Xem bài viết đơn
  #16  
Old 04-04-2008, 10:24 AM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
II. Lộ thứ nhì: HỒI DƯƠNG CÔNG

Dương đây là dương khí. Hồi dương là phục hồi dương khí đã bị tiêu mòn vì bất cứ lý do gì. Khi dương hư, đưa đến:

Chứng trạng dương hư :
– Người cảm thấy lạnh.
– Sắc mặt ám tối thuộc âm, trắng bệch.
– Âm thanh nhỏ đứt đoạn.
– Mạch thấy trầm, trì, tiêu, sáp, hư.
– Bàn chân, bàn tay lạnh.
– Môi lợt.
– Tính trầm tĩnh.
– Sợ lạnh.
– Tim đập dưới 75 lần một phút.
– Nước tiểu trắng.
– Đại tiện lỏng.
– Tóc rụng.
– Răng lung lay.
– Huyết áp thấp.
– Người mề mệt.
– Nam khó khăn về Sex, nữ rắc rối về kinh nguyệt v.v.

Nói theo y học Á-châu, thì có thể một trong các tạng như tỳ, tâm, thận, phế dương hư, hoặc hai, hoặc ba, hoặc tất cả đều ở trạng thái dương hư. Luyện thức này có thể phục hồi được dương khí.



2.1. XUẤT XỨ

Không rõ tác giả. Thấy xuất hiện đầu tiên trong Thiền-phái Tỳ-ni-da Lưu-chi hay còn gọi là phái Tiêu-sơn. Tương truyền người đem phổ biến cho quần chúng là Trấn-Bắc đại-tướng quân, Hoài-văn hầu Trần Quốc-Toản. Chiến-thuật của Hầu áp dụng trong thời đánh Mông-cổ là : Lúc địch bị bại, thì đuổi đến cùng, giết đến tuyệt. Khi đánh trận Hàm-tử, giết Toa-Đô rồi, Hầu dẫn binh đuổi gặc bất kể ngày đêm. Sau chiến thắng, binh tướng đều kiệt sức, Hầu đem thức này ra dạy họ. Nên chỉ ba giờ sau, họ lại lâm chiến được. Thức này Hầu học của Vô-Huyền bồ-tát (Lý Chiêu Hoàng), là bản sư của Hầu.

2.2. TƯ THỨC

– Lập thức (đứng).
– Tọa (ngồi).

2.3. ĐIỀU KHÍ

Tùy thích, dùng ba phương pháp đã trình bầy ở trên.

– Thông thường.
– Ý khí hợp nhất.
– Đạo gia.

Nhưng quan trọng nhất là phương pháp thổ nạp “hồi dương” như sau: Hít một hơi dài, dùng ý dẫn khí vào trung đơn điền, rồi mím môi, phùng má, thổ thực mạnh để khí bật tung ra ngoài.

2.4. Ý THỦ

Mệnh môn (Nam).
Trung đơn điền (Nữ).

2.5. PHƯƠNG PHÁP LUYỆN

– Khai thủy.
– Nhập tĩnh.
– Điều tức.
– Ninh thần.
– Giáng khí.
– Giải trừ tạp niệm.
– Ý-thủ: dùng ý dẫn khí từ trung đơn điền ra mệnh môn huyệt (nam). Nữ giữ nguyên ở đơn điền.

BƯỚC 1 (nạp khí)
Hấp khí thâm trường, dẫn khí từ đỉnh đầu tới hai vai, vào đơn điền chuyển ra mệnh môn (nam). Nữ giữ nguyên ở trung đơn điền.

BƯỚC 2 (thổ khí)
Môi chụm lại cho khí đầy miệng, căng thẳng hai má, thổ khí thành hơi nhỏ.
– Nam phóng khí thực mạnh, mau, từ mệnh môn xuống nang hoàn ngưng lại đây từ 5 đến 10 tiếng đập tim, rồi dẫn khí tức trở về mệnh môn huyệt, vào trung đơn điền.
– Ngưng tại đây 2 tiếng đập tim, dẫn lên đỉnh đầu, đưa khí tức ra ngoài.
– Nữ từ trung đơn điền dẫn khí tức xuống tử cung, âm đạo, ngưng lại 5 đến 10 tiếng đập tim, rồi dẫn khí về trung đơn điền. Ngưng lại trung đơn điền 2 tiếng đập tim, rồi đưa lên đỉnh đầu, để khí tức ra ngoài. Thổ khí.
– Mỗi ngày luyện 36 thức.
– Nếu chọn ngày Đông-chí (22-12) bấy giờ là lúc mà âm khí đầy không gian, dương khí mới bắt đầu khai thủy, luyện một lần. Ngày 23 luyện 2 lần, cứ thế mỗi ngày tăng một lần, cho tới ngày thứ 36 thì tốt nhất. Sau đó mỗi ngày luyện 36 thức.
– Nếu cứ phải đợi đến ngày khai thủy thì lâu quá, cho nên bất cứ ngày nào cũng có thể bắt đầu, và luyện thẳng mỗi lần 36 thức.
– Thu công.

2.6. CHỦ TRỊ

Hiệu-năng
Phục hồi dương khí, tráng dương, bổ thận dương.
Chủ trị
– Trí nhớ giảm thoái.
– Thần kinh suy nhược.
– Mệt mỏi do làm việc trí óc quá độ.
– Làm cho thận kiện, cường tinh.
– Phục hồi tinh khí, vì dâm dục quá độ, cơ thể bạc nhược.
– Nam bất lực, nữ lãnh cảm.
– Phụ nữ sau khi đẻ.
– Đi tiểu vặt.
– Sau khi Sex (hành dâm.)
– Người lạnh, tứ chi lạnh.

III. Lộ thứ ba: TIÊU SƠN HÓA TINH PHÁP

Đạo-lý Phật-giáo chủ diệt dục: tham, sân, si. Dâm là một giới bị cấm ngặt. Nhưng các tăng-ni tu luyện khí công thì tinh, thần, khí phải đồng thăng tiến. Mà cả ba thăng tiến, thì dục cũng tăng theo, nên đường tu hành gặp khó khăn. Vậy phải làm sao hóa tinh di, mới có thể tiếp tục đường tu.
Khoa Thiền-công giảng:

"Tạo hóa sinh con người, đều có tinh khí do cha me (Tiên thiên khì) và do ăn uống (Hậu thiên khí)ï . Ngoài ra nội thể tự sinh, ngoại cảnh kích động, khiến tham dục. Khi tham dục, tinh-khí chạy hỗn loạn. Hỗn loạn không qui liễm dược thì trở thành cuồng loạn, thần bị ức chế dễ lạc vào tà ma, dâm đãng. Khi luyện ngoại-công, khí-công, chủ yếu là đi đến tinh, thần, khí sung mãn. Nhưng nếu cứ để tinh khí chạy loạn, rồi tìm thú nhục dục, để thoát ra ngoài, hoặc thoát ra trong giấc mộng... Thì trong ba yếu tố chỉ còn thần, khí mà thôi. Như vậy chân khí không mạnh, thần lực không phát đầy đủ, nên chi phải dùng khí-công thu liễm tinh-khí”.

Tóm lại : Tinh khí nảy sinh do ba nguyên lý:

– Do cơ thể tự nảy sinh.
– Ngoại cảnh như ăn, uống, ngắm nhìn.
– Nội tâm như đọc sách suy tư.
– Tập luyện. Tập luyện để tăng cường, tinh, thần, khí.

Nếu để tinh xuất, thì chỉ có thần, khí mạnh. Thần lực không phát ra được. Vậy cần thu liễm tinh lại, không để xuất ra ngoài.

Vẫn theo Thiền-Việt thì khi tinh khí sung mãn, dương vật chướng lên là do các nguyên nhân sau:

– Nhìn cảnh dâm bôn, tư tưởng không tự chế, tức thần yếu.
– Đọc sách, liên tưởng, chia trí, không giải trừ tạp niệm, tư tưởng tự do đi vào đường dâm đãng.
– Khi nam gần nữ, nữ gần nam.
– Bị kích thích bởi ngoại lực, nội khí.
– Trong giấc ngủ tư tưởng buông lỏng.

Vì vậy Thiền-khí-công Việt đưa ra 4 phương pháp thu liễm tinh khí, tức luyện công hóa khí, để giúp dễ tu luyện tập võ công, nhất là cho Phật-gia đệ-tử giải thoát được những cơn ám ảnh sinh lý. Các thức đó là hóa tinh pháp.

HÓA TINH ĐỆ NHẤT THỨC

1. NGUỒN GỐC

Từ Thiền-phái Tỳ-ni Đa-lưu-chi, Thảo-đường, Quy-ngưỡng, Lâm-tế.

2. TƯ THỨC

– Lập thức (đứng).
– Tọa thức (ngồi).

3. ĐIỀU KHÍ

– Phương pháp ý khí hợp nhất.
– Phương pháp đạo gia.

4. Ý THỦ

Nội thể: đơn-điền, khí-hải, mệnh-môn, dũng-tuyền v.v...

5. PHƯƠNG PHÁP LUYỆN

– Khai thủy.
– Nhập tĩnh.
– Điều-tức.
– Ninh thần.
– Giáng khí.
– Giải trừ tạp niệm.
– Ý-thủ.

BƯỚC 1 (nạp khí)
– Dùng ý dẫn khí từ qui đầu vào trung-đơn-điền.
– Tiến hành ý-thủ tại đây.
– Nạp khí tiếp, dẫn khí từ trung-điền đến hậu môn (huyệt hội-âm).
– Từ hậu môn (huyệt hội-âm) dẫn ra xương cụt (huyệt trường-cường).

BƯỚC 2 (đình)
– Miệng mím chặt, hai răng nghiến vào nhau, lưỡi ép sát lợi.
– Hai chân tay vận thật cứng. Hậu môn thắt chặt vào và co lên cao.

BƯỚC 3 (nạp khí)
– Tái nạp khí dẫn khí từ xương cụt (huyệt trường-cường) lên qua xương sống, hậu chẩm (huyệt phong-phủ) vào đại não, tới thượng-điền thì ngưng lại.

BƯỚC 4 (Thổ khí)
– Tiến hành ý-thủ tại đây, thổ khí ra ngoài.

BƯỚC 5 (nạp)
– Nước miếng trong miệng sinh ra, nuốt vào, dùng ý dẫn khí từ thượng-điền về trung-điền theo đường cổ, họng, thượng điền.

LUYỆN 3 TỨC LIỀN.

Kinh nghiệm
Sau khi luyện đủ 3 tức, nếu thấy thể xác trở lại bình thường, dục vọng đòi hỏi hết, thì thu công rồi ngừng. Bằng dục vọng, thể xác còn đòi hỏi thì luyện tiếp.

BƯỚC 6 (thổ)
Dùng ý dẫn khí từ trung-điền theo xương sống lên hậu chẩm, não, rồi thượng điền (theo đốc mach lên huyệt Đại-trùy, Phong-phủ, đại não, thượng-điền).

BƯỚC 7 (nạp khí)
Dùng ý dẫn khí từ thượng-điền, vòng qua trái tới nửa đầu bên trái, rồi dẫn khí theo nửa mặt trái, xuống nửa cổ trái, qua nửa lồng ngực trái, bụng trái, rồi đưa vào hạ đơn điền.
Từ hạ-điền sang phải đi ngược lên qua nửa bụng phải, ngực phải, cổ phải, rồi nửa mặt phải, tới thượng điền.

BƯỚC 8 (ngưng thổ nạp)
– Dùng ý dẫn khí đi vòng thứ hai.

BƯỚC 9 (thổ)
– Dùng ý dẫn khí đi vòng thứ ba.

LUYỆN 3 TỨC LIỀN (Tức 9 Vòng).

Kinh nghiệm
Sau khi luyện 3 tức liền, nếu vẫn còn thấy thể xác đòi hỏi, luyện tiếp.

BƯỚC 10 (nạp)
– Dùng ý dẫn khí từ thượng-điền qua cổ, họng, thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu tới hạ-điền. Sau đó dẫn khí vòng sang trái, qua nửa bụng, nửa ngực, nửa cổ nửa mặt lên thượng-điền.

BƯỚC 11 (ngưng thổ nạp)
– Dẫn khí đi vòng thứ hai, cùng chiều, cùng lộ trình như vòng thứ nhất.

BƯỚC 12 (thổ)
– Dẫn khí đi một vòng thứ ba, cùng chiều, cùng lộ trình với vòng thứ nhất.
LUYỆN 2 TỨC LIỀN (Tức 6 Vòng).

HẾT MỘT THỨC.

Mỗi lần luyện 3, 6, hoặc 9 thức. Nam, nữ luyện như nhau.

6. CHỦ TRỊ

– Sinh lý đòi hỏi, dương vật chương lên.
– Điều hòa tinh khí.
– Các nhà tu dùng để diệt dục.

Trong quá trình huấn luyện, chúng tôi nhận ra một số các võ-sinh, văn-gia, ký-giả, kỹ sư điện toán, các nghiên cứu gia v.v. thấy sinh lý đòi hỏi, nếu họ giao hoan, thì đầu óc trống rỗng. Họ muốn giữ tinh khí cho đầu óc minh mẫn, nên luyện tập thức này. Kết quả thực kỳ diệu, tinh thần sảng khoái, trí nhớ tăng. Một số các vị tu mi nam tử vì công tác phải xa nhà, sang các nước Thái-lan, Phi-luật-tân, sinh lý đòi hỏi, nếu tìm các nàng kiều ở đó mà hành lạc, có thể tiêu dao miền Cực-lạc với ác quỷ SIDA (AIDS), nên đã luyện thức này để diệt dục. Các tiết phụ, xa chồng cũng luyện, để giữ chung thủy v.v.

7. CẤM KỊ

– Phụ nữ mang thai.
– Tim đập chậm (dưới 65 lần một phút).
– Dương hư (chân tay lạnh, đại tiện chảy, người lạnh, huyết áp thấp dưới 10).
– Bần huyết (anémie).
– Nam bất lực (dương vật không cử, cử mà không chắc dysfonction érectille). Nữ lãnh cảm
Tài sản của ngoctulaa

Chữ ký của ngoctulaa
[SIZE="6"][COLOR="Blue"] nhớ nhà[/COLOR][/SIZE]
Trả Lời Với Trích Dẫn