Xem bài viết đơn
  #2  
Old 19-04-2008, 11:28 PM
tarta12a's Avatar
tarta12a tarta12a is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Feb 2008
Bài gởi: 1,035
Thời gian online: 2140
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 35 Times in 18 Posts
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CUỐI THẾ KỶ 18
Nhu cầu trao đổi của thế giới gia tăng khiến con người cần có những tàu thuyền lớn để vượt qua những vùng biển đầy sóng to gió cả, nổi tiếng là nguy hiểm ở châu Phi và châu Á. Nhiều dân tộc biết đóng những tàu lớn có thể ra khơi nhưng vẫn phải dựa vào sức chèo tay, rất khó giữ được cho đúng hướng trên mặt biển.
Người Trung Hoa cũng đóng nhiều thuyền lớn nhưng vẫn chạy bằng buồm nên phải men theo bờ biển, không dám ra xa ngoài khơi. Tuy dưới đời Minh có những chuyến viễn du nhưng chỉ đến những quốc gia mà họ đã biết, không phải là những chuyến hải hành tìm ra những vùng đất lạ. Thuyền của họ cũng cồng kềnh, thuận tiện cho việc chở hàng nhưng thiếu ưu điểm dùng trong chiến đấu. Đến thế kỷ thứ 15, người Bồ Đào Nha (Portuguese) nghĩ ra một cách đóng thuyền mới (caravel), nhỏ và nhẹ, buồm hình tam giác, dễ điều khiển rồi sau đó cải tiến đóng được những thuyền to hơn (nao) mở đầu cho một kỷ nguyên hàng hải mà cách vận hành giữ mãi cho tới khi người ta chế tạo ra thuyền chạy bằng hơi nước.[1]
Nhờ những tiến bộ kỹ thuật và phương pháp tính toán đo đạc áp dụng vào viễn dương - các dụng cụ hải bàn (compass), bản đồ (chart), hải kế (marine chronometer) để tính toán vị trí con tàu giữa biển khơi – nên đến hậu bán thế kỷ 18 người ta đã đi được khắp nơi trên thế giới một cách dễ dàng và chính xác.
Tuy nhiên viễn dương cũng đặt ra một vấn đề khác quan trọng hơn là việc tự vệ vì thuyền ra khơi phải đối phó thường xuyên với cướp bóc và các con tàu thù nghịch khác. Thời trung cổ, việc giao chiến chính yếu là tiến sát nhau rồi tràn sang tàu đối phương cận chiến sáp lá cà bằng gươm giáo. Đến thế kỷ 16 thì người ta đã mang súng theo nhưng chỉ là loại nhỏ, có thể gây sát thương cho thủy thủ nhưng không đủ sức đánh chìm thuyền. Hải chiến chỉ trở nên quan trọng khi các quốc gia Âu Châu đúc được súng bắn đạn tròn (có trái nặng tới 27 kg) có thể đánh đắm thuyền địch từ xạ Thời kỳ này các nước Á Châu vẫn không cải tiến kỹ thuật (mặc dầu Trung Hoa, Đại Việt... đã chế tạo ra súng thần công đặt trên thuyền từ thế kỷ 13, 14) nên trở thành kém thế so với tàu chiến của Âu châu. Các loại súng lớn khi đó phải neo chặt xuống sàn tàu cho khỏi bị phản ứng giật ngược khi tác xạ, muốn đổi hướng bắn phải thay đổi hướng đi của cả con tàu, rất bất tiện khi ở gần nhau.
Đến cuối thế kỷ thứ 18, châu Âu có những chuyển động mãnh liệt về kỹ thuật và trở thành sức mạnh ưu thắng trên toàn thế giới. Từ phát triển nọ kéo theo những thay đổi kia, phát triển kinh tế đã biến nhiều quốc gia nhỏ bé thành những con cọp dữ. Cơ giới hóa trở nên một nhu cầu bắt buộc vì cơ khí làm gia tăng năng suất, gia tăng năng suất đòi hỏi mở rộng thị trường và nguyên liệu. Trước đây nhiều quốc gia đã có những phát kiến và kỹ thuật tinh xảo như đồng hồ, máy in, máy xay nước, la bàn, thuốc súng, giấy... nhưng vẫn chỉ là máy móc rời rạc mà chưa phải là một “bộ máy” (machines but not the machine) cũng như người ta có đủ mọi cơ phận nhưng chưa ráp lại để thành một cái xe. Cuộc cách mạng kỹ thuật (industrial revolution) chính là cuộc cách mạng để nối kết những sáng tạo trong quá khứ thành một chuỗi và tìm cách bổ xung những mắt xích còn khiếm khuyết.
Tiến bộ trong sản xuất khiến buôn bán, trao đổi và tìm thị trường gia tăng đưa đến nhu cầu cải tổ quân sự. Hơn hai ngàn năm trước, khi ở Trung Hoa nhà Tần biết tổ chức binh lính thành đội ngũ nên đã thôn tính được những tiểu quốc khác, thống nhất đất nước thì người Âu Châu cũng có những thành quả tương tự ở thời cận kim. Cuộc cách mạng quân sự kéo dài từ thế kỷ thứ 16 sang đến cuối thế kỷ 18 cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đối với Á Châu và tạo thành một chấn động cho khu vực Đông Nam Á vào đầu thế kỷ 19.
Tài sản của tarta12a

Trả Lời Với Trích Dẫn