Xem bài viết đơn
  #4  
Old 14-08-2008, 05:28 PM
thachdau's Avatar
thachdau thachdau is offline
Hàn Lâm Học Sĩ
 
Tham gia: May 2008
Đến từ: Hà Nội
Bài gởi: 145
Thời gian online: 26030
Xu: 0
Thanks: 785
Thanked 3,240 Times in 67 Posts
Tớ tiếp tục bổ sung đây:
Kỷ tử [Nhân tài ưu tú]
Kỷ và tử đều là những loại gỗ tốt.
Vì bố vợ có tội, đại phu Ngũ Cử nước Sở thời Xuân Thu sợ liên luỵ bèn trốn sang nước Tấn. Đại phu Tử Gia nước Thái nói với Tể tường Tử Mộc nước Sở rằng: Nước Sở có rất nhiều nhân tài, chẳng khác những vật liệu quý như gỗ kỳ, gỗ tử và da thuộc, nhưng đáng tiếc là không được sử dụng hợp lý. Tử Mộc nghe xong liền hiểu ngay, lập tức triệu hồi bọn Ngũ Cử đã bỏ trốn ra nước ngoài rồi trọng dụng họ. [Quốc ngữ- Sở ngữ thượng].

Kỵ giả thiện đoạ [Người hay cưỡi ngựa dễ bị ngã ngựa]
Trong Hoài Nam Tử- Nguyên đạo huấn có ghi: Người giỏi bơi lội thường chết chìm; Người hay cưỡi ngựa dễ ngã ngựa. Thứ mà họ thích và có sở trường lại hay mang lại tai hoạ.
Về sau dùng “Kỵ giả thiện đoạ” để ví với người có sở trường về một việc nào đó lại thường hay sơ ý, dẫn đến thất bại không ngờ.

Kha lạn [cán rìu mục]
Kha nghĩa là cán rìu.
Vương Chất triều Tấn đi đốn gỗ ở núi Thạch Thất, thấy trên núi có mấy tiên đồng vừa đánh cờ vừa ca hát. Vương Chất bèn đến xem họ đánh cờ. Mộđứa trẻ cho Vương Chất một thứ to bằng hạt táo, Vương Chất ngậm vào miệng cảm thấy không đói nữa. Một lát sau, đứa trẻ hỏi Vương Chất: Sao ông vẫn chưa về? Vương Chất đứng dậy, thấy chiếc cán rìu của mình đã mục hết. Khi về đến quê, những người cùng thời với ông ta không còn ai nữa [Thuật dị ký]
Sau dùng “Kha lạn” hoặc “Lạn kha” để chỉ thời gian trôi qua, cuộc đời thay đổi, cũng để chỉ năm tháng dài dằng dặc.
Tài sản của thachdau

Trả Lời Với Trích Dẫn