Xem bài viết đơn
  #8  
Old 04-04-2008, 10:19 AM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
PHẦN THỨ TƯ

Ba phần đầu, đã trình bày những lý thuyết tổng quát về khoa Thiền-công, Khí-công. Sang phần thứ 4 này, bắt đầu trình bày các phương pháp luyện tập thực dụng.

Phần thực dụng có hai loại, đó là Tĩnh-công và Động-công. Tĩnh-công thì hoàn toàn Tĩnh, nhưng Động-công thì bao gồm cả Tĩnh lẫn Động-công.



CHƯƠNG THỨ NHẤT

TĨNH CÔNG

1. ĐỊNH NGHĨA TĨNH CÔNG

Gọi là tĩnh công, khi luyện Thiền-công, Khí-công mà ở trong trạng thái như sau:

– Tứ chi bất động.
– Thân thể bất động.
– Ngoại tĩnh, nội động.

Khi ngồi, đứng, nằm, toàn phần cơ thể không hoạt động. Trông bên ngoài như một pho tượng: chân, tay, đầu, mặt, mũi miệng hoàn toàn tĩnh. Nhưng trong nội thể, chân khí, khí tức chu lưu đi các kinh mạch. Thần lực luân chuyển không ngừng. Bởi vậy trong khoa khí công mới nói là "Tĩnh trung hữu động".

Một số thư tịch ngoại quốc thường lầm lẫn Tĩnh-công với Tĩnh-tọa. Tĩnh-công là một khoa luyện khí công ở tư thức thân thể bất động. Còn Tĩnh-tọa là một tư thức ngồi luyện công mà thôi. Tĩnh-công gồm có hàng nghìn, hàng vạn thức. Sau hai hơn ba mươi năm giảng dạy, chúng tôi tuyển lấy mấy tư thức hữu hiệu nhất cho sức khoẻ, cho việc luyện thần mà thôi.

– Hồi dương công.
– Hồi sinh công.
– Thiền môn công.
– Tĩnh tâm công v.v...

2. ĐI VÀO NHẬP TĨNH

Độc giả sẽ hỏi: làm thế nào để nhập tĩnh? Đây là một vấn đề khó khăn. Kinh nghiệm giảng dạy khí công trên ba chục năm, cho tôi những nhận xét như sau:

– Trẻ con dễ nhập tĩnh hơn người lớn.
– Người hiền lành, thâm trầm dễ nhập tĩnh hơn người khôn ngoan lanh lợi.
– Người ít nói dễ nhập tĩnh hơn người nói nhiều.
– Thi sĩ, họa sĩ dễ nhập tĩnh hơn ký giả, văn sĩ.
– Người Á-châu dễ nhập tĩnh hơn người Âu-châu, Mỹ-châu, Úc-châu.
– Đối với nghười Á-châu, thì nữ nhập tĩnh dễ hơn nam. Ngược lại với người Âu Mỹ Úc thì nam nhập tĩnh dễ hơn nữ.
– Giới y dễ nhập tĩnh hơn giới luật.
– Người theo đạo Phật dễ nhập tĩnh hơn người theo các tôn giáo khác.

Trước khi Phật-giáo du nhập vào Trung-quốc, Việt-Nam, thì vấn đề nhập tĩnh là một điều khó khăn. Trong tất cả các khoa khí công, thì Thiền sở trường nhất về phương pháp nhập tĩnh. Làm thế nào để ngồi im không động, tư tưởng tập trung, tai không nghe, mũi không ngửi, mắt không thấy trong một hai giờ?

Tổ sư của khoa nhập tĩnh chính là Phật Thích-Ca Mâu-ni. Phật-giáo sử thuật lại rằng:

"Trong thời gian ngồi dưới gốc cây bồ đề để suy ngẫm, để tìm ra lẽ giải thoát, ngài đã bị không biết bao nhiêu ma vương, quỷ dữ, mà ngài mắc nghiệp với chúng từ muôn vàn kiếp trước hiện lên quấy phá sự tĩnh tu. Ngài đã dùng thiền tức nhập tĩnh để thắng chúng”.

Ma vương quỷ dữ ở đây phải hiểu là những dục vọng, những vọng tâm trong chính cơ thể của ngài.

Chúng tôi ghi thêm vài tài liệu, để độc giả muốn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Một thiếu niên muốn thọ giới sa-di với vị hòa thượng. Vị hòa thượng bảo chú chưa bỏ hết dục vọng thì tu sao được? Chú cương quyết rằng mình đã bỏ được dục vọng lâu rồi. Hòa thượng muốn thử chú, cho chú theo sư phụ trên đường đi khất thực. Tới thôn trang kia, hòa thượng bảo đệ tử:
– Con vào xóm xin cho thầy bát nước uống.
Chú tiểu vâng dạ lên đường. Chú gõ cổng tòa nhà lớn, chú nghĩ rằng trang chủ ắt hẳn là người giầu có. Một thiếu nữ tuyệt đẹp mở cổng mỉm cười với chú. Nàng hỏi:
– Trời ơi sao lại có một thiếu niên tuấn tú thế kia? Dường như chàng là một tiểu hòa thượng phải không?
– Không... không, tôi không phải là người đi tu. Tôi là một học sinh mà thôi.
Thế rồi bố mẹ cô gái gả con cho thiếu niên. Chàng sống cực kỳ hạnh phúc với người vợ đẹp trong phú quý, kẻ hầu hàng trăm, tỳ nữ hàng mấy chục. Mấy năm sau, hai người có với nhau ba mặt con. Rồi một ngày nước sông Hằng dâng cao, bão lụt tràn ngập. Dinh thự của chàng bị gió cuốn đi mất. Chàng chỉ còn kịp để con với vợ lên thuyền đi lánh nạn lụt. Trên đường đi, gió thổi mạnh, thuyền lật, vợ và con bị nước trôi mất. Chàng vội dơ tay bám vào mạn thuyền hy vọng thoát nạn. Nhưng chàng bám hụt. Giữa lúc chơi vơi trong giòng nước, chàng chợt nhớ tới sư phụ, bật lên tiếng kêu:
– Thầy ơi, cứu con với.
Có bàn tay vỗ lên đầu, với giọng đầm ấm:
– Thầy vẫn ở cạnh con đây.
Chàng mở mắt ra, thì là một giấc mộng.
Từ đấy chàng bỏ vọng tâm, theo thầy tu đạo.

Chuyện hậu Tây-du ký chép việc Tề-Thiên tiểu thánh đi qua Âm-Dương sơn.

Tề-Thiên tiểu thánh phù sư phụ qua Âm-Dương sơn. Núi Dương thì lửa phun lên, núi Âm thì tuyết đóng băng không thể đi được. Tiểu-Thánh lấy Như-ý bổng khoan một lỗ xuyên qua hai núi Âm, Dương. Lập tức âm dương điều hòa, khí hậu dễ chịu.
Bỗng một cậu bé từ trong núi nhảy ra gọi Tiểu-Thánh mắng là phá thế âm dương của cậu. Hai người đánh nhau. Cậu bé có 72 cái vòng. Mỗi cái tung lên, lại hóa ra một cảnh giới. Khi tung vòng hỏa, thì hóa ra lửa cháy khói mịt mờ. Khi tung vòng sắc, thì hóa ra biết bao gái đẹp. Lúc tung vòng thực ra thì hóa thành những món ăn trân quý. Nhưng Tề-Thiên tiểu thánh không sợ, không thích những thứ đó, nên dùng Như-ý bổng phá tan. Đến ngày thứ 71, Tiểu-Thánh phá vỡ 71 cái vòng, cậu bé có vẻ mệt mỏi lắm rồi. Ngày thứ 72, Tiểu-Thánh đang dương dương tự đắc, thì cậu bé tung cái vòng cuối cùng lên. Cái vòng bó lấy người Tiểu-Thánh. Tiểu-Thánh biến cho người lớn bằng trời đất, cái vòng cũng lớn theo. Tiểu-Thánh biến thành nhỏ như hạt bụi, cái vòng cũng nhỏ theo. Tiểu-Thánh đau đớn, nhảy lên trời, tìm đến cung Đâu-xuất hỏi Thái-Thượng lão quân về cậu bé và nhờ gỡ cho cái vòng quái ác.
Thái-Thượng lão quân nói:
– Con khỉ kia! Mi sinh sau, đẻ muộn nên không biết đó thôi. Vũ trụ này là một khối biến động không ngừng. Nếu vũ trụ không biến đổi thì là vũ trụ chết. Cho nên sau khi Thượng-Đế an bài vũ trụ rồi, mới sai Trẻ-Tạo quấy động cho vũ trụ biến động. Cậu bé đánh nhau với mày đó là Trẻ-Tạo tức ông trời con đó.
Tiểu-Thánh hiểu ra than:
– Ôi, thì ra tôi đánh nhau với ông trời con, hèn gì tôi thua là phải.
Đến đó cái vòng bó người Tiểu-Thánh biến mất. Tiểu-Thánh kinh ngạc:
– Thưa Lão-quân, cái vòng đâu mất rồi?
Lão-quân mắng:
– Làm gì có cái vòng nào đâu? Đó chẳng qua là mi tự buộc mi mà thôi. Này ta giảng cho mi biết, bẩy mươi hai cái vòng đó đều là vô hình, là không không là như như cả. Cái vòng hóa ra sắc đẹp, vì mi không hiếu sắc nên vòng bị phá vỡ. Bẩy mươi mốt cái sắc tướng đều không làm gì được mi. Còn cái thứ bẩy mươi hai tượng trưng cho tính hiếu thắng. Mi đang dương dương tự đắc, thì chính các hiếu thắng trong người mi đang vô hình, vô sắc, bỗng biến thành hình sắc trói buộc mi. Rồi khi nghe ta giảng, mi tự nhận thua ông trời con, như vậy là cái tính hiếu thắng biến mất, nên cái vòng cũng không còn
Tài sản của ngoctulaa

Chữ ký của ngoctulaa
[SIZE="6"][COLOR="Blue"] nhớ nhà[/COLOR][/SIZE]
Trả Lời Với Trích Dẫn