Xem bài viết đơn
  #9  
Old 30-08-2008, 09:30 AM
thachdau's Avatar
thachdau thachdau is offline
Hàn Lâm Học Sĩ
 
Tham gia: May 2008
Đến từ: Hà Nội
Bài gởi: 145
Thời gian online: 26030
Xu: 0
Thanks: 785
Thanked 3,240 Times in 67 Posts
Bạch nhật kiến quỷ (Ban ngày gặp quỷ)
Tương truyền, theo quan chế trong những năm Nguyên Phong thời Bắc Tống, Thượng thư tỉnh lại khôi phục hai mươi bốn tào (cơ quan được phân loại để làm việc). Công việc của tác tào thì phức tạp, giản đơn khác nhau, sự vất và và nhàn nhã cũng không như nhau. Bởi thế, trong kinh thành có người nói: “Trong bộ Lại, các quan giải quyết việc khen thưởng, phong tước, thống kê suốt ngày không hết việc; Ở bộ Công thì ngày ngày vô sự, ban ngày gặp quỷ”. Ý nói: bốn tào trong bộ Công lạnh lẽo, nhà nhã váng vẻ chẳng có việc gì đáng làm.
Về sau, “Bạch nhật kiến quỷ” chuyên dùng để chỉ những việc kỳ quặc lạ lùng hoặc sự bày đặt vô lý.

Cửu đỉnh (chín đỉnh)
Đỉnh là dụng cụ đun nấu thời cổ đại, phần lớn đúc bằng đồng xanh, hình tròn, có ba chân hai tai.
Theo truyền thuyết, thời cổ đại Hoàng Đế đúc ba chiếc đỉnh lớn, tượng trưng cho trời, đất và người; Hạ Vũ thì thu thập đồng xanh ở khắp nơi, đúc chín chiếc đỉnh lớn, tượng trưng cho chín châu. Ba triều đại Hạ, Thương, Chu luôn coi đó là quốc bảo.
Về sau dùng “Cửu đỉnh” để ví với khối lượng rất nặng.

Chấp kha (cầm rìu)
Trong “Kinh thi- Mân phong- Phạt kha” có viết: Làm thế nào để đốn cây? Không có rìu không được. Làm thế nào mới có thể lấy được vợ? Không có người làm mối không xong.
Về sau dùng “Chấp kha” hoặc “Tác phạt” để chỉ việc môi giới; dùng “Phạt kha nhân” để chỉ người làm mối.

Chiết liễu (bẻ cành liễu)
Thời Hán, phía đông thành Trường An có cây cầu Bá. Khi tiễn nhau đi về phía đông, người ta thường đến cây cầu này bẻ một nhành liễu tặng khách. Vì “Liễu” đọc lên âm khá giống với chữ “Lưu” (Ở lại) nên “bẻ nhành liễu” tặng khách là để biểu thị tình cảm lưu luyến, mong muốn khách hãy nán lại.
Về sau dùng “chiết liễu” để chỉ việc tiễn biệt.
Tài sản của thachdau

Trả Lời Với Trích Dẫn