIỀN.

Luyện liền một lúc 3, 6, đến 9 thức.
Khí-tức qui nguyên(dẫn khí về đơn điền).

Thu công.

4. CHỦ TRỊ

Như đệ nhất thức.

5. CẤM KỊ

Như đệ nhị thức.

HÓA TINH ĐỆ TỨ THỨC

Tiêu-sơn đệ tứ thức, khác hẳn với ba thức trên về công dụng. Ba thức đầu dùng để “luyện tinh, hóa khí”, tức là xử dụng khi tinh-khí đầy, chuyển thành khí. Tinh-khí đó vẫn còn chỗ sơ dụng của nó, không làm mất đi lợi ích.

Nhưng cũng có những trường hợp mà tinh khí chạy hỗn loạn không nên thu liễm lại. Vì tinh khí đó không còn ích lợi, thu liễm lại có hại cho cơ thể, cần phải đốt đi.

Tỷ-dụ: Trong lúc luyện Thiền-công, Khí-công, Ngoại-công, chân tay, khí huyết chân khí chạy khắp người. Chẳng may có những luồng khí dẫn không đúng, hoặc chiêu thức đánh sai, tinh-khí không qui liễm được, nên đã làm động tình, dương vật chương lên. Những loạn khí đó không cần thu liễm, phải đốt ngay đi.

Ở đây chúng tôi chỉ nói đến các thức Thiền-công, Ngoại-công, Khí-công từ cấp trung-đẳng, cao-đẳng.

1. PHÉP LUYỆN

Lấy cơ sở của ba thức trên làm nguồn gốc.

2 . TƯ THỨC:

Cả ba tư thức.

– Lập thức (đứng).
– Tọa thức (ngồi).
– Ngọa thức (nằm).

3. ĐIỀU KHÍ

Các phương pháp :

– Thông thường.
– Ý khí hợp nhất.
– Đạo gia.
– Cấm dùng phương pháp ảo thổ nạp, khí tức hỗn loạn đốt luôn chân khí, có khi làm hư thận.

4. Ý-THỦ

Nội thể tại trung-đơn-điền.

5. PHƯƠNG PHÁP LUYỆN

– Khai thủy.
– Nhập tĩnh.
– Điều-tức.
– Ninh thần.
– Giáng khí.
– Giải trừ tạp niệm.
– Ý-thủ

BƯỚC 1 (nạp)
– Dùng ý dẫn khí trầm trung-đơn-điền.
– Óc tưởng tượng đơn-điền.
– Mắt nhắm, “nhìn bằng tư tưởng vào đơn-điền”.
– Tai nghe tại đơn-điền.
– Miệng mũi thổ nạp vào đơn-điền.
– Dùng ý dẫn khí từ qui-đầu vào đơn-điền.

BƯỚC 2 (đình)
– Ngưng từ 2 tới 5 tiếng đập tim.
– Dùng ý dẫn khí từ trung-điền đến hậu môn (huyệt-âm).
– Từ hậu môn (huyệt hội-âm) phân ra hai đùi, đầu gối, bắp chân, xuống gầm bàn chân (huyệt Dũng-tuyền).

BƯỚC 2 (thổ)
– Dùng ý dẫn khí từ huyệt dũng-tuyền trái, ngược trở lên qua bắp chân đầu gối, đùi.

BƯỚC 3 (nạp)
– Dùng ý dẫn khí đồng một lượt từ đùi trái, qui-đầu (nữ âm thần) vào huyệt hội-âm, trường-cường, qua sườn trái tới cổ, mang tai, đại não cuối cùng ngưng lại ở thượng-điền.

BƯỚC 4 (đình)
– Ngưng lại thượng-điền từ 2 tới 5 tiếng đập tim.
– Từ thượng-điền dẫn khí qua phải, mang tai, cổ, sườn, huyệt trường-cường huyệt hội-âm.

BƯỚC 5 (thổ)
– Dẫn khí từ huyệt hội-âm dẫn tiếp xuống đùi phải, đầu gối phải, bắp chân, cuối cùng là huyệt dũng-tuyền phải.

BƯỚC 6 (nạp)
– Lại dùng ý dẫn khí từ huyệt dũng-tuyền trái, qui-đầu (âm thần) theo lộ trình cũ để sang huyệt dũng-tuyền phải hai lần nữa.

BƯỚC 7 (đình)
– Dùng ý dẫn khí từ huyệt dũng-tuyền phải và qui-đầu (âm thần) theo lộ trình trên. Nghĩa là đi ngược chiều, đúng ba (3) lần.

BƯỚC 8 (thổ)
– Dùng ý dẫn khí từ cả hai huyệt dũng-tuyền lên bắp chân, đầu gối, đùi.
– Dẫn từ hai đùi, qui-đầu lên huyệt hội-âm, trường-cường theo xương sống tới huyệt Phong-phủ, đại não, vào thượng-điền.

BƯỚC 9 (đình)
– Ngưng lại từ 2 tới 5 tiếng đập tim.

BƯỚC 10 (thổ)
– Đi ngược trở lại lộ trình cũ tới xương sống, qua mệnh-môn huyệt vào trung-điền.

BƯỚC 11 (đình)
– Ngưng lại trung-điền 2 đến 5 tiếng đập tim, rồi dẫn khí tiếp xuống huyệt hội-âm, phân làm hai xuống hai đùi, đầu gối, bắp chân, cuối cùng huyệt dũng-tuyền.
Luyện một lúc từ 3, 6 đến 9 thức và chỉ tái luyện khi nào cần thiết. Nếu luyện liên tiếp mỗi ngày một lần thì từ ngày thứ 5 trở đi tinh-khí bị đốt hết, người mệt mỏi yếu đuối. Từ ngày thứ 15 trở đi đến ngày thứ 30 thì có thể hư thận.

6. CHỦ TRỊ

– Dùng để làm tiêu tan đòi hỏi sinh lý.
– Khu trục, tiêu diệt các loạn khí vô ích trong người.
– Kiến bò (fourmiement), spasmophilie.
– Chân tay bải hoải.
– Điều hòa loạn khí.
– Bắp thịt co giật.
– Trấn tĩnh cơn khủng hoảng thần kinh (dépressions).

7. CẤM KỊ

– Bất lực sinh lý (nữ lãnh cảm).
– Thận hư (dù dương, dù âm, hay âm dương hư).
– Mất trí nhớ.
– Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh (ménopause).

Kết luận

Tiêu-sơn hóa tinh pháp là một thức Thiền-công, dùng lâu năm trong Phật-giáo Việt-Nam, dễ luyện, kết quả tốt. Phàm khi luyện, ngay lập tức cảm thấy tinh thần sảng khoái. Càng luyện lâu, tâm trí càng minh mẫn. Già, trẻ, nam, nữ đều luyện được. Luyện lúc nào trong ngày kết quả cũng bằng nhau.

IV. Lộ thứ tư: DƯỠNG SINH CÔNG

Dưỡng là nuôi. Dưỡng sinh công dùng để điều hòa, kích thích bộ máy tiêu hóa. Nếu khi luyện thức này, thấy không hiệu quả thì dùng ”Ngoạ công bát pháp” ở phần động công.

4.1. TƯ THỨC

– Tọa thức (ngồi).
– Ngọa thức (nằm).

4.2. ĐIỀU KHÍ

Dùng phương pháp:

– Ý khí hợp nhất.
– Đạo gia.

4.3. Ý THỦ

Nội thể : Khí hải hay trung đơn điền.

4.4. PHƯƠNG PHÁP LUYỆN

– Khai thủy.
– Nhập tĩnh.
– Điều tức.
– Ninh thần.
– Giáng khí.
– Giải trừ tạp niệm.
– Ý thủ: tinh thần nội thủ, thần bất ngoại thể.
– Môi răng hé mở.
– Mũi nạp miệng thở, hoặc mũi miệng đồng thổ nạp.

BƯỚC 1 (nạp khí)
– Dùng ý dẫn khí từ đỉnh dầu, qua ngực (thượng tiêu), tới trung đơn điền (trung tiêu: tỳ, vị), rồi chuyển qua bụng dưới (huyệt khí hải). Tiến hành ý thủ tại đây.
– Tiếp tục nở bụng ra, nạp khí tiếp.

BƯỚC 2 (đình)
– Ngưng thổ, nạp.
– Dùng ý dẫn khí về trung đơn điền, rồi thổ ra.
–Khi thổ chia thành nhịp, hoặc chụm môi, thổ mạnh.

Hết một thức.

Mỗi lần luyện hết một thức phải cố duy trì ý thủ nội thể. Mỗi ngày luyện 24 hoặc 36 thức.
– Sau khi dứt, dùng ý dẫn khí vào trung đơn điền.
– Thu công.
– Không nên cưỡng hành nín thở lâu quá. Không nên ép khí đầy quá, làm cho khí huyết đảo lộn.

4.5. CHỦ TRỊ

Trị ruột đau, thiếu dịch vị.
Tiêu hóa không tốt, bụng sôi.
Ăn vào đầy ứ, ợ hơi.
Thần kinh suy nhược.
Người bải hoải sau khi ăn.
Điều hòa nhiệt khí.
Lưu ý là sau khi luyện sang thức thứ 3 trở đi thì nhiệt khí trong đơn điền sinh ra mạnh mẽ. Không nên hoảng sợ. Đó là có kết quả rồi
Tài sản của ngoctulaa

Chữ ký của ngoctulaa
[SIZE="6"][COLOR="Blue"] nhớ nhà[/COLOR][/SIZE]
Trả Lời Với Trích Dẫn