Ðề tài: Luật Làm Thơ
Xem bài viết đơn
  #3  
Old 30-05-2010, 05:54 PM
Quỷ Kiến Sầu's Avatar
Quỷ Kiến Sầu Quỷ Kiến Sầu is offline
Phá Quan Hạ Sơn
 
Tham gia: Nov 2008
Đến từ: Địa Ngục
Bài gởi: 211
Thời gian online: 35661
Xu: 0
Thanks: 171
Thanked 478 Times in 110 Posts
CÁCH LÀM THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ
(Thơ Đường Luật)


Thơ thất ngôn bát cú Đường luật gồm có 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Tổng cộng có 56 chữ.

Về cách phối âm, hay luật bằng trắc giữa các câu, ta chỉ nói các thanh Bằng-Trắc của các chữ đứng thứ 2-4-6 trong 1 câu (theo quy tắc Nhất-tam-ngũ bất luận, nhị-tứ-lục phân minh). Các tiếng 2-4-6 trong cùng 1 câu theo thứ tự luật bằng trắc có thể là B - T - B hay có thể là T - B - T.
Ví dụ:
Quanh năm buôn bán ở mom sông B - T - B
Nuôi đủ năm con với một chồng T - B - T

Đôi khi trong câu đầu tiên của bài thơ cũng có thể làm theo thứ tự B - B - T, cũng có thể xem đó là luật phối thanh của câu T - B - T. Ví dụ:
Một đèo, một đèo, lại một đèo B - B - T

Về cách gieo vần trong thơ: Vần trong thơ là những tiếng đọc giống nhau hay những tiếng đọc gần giống nhau như cùng một vần, hay là vần gần giống nhau mhư sông-chồng, tà-hoa.... Các vần giống nhau trong thơ Đường luật mang thanh bằng, và được đặt ở cuối mỗi câu thơ. Có thể gieo vần vào các tiếng cuối của các câu 1-2-4-6-8, hay có thể là 2-4-6-8, và các vần phải vần với nhau rõ ràng,các tiếng cuối câu 3-5-7 còn lại phải mang thanh trắc, các cao nhân thời xưa thường hay gieo vần vào các tiếng cuối các câu 1-2-4-6-8. Ví dụ:
Sóc phong suy hải khí lăng lăng
Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng
Ngạc đoạn, kình khoa sơn khúc khúc
Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng
Quan hà Bách nhị do thiên thiết
Hào kiệt công danh thử địa tằng
Vãn sự hồi đầu ta dĩ hĩ
Lâm lưu phủ cảnh ý nan thăng
(Bạch Đằng hải khẩu - Nguyễn Trãi)

Trong khi gieo vần thường các cao nhan cũng chú ý đối thanh trong thơ, thường có 2 cách đối thanh, đó là đối thanh huyền (H) và thanh ngang (N) trong các vần được gieo. Ở bài thơ ví dụ trên ta thấy lăng-Đằng-tằng-tằng-thăng theo thứ tự N-H-H-H-N. Còn cách đối kách là xen kẽ thanh huyền và thanh ngang với nhau. Ví dụ như bài Qua đèo ngang của bà huyện Thanh Quan.

Phép đối trong thơ thất ngôn bát cú, là đối giữa các câu 3-4, 5-6. Các câu này đối lại nhau như các câu đối thời xưa. Rõ nhất là về các câu trong bài Qua đèo Ngang. Về bố cục thì bài thơ được chia làm 4 mỗi phần có 2 câu:
Câu 1-2 là hai câu đề: Mở ra vấn đề về bài thơ
Câu 3-4 là hai câu thực: Giải thích về vẫn đề
Câu 5-6 là hai câu luận: Bàn luận về vấn đề
Câu 7-8 là hai câu kết: Kết luận lại vấn đề
Tài sản của Quỷ Kiến Sầu

Chữ ký của Quỷ Kiến Sầu
[CENTER][SIZE="5"][COLOR="Red"]Lên trời khó! Gặp người tri kỷ càng khó!
Hoàng Liên đắng! Nghèo khó càng đắng!
Băng xuân mỏng! Tình người càng mỏng!
Sông hồ hiểm! Lòng người còn hiểm hơn![/COLOR][/SIZE][/CENTER]

[CENTER][SIZE="5"][COLOR="Blue"][B][B]QUY ẨN GIANG HỒ - ẨN CƯ THẤT TÌNH CỐC[/B][/B][/COLOR][/SIZE][/CENTER]

[CENTER][SPOILER][CENTER][IMG]http://i930.photobucket.com/albums/ad142/7621hai/7621hai.png[/IMG][/CENTER][/SPOILER][/CENTER]
Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có 2 Thành viên nói CÁM ƠN đến bài viết rất có ích của Quỷ Kiến Sầu