Xem bài viết đơn
  #9  
Old 04-04-2008, 10:20 AM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
3. PHƯƠNG PHÁP NHẬP TĨNH

Có rất nhiều phương pháp nhập tĩnh. Trong những phương pháp nhập tĩnh, thì phương pháp của Thiền, tinh diệu dễ dàng nhất. Tôi xin trình bầy phương pháp nhập tĩnh của Thiền dưới đây. Phương pháp này bản sư Nam-Hải Diệu-Quang đã truyền cho tôi vào thời thơ ấu. Suốt 45 năm qua, tôi đã dùng để dạy Thiền, dạy Khí-công cho tất cả những vị đã theo học với tôi.

Phương pháp nhập tĩnh của Thiền, đặt căn bản trên kinh Kim-cương, Lăng-già và Bát-nhã. Nhiều người thích chẻ sợi tóc làm tư, bảo rằng khó, không thể nào thấu đáo được tinh nghĩa. Thấu đáo để nhập vào cửa Bồ-Đề là điều mà các thiền-sư mong đạt tới để đắc qủa A-la-hán (1) hay Bồ-tát (2). Còn thiền biến thành khí-công chỉ với mục đích trị bệnh, bảo kiện, luyện lực, luyện cho tâm an, thần tĩnh thì dễ dàng vô cùng.

Nếu đem kinh Kim-cương, Lăng-già (3), Bát-nhã (4) ra đọc, hiếm người hiểu được. Nhưng nếu nắm được yếu chỉ, tức cái chìa khóa, thì sau đó đọc các kinh trên sẽ hiểu ngay. Ở đây tôi xin trình bầy cái chìa khóa đó. Trước hết nói sơ về yếu chỉ kinh Bát-nhã áp dụng cho khí công.

3.1. Lục căn, lục trần, lục tặc

Trong phép luyện Thiền thì sao bỏ lục căn mới nhập tĩnh được. Muốn bỏ lục căn thì phải bỏ lục trần. Vậy lục trần là gì? Lục trần tiếng sanscrit là visaya, dịch sang tiếng Pháp là six objets des sens. Nghĩa đen của lục trần là sáu cảnh bụi bặm, đôi khi còn gọi là lục tặc (six brigands). Lục trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

Sau khi bỏ được lục tặc thì tiến tới bỏ lục căn.

Lục căn tiếng Phạn (sanscrit) là ayatana, tạm dịch sang tiếng Pháp là six organes, six sens. Lục là sáu, căn là gốc rễ có sức nảy sinh.

– Nhãn căn (yeux) là căn của sự nhìn thấy.
– Nhĩ căn (oreilles) là căn của sự nghe biết.
– Tỵ căn (nez) là căn của sự ngửi, cảm biết.
– Thiệt căn (langue) là căn của sự biệt mùi vị.
– Thân căn (corps) là căn của toàn cơ thể.
– Ý căn (conscienne) là căn của sự suy tư.

Trong thuật ngữ gọi lục tặc là lục ngoại nhập. Còn lục căn là lục nội nhập. Trong lục tặc, chỉ cần bỏ được một tặc là lập tức bọ được cả năm tặc kia. Kinh Thủ-lăng-nghiêm (Suramgama) nói:

Nhất căn ký phản nguyên,
Lục căn thành giải thoát.

Nghĩa là khi một bỏ được một căn, thì cả sáu căn đều biến mất, tức giải thoát.

3.2. Xa lìa lục tặc

Trong phép luyện Thiền, muốn lìa tặc nào trong sáu tặc trước cũng được cả. Kinh Bát-nhã nói: vô nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân, ý. Nghĩa là làm biến đi, không còn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và không suy tư. Nhưng làm sao mà biến đi được?

3.2.1. Vô nhãn

Muốn vô nhãn, thì phải vô sắc. Làm sao vô nhãn? Nhắm mắt lại ư? Nhưng nhắm mắt thì những ảo giác vẫn sinh ra. Tỷ như đang ngồi trong phòng, những đồ vật tại chỗ như tranh ảnh, bàn ghế, dường nệm đầy xung quanh. Nhắm mắt để không thấy gì, nhưng hình ảnh những vật đó vẫn còn trong tư tưởng. Cố gắng quét đi các hình ảnh đó, thì muôn vạn hình ảnh trong cuộc sống đã trải qua lại hiện lên. Nào hình ảnh người thân, nào hình ảnh kẻ thù, nào hình ảnh nơi làm việc, nào hình ảnh vui, buồn

3.2.2. Vô ý

Vậy muốn vô nhãn thì phải vô ý. Ý đây là suy tư, là tưởng tượng. Nhưng làm sao để tập trung tư tưởng, rồi buông lỏng, hầu quét hết ý nghĩ trong tâm. Khó! Thực khó, nhất là đối với người thông minh, linh lợi, giầu tưởng tượng. Về điểm này tôi đã có kinh nghiệm:

– Trẻ con “vô ý” dễ hơn người lớn
– Người chân thực dễ “vô ý” hơn người tháo vát.
– Người chậm chạp dễ “vô ý” hơn người nhanh nhẹn.
Nhưng nếu tập trung tư tưởng, để “vô ý” thì tai vẫn nghe âm thanh, mắt vẫn thấy hình vật, mũi vẫn thấy hương, lưỡi vẫn thấy vị, thân vẫn cảm thấy nóng, lạnh... bằng ấy thứ khiến cho tư tưởng không thể tập trung.

3.2.3. Vô nhĩ

Nhĩ là tai. Vô nhĩ không khó như vô nhãn, vô ý, nhưng cũng không dễ dàng gì. Có nhiều người cho rằng tìm một phòng kín, không tiếng động là đủ. Lý luận thì thực là dễ, nhưng khi nhập tĩnh, thì những ảo thanh trong trí nhớ lập tức hiện ra với muôn nghìn âm giai, trăm vạn độ lớn nhỏ khác nhau, làm sao có thể bỏ ra?

3.2.4. Vô tỵ

Vô tỵ tương đối dễ hơn. Miễn sao khi luyện khí công nên tìm nơi không có hương thơm, hoặc mùi xú uế, thì có theå tập trung tinh thần, để mũi không cảm thấy gì.

3.2.5. Vô thiệt

Vô thiệt cũng không có, chỉ cần trước khi luyện đánh răng cho sạch, uống nước cho vừa đủ, thì tập trung tinh thần lại, sẽ không biết miệng chua, cay, ngọt, đắng, mặn nữa. Cần nhất là tịnh khẩu, không nói nữa.

3.2.6. Vô thân

Thân là toàn cơ thể, gần như toàn vẹn cả nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt, ý, còn thêm cảm giác nóng, lạnh, đau, buốt, rát nữa, cho nên lúc mới luyện, không nên bỏ thân trước. Nhưng ngược lại, khi đã quen rồi, thì lúc nhập tĩnh thì vào thẳng vô thân cho mau.

3.3. Yếu chỉ nhập tĩnh

Yếu chỉ nhập tĩnh, đôi khi còn gọi là giải trừ tạp niệm. Tùy theo tình trạng trí tuệ, tình trạng cơ thể, tình trạng bệnh lý, người luyện có thể nhập tĩnh bằng cái ý niệm gợi ý sau đây:

3.3.1. Chuẩn bị

Để chuẩn bị cho việc nhập tĩnh, cần phải:

– Chọn nơi vắng vẻ, thoáng khí, không có tiếng động.
– Ăn vừa đủ no, đừng luyện trong lúc ăn no quá, hoặc đói quá, có thể gây trở ngại cho việc tập trung tinh thần.
– Mặc quần áo rộng, để khí luân lưu dễ dàng.
– Nhiệt độ nơi tập không nên nóng quá, không nên lạnh quá.
– Sau đó nhập tĩnh.

3.3.2. Giải trừ lục tặc

TĨNH TRÍ. (Vô ý). Vô ý rất khó, phần Ý-thủ chương sau sẽ giảng kỹ về pháp này. Tuy nhiên để chuẩn bị phải qua các giai đoạn:

– Khai thủy: chọn tư thức đứng? Nằm? Ngồi?
– Nhập tĩnh: ngừng hoạt động của chân, tay, đầu, thân mình.
– Điều tức: điều hòa hơi thở để đi tới thở bình thường.
– Ninh thần: ngừng suy nghĩ, buông lỏng tâm tư.
– Giáng khí: thổ khí từ từ, rồi hấp khí, khí trầm trung đơn điền.
– Giải trừ tạp niệm: bỏ ra ngoài lục tặc.
Tài sản của ngoctulaa

Chữ ký của ngoctulaa
[SIZE="6"][COLOR="Blue"] nhớ nhà[/COLOR][/SIZE]
Trả Lời Với Trích Dẫn