Xem bài viết đơn
  #4  
Old 05-04-2008, 03:47 PM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
5 . Khéo dùng chiếc dây lưng

Trong võ đường, sợi dây đai thắt lưng giúp cho việc tăng thêm sức lực. Người luyện võ cần phải "khí trầm đan điền", khi luyện tập, thắt chặt sợi đai tạo thành 1 sức ép nào đó với đan điền để tiện cho việc dồn khí xuống đan điền, nhờ vậy mới có thể bộc phát kình lực vượt mức bình thường. Khi ra đường sợi dây nịt thắt lưng lại là vũ khí phòng thân hữu hiệu. Vì dùng nịt có thể lấy nhu khắc cương, chống chọi được với dao găm, gậy gộc, một mình mà chống đỡ được đông người.
6 . Ba đốt (tiết) trong vận động võ thuật

Ba đốt, nói về toàn cơ thể con người thì tay là đốt ngọn (tiêu tiết) thân mình là đốt giữa (trung tiết), chân là đốt gốc (căn tiết). Nếu chia nhỏ thì ngay trong ba đốt kể trên cũng đều có ba đốt riêng cả. Ví dụ nói về tay thì bàn tay là đốt ngọn, khủy tay là đốt giữa, vai là đốt gốc. Nói về chân thì bàn chân là đốt ngọn, đầu gối là đốt giữa, háng là đốt gốc. Vận động của ba đốt không ngoài "nổi, theo, đuổi" tức là đốt ngọn nổi, đốt giữa theo, đốt gốc đuổi "vận động của ba đốt phải liền lạc, liên tục không trệ ngại nhau, phải hợp nhất với nhau. Có như vậy"quyền phát ra tiếng chân cất gió nổi lên".
7 . Thuyết "Ngũ yếu" trong võ thuật

Vận động trong võ thuật có 5 điều cần (ngũ yếu) đó là mắt tinh, tay lẹ, đảm vững ,bộ chắc, lực thực.

a) Mắt tinh: "Mắt là trinh sát, tâm là chủ soái "Trong giao đấu nhất định phải có ánh mắt tinh nhanh, chăm chú xem ý hướng của địch, phải là "tay đến, chân đến, mắt đến" nói "đến" đây là "đến cả loạt". Ánh mắt sắc như mắt ưng, vượn, nếu không được thế thì mình có ra đòn cũng khó đánh trúng mục tiêu, phòng thủ khó nhìn rõ ràng chiêu pháp của địch, chẳng còn cách nào lấy biến đối biến để đánh lại địch thủ.

b) Tay lẹ: "Ra tay chớ chậm chạp, chậm chạp để địch biến, giả sử địch có biến thì lòng ta lẹ như tên (bắn)" Trong giao đấu dứt khoát phải coi trọng đòn tay cho thật lẹ, như điện chớùp, như gió lốc, nếu như chẳng nhanh thì dù có tuyệt chiêu cũng khó lòng giành thắng được.

c) Đảm vững (tức gan dạ): "Nhất đảm, nhì sức, ba công phu" khi chiến đấu nhất định cần phải gan dạ, tâm vững là hàng đầu. Có gan dạ mới dám thủ thắng, đánh mạnh tiến khéo, tiến thoái tự nhiên. Lấy cái mạnh của ta để khắc lại cái kém của địch

d) Bộ chắc: "Bộ vững như khánh thạch gốc chắc địch khó xô". Trong giao đấu nhất định cần phải có bộ pháp kiên cố vững chắc mới được. Nếu bộ pháp không vững tất căn bản bị giao động, trên nặng dưới nhẹ dễ bị địch thủ đánh ngã. "Khoan tập đánh luyện tấn trước".

e) Sức thực (lực thực): Trong khi giao đấu cần có sức thực. Nếu đòn thế tung ra chẳng có tí hơi sức thì dù có đánh trúng địch cũng chẳng có hiệu quả tốt, không dễ giành thắng lợi trong cuộc đấu. Tuy có thuyết "bốn lạng chắn ngàn cân", nhưng ít nhất phải có cái sức "bốn lạng" đã, nếu không thì chỉ phủi bụi, làm trò cười cho địch thủ mà thôi.
nguồn tvvn
Tài sản của ngoctulaa

Chữ ký của ngoctulaa
[SIZE="6"][COLOR="Blue"] nhớ nhà[/COLOR][/SIZE]
Trả Lời Với Trích Dẫn