Xem bài viết đơn
  #2  
Old 16-09-2008, 12:57 AM
Nam Kha Thái Thú Nam Kha Thái Thú is offline

Đại Gian Thương
 
Tham gia: May 2008
Đến từ: Khách Sạn Ngàn Sao
Bài gởi: 183
Thời gian online: 178215
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 79 Times in 74 Posts
Dưới đây là một số kinh nghiệm mình đã tích lũy được sau một thời gian dịch truyện. Hy vọng từ những kinh nghiệm này các bạn sẽ rút ra được những thứ cần thiết cho bản thân mình.

1. Trước khi dịch nên bỏ chút thời gian (chỉ khoảng chục phút) đọc qua bản Hán Việt một lần để lấy đại ý.

2. Trong lúc dịch đoạn nào quá khó thì có thể tạm thời bỏ qua để dịch sang đoạn tiếp theo, rồi khi hoàn thành các đoạn dễ thì quay lại dịch các đoạn đã bỏ qua ---> những đoạn này thường thì nếu khó quá có thể đi hỏi những người đã dịch tốt (xong ta lại biết được thêm 1 vài từ khó ), nếu không có ai thì dịch theo văn cảnh, không nên gò bó vào chữ nghĩa.

3. Dịch không nên quá gò bó vào chữ nghĩa, văn phong của mấy vị viết truyện bên Trung Quốc nhất là Tiên Hiệp thường dài dòng hoa lá cành, đôi khi cả đoạn hoặc vài đoạn chỉ để diễn đạt một ý mà bình thường người nào dịch có căn bản chỉ cần rút lại thành 1 ý hoặc 1 đoạn mà vẫn giữ nguyên ý nghĩa mà bản dịch lại gọn đi rất nhiều.

4. Bên cạnh lúc nào cũng phải có 1 quyển từ điển và trên máy tính phải có 1 chương trình từ điển. Từ điển trên máy để tra nhanh, còn quyển từ điển dùng để tra những từ không có trong từ điển trên máy và các từ ghép. Nói chung phải luôn tra từ điển.

5. Dùng 1 quyển sổ để chép lại những từ ghép đã tra được theo phần A, B,C để sau này có gặp thì tra cho dễ, đó cũng là một cách nhớ lâu vì khi ghi lại ta sẽ nhớ lâu hơn chỉ đọc qua rồi để đó.

6. Tập thói quen mỗi ngày ít nhất phải ngồi dịch 1h, để cho tư suy dần dần hình thành vì dịch truyện là một quá trình gian khổ và dễ chán, đến 1 lúc nào đó người dịch sẽ rất chán (ai dịch cũng phải trải qua giai đoạn này, nếu vượt qua được thì có thể tiếp tục nếu không là rửa tay gác kiếm). Đến khi đó thói quen này sẽ giúp cho ta vẫn có thể dịch tiếp tục tuy là không có hứng mấy để đợi đến khi vượt qua giai đoạn này thì sự hứng khởi sẽ dần dần trở lại.

7. Khi mới tập dịch nên chọn bộ nào đó ngắn khoảng 2-3 chục chương trở xuống và dễ dịch một chút, thường là nên chọn Tiên Hiệp vì Tiên Hiệp văn phong, ngôn từ dễ hơn Kiếm Hiệp rất nhiều, đến khi chắc tay hơn 1 chút sẽ dịch Kiếm Hiệp sau. Chọn truyện ngắn thì sẽ rất nhanh hoàn thành, khi dịch được 1 bộ người dịch sẽ cảm thấy hứng khởi hơn rất nhiều ---> thích dịch hơn và bớt nhàm chán.

8. Nên thường xuyên đọc các tác phẩm đã được dịch trước đó để học tập văn phong và cách hành văn và thêm kinh nghiệm để phục vụ cho việc dịch truyện của mình.

9. Đừng chủ quan với những từ dễ, vì đơn giản đó chính là những từ dễ sai nhất.

10. Chú ý, mọi người không nên dùng bản VietPharse để dịch, vì bản dịch bằng VietPharse dịch kiểu "text by text", mà ngôn ngữ Trung Quốc rất rắc rối nếu không cẩn thận sẽ dịch nhầm và sai những lỗi cơ bản. Dịch bằng VietPharse tuy lúc đầu rất dễ nhưng lại để hậu quả về sau, vốn Hán Việt sẽ bị méo mó và dần dần dịch sai một cách vô thức. Còn dịch bằng bản Hán Việt gốc lúc đầu có thể sẽ khó nhưng sau một thời gian với kinh nghiệm tích lũy được sẽ trở lên dễ dàng hơn, sai sót sẽ ít đi....
Tài sản của Nam Kha Thái Thú

Chữ ký của Nam Kha Thái Thú

Last edited by Nam Kha Thái Thú; 16-09-2008 at 11:24 PM.
Trả Lời Với Trích Dẫn