Xem bài viết đơn
  #1  
Old 18-04-2008, 01:30 AM
donkihotexuthanh's Avatar
donkihotexuthanh donkihotexuthanh is offline
Phá Quan Hạ Sơn
 
Tham gia: Apr 2008
Bài gởi: 293
Thời gian online: 0
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 11 Times in 5 Posts
Huyền thoại cụm tình báo H63 anh hùng

VietNamNet) - Có một cụm tình báo đặc biệt, suốt 13 năm gồng mình trong tuyến lửa, mở những mạch máu vận chuyển thông tin, tài liệu thông suốt từ nội đô Sài Gòn ra tới chiến khu, chưa một lần đứt đường dây dù trong giai đoạn gian khổ, ác liệt nào. Cụm tình báo có bí số H.63, được tuyên dương Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân từ năm 1970, khi miền Nam còn chưa hoàn toàn giải phóng
Những câu chuyện sau đây kể về phần nổi trong tảng băng chìm dày, về những chiến công, hy sinh của những người hoạt động trên mặt trận thầm lặng: Tình báo quân sự, với niềm tin cống hiến “Đảng và nhân dân sẽ công bằng chấm công, khi hy sinh”.
Kỳ 1: "Hoa trong tuyến lửa"
Cuộc sống luôn có những điều kỳ lạ. Giữa gian nan, ta tìm thấy bạn. Giữa chiến tranh, ta thấy lòng trung thành. Trong chiến tranh Việt Nam có những anh hùng tình báo gắn kết với nhau bởi những điều... không thể lý giải. Tổ quốc có một Phạm Xuân Ẩn - người anh hùng có cái tên như cuộc đời (1).

Còn Phạm Xuân Ẩn lại có một người bạn - người đồng đội cũng có cái tên như cuộc đời như thế: Nguyễn Thị Mỹ Nhung - người đẹp giữa đất Sài Gòn...

Chuyến trở về bão táp

Ngày 10/10/1959, trên chuyến bay từ Mỹ về Sài Gòn có một thanh niên còn rất trẻ, vừa tốt nghiệp 2 năm du học báo chí tại California. Anh trở về với tâm trạng ngổn ngang: Mình là ai? Ai đã biết về mình? Liệu có chiếc còng tay hay họng súng nào chào đón?.

Từ hôm nay (17/08/2007), báo điện tử VietNamNet sẽ khởi đăng loạt phóng sự dài kỳ về Cụm tình báo huyền thoại H.63 trong những năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả!

Khi máy bay vừa hạ cánh, anh tận mắt thấy chiếc xe bịt bùng của an ninh quân đội chế độ Sài Gòn hú còi trên đường băng Tân Sơn Nhất. Chiếc xe dừng sát chân cầu thang máy bay, đưa lên xe... một người đàn ông trẻ khác. Chỉ đến khi mọi hành khách đi rồi, anh mới từ từ đặt chân xuống Tổ quốc.

Thấy người nhà ra đón, thấy nụ cười của mẹ và em trai, lúc bấy giờ anh mới thở phào "tạm ổn".

Người thanh niên trẻ có nụ cười tinh nghịch ấy, về sau, đã viết nên một huyền thoại mẫu mực về một điệp viên chui sâu trong lòng địch, là cơ cán đi sâu thường được biết tới với cái tên Phạm Xuân Ẩn.

Nhưng câu chuyện này không chỉ kể về vị thiếu tướng tình báo huyền thoại của Việt Nam mang tên Phạm Xuân Ẩn, có tên thật là Trần Văn Trung (Hai Trung)…

Câu chuyện con két và con chó xù

Năm 1957, Hai Trung rời Sài Gòn, mang theo một mệnh lệnh: "Sang Mỹ, học thật giỏi. Phải học Mỹ, hiểu Mỹ, mới đánh Mỹ tốt được". Ngành học được chọn là báo chí, nghề duy nhất thời bấy giờ chưa có người Việt Nam nào được đào tạo tại Mỹ.

Ngoài ra, anh học tất cả mọi thứ để có thể hiểu Mỹ, sống như Mỹ, trở thành một thứ "Mỹ con" (thuật ngữ dùng để gọi những người được Mỹ đào tạo và nâng đỡ thời bấy giờ ở miền Nam Việt Nam, khi người Mỹ chính thức hất cẳng người Pháp năm 1954 để can thiệp vào Việt Nam) như kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Anh còn cố công học từ cách nhảy đầm thật ngọt cho tới việc... chửi thề sao cho thật giống Mỹ.

Cuối năm 1959, khi vừa hoàn thành nửa chặng đường (dự kiến khoá học kéo dài 4 năm), Trung nhận được bức thư nhà của người em trai, kể đại ý: Có 2 anh em nhà nọ vào rừng, người em bị quái vật bắt. Người anh thương em quay trở lại tìm, bị quái vật bắt nốt. Cả con chó và con két, vốn là vật nuôi thân thiết của 2 anh em, cũng chung số phận.

Bức thư gửi vào dịp lễ Phục Sinh, và Trung phải đoán mất mấy ngày mới nhớ ra: Người chỉ huy trực tiếp của mình, bí danh "anh Ba", từng được ba Trung cho 1 con két và 1 con chó xù về làm quà cho con gái, đã bị bắt. Người chỉ huy khác, Trung thường gọi là "anh Hai", cũng đã bị cầm tù.

Mãi về sau, trong tự thuật của mình, Hai Trung nhớ lại: "Lúc bấy giờ, Trung thật sự hoang mang. Địch đã biết tung tích của mình chưa? Các anh bị bắt có khai ra mình không? Địch sẽ triệu hồi mình về nước để bắt, hay bắt ngay tại bên này? Hay chúng sẽ chờ mình về, rồi theo dõi bắt trọn ổ?...".

Hàng loạt câu hỏi đau đáu theo Trung cho đến khi hoàn thành 3 tháng thực tập tại các toà soạn báo lớn ở Wasshington DC, lấy vé máy bay lên đường về Sài Gòn. Trước đó, anh đã tính tới trường hợp đi qua Canada hoặc Mexico, từ đó qua một nước thứ ba (Pháp) rồi tìm đường về Hà Nội.

Tuy nhiên, lòng trung thành tuyệt đối của anh vào Đảng, vào nhân dân và vào những người đồng đội đã giúp anh có thêm bản lĩnh vững vàng. Được tôi luyện ngay trong lòng địch khi còn ở Việt Nam, được thử lửa trong môi trường đầy hấp dẫn trên đất Mỹ, trách nhiệm của một người lính đã thôi thúc anh trở về: "nếu bỏ trốn là đào ngũ", "nếu bỏ cuộc thì bao nhiêu công lao của tổ chức gây dựng sẽ đổ sông đổ bể hết".

Hơn thế nữa, với lòng tin tuyệt đối vào tình đồng chí thuỷ chung, “các anh chỉ huy sẽ không bao giờ khai ra mình", cộng với việc phân tích tình huống, diễn biến qua trao đổi thư nhà, Hai Trung đã quyết định "trở về".

Một quyết định dựa trên tất cả lòng tin vào những người đồng chí, dựa trên sự hy sinh thầm lặng của đồng đội mà mãi về sau đã được khẳng định: Đó là niềm tin tuyệt đối đúng.

Thâm nhập ổ sói

... Chỉ trong vòng 1 năm từ khi đặt chân xuống sân bay Tân Sơn Nhất, Hai Trung nhanh chóng xác lập các mối quan hệ nguồn tin trên tư cách là nhà báo đầu tiên được đào tạo từ Mỹ về, theo con đường tự túc.


Ông Phạm Xuân Ẩn và tấm thẻ nhà báo của mình từ năm 1965 - Ảnh do Hãng AP chụp năm 2000.

Việc đầu tiên của Trung sau khi về nước là tiếp xúc với Việt Tấn Xã, cơ quan do Nguyễn Thái (Thái "trắng") đứng đầu. Thái "trắng" vốn từng làm báo tại Mỹ, nhưng quan trọng hơn, ông ta là một trong số bốn người được Tổng thống đương nhiệm của chính quyền Sài Gòn lúc bấy giờ là Ngô Đình Diệm "thương như con" (dù Ngô Đình Diệm không lập gia đình), dìu dắt từ bên Mỹ về để giao trọng trách.

Nhưng có một điều bất ngờ mà phải đến sau khi cuộc đảo chính của lính dù cuối năm 1960 do Nguyễn Chánh Thi cầm đầu, Hai Trung mới phát hiện ra: Hoá ra Thái "trắng" làm việc cho CIA (Cơ quan tình báo Trung ương Mỹ), và là một trong số những nhân vật giấu mặt trong cuộc đảo chính "cảnh cáo" gia đình “cha nuôi” Diệm - Nhu. Bàn tay của CIA đã thò vào và thao túng giới chức Sài Gòn ngay từ rất sớm.

Tuy nhiên, biên chế của Việt Tấn Xã không cho phép Thái "trắng" tiếp nhận Trung (dưới cái tên Phạm Xuân Ẩn). Thái "xui" Trung đến gặp Trần Kim Tuyến - Giám đốc Sở nghiên cứu Chính trị Xã hội của Phủ Tổng thống, cơ quan mật vụ của Diệm - Nhu.

Trung lại thông qua Lê Văn Thái, phụ tá của Tuyến, để tiếp xúc với nhân vật từng có quan hệ từ trước với mình, nhưng đã quá lâu rồi chưa gặp mặt. Kênh tiếp theo nữa để tác động là The Asia Foundation (Cơ quan Văn hoá Á châu), tổ chức tình báo ngầm của Mỹ, từng giúp Hai Trung khi xin giấy tờ đi du học.

Rốt cuộc, 1 tháng sau khi từ Mỹ trở về, Hai Trung đã chính thức trở thành nhân viên biệt phái của Biệt bộ phủ Tổng thống, làm việc tại Việt Tấn Xã (giúp Thái “trắng” quản lý 4 nhân viên của Tuyến đi biệt phái tình báo dưới hình thức làm nhà báo nhưng quanh năm không viết bài nào), trao đổi công việc trực tiếp với Lê Văn Thái, Trần Kim Tuyến.

Tới tháng 10/1960, Trung kiêm nhiệm thêm công việc thứ ba: Trở thành thông tín viên cho hãng Reuters, chi nhánh tại Sài Gòn.

Tròn 1 năm trở về, Hai Trung - Phạm Xuân Ẩn đã chính thức đặt dấu ấn lên làng báo Sài Gòn, với hàng loạt nguồn tin từ Sở nghiên cứu Chính trị Xã hội của Trần Kim Tuyến; The Asia Foundation; làm thêm cho tờ nguyệt san “Quê hương" do Tuyến tổ chức; làm việc cho Việt Tấn Xã; quan hệ với Hội cựu sinh viên Việt Nam ở Mỹ (The American University Alumni Association) mà Đại sứ Mỹ tuần nào cũng mời đến nhà chơi để giúp đỡ; một số sỹ quan có ảnh hưởng trong chế độ Diệm; phòng Thông tin của Anh và nhân viên toà đại sứ Anh...

Khi đã "chắc chân" trong hàng ngũ địch, Hai Trung bắt đầu tự đi tìm lại tổ chức mà ông đã mất liên lạc từ lâu. Biết là nguy hiểm, vi phạm nguyên tắc, nhưng với Trung lúc bấy giờ, đó là sự lựa chọn duy nhất. Và người Trung chọn, là chị em Tám Thảo...

Trong di cảo còn lưu giữ lại đến giờ, Phạm Xuân Ẩn đã dành hẳn những dòng viết đầy trang trọng cho người phụ nữ ấy: Năm 1960, Tám Thảo (Mỹ Nhung) chính là người đã móc nối cho Hai Trung (bí số 2T) trở lại với tổ chức. [...] Đến sau này, khi phải chiến đấu âm thầm trong lòng địch, đôi lúc vì quá cô đơn giữa kẻ thù, Hai Trung đã tự ý tìm đến gia đình cô, để được nói chuyện, được sống thật và được cân bằng lại chính mình.

Tám Thảo hay Mỹ Nhung: Cô là ai mà nhà tình báo lỗi lạc Phạm Xuân Ẩn dành trọn niềm tin đến như vậy?
Tài sản của donkihotexuthanh

Trả Lời Với Trích Dẫn