Xem bài viết đơn
  #2  
Old 05-04-2008, 04:13 PM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
21. Đòn vai ip-pông-sôi-na-ghê ( Ippon Seoi Nage ):
Cách vô đòn cùng từa tựa như đòn Seoi Nage ở trên, chỉ khác là lần này tay phải của ta không nắm ngực áo của địch mà chuyển vào nắm sát vào nách trong của cánh tay phải của địch ( nghĩa là cả hai tay ta đều ôm tay phải của địch )... và lúc quật địch thì cũng y chang như ở trên....

22. Đòn vai Ka-ta-gu-ru-ma ( Kata Guruma ):
Đòn này đòi hỏi sự nhanh nhẹn và đúng lúc thì mới có hiệu quả, ngoài ra còn đòi hỏi sự trì kéo rất mạnh mẽ và nhiều lần buộc địch di chuyển và không phòng thủ kỹ càng. Ta hãy dùng tay trái kéo địch thật mạnh buộc địch phải nghiêng người đi thì ta nhanh như chớp độn vai vào ngay bụng của địch, tay phải của ta cũng nhanh chóng ôm lấy đùi trong của địch mà nhấc bổng lên rồi quăng địch về phía trước.....

23. Đòn u-si-rô-gô-si ( Ushiro Goshi ) :
Đòn này ta thấy tụi Wrestlers hay xài, kể cả đấu tự do UFC, để dể hình dung, xin mọi người coi họ dùng đòn mà có thêm khái niệm rõ ràng hơn. Đòn này đòi hỏi ta phải hết sức nhanh nhẹn, chờ khi địch tấn công ta, né tránh và luồn ra phía sau lưng của địch và ôm chặt hông dưới của địch rồi nhấc lên rồi ngã vật xuống.... Để có thể thấy được sự nhanh nhẹn này, xin mọi người hãy coi mấy tên Linebackers né tránh và dí để sack quarterbacks thì sẽ rõ....

24. Đòn ngã người Tô-mô-na-ghê ( Tomoe Nage ):
Đòn này cùng là một đòn khó dùng vì đòi hỏi phải dùng đúng lúc mới có hiệu quả, ví dụ như ta cố sức đẩy địch lùi vài bước rồi nhẹ tay lại dụ cho địch phản kháng mà đẩy lại ta, ta nhanh chóng nương theo sức phản kháng đó mà kéo địch thật mạnh vào người của ta và hết sức bất ngờ ta ngã nằm người xuống làm địch bị mất thăng bằng, đồng thời chân phải của ta đạp mạnh vào bụng dưới hoặc hạ bộ, nhưng ta phải đạp tung bổng người của địch lên, thêm vào đà trì kéo và nằm người ra của ta, địch sẽ bị hất văng lộn qua phía trước đầu của ta....

25. Đòn ngã người Du-kô-gu-ru-ma hay còn gọi là đòn hy sinh ( Yuko Guruma ):
Cũng y chang như đòn Tomoe Nage ở trên, chỉ khác chút là lần này ta dùng luôn cả chân trái của ta đạp vào ống quyển của một trong hai chân trụ của địch, còn chân phải thì cũng dùng y chang như đòn đã nói ở trên.

26. Đòn quănng ngang U-ki-qua-da ( Uki Waza ):
Ta cũng té ngã người như hai đòn 24-25 ở trên, chỉ khác là lần này ta dùng hai chân của ta chặn hai cổ chân của địch, tốt hơn hết là đạp vào hai cổ chân hoặc ống quyển của địch thật mạnh, đồng thời hai tay của ta kéo mạnh về hẳn một bên, địch sẽ té ngã ngang người ta chứ không bay qua đầu của ta như hai đòn ở trên......

27. Đòn hy sinh thứ nhất ( tức là đòn Yuko Guruma đã được nói ở trên )

28. Đòn hy sinh thứ hai : ( Yoko Wakare ) :
Trong khi dằn co với địch, ta hãy kéo mạnh bên phải của địch làm cho địch mất thăng bằng, đồng thời ta ngã người té nằm xuống một bên để mượn sức nặng của thân mình kéo địch ngã theo và dùng cả hai chân của ta chặn ngang chân trụ của địch, địch sẽ té ngang qua người của ta...

29. Đòn hy sinh thứ ba : ( Uchi Maki Komi ) :
Tư thế vô đòn của đòn này giống như đòn Harai Goshi đã viết ở trên, chỉ khác chút là mình nắm chặt tay của địch rồi té người nghiêng xuống một bên để lôi địch té theo về bên phải của mình, sau khi té rồi mình luồn tay vào dưới ngay cùi chỏ của địch mà bẻ tay hắn...

30. Đòn hy sinh thứ tư : ( Tani Otoshi ):
Ta nắm chặt tay phải của địch và đè ghị xuống, buộc địch phải dồn trọng lương cơ thể về bên chan phải của hắn, đông thời ta bước chân trái lên chặn phía sau chân phải của địch, ta dùng sức toàn thân và tay phải của ta đẩy và đè địch cho té ngữa, ta cũng nghiêng người té theo địch, sau khi té rồi thi ta nhanh chóng luồn tay phải của ta vào bên dưới cùi chỏ tay phải của hắn mà hiện ta đang giữ chặt.... rồi thì ta khóa tay hắn, nếu ta bẻ mạnh thì có thể làm sái khớp xương tay của địch ngay.....

31. Đòn hy sinh thứ năm : ( Đòn Kugi Nuki ):
Ta nhanh chóng lợi dụng lúc địch đang mất thăng bằng vì sức trì kéo của ta, ta nắm chặt lấy cổ áo và tay phải của địch mà bay lên kẹp hai chân hài người địch, chân trái thì kẹp ngang bụng, chân phải thì kẹp ngay phía sau đầu gối của địch, đồng thời ta vặn người, tay phải của ta kéo thậm mạnh cổ áo của địch ghì xuống, hai chân ta cố dùng sức xoay vòng ( bẻ ) ngược từ trước ra sau để quật địch té ra phía sau của hắn....

Theo ý kiến riêng của SLH thì Nhu đạo là một võ rất thực dụng ngoài hè phố, chẳng thế mà hầu hết các đòn thế lợi hại của Nhu đạo đều được dạy cho các lực lượng Law Enforcements ( Cảnh Sát, FBI, DEA, US-Marshall.....v...v.... ) rất kỹ càng...
Ngoài ra thì hầu hết các lớp học SELF-DEFENSE đều chú trọng vào rất nhiều các đòn thế cũng của Nhu Đạo...

Thật ra học hết các đòn cho biết vậy thôi, nhưng ta chỉ nên luyện cho thuần thục khoảng 5-6 đòn "ruột" mà thôi... Chỉ cần giỏi thật giỏi 5-6 đòn đó thì cũng đủ xài rồi...

Nên nhớ kỹ, tập môn võ nào cũng vậy, cần tập cho tinh, cho giỏi.... khi lâm trận thì không thể chờ vào đúng đòn mới xài được, phải biết tùy cơ ứng biến, không cần biết đòn gì, nhiều khi một cái lắc vai đúng lúc, đúng chổ vẫn có thể khiến cho địch đau đớn, dội ngược, hay té nhào.... Cái hay chính là chổ đó.... SLH trong hầu hết các bài viết trước đều nói đến vấn đề này.... Không phải học đòn nhiều, học quyền nhiều, hay học võ nhiều môn khác nhau mà giỏi.... Phải có can đảm hơn người, phải biết bình tĩnh và phải biết tùy cơ ứng biến !!! Ý khởi thì đòn xuất !!!

Vẫn còn rất nhiều các đòn đè, đòn xiết cổ, đòn tay khác của Nhu đạo.... nhưng vì các đòn này có phần khá phức tạp khi diễn giải cho nên tạm thời SLH tạm ngưng tại đây vậy.... Nhưng tóm lại :
"Nguyên lý chính của Nhu đạo là mượn sức của địch để phá vỡ thăng bằng của địch.... như vậy thì không cần biết là xài đòn nào, chỉ cần làm sao cho địch dồn trọng lượng toàn thân vào một bên và ta bằng cách này hay cách khác tấn công vào đó để làm cho địch mất thăng bằng là thành công rồi.... "
Tài sản của ngoctulaa

Chữ ký của ngoctulaa
[SIZE="6"][COLOR="Blue"] nhớ nhà[/COLOR][/SIZE]
Trả Lời Với Trích Dẫn