Xem bài viết đơn
  #5  
Old 27-07-2012, 09:59 PM
Thương Tâm Hoa's Avatar
Thương Tâm Hoa Thương Tâm Hoa is offline
Tiếp Nhập Ma Đạo
 
Tham gia: Aug 2009
Bài gởi: 313
Thời gian online: 354062
Xu: 0
Thanks: 1,747
Thanked 446 Times in 69 Posts



THỦ ĐOẠN CHÍNH TRỊ TRONG BÀI TOÁN VUI "CHIA VÀNG"

Bài toán vui có nội dung như sau:
Có một nhóm cướp biển gồm 05 tên. Thứ bậc của chúng được xếp theo mức độ có uy tín, đứng đầu là tên thũ lĩnh (tướng cướp), và cứ trình tự như thế đến tên thứ 5 là tên có uy tín thấp nhất. Một hôm, chúng cướp được 100 đồng vàng, và chúng đề ra một quy luật "xử lý" số vàng đó như sau: người có uy tín nhất (thũ lĩnh) sẽ đưa ra cách phân chia đầu tiên, nếu có được sự đồng ý ít nhất là một nữa về cách phân chia đó theo hình thức biểu quyết của tất cả thành viên trong bọn (bao gồm cả người đưa ra cách phân chia), thì sẽ phân chia theo cách chia đó.

Còn nếu ngược lại, người đã đưa ra cách phân chia sẽ bị chặt đầu, và những tên có uy tín tiếp theo sẽ làm thủ lĩnh, tên này lại đưa ra cách phân chia, và cứ như cách hành xử lần đầu.

Nếu bạn là tên thũ lĩnh (tướng cướp - khi còn đủ cả 05 tên), bạn sẽ đưa ra cách phân chia như thế nào để khỏi bị chặt đầu mà vẫn được nhiều vàng nhất.

Ghi chú: bài toán không sử dụng mánh khoé, "đòn" tâm lý, chỉ sử dụng trí tuệ và khả năng tư duy logic. Biết rằng, những tên cướp biển này đều cực kỳ tham lam, sợ chết, nhưng lại rất thông minh và có khả năng tư duy logic cực kỳ tốt.

Vấn đề lý luận tư duy bắt đầu:

Nói đến vấn đề tư duy, thì việc đầu tiên là phải vượt qua được "sức ỳ tư duy". Có nhiều cách để vượt qua "sức ỳ tư duy", điều này tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể.

Trong trường hợp này, áp dụng ngay một trong 03 quan điểm để chứng minh cho phép biện chứng của Platon, như sau: "Để nhận thức được chân lý, chúng ta không chỉ phải biết cái đó và những cái được sinh ra từ cái đó; mà còn phải biết những cái không đó và những cái được sinh ra từ những cái không đó". Họ đang dệt cho ta một "ma trận".

Tuy nhiên, chúng ta đều biết rằng, trong vô vàng những cái không đó, có một cái không đó có thể dễ dàng nhận thấy được, đó là cái đối lập với cái đó.

"Cái đó" ở đây là tranh thủ sự ủng hộ của tên có uy tín thứ hai và thứ ba. Và cái "không đó" ở đây là tranh thủ sự ủng hộ của tên có uy tín thứ năm và thứ tư. Địch thủ sẽ luôn luôn dâng cái "đó" cho ta, để ta luẩn quẫn trong cái "đó" ngõ cụt, ta phải tìm chân lý thông qua cái "không đó". Tức là, hãy tranh thủ ngay sự ủng hộ của tên thứ năm và thứ tư.

Làm gì để tranh thủ họ đây? Áp dụng nguyên lý "nếu tôi nghĩ anh nghĩ tôi nghĩ" và "suy luận ngược về" trong "Lý thuyết trò chơi" để tìm ra mấu chốt của vấn đề.

Trước hết: tướng cướp sẽ đặt mình vào vị trí của tên thứ năm để suy luận. Và tên thứ năm sẽ suy luận như thế này: Nếu 3 tên trước đều chết, chỉ còn hai tên, thì thằng thứ tư sẽ chiếm trọn bộ và mình sẽ không có được đồng nào. Vì lúc đó, tên thứ tư sẽ nói "tất cả là của tao", dù mình bỏ phiếu chống nhưng chỉ cần với một phiếu thuận của chính nó, nõ vẫn đũ điều kiện để ôm trọn. Không được, ta không thể để điều này xãy ra. Nếu còn 3 tên, mình sẽ có được một đồng, vì thằng có uy tín thứ ba biết rằng nếu nó chết mình sẽ không có đồng nào, nên chỉ cho mình một đồng để đảm bảo có được phiếu thuận của mình như là an ủi.

Cứ vậy mà suy, nếu còn 4 tên, mình sẽ có được hai đồng, nếu còn năm tên, mình sẽ có được 03 đồng. Nếu như những thằng 1,2,3 không biết điều này, chia mình ít hơn cái mình tất yếu và cũng là tối đa được hưởng, mình sẽ cho phiếu chống.

Thứ hai: tướng cướp sẽ đặt mình vào vị trí của tên thứ tư để suy luận. Và tên thứ tư sẽ suy luận như thế này: Nếu cả ba thằng kia đều chết, chỉ còn hai thằng, mình sẽ ôm trọn.

Nhưng thằng thứ năm cũng thông minh, vậy nên tất yếu nó sẽ không bao giờ để tình trạng này xãy ra. Do đó, nếu còn ba thằng, mình sẽ trắng tay, vì thắng thứ ba cũng rất tham lam, nó chỉ cho thằng thứ năm một đồng chứ chẳng thèm cho mình.
Nhưng mình có thằng thứ hai cũng rất thông minh, chắc chắn nó biết điều này, vì vậy, nếu còn bốn thằng nó sẽ cho thằng thứ năm hai đồng và mình một đồng để nó sống và ôm tiền vàng. Nhưng thằng tướng cướp cũng thông minh, nó sẽ phải chia cho mình hai đồng nếu nó muốn tồn tại. Bằng không được, nó sẽ chết.

Vấn đề bây giờ đối với tên tướng cướp thật đơn giản, để sống và có thể ôm được khoản lợi tối đa có thể, nó chia cho thằng thứ năm ba đồng và thằng thứ 4 hai đồng. Hai thằng này thông minh, chắc chắn nó sẽ bỏ phiếu thuận, vì nếu không lợi ích của nó sẽ ngày càng giảm đi; cộng với một phiếu thuận của mình, mình sẽ sống với chín mươi lăm đồng vàng.

Và với cách phân chia đó, tên tướng cướp vẫn là và xứng đáng là "tướng cướp"!

Rút ra được gì về thủ đoạn chính trị từ bài toán vui trên:

Thứ nhất: ở những nước đa đảng, để thành lập nội các, khi không đủ số ghế trong nghị viện theo yêu cầu để tự đứng ra thành lập nội các, đảng chiếm đa số ghế lớn nhất thông thường không liên kết với đảng đối lập mà liên kết với các đảng thiểu số.

Thứ hai: tranh thủ và lợi dụng là tranh thủ và lợi dụng kẻ tưởng như yếu thế; như chiến lược nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình: "Với việc nắm các nước thế giới thứ ba trong tay, sẽ không có một nước phát triển nào dám đụng đến chúng ta", và thực tiễn Trung Quốc hiện nay đã chứng minh cho chân lý này của ông.

Thứ ba: là về nguyên tắc kết đồng minh. Chúng ta phải chọn kẻ kết đồng minh trong từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, đảm bảo sao cho: "nếu ta chết, họ chắc chắn sẽ bị chết cùng ta", nhưng "nếu họ chết, ta vẫn sống"; "đồng minh là kẻ thay ta làm điều tội ác, nhưng lại phải để chính tay ta làm điều nhân nghĩa"; "đồng minh phải là kẻ gánh lấy giúp ta những tai hoạ từ kẻ thù của ta nhằm vào ta"; "đồng minh phải là kẻ khi ta bỏ rơi họ ta không mất cái gì; nhưng họ sẽ phải chết nếu bỏ rơi ta"./.
Tài sản của Thương Tâm Hoa

Chữ ký của Thương Tâm Hoa
[CENTER][SIZE="4"][COLOR="DarkOrchid"]Phùng Xuân Bất Diệt[/COLOR] [/SIZE][/CENTER]
Trả Lời Với Trích Dẫn