Xem bài viết đơn
  #9  
Old 19-04-2008, 11:32 PM
tarta12a's Avatar
tarta12a tarta12a is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Feb 2008
Bài gởi: 1,035
Thời gian online: 2140
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 35 Times in 18 Posts
KẾT LUẬN
Thủy binh của Nguyễn Huệ gồm phần lớn là hải phỉ cũng khiến cho chúng ta lượng định lại một số trận chiến trên biển cả và sông ngòi. Thành phần đó mang nhiều đặc tính của những người sinh sống trên đại dương:
- Vì phải đối phó thường xuyên với sinh tử nên một mặt họ rất tàn ác nhưng lại cũng rất nghĩa khí. Không hiếm những trường hợp hải khấu bắt cóc trẻ em, thanh niên để đòi tiền chuộc hay làm bộ hạ rồi về sau nhận làm con nuôi (nghĩa tử) và giao cho những trọng trách chỉ huy. Chính vì thế họ chiến đấu rất anh dũng, tinh thần đồng đội cao.
- Quen với bị săn đuổi và lén lút, thuyền của họ phần lớn là thuyền nhỏ và nhẹ, chèo bằng tay cũng được mà chạy bằng buồm khi có gió cũng tốt. Thuyền hải phỉ thường nông lòng để có thể tiến vào những vùng biển nông mà không sợ bị mắc cạn.
Họ thường lặng lẽ tiến sát vào tàu lớn của địch, khi tới gần dùng thuốc nổ đánh gãy cột buồm, đốt hay đánh chìm tàu rồi xông lên tàn sát đối phương bằng đao kiếm và giáo mác. Ngoài việc cướp hàng hóa, họ cũng thường bắt thủy thủ trên tàu phải gia nhập hàng ngũ của họ để gia tăng nhân số.
- Hải phỉ cũng lắm mưu nhiều kế, hay giả dạng làm con buôn, quan quân, binh lính nhất là khi họ cướp phá trên sông rạch hay làng mạc. Nhiều lần họ chiếm được cả những khu vực đóng quân, lấy tiền bạc, thuốc nổ, súng ống... rồi bỏ đi mất. Những đe dọa đó khiến cho dân chúng vùng ven biển luôn luôn nghe ngóng, sợ sệt những người lạ mặt lảng vảng quanh vùng của họ.
- Nhiều khu vực gần biên giới đã biến thành những “chợ trời”, nơi mua bán trao đổi những hàng hóa họ đánh cướp được với giá rẻ hơn bình thường, tạo thành những trung tâm thương mại sầm uất.
Hải phỉ thường chỉ giữ lại thực phẩm, nước uống, vũ khí và thuốc súng để sử dụng còn các đồ khác đem bán lại lấy tiền (hoặc giao nạp cho nhà Tây Sơn). Những khu vực này đến đời Gia Long thì bị quan quân Việt Nam dẹp bỏ.
Dưới nhãn quan chính trị, nhiều sử gia cận đại gán cho họ nhiều nghĩa cử và chí khí lớn nhưng thực tế, hải khấu tuy nhiều khi có những nguyên nhân đáng thương nhưng đây là một nghề sinh tử với sức mạnh chủ yếu là bạo lực và tàn nhẫn. Bạo lực và tàn nhẫn cũng chính là điểm mạnh của họ được Nguyễn Huệ khai thác để trở thành một yếu tố đóng góp vào những chiến công lừng lẫy ông tạo ra.
Murray cũng nhận xét là sự bộc phát một cách hết sức đáng kể của những đám giặc bể vào cuối thế kỷ thứ 18 không phải do vấn đề dân số hay thương mại mà chính là vì những yếu tố chính trị mới của Trung Hoa cũng như Việt Nam khiến cho hải khấu đã chuyển biến từ những đám giặc cướp “cắn trộm” (hit-or-miss, small-time operations) thành những đám hải phỉ “qui mô và chuyên nghiệp” (full-blown professional piracy).[39] Cho đến cuối thế kỷ thứ 18, hải phỉ tại biển đông hùng cứ một vùng lãnh hải rộng lớn trong giấc một tranh bá đồ vương và bảo vệ một khu vực thương mại sống còn kéo dài từ Nhật Bản xuống tới tận eo biển Malacca. Thế nhưng sau khi Trịnh Thành Công từ trần, hải khấu không còn ai lãnh đạo nên tan vỡ thành nhiều nhóm nhỏ cho đến khi Nguyễn Huệ xuất hiện mới đủ uy tín và sức mạnh qui tụ họ. Chính vì thế khi nghiên cứu về sự thoát xác của những toán cướp biển lẻ tẻ sang thành những lực lượng có tổ chức, có chỉ huy chúng ta cũng thấy họ thay đổi không phải chỉ trong cơ cấu mà trong cả phương tiện và vũ khí trang bị (với rất nhiều súng ống mua hay cướp được của người Âu Châu) tạo thành một màn chắn cho triều đình. Vai trò của họ được nâng cao trong thời đại Tây Sơn. Đóng góp không nhỏ vào chiến công năm Kỷ dậu. Chính vì cái ân tri ngộ đó mà 10 năm sau khi nhà Tây Sơn mất, những đám hải khấu vẫn còn mưu toan đánh vào Phú Xuân để khôi phục lại vương quyền cho chủ cũ nhưng không thành công.
Trận chiến mùa Xuân năm Kỷ Dậu còn rất nhiều chi tiết cần khai thác nhất là sau khi chúng ta có thêm nhiều tài liệu đời Thanh từ văn khố Trung Hoa mà nay còn lưu giữ. Dưới nhãn quan chiến thuật, chiến lược mới người ta sẽ phải đặt lại nhiều vấn đề để giải thích giai đoạn lịch sử này cho sát với sự thực hơn. Chúng ta cũng sẽ minh họa lại được chân dung con người Nguyễn Huệ để làm nổi bật vai trò của ông thay vì chỉ miêu tả ông như một nhân vật thần kỳ.
2/2004

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Barrow, John: A Voyage to Cochinchina. Kuala Lumpur, Malaysia: Oxford University Press, 1975.
2. Black, Jeremy: War, Past, Present & Future. New York: St Martin’s Press, 2000.
3. Clapham, Frances M. (ed.): Picture History of the World. New York: Grosset & Dunlap, 1986.
4. Coedès, G.: The Indianized States of Southeast Asia (bản dịch Susan Brown Cowing) Honolulu: University of Honolulu, 1968.
5. Dyer, Gwynne: War. New York: Crown Publishers, Inc. 1985.
6. Fairbank, John K., Reischauer và Craig: East Asia – Tradition and Transformation. Harvard University, Houghton Mifflin Cọ, 1973.
7. Fitzgerald, C.P.: The Southern Expansion of the Chinese Peoplẹ New York-Washington: Praeger Publishers, 1972.
8. Gernet, Jacques: A History of Chinese Civilization (bản dịch từ tiếng Pháp Le Monde Chinois: Paris: Librairie Armand Colin 1972 của J.R. Foster) New York: Cambridge University Press, 1986.
9. Hanes, W. Travis III và Frank Sanello: The Opium Wars. Illinois: SourceBooks, Inc. 2002.
10. Hoa Bằng: Quang Trung Nguyễn Huệ, Anh Hùng Dân Tộc 1788- 1792. California: Đại Nam (không đề năm). (in chụp lại theo bản lần thứ hai của Thư Lãm Ấn Thư Quán Saigon 1958).
11. Hội Ái Hữu Bình Định California. Tây Sơn: Đặc San kỷ niệm ngày Tây Sơn 1988 California
2. Hoàng Xuân Hãn: La Sơn Yên Hồ , tập II. Hà Nội: nxb Giáo Dục 1998.
13. Lach, Donald F.: Asia in the Making of Europe (V. III – Book 1-2- 3-4, Southeast Asia). Chicago: The University of Chicago Press, 1993.
14. Lại Phúc Thuận (賴福順): Càn Long Trọng Yếu Chiến Tranh Chi Quân Nhu Nghiên Cứu 乾隆重要戰爭之軍需研究. Đài Bắc: Quốc Lập Cố Cung Bác Vật Viện, 1984.
15. Lamb, Alastair: The Mandarin Road to Old Hue. London: Chatto & Windus, 1970.
16. Le Livre de Paris : Les Grands Dossiers de L’illustration L’indochine. Paris, 1995 17. Lê Kiệt (藜傑): Thanh Sử 清史 (Trung Quốc Cận Đại Sử quyển thượng) Hương Cảng: Hải Kiều xuất bản xã, 1964.
18. Lê Đông Phương (藜東方): Tế Thuyết Thanh Triều 細説清朝 (quyển thượng) Đài Bắc: Truyện Ký Văn Học Xã, 1987.
19. Majumdar, R.C.: Champa, History & Culture of an Indian Colonial Kingdom in the Far East 2nd -16th Century AD. New Delhi: Gyan Publishing House, 1985.
20. Một Nhóm Học Giả: Một Vài Sử Liệu về Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ California: Đại Nam, 1992.
21. Murray, Dian H.: Prirates Of The South China Coast 1790-1810. California: Stanford University Press, 1987.
22. National Museum of Chinese History: A Journey Into China’s Antiquity (V. 4) Beijing: Morning Glory Publishers, 1997.
23. Ngô Thời Chí: Hoàng Lê Nhất Thống Chí (bản dịch Ngô Tất Tố) Saigon: Phong Trào Văn Hóa tái bản, 1969.
24. Nguyễn Lương Bích – Phạm Ngọc Phụng: Tìm Hiểu Thiên Tài Quân Sự của Nguyễn Huệ Hà Nội: nxb Quân Đội Nhân Dân, 1971.
25. Oxnam, Robert B.: Ruling From Horseback – Manchu Politics in the Oboi Regency, 1661-1669. Chicago & London: The University of Chicago Press, 1975.
26. Peterson, Willard J. (ed.): The Cambridge History of China – Vol. 9 (Part I) The Ch’ing Dynasty to 1800. Cambridge University Press, 2002.
27. Quách Tấn - Quách Giao: Nhà Tây Sơn. TP HCM: nxb Trẻ, 2000.
28. Quốc Sử Quán triều Nguyễn: Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (Quyển XLVII) (bản dịch Viện Sử Học). Hà Nội: nxb Giáo Dục, 1998.
29. Reid, Anthony: Southeast Asia in the Age of Commerce 1450-1680 V. 1 & 2. Yale University Press, 1988.
30. Robert J. Antony: Like Froth Floating On The Sea – The World of Pirates and Seafarers in Late Imperial South Chinạ California: Institute of East Asian Studies, University of Berkeley, 2003.
31. Steinberg David J. (ed.): In Search of Southeast Asia Hawaii: University of Hawaii Press 1987.
32. Tana, Li: Nguyễn Cochinchina, Southern Vietnam in the Seventeenth and Eighteenth Centuries Ithaca, New York: Cornell University, Southeast Asia Program Publications, 1998.
33. Tana, Li: Thuyền và Kỹ Thuật đóng thuyền ở Đàng Trong cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 (Đức Hạnh dịch) Huế: Tạp Chí Nghiên Cứu và Phát Triển, số 4(38). 2002.
38 34. Tien, Chen-Ya: Chinese Military Theory, Ancient and Modern. Oakville, Ontario: Mosaic Press, 1992.
35. Woodside, Alexander B.: Vietnam and the Chinese Model, A Comparative Study of Vietnamese and Chinese government in the first half of the nineteenth centurỵ Cambridge, Massachusetts: Harvard University Press, 1971.

--------------------------------------------------------------------------------
[1] Frances M. Clapham (ed.): Picture History of the World (New York: Grosset & Dunlap, 1986) tr. 114
[2] Les Grands Dossiers de L’Ilustration L’Indochine, Histoire d’un Siècle 1843-1944 (Paris: Le Livre de Paris, 1995) tr. 27. Tấm hình vẽ một chiếc thuyền mũi cong, có 32 người lính và một khẩu đại bác, mỗi bên hông có 12 mái chèo, thuyền thân dài và nhọn có chú thích là Embarcation Annamite Armée en Guerre de l’escorte des ministres Annamites (tức phái bộ Phan Thanh Giản). Li Tana trong một bài viết cũng nói là “tam bản đầu to của An Nam” được bọc vài lớp da bò chưa thuộc với mũi thuyền cao hơn đuôi nhằm mục đích phòng thủ... Li Tana, “Thuyền và Kỹ Thuật đóng thuyền ở Đàng Trong cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19” – Đức Hạnh dịch, Tạp Chí Nghiên Cứu và Phát Triển, số 4(38). 2002 tr. 79.
[3] John Barrow: A Voyage to Cochinchina (1806) bản in lại (Kuala Lumpur : Oxford University Press, 1975) tr. 318-9.
[4] Lyda Norene Shaffer: Maritime Southeast Asia to 1500 (New York: M.Ẹ Sharpe, Inc. 1996) tr. 11-2.
[5] Theo Biên Niên nhà Nguyễn, từ 1778 đến 1819, Nguyễn Ánh đóng 235 ghe bầu (kiểu Chăm-Mã Lai prahu), 460 sai thuyền (thuyền chèo loại lớn hơn), 490 chiến thuyền, 77 đại chiến thuyền, 60 thuyền lớn nhỏ kiểu phương Tây hay là thuyền buồm dọc, 100 ô thuyền và 60 lê thuyền (thuyền chèo có chạm khắc và trang trí) tạo nên tổng số là 1482 chiếc (Li Tana: Thuyền và Kỹ Thuật đóng thuyền ở Đàng Trong cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 (Đức Hạnh dịch). Huế: Tạp Chí Nghiên Cứu và Phát Triển, số 4(38). 2002 tr. 81.
[6] Jacques Gernet: A History of Chinese Civilization dịch bởi J.R. Foster từ nguyên tác tiếng Pháp Le Monde Chinois (New York: Cambridge University Press, 1986) tr. 490
[7] Robert B. Oxnam: Ruling From Horseback – Manchu Politics in the Oboi Regency, 1661-1669 (Chicago & London: The University of Chicago Press, 1975) tr. 154-5
[8] Người Trung Hoa đặt tên cho họ vào đời Minh gọi là oải khấu, đầu đời Thanh là hải khấu, còn đầu thế kỷ 19 là dương đạo.
[9] tào là thuyền chuyên chở, từ đó biến thành chữ tàu (tàu bè) của Việt Nam. Cũng từ chữ này mà mình gọi người Trung Hoa là người Tàu vì trước đây họ dùng thuyền lớn sang buôn bán với nước ta.
[10] Robert J. Antony: Like Froth Floating On The Sea – The World of Pirates and Seafarers in Late Imperial South China (Institute of East Asian Studies, University of Berkeley, 2003) tr. 107-9
[11] Dian H Murray: Prirates Of The South China Coast 1790-1810 (Cali: Stanford University Press, 1987) tr. 49
[12] Robert J. Antony: sđ tr. 20
[13] To the petty pirates of Kwantung, Fukien, Chekiang, and Kiangsu, Nguyen Van Hue was the “Big Boss of Yueh-nan” (Yueh-nan ta-lao-pan 粵南大老板) who sold their booty and gave them between 20 and 40 percent of the profits. The big pirate gangs also benefited from the Emperor’s rule, because he not only allowed them to anchor in the border area to gather recruits and steal food, but also let them use Vietnam as a “nest” to which they could retreat. These pirates accepted the Emperor as their master because under his authority they were able to reap great profits from the sea (Na Ngạn Thành [那彦成]: The collected memorials of Na-yen-ch’eng 1834, Đài Bắc 1974, trích lại theo Dian H. Murray: sđ. tr. 40-41)
[14] Ngụy Nguyên (Wei Yuan 魏源 1794-1857) là một học giả đời Thanh, tác giả Hải Quốc Đồ Chí (海國圖志), đề xuất chính sách dùng rợ để chế ngự rợ (dĩ di công di, sư di trưởng kỹ dĩ chế di (以夷功夷, 師夷長技以制夷) và đề nghị cải cách binh bị bao gồm chiến thuyền, hỏa khí, luyện binh. Đối với thời nay những quan điểm đó không có gì xuất sắc nhưng vào thời đó là những sáng kiến táo bạo.
[15] Murray: tr. 41
[16] Ngụy Nguyên: Việt Thanh chiến sử (Hoàng Xuân Hãn dịch: La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn, tập II, Hà Nội, nxb Giáo Dục 1998) tr. 1350-1351
[17] Tuy nhiên chính sách đó cũng có bất lợi là nhà Tây Sơn không thiết lập được những quan hệ với các nước Tây Phương để kịp thời canh tân cho quân bằng với lực lượng của Nguyễn Ánh. Chỉ trong vòng 10 năm sau khi vua Quang Trung mất, nhà Tây Sơn đã bị diệt vong mà nguyên nhân chính yếu là kỹ thuật quân sự bị kém thế.
[18] Even after the Qianlong emperor recognized one of the Tâyson leaders as “king” of Vietnam in 1788, the latter continued to pursue a risky double-edged policy of sending tribute misisons to the Qing court in Beijing while simultaneously backing piratical raids along the China coast. Robert J. Antony: sđ tr. 39
[19] Vùng này đã bị người Pháp nhường cho Trung Hoa trong hòa ước Thiên Tân ngày 9 tháng 6 năm 1885
[20] Robert Antony: sđ tr. 41-43
[21] người Trung Hoa sau này đóng những loại tàu hai tầng theo kiểu của Hồ Nguyên Trừng nên gọi là lâu thuyền (thuyền lầu)
[22] Geoffrey Parker: The Military Revolution, Military Innovation and the Rise of the West 1500-1800 (Cambridge University Press 1996) tr. 83
[23] Geoffrey Parker: sđ tr. 82
[24] Nguyễn Lương Bích – Phạm Ngọc Phụng: Tìm Hiểu Thiên Tài Quân Sự của Nguyễn Huệ (Hà Nội: nxb QĐND 1971) Hịch truyền quan lại, quân dân các phủ Quảng Ngãi, Qui Nhơn (1792) tr. 423
[25] Nguyễn Nhã: Nguyễn Huệ, một thiên tài quân sự (Một Vài Sử Liệu về Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ , Đại Nam 1992) tr. 118
[26] 26 Nguyễn Nhã: sđ tr. 119
[27] Thực ra Phan Văn Lân và Ngô Văn Sở rút lui khỏi Thăng Long trong một kế hoạch khá chu đáo nhằm nhử cho quân Thanh vào sâu trong nội địa nước ta chứ không phải hốt hoảng bỏ chạy như người ta thường nhầm (Xem thêm Khi Núi Đất Biển Là Một, biên khảo về đời Tây Sơn của Nguyễn Duy Chính)
[28] hai anh em mới đánh nhau một trận không lâu mà sự thiệt hại rất đáng kể
[29] Hoa Bằng: Quang Trung Nguyễn Huệ, Anh Hùng Dân Tộc 1788-1792 (Đại Nam, Calị In theo bản lần thứ hai của Thư Lãm Ấn Thư Quán Saigon 1958) tr. 172
[30] Hoa Bằng: sđ tr. 172
[31] Trịnh Nhất, một trong những thủ lãnh cướp biển trông coi đội thuyền Hồng Kỳ (Red Banner) đã đem quân tấn công quân nhà Nguyễn với mưu toan khôi phục nhà Tây Sơn và tử trận ngày 16 tháng 11 năm 1807 khi 42 tuổi (Dian Murray: 1987) tr. 71
[32] Trong bản đồ Đông Nam Á (1828) do phái bộ Crawfurd soạn để nghiên cứu về nước ta còn thấy ghi tên hòn đảo Cái Bàn (Quảng Yên) vùng Vịnh Hạ Long là Pirates Island.
[33] Để làm cho quân Thanh tin rằng quân Tây Sơn sẽ theo đường thủy đánh ra, Ngô Văn Sở đã cho đóng rất nhiều tàu chiến và cố tình để lộ tin tức cho địch biết mà tài liệu của nhà Thanh còn ghi lại sau đây:
“Tuần dương bả tổng Quảng Đông là Hứa Viết Nghĩa cùng 40 tên lính đi trên biển bị gió thổi dạt xuống Nghệ An, được quan An Nam đưa về Lê thành (Thăng Long), do chú của Lê Duy Kỳ là Lê Duy Cẩn đứng ra cung cấp lương ăn, chia cả bọn Hứa Viết Nghĩa và 40 tên lính thành hai đội đưa trả về doanh trại cho Tôn Sĩ Nghị. Cứ theo lời bẩm của Hứa Viết Nghĩa thì viên Đại Tư Mã và thủy binh Đô Đốc tại Lê thành ngày ngày thao diễn thủy quân, lại đóng nhiều thuyền lớn trên sông Phú Lương, thuyền nào hai bên cũng có rất nhiều mái chèo, trong thuyền có để súng lớn, các viên đạn sắt mỗi viên ước chừng 2, 3 mươi cân...” (Trang Cát Phát: sđ tr. 364)
sTuy nhiên thuyền lớn chỉ là nghi binh trong khi sau này vua Quang Trung lại cho hải phỉ dùng thuyền nhỏ từ vịnh Bái Tử Long tiến vào theo đêm tối đánh tập hậu dùng hỏa công đốt doanh trại địch.
[34] Bức hình của loại “bom” này có trong A Journey Into China’s Antiquity (V. 4) của National Museum of Chinese History (Beijing: Morning Glory Publishers 1997) tr. 165 dưới nhan đề 159. Military “national surname bottle”, Qing Dynasty
[35] Dian Murray: sđ. tr. 97
[36] Jeremy Black: War, Past, Present & Future (New York: St Martin’s Press 2000) tr.
96-7
[37] China Science and Technology Palace Preparatory Committee and the Ontario Science Centre: China, 7000 Years of Discovery (1982) tr. 11
[38] Hai câu này ông Lê Nguyễn Lưu giải thích là : Nguyễn Huệ là một hổ tướng từ ấp Tây Sơn ra Bắc, còn Nguyễn Hữu Chỉnh như con rồng từ Thăng Long vượt biển vào Nam (Văn Khắc Thời Tây Sơn ở Huế: Phú Xuân Thuận Hóa thời Tây Sơn, Kỷ Yếu Hội Thảo Khoa Học, Huế 12/2001)
[39] Murray: tr. 32
Tài sản của tarta12a

Trả Lời Với Trích Dẫn