Ghi chú đến thành viên
Ðề tài đã khoá
 
Ðiều Chỉnh
  #66  
Old 15-07-2008, 04:36 PM
haitc's Avatar
haitc haitc is offline
Tiếp Nhập Ma Đạo
 
Tham gia: May 2008
Bài gởi: 548
Thời gian online: 1 ngày 15 giờ 54 phút
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 191 Times in 137 Posts
Chương 63
Một Gái Ba Chồng


Bằng vào thái độ, bằng vào lời lẻ, Tổ Tài Thần không khi nào phung phí, không khi nào ông ta nói một câu, làm một cử chỉ vô ích. Điều đó, Thiên Hương hiểu rõ hơn ai hết va øtự nhiên nàng không có gì làm lạ.
Thấy con gái ngồi yên, Tổ Tài Thần nói giọng lơ đãng:
- Thật không có gì khổ tâm bằng cha mẹ, khi gặp cơn hoạn nạn mà lại nhìn con mình.
Thiên Hương nói:
- Tâm tình của cha, con biết lắm, chỉ tiếc là con lỡ sanh là gái...
Tổ Tài Thần lắc đầu:
- Đâu có phải con gái hay con trai, vấn đề không phải như thế, con nào lại không là cốt nhục? Cha không phải là người cha trọng nam khinh nữ, điều đó chắc con biết.
Nhất là đối với con, cha xem hơn cả đứa con trai của nhà nào khác. Con là con gái, nhưng có ai đem đổi một trăm đứa con trai, cha cũng không bao giờ gật đầu.
Thiên Hương nói:
- Đó là tại vì cha quá thương con, chớ theo con nghĩ "Dưỡng nhin đãùi lão, tích cốc phòng cơ".
Tổ Tài Thần cười khề khà:
- Có gì mà phải lo chuyện "Dưỡng nhi đãùi lão, tích cốc phòng cơ"? Có được một đứa con gái như con, lo gì không có người chôn mà sợ? Đời sống thì cái sự nghiệp tài sản của Tổ gia, cha đâu đến phải đói?
Thiên Hương nói:
- Theo cách nghĩ của cha, thì đạo làm con đối với nghĩa cù lao thì con tận hiếu với chạ..
Tổ Tài Thần gật gật đầu:
- Cha biết con là một đứa con hiếu thuận và đó cũng chính là việc an ủi nhất trong đời cha. Có đứa con hiếu thuận như thế, cha chết cũng mỉm cười mà nhắm mắt. Chỉ có một điều khiến cho cha không được yên tâm, đó là chuyện chung thân đại sự của con...
Thiên Hương nhướng mắt:
- Coi, thì cha đã lo cho con rồi.
Tổ Tài Thần ngạc nhiên:
- Bao giờ...
Thiên Hương nói:
- Cha thật mau quên quá, cha đã không gả con cho Phúc An rồi đó hay sao?
Tổ Tài Thần "à" một tiếng dài:
- Con muốn nói cái tên công tử Mãn Châu đó phải không?
Ông ta nhìn con gái và cười:
- Chuyện đó thì từ trước đến sau, cha con mình đâu có xem là thật, phải không con?
Thiên Hương nói bằng một giọng thật hòa thuận:
- Cha không xem chuyện đó là thật, không bao giờ xem là thật. Thế nhưng đối với con, đối với một đứa con gái sanh trưởng trong một gia đình thế phiệt, có được gia huấn thâm nghiêm, lịnh của cha mẹ đã ban ra, đã vâng lời cha cử hành hôn lễ, tuy con không giữ trọn với Phúc An, nghĩa là không theo cạnh hắn khi đã cử hành đại hôn lễ thì trọn đời con là thuộc về Phúc An, đó không phải là một chuyện đùa.
Tổ Tài Thần biến sắc, nhưng rồi ông ta vẫn cười cười:
- Con nói như thế là cho những gì cha muốn nói cũng không làm sao há miệng.
Thiên Hương nói:
- Con là con của cha, cha nói với con thì đãu có gì đố kỵ xin cha cứ nói.
Tổ Tài Thần nhìn chầm vào mặt con:
- Con bằng lòng cho cha nói?
Thiên Hương mỉm cười:
- Nhưng cũng không phải vì thế mà cha sẽ mãi mãi không nói, phải không?
Tổ Tài Thần cười, mặt ông ta hơi đỏ:
- Thật biết cha không ai bằng con, Thiên Hương, thật thì cha có thể không nói, nhưng con cũng biết...
Thiên Hương nói:
- Cha cứ nói đi cha, con đang nghe đây mà.
Tổ Tài Thần cười, cái cười của ông ta càng lúc càng không được tự nhiên:
- Thật ra thì cha không thể mở lời, nhưng... không nói cũng không xong, Thiên Hương, thật không biết phải làm sao, Thiên Hương, cha đành phải cố mặt dày mày dạn...
Ngưng một giây, như thu hết can đảm, ông ta nói tiếp:
- Thiên Hương, Trương tướng quân biết cha có một đứa con gái, ông ta rất ngưỡng mộ tài mạo của con...
Thiên Hương hỏi:
- Ai là Trương tướng quân? Trương tướng quân là ai vậy cha?
Tổ Tài Thần đưa ngón tay cái lên nhướng nhướng mắt:
- Nói đến con người đó là đại danh lừng lẫy, ông ta là Sấm Vương giá tiền, đại tướng quân Trương Tam Dõng, ông ta từ ngày khởi nghĩa đến giờ đánh đâu thắng đó, muôn người nan địch, ngày sau này Sấm Vương thành công, ông ta sẽ là khai quốc công thần, đệ nhất công khanh...
Thiên Hương chặn nói.
- Đúng là vị tướng quân uy danh hiển hách, nhưng ý cha muốn nói...
Trước thần sắc trang nghiêm của đứa con, Tổ Tài Thần bỗng cảm thấy bất an:
- Thiên Hương, con là một đứa con gái thông minh của cha, cha nói như thế đáng lý con thừa hiểu rồi...
Thiên Hương mỉm cười:
- Cha muốn gả con cho con ông tướng ấy để sau này hưởng trọn vinh hoa phú quí?
Tổ Tài Thần đỏ mặt, giọng ông ta hơi khó khăn:
- Thiên Hương, đó là cha vì con, trong thiên hạ đâu có cha mẹ nào mà không...
Thiên Hương chặn nói:
- Con biết, làm con, con cũng không thể bảo đó là không phải vì con.
Tổ Tài Thần do dự một chút rồi hỏi nhóng:
- Thế thì theo ý con.
Thiên Hương cười:
- Con có thể ý kiến sao cha?
Tổ Tài Thần nói:
- Sao con lại hỏi cha như thế? Làm cha, cha có bao giờ ép bức con đâu? Vả lại chuyện này đâu có thể ép mà được? Tuy nói hôn nhân là do mạnh lịnh của cha mẹ, thế nhưng làm con cũng phải có ý kiến... phân nửa của mình. Thiên Hương, cha đã vì con mà lo lắng, con cũng nên thấy tất cả nỗi khổ của cha.
Đúng là một con cáo già, kể cả khi nói chuyện với con, vòng vòng một hồi, cuối cùng ông ta cũng vẫn thắt một cái gút, để cho con gái buộc phải tuân lời.
Thiên Hương là một cô gái thông minh, làm sao nàng không thấy cái "hậu ý" của cha mình Cha nàng là một người chỉ biết có lợi, bốn chữ "vinh, hoa, phú,qúi" chưa một ai dám nói là đã có chắc trong tay, thế mà ông ta đã đem con gái mình để làm nấc thang để bước lên cái chỗ hãy còn là phù du ấy, có nhiều lúc Thiên Hương thật không biết được, nếu cái vinh hoa phú quí thật sự nắm chắc trong tay thì ông ta sẽ còn bán đến cái gì? Sẽ còn cống hiến đến cái gì?
Vì danh lợi, ông ta đã làm chuyện thông đồng với ngoại bang đem con gái mình dâng họ, bây giờ, khi chuyện không thành, ông ta lại chạy đôn chạy đáo cầu thân với bọn giặc cướp Lý Tự Thành, để cam lòng làm một "thiên cổ tội nhân" và bằng lòng đem con gái mình dâng cho họ.
Thiên Hương cười, cái cười thật nhẹ:
- Ông tướng ngưỡng mộ tài mạo của con, nhưng nghe cha nói đến uy phong, đến "công đức" của ông tướng thì con bỗng cảm thấy mình không xứng chút nào.
Tổ Tài Thần nhướng mắt:
- Con, sao con lại nói như thế? Cha con mình coi như đóng cửa nói chuyện sau lưng người... Ông ta có thể là người can đảm có thể là con người vạn phu nan địch, nhưng luận về tài mạo, con gái của cha mà sánh với hắn chính là hắn đã tu được dày công.
Thiên Hương nghiêng mặt:
- Thật thế sao cha?
Tổ Tài Thần nói:
- Sao lại không thật? Cha lại có thể gạt con sao? Ông ta xuất thân từ chốn lục lâm giang hồ, nếu chỉ luận về giang hồ thì ông ta làm một thuộc hạ của Tổâ gia còn chưa xứng.
Thiên Hương mỉm cười:
- Xem chừng làm con gái của cha thì ngày một chẳng ra gì, ngày một ngày trở thành như một tiện nhân.
Tổ Tài Thần mở tròn đôi mắt:
- Thiên Hương, sao con lại.. Thiên Hương nói:
- Trước đây, cha đem con gả cho Phúc An, không cần nghĩ hắn là kẻ dị tộc, chỉ cần hắn là một hoàng tộc Mãn Châu, bây giờ, cha lại đem con gả cho Trương Tam Dõng, không cần biết hắn chỉ là một tên đầu mục của bọn giặc cướp...
Tổ Tài Thần đỏ mặt, ông ta ngượng ngập:
- Thiên Hương, cha con mình đâu phải mưu chuyện hiện tại, mà tính chuyện về sau, anh hùng lăn lóc giữa bụi trần ai, đâu có thể căn cứ vào chổ xuất thân.
Thiên Hương nhìn thẳng vào mặt cha:
- Cha nhất quyết gả con cho Trương Tam Dõng?
Cái nhìn của Thiên Hương làm cho Tổ Tài Thần bất an, lão nói:
- Điều đó... Thiên Hương, vừa rồi cha đã có nói qua, chính cha muốn nghĩ đến tương lai cho con, không lẽ con lại không thể nhìn thấy chỗ dụng tâm của cha, cái khổ của cha sao?
Thiên Hương nói:
- Con biết, con biết hơn ai hết. Con còn biết "Ngựa không chịu hai tên, gái lành không có hai chồng", thế nhưng bây giờ thì khác, bây giờ vì để trọn hiếu với cha, con cũng không còn tính gì nữa, thế nhưng ông ta đã bàn chuyện này với cha chưa?
Tổ Tài Thần chớp chớp mắt:
- Có có, mới vừa rồi đây, khi ông ta uống rượu với cha.
Thiên Hương nói:
- Ông ta cũng gấp dữ, con vừa mới đến đây thôi. Sao? Cha đã hứa bằng lòng rồi chứ?
Tổ Tài Thần nói:
- Cũng chưa, chưa hỏi ý kiến con thì cha làm sao mà hứa được? Thế nhưng bây giờ ông ta vẫn còn ở sau hoa viên để đợi hồi âm.
Thiên Hương cười:
- Đúng là gấp dữ, ông ta thật gấp, thôi thế này, cha hãy bảo cho ông ta biết là con, muốn gặp ông ta, muốn đối diện để bàn chuyện.
Tổ Tài Thần ngạc nhiên:
- Thiên Hương, con muốn...
Thiên Hương đưa tay:
- Cha yên lòng, con không ăn thịt hắn đâu, mà có muốn cũng đâu có được. Hắn là một dõng tướng vạn phu nan địch, con là một đứa con gái liễu yếu đào tơ, làm gì được hắn? Con chỉ muốn gặp hắn để cùng nói chuyện với hắn, thế thôi.
Tổ Tài Thần hỏi:
- Con muốn nói chuyện gì với hắn?
Thiên Hương nói:
- Con muốn đặt điều kiện với hắn.
Tổ Tài Thần càng kinh ngạc:
- Sao? Con lại đặt điền kiện? Nhưng điều kiện gì?
Thiên Hương nói:
- Con cần hỏi hắn, đối diện hỏi hắn xem hắn đem lại cho cha những gì? Hắn có thể đem lại cho cha bao nhiêu vinh hoa, bao nhiêu phú quí, hắn làm cho con thỏa mãn, con sẽ gật đầu, bằng không...
Tổ Tài Thần rúng động:
- Nếu không thì sao, con?
Thiên Hương nhìn thẳng vào mặt cha:
- Cha, chắc cha cũng biết rằng cha không thể đem một đứa con gái cho không người ta, có phải thế không? Bất cứ làm một cuộc buôn bán nào, cũng cần phải thấy vốn thấy lời, ngày trước, khi cha đem con gả cho Phúc An, chẳng phải hắn đã trả giá cao sao?
Mỗi câu nói của Thiên Hương đều như một nhát dao thật sắc. Tổ Tài Thần đỏ mặt, nhưng lão vẫn cố vớt:
- Thiên Hương, ngày trước gả con cho Phúc An là cha đã vì con, ngày nay cha gả con cho Trương tướng quân là cha cũng vì con. Làm người phải học thông minh, phải thức thời vụ. Mãn Châu xua quân đánh phá biên cảnh bao nhiêu lâu nay, vẫn còn lãng vãng ngoài biên cương chớ chưa vào được Trung Nguyên một bước, trong khi Sấm Vương vừa mới ra quân là đã thâu tóm trọn phân nửa giang sơn, chuyện công phá kinh sư chỉ còn một sớm một chiều.
Thiên Hương hỏi:
- Theo cha thì Lý Tự Thành chắc chắn sẽ thành công?
Tổ Tài Thần có vẻ cực kỳ tin tưởng:
- Tình hình đã không bày ra trước mắt rồi đó sao con? Chuyện thành công của Sấm Vương chỉ còn là vấn đề thời gian thôi Thiên Hương cười:
- Như thế thì cha con mình chuyến này đã đi thật đúng đường, đã mò thật đúng người.
Tổ Tài Thần nhăn mặt:
- Thiên Hương, con...
Thiên Hương nói:
- Cha hãy đến nói cho Trương Tam Dõng, đêm nay có vẻ hơi khuya rồi, sáng ngày mai con sẽ gặp ông ấy. Ngày mai, trong vòng mười hai giờ đồng hồ, bất cứ lúc nào ông ta rảnh việc đến đây, lúc nào cũng được.
Tổ Tài Thần do dự:
- Thiên Hương, cha thấy...
Thiên Hương chận ngang:
- Không, họ Tổ của chúng ta không bao giờ làm một chuyến buôn nào mà để cho lỗ vốn, hắn là một tên tướng gan mật đầy mình, vạn phu nan địch, hắn không bao giờ sợ một đứa con gái cành liễu phất phơ như con, nhưng nếu cha thấy không yên lòng thì cứ cùng đi với hắn đến đây một lượt.
Tổ Tài Thần nhìn chầm chập vào mặt con gái bằng tia mắt lão luyện và ông ta gật gật đầu:
- Được rồi, đây là chung thân đại sự của con, con đã muốn thế thì cha sẽ cho Trương tướng quân biết.
Ông ta đứng dậy và bước ra.
Thiên Hương đứng lên theo:
- Cha.
Tổ Tài Thần quay lại:
- Con có gì nữa đó?
Thiên Hương hỏi:
- Cha có thể cho con nói thêm.
Tổ Tài Thần cau mặt:
- Con muốn nói gì?
Thiên Hương nói:
- Ngày trước, khi cha đem con mà gả cho Phúc An, con đã từng có khuyên cha, bây giờ, con cũng xin nói lại...
Tổ Tài Thần cau mày:
- Thiên Hương, con lại cũng bấy nhiêu đó nữa. Con không biết cha chỉ vì con thôi, con biết không, cha đã già rồi, đã gần đất xa trời cha đâu còn mong gì nữa? Đừng nói gì cả, con hãy nghỉ đi, khuya quá rồi.
Ông ta quay ra cửa thật nhanh, hình như ông ta cố tránh nghe lời lẽ của con mình...
Thiên Hương không nói, nàng ngồi bất động.
Thông thường, mỗi lần cha nàng đến thăm khi ở nhà cũng thế khi ông ta đứng lên thì nàng cũng đứng lên theo và đưa cha ra khỏi cửa, nhưng lần này thì không, nàng ngồi một chỗ nhìn trân trân theo bóng cha, nước mắt nàng trào ra, nàng cũng không buồn đưa khăn lên chậm...
o o Bóng tối bên ngoài vẫn nặng nề.
Đêm đã về khuya, đầu xuân nhưng những ngọn gió về đêm vẫn lạnh buốt lạnh tê da thịt, lạnh tái lòng người.
Thật lâu, Thiên Hương đứng lên bước ra khép cửa gài then.
Nàng cử động trầm trầm và nặng nề bước trở vào, nặng nề ngồi xuống trước án thư.
Nàng lại ngồi y pho tượng, thật lâu, nàng kéo ngăn lấy ra một mảnh hoa tiêu, nghiêng chén đổ vào nghiêng mực một chút nước, nàng vuốt đầu ngọn bút nắn nót, nàng làm thật chậm.
Mảnh hoa tiêu được trải thẳng, ngọn bút cũng được vuốt thật đều, nàng cho đầu viết uyển chuyển trên mặt giấy:
"Đức Uy, Mẫn Tuê.....".
Tay nàng vụt run lên và nàng ngưng lại.
Phía sau lưng nàng vụt có tiếng thật nhỏ:
- Thư thự..
Thiên Hương giựt mình quay phắt lại.
Nàng sửng sốt, một cô gái đầu bỏ tóc xõa đang đứng trước mặt nàng.
Thiên Hương kêu nho nhỏ:
- Nghê Thường...
Đưa tay bụm miệng Thiên Hương, Nghê Thường "suỵt" nhỏ:
- Không phải tiểu muội sợ, nhưng nếu họ biết có người nơi đây thì cũng phiền lắm...
Thiên Hương nắm lấy tay nàng và run giọng:
- Làm sao Nghê Thường biết ở đây?
Nghê Thường cười:
- Lỗ mũi của muội thính lắm, nơi nào có giặc...
Nàng hơi khựng lại và nói nhỏ:
- Thư thư, tôi không cố ý...
Thiên Hương cười:
- Ở chung với giặc thì làm sao khỏi dính hơi giặc, miễn lòng mình không bị nhiễm thì thôi. Nhưng, bên ngoài chúng bố trí dữ lắm, muội muội làm sao vô được?
Nghê Thường nói:
- Thư thư quên rồi, tiểu muội có tà pháp Bạch Liên Giáo mà.
Thiên Hương nhìn nàng thương xót:
- Chị biết rồi, thật khổ cho em tôi biết bao nhiêu ! Nhưng không sao đâu, lấy ác chế ác, em không có tội với ai cả...
Nghê Thường lắc đầu:
- Bây giờ tiểu muội hiểu rõ ràng, không có gì khó chịu cả. Không có gì đáng để ý.
Phép thần mà làm ác, thì chánh cũng chẳng khác tà, ngược lại, tiểu muội dùng tà thuật của Bạch Liên Giáo, nhưng không dùng nó vào chuyện ác thì lòng cũng không có gì áy náy.
Thiên Hương hỏi:
- Mông lào và Mẫn Tuệ đâu? Đến đây cả hay sao?
Nghê Thường lắc đầu:
- Không, tiểu muội đến một mình, lúc tiểu muội đi, hai người vẫn không hay, bây giờ có lẽ đã biết rồi.
Thiên Hương cau mặt:
- Nếu thế thì chỉ sợ hai người lại cũng theo, tuy không đi chung nhưng bây giờ sợ cũng đã đến gần rồi.
Nghê Thường hỏi:
- Sao? Thư thư nghĩ hai người ấy cũng tìm đến đây à?
Thiên Hương nói:
- Tôi tin như thế, chớ theo muội thì Mông lão và Mẫn Tuệ không thể đến sao?
Nghê Thường trầm ngâm:
- Cũng không sao, hai người nhất định không lẹ bằng muội được đâu. Cho đến khi hai người phát hiện được nơi này thì tiểu muội đã cứu thư thư ra khỏi.
Thiên Hương cau mặt:
- Muội muội định cứu chị sao? Muội muội, chính chị đã tự ý theo họ về đây mà.
Nghê Thường nói:
- Tiểu muội biết, nhưng đó chỉ là bất đắc dĩ.
Thiên Hương lắc đầu:
- Không, lúc theo gia phụ thì phần lớn do sự tự nguyện của chị.
Nghê Thường hơi ngạc nhiên:
- Sao? Chẳng lẽ thư thư không bằng lòng để tiểu muội đưa ra khỏi chỗ này sao?
Thiên Hương mỉm cười:
- Nếu ban đầu chị đã tự nguyện thì không thể dùng tiếng "cứu", tuy nhiên, lòng của tiểu muội, chị nguyện trọn đời ghi nhớ, chính vì thế mà chị đã tự ý xưng chị và gọi em bằng em.
Nghê Thường nhìn Thiên Hương bằng đôi mắt cảm động:
- Nhưng, thư thư tại sao...
Thiên Hương nở nụ cười thật dịu dàng:
- Con người không thể quên cố thổ và "lá rụng về cội", chuyện ấy muội muội chắc đã hiểu rõ. Chính ngay khi gia phụ dẫn người đến Tấn Từ thì chị thấy ngay được điều ấy. Cho dầu gia phụ không tốt, nhưng vẫn là cha của chị, đã bao lần chị quyết định ly khai Tổ gia, chị đã quyết tâm, nhưng sau cùng chị vẫn thấy không ổn, cũng có thể đó là do huyết nhục, chị không thể làm sao.
Nghê Thường nói:
- Nhưng nơi này chị không thể dung thân.
Thiên Hương cười:
- Hùm dữ không ăn thịt con, muội muội chắc đã biết điều đó. Vừa rồi chị định viết thư nhờ người trao lại cho Mẫn Tuệ, thế nhưng chưa biết phải viết làm sao, bây giờ có muội muội đây rồi, càng không cần phải viết. Bất cứ đối với người nào, chổ này cũng không phải là đất lành, vậy trước khi Mẫn Tuệ và Mông lão tìm ra, muội muội phải mau mau trở về để chận hai người đừng cho bén mảng đến đây, nói cũng đừng lo gì cho tôi cả. Nếu như còn có duyên phần thì sau này mình sẽ gặp nhau. Chị kính lời cảm ơn Mông lão đã chiếu cố, đồng thời chị cũng cảm ta ïmuội muội đã không ngại gian khổ đến đây vì chị, chị cũng cầu chúc cho em và La Hán được duyên lành.
Nghê Thường ứa nước mắt:
- Thư thự..
Thiên Hương lắc đầu:
- Muội muội, đừng cói gì nữa cả, chị nói những lời vừa rồi là sự thật, thôi em hãy đi đi.
Là một cô gái có nhiều tình cảm cho nên có thể nói Nghê Thường đã mềm lòng trước một vấn đề tình cảm hơn ai hết. Bao nhiêu ngày chung sống, nàng đã xem Thiên Hương và Mẫn Tuệ như hai người chị ruột, bây giờ nàng nhìn Thiên Hương mà lòng nàng cảm thấy như nghe từng đoạn ruột đứt rạ..
Nàng không nói được gì nữa, nước mắt nàng bật trào.
Thiên Hương vuốt tóc Nghê Thường, giọng nàng thật bình tỉnh:
- Em gái, đừng cãi lời chị nghe em, cãi là chị giận. Chị lớn hơn em, chị cũng đã chịu nhiều xâu xé trong việc gia đình, chị hiểu rõ hơn em về hoàn cảnh của chị. Chị không muốn phụ lòng em, chị không muốn em phải vượt gian khổ nguy hiểm mà không đưa chị ra khỏi nơi đây, nhưng xin em thương chị, em đừng cãi chị. Đi đi em. Gặp La Hán nói chị gửi lời thăm cậu em rể quí của chị nghe.
Nghê Thường bỗng phát run lên, nàng nhìn thẳng mặt Thiên Hương, nàng thấy khóe mắt Thiên Hương ráo hoảnh.. Không hiểu từ trong trực giác bén nhạy của nàng chợt như có một cái gì làm cho nàng phát sợ, nàng nắm lấy tay của Thiên Hương, tay nàng run run.
Như đoán được sự lo sợ của Nghê Thường. Thiên Hương siết nhẹ bàn tay nàng và nói:
- Nghê Thường, chị nói em nghe không? Chị lớn rồi, cay đắng đã đủ rồi, chị không làm gì có tánh nông nổi đâu. Em, em gái của chị, đi đi em. Dễ bảo chị cưng.
Nghê Thường cắn môi bật nói:
- Thôi, em đi, chị bảo như thế thì em đi.
Thiên Hương nắm tay Nghê Thường, giọng nàng thật dịu:
- Muội muội, chị biết lòng em. Em nên biết rằng trên đời này không có cái gì mãi mãi, có những việc không thể do ở lòng mình. Đi đi em, em đừng đi trong tiếng khóc, đừng làm cho chị phải khóc suốt đời. Em hãy cười mà đi, cười đi em. Đi đi.
Nàng lấy khăn chậm nước mắt cho Nghê Thường và nhè nhẹ nâng tay đảy nhích ra.
Vành môi của Nghê Thường run run, nhưng nàng bỗng bật cười.
Thật là tan nát, chẳng thà khóc mà có lẽ còn dễ chịu hơn, cái cười của Nghê Thường làm cho Thiên Hương phát run trong bụng, nhưng nàng cố gắng không lộ ra ngoài...
Vừa nhếch môi cười, Nghê Thường vừa cúi mặt nhích rạ..
Ánh đèn vụt như hơi lu và bóng Nghê Thường biến mất...
o o Cầm chiếc khăn đẫm ướt, bàn tay của Thiên Hương bây giờ mới run ngó thấy.
Nàng đứng như chết, lòng nàng đã chết !
Không biết bằng cách nào, nàng đã ngồi xuống mà cũng không hay rằng mình đã ngồi rồi.
Ánh mắt long lanh của nàng bây giờ như mờ mờ, nàng nhìn thẳng ra phía trước, nhưng nàng không thấy gì cả.
Nhưng thình lình, nàng vụt đứng lên.
Nàng bước thật nhanh, nàng đưa tay mở cửa lớn.
Vừa thấy thấp thoáng bóng tên thuộc hạ là nàng đã nói ngay:
- Ngươi hãy bẩm báo với chủ nhân rằng ta đổi ý, ta đi gặp Trương tướng quân ngay bây giờ.
Tên áo đen cúi rạp mình:
- Thưa vâng, thuộc hạ cho người thông báo ngay với chủ nhân.
Hắn quay mình đi nhanh ra ngoài.
Tên thuộc hạ áo đen rời khỏi cửa thì Thiên Hương quay trở vào nàng ngồi xuống một bên nơi chiếc bàn đọc sách.
Không bao lâu chợt nghe có tiếng bước chân dồn dập bên ngoài.
Thiên Hương đứng dậy ngay.
Nàng vừa đứng dậy thì bên ngoài đã có bốn người.
Tài sản của haitc

  #67  
Old 15-07-2008, 04:38 PM
haitc's Avatar
haitc haitc is offline
Tiếp Nhập Ma Đạo
 
Tham gia: May 2008
Bài gởi: 548
Thời gian online: 1 ngày 15 giờ 54 phút
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 191 Times in 137 Posts
Chương 64
Đính Hôn Ba Lần


Thiên Hương liếc ra thấy người đi đầu bên trái là Cung Thần Kim Nguyên Bá, bên trái là một tên áo vàng đeo kiếm.
Hai người đi trước nhưng họ đi dang rộng ra, vì thế rất dễ dàng thấy hai người đi sau, bên phải là Tổ Tài Thần, bên trái là một tên áo vàng trạc ngoài bốn mươi.
Đúng là một viên hổ tướng, người áo vàng đi bên cạnh Tổ Tài Thần lừng hùm vai gấu, chẳng những cao lớn mà dáng dấp trông thật dễ sơ.....
Hắn, một con người có đôi mắt đúng là mắt ốc nhồi, chân mày hắn nằm ngang một vệt như hai con sâu róm, miệng rộng, mũi lớn, da mặt hắn màu nâu, hàm râu bao quanh hàm như một bụi cỏ rậm.
Hai tay áo hắn xắn lên, ngón tay hắn như những trái chuối lớn, những đường gân trên bắp tay, mu bàn tay hắn nổi lên như những sợi dây thừng cột mũi bò...
Nhưng cái đáng ngán hơn hết có lẽ là lông.
Từ mu bàn tay hắn trở vô bắp tay, lông đen xoắn lại trông y hệt như dã nhân, nhìn toàn bộ, hắn giống như một pho tượng bằng đồng.
Không cần phải giới thiệu, người ta nhìn vào là biết ngay con người đó xuất thân từ giới lục lâm giang hồ, một con người chỉ nói bằng sức mạnh.
Thật không làm sao tưởng tượng được lòng dạ của Tổ Tài Thần chỉ vì lòng ham muốn vinh hoa phú quí ở ngày mai, mà ông ta đã đem đứa con gái như cánh đào non mà gán cho một tên không thể gọi suông là võ phu mà phải gọi là dã thú. Đúng, Tổ Tài Thần đã đem đưa con gái ngọc vàng của mình giao cho một tên dã thú giày vò.
Vành mi của Thiên Hương hơi động, nàng không run, không cười lại nhếch môi khinh miệt.
Nàng bước lên một bước, rồi cúi mình:
- Con xin bái kiến gia gia.
Và nàng quay ngang lại nghiêng mình:
- Xin tham kiến Trương tướng quân.
Nàng chưa gặp mặt lần nào, nhưng nàng biết ngay đó là Trương Tam Dõng, viên hổ tướng của Lý Tự Thành.
Nhưng không nghe thấy gì cả, đôi tai của Trương Tam Dõng vụt lùng bùng, mắt hắn hoa lên, hắn đứng đờ như người bị điểm huyệt, chỉ còn đôi mắt hắn gắn vào mặt Thiên Hương, đôi mắt của con thú tham mồi, đôi mắt của thằng ngao đứng trước một nàng tiên.
Thiên Hương thật thản nhiên, thản nhiên từ nét mặt đến giọng nói.
- Xin thỉnh Trương tướng quân ngồi.
Bây giờ thì Trương Tam Dõng mới hồi tỉnh, hán ngửa mặt cười ha hả, nói cười vang như sấm thì có phần quá đáng người ta chỉ thấy ngôi nhà rung rinh theo tiếng cười của hắn.
Hắn chụp tay Tổ Tài Thần, hắn nói trong giọng cười đó:
- Lão Tổ, thật là số một, lão Tổ là số một. Ta đã bao nhiêu tuổi, theo Sấm Vương đi bao lâu, đã đi khắp Trung Nguyên ra tới vùng quan ngoại, gặp không biết bao nhiêu đàn bà con gái nhưng không thấy người nào đẹp như thế này, số một.
Hắn không để cho ai nói, hình như bao nhiêu lâu rồi, khi hắn nói là những người chung quanh chỉ ngồi nghe, hắn nói:
- Mẹ họ, đừng có nói những chỗ khác, chỉ cái mặt nàng không thôi, thật là...
Hắn đưa ngón tay cái gần bằng cổ tay đàn ba lên làm một cử chỉ tôn sùng cùng một lượt với vành môi thừ lừ như miếng thịt trâu của hắn trề ra:
- Mẹ, họ Trương này tu tám kiếp mới gặp được người đẹp như thế này. Lão Tổ, ta nói thật nghe, suót ngày ta sẽ để nàng lên vai, lấy vàng lót cho nàng ngồi. Mẹ, không lẽ bây giờ ta lạy đó nghe.
Tướng mạo đó, lời lẽ đó:
Trương Tam Dõng.
Đúng là không cần phải xưng tên.
Thiên Hương đứng thẳng người, mặt nàng không lộ một vẻ gì.
Con người có bộ da mặt dày như Tổ Tài Thần nhưng trước mặt Thiên Hương đối diện với con người của Trương Tam Dõng làm cho ông ta hơi đỏ mặt, thế nhưng ông ta vẫn cười được, vẫn phụ họa được:
- Trương tướng quân quá khen. Không vội, không vội, xin Trương tướng quân ngồi.
Ngồi rồi mình nói chuyện.
Trương Tam Dõng gật đầu:
- Được, ta nghe lão, cái gì ta cũng nghe lão hết.
Hắn bước thẳng vào ghế giữa, chắc hắn không nghĩ gì về chuyện cao thấp, nhưng thói quen của hắn là như thế.
Nhưng vừa bước tới ghế, hắn vụt quay lại hỏi:
- Quên, lão Tổ, con gái lão tên là gì?
Tổ Tài Thần vội nói:
- Thiên Hương, Tổ Thiên Hương.
- Đúng.
Hắn vỗ vào vai Tổ Tài Thần đánh chát một tiếng cười ha hả:
- Hay, lựa tên thật xứng với người, mẹ họ, hay quá, ngồi, Thiên Hương ngồi.
Hắn ngồi xuống, miệng hắn cứ nhai đi nhai lại:
- Thiên Hương... Thiên Hương...
Và hắn ngó tên áo vàng đeo kiếm:
- Mẹ, Thiên Hương... cái gì cà?
Tên áo vàng đeo kiếm cúi mình thật thấp:
- Kính bẩm tướng quân, Thiên Hương Quốc Sắc.
Trương Tam Dõng đập mạnh bàn tay xuống bàn:
- Thiên Hương Quốc Sắc, đúng. Mẹ họ, hay quên quá, Quốc Sắc Thiên Hương, đúng.
Hắn ngồi ngay xuống ghế, và vỗ vỗ tay vào chiếc ghế bên:
- Cô nương, ngồi. Ngồi đây.
Thiên Hương nói:
- Đa tạ tướng quân, tôi đã có ghế đây.
Nàng ngồi xuống chiếc ghế bên ngoài thư án.
Chỉ có hai người ngồi, còn lại bao nhiêu là đứng, chắc thói quen của họ là thế.
Trương Tam Dõng ngó Tổ Tài Thần:
- Lão Tổ, nghe không? Mẹ, gần hết một đời, ta chưa từng nghe giọng nói như thế.
Qúa thánh thót, dịu dàng.
Tổ Tài Thần cười mơn, ông ta nói mà không dám nhìn con:
- Dạ, da..... tướng quân quá khen, quá khen.
Trương Tam Dõng lắc đầu nhướng mắt:
- Không phải quá khen, thật mà, ta nói tận tâm can, giọng nói trên đời có một.
Tổ Tài Thần chỉ còn nước toét miệng cười.
Trương Tam Dõng quay qua nói với Thiên Hương:
- Cô nương, Tổ lão nói rồi, cô nương bằng lòng phải không?
Thiên Hương đáp:
- Tướng quân, tôi chưa nói bằng lòng.
Trương Tam Dõng tròn xoe đôi mắt:
- Ủa lão Tổ, sao vậy?
Tổ Tài Thần cười ha hả:
- Trương tướng quân, tướng quân quên, thuộc hạ có nói tiểu nữ sẽ trực tiếp nói chuyện với tướng quân.
Thiên Hương muốn thở ra, nhưng nàng không thở, nàng nghĩ cũng không có gì, hai tiếng “thuộc hạ” từ cửa miệng của cha nàng nghĩ cũng phải.
Trương Tam Dõng “à” một tiếng và gật đầu:
- Phải phải, đúng đúng, cô nương có nói gặp ta, nói chuyện với ta, phải chớ, đối diện mới phải chứ, nói đi. Sao? Găp nhau nói chuyện rồi bằng lòng chứ?
Thiên Hương điềm đạm:
- Phải chờ sau khi nói chuyện với tướng quân rồi mới quyết định.
Trương Tam Dõng gật đầu:
- Được, cô nương cần nói với ta những gì? Nói gì ta cũng nghe hết, nói đi.
Tổ Thiên Hương hỏi:
- Không biết tướng quân có biết hay không biết, gia phụ đã từng liên minh với Mãn Châu?
Trương Tam Dõng gật gật:
- Có có, biết chứ, trong thiên hạ, bất cứ kẻ nào có máu mặt thì nhất cử nhất động của họ, Sấm Vương đều được báo cáo, họ *** một cái là Sấm Vương biết ngay.
Đúng là một tên lỗ mãng có hạng.
Thuộc hạ của Lý Tự Thành quả thật là lỗ mãng nhưng không phải hết như thế, nhưng phần đông võ tướng của hắn là như thế.
Trương Tam Dõng được xem là nhất nhì trong hàng lỗ mãng đó.
Tổ Tài Thần hơi nhíu mày.
Không phải ông ta không biết Trương Tam Dõng là tay lỗ mãng, nhưng ông ta không ngờ trước mặt một người con gái đẹp, nhất là người mà hắn định hỏi làm vợ mà hắn vẫn không có chút giữ gìn.
Thiên Hương vẫn thản nhiên hình như nàng đã đánh giá đúng mức đối phương rồi nên nàng cũng không lấy làm lạ và cũng không hề khó chịu.
Nàng gật gật đầu:
- Tướng quân đã biết thì tốt lắm, tôi cũng dễ nói...
Ngưng một thoáng nàng nói luôn:
- Tướng quân là người trực tính, tôi nói chuyện với tướng quân cũng xin nói thẳng.
Trương Tam Dõng trợn tròn đôi mắt:
- Trời! Sao cô nương biết? Chính Sấm Vương cũng nói như thế. Sấm Vương thường nói ta là cái tánh trực tính là tốt. Cô nương mới gặp mà đã biết ngay. Cô nương, thật cô nương y như là ở trong bụng ta vậy, hay quá.
Thiên Hương nói:
- Gia phụ đã từng kết mình với Mãn Châu, lại xé giao kết để đầu sang tướng quân, có lẽ tướng quân hiểu tại sao chứ?
Trương Tam Dõng gật lia lịa:
- Biết, biết, ta biết, lão Tổ vốn muốn làm quan và lão đã đi đúng chỉ cần ra công hãn mã với Sấm Vương thì nhất định là không làm sao mất chức quan.
Thiên Hương nói:
- Lẽ là như vậy nhưng tôi muốn hỏi tướng quân, đến lúc thành công rồi tướng quân có bảo đảm đem lại cái tốt về cho gia phụ?
Trương Tam Dõng nhướng mắt:
- Hỏi ta?
Thiên Hương nói:
- Nước luôn chảy vào nơi thấp, người thì luôn luôn muốn bước chỗ cao, nếu không lo thì cái lợi đâu có đến sớm được? Nếu không vì mưu lợi thì chúng sinh đâu có bôn ba?
Gia phụ bỏ Mãn Châu về đầu tướng quân là cũng vì mưu lợi cho mình. Ngày nay gia phụ đem tôi mà gả cho tướng quân, là thân con gái, tự nhiên tôi phải nghĩ đến cái lợi cho cha.
Trương Tam Dõng gật gật:
- Phải, phải, đúng, đúng...
Và hắn vỗ ngực nghe đùi đụi:
- Cô nương đừng thấy ta là con người... “trực tính” mà tưởng ta không biết, cô nương cứ yên chí lớn. Ta đây, đông xông tây đột, nam tảo bắc trừ, tiều đầu lặn ngạch, kể về công, ta là hạng nhất. Cha vợ của ta, cha vợ của một “khai quốc đại tướng”, cô nương thử nghĩ xem làm sao nhỏ được chứ.
Thiên Hương gặng lại:
- Tướng quân có đảm bảo không?
Trương Tam Dõng nhướng mắt:
- Tự nhiên, tự nhiên, từ trước đến nay, ta nói một câu là chắc một câu, ta nói mà không làm được thì mẹ ta là con chó cái, ta sẽ chặt đầu ta cho cô nương làm ghè đi đái.
Tổ Tài Thần hơi nhíu mày, thế nhưng lão thỏa mãn, lão hân hoan.
Thiên Hương gật đầu:
- Được một câu nói đó của Trương tướng quân là quá đủ rồi.
Trương Tam Dõng nhướng mắt:
- Như vậy là cô nương đã bằng lòng ta rồi?
Thiên Hương nói:
- Khoan, ta còn nói chuyện.
Trương Tam Dõng hơi sửng sốt:
- Sao? Cô nương hãy còn nói chuyện? Được, nói đi, ta nghe hết.
Thiên Hương hỏi:
- Tôi muốn biết tòa trang viện này chủ nhân là ai?
Tổ Tài Thần đằng hắng:
- Cái đó...
Thiên Hương nói:
- Cha, con đang nói chuyện với Trương tướng quân.
Trương Tam Dõng gật đầu:
- Đúng, cô nương đang nói chuyện với ta, lão Tổ đừng có xen vào.
Đôi mày sâu róm của hắn nhướng lên:
- Ta không biết chủ nhân tòa trang viện này là ai, Sấm Vương đến đâu, luôn hoàng đế họ Chu cũng phải quì xuống dâng xã tắc, thì tòa trang viện này có cần kể của ai? Ta chỉ biết trang viện này đông người lắm, nhưng đều do ta giết hết rồi. Trong trang viện này có một cô gái đẹp, ta cũng tưởng nghĩ, muốn dùng cô ta ít hôm, thế mà con ** ngựa đó không biết thân, làm cao, chọc ta giận, ta truyền lột hết, cho anh em chơi thả cửa, chết luôn. Mẹ, chết cũng sướng.
Da mặt Thiên Hương hơi trắng thêm, nàng liếc nhẹ Tổ Tài Thần nhưng ông cha này vội tránh mắt con mình.
Thiên Hương chuyển qua chuyện khác:
- Trương tướng quân trong nhà có được bao nhiêu người?
- Trong nhà ta?
Trương Tam Dõng gặng lại và bật cười ha hả, cười như khoái chí:
- Làm gì có nhà? Nếu có nhà thì chắc gì ta đã theo Sấm Vương và đã nên danh tướng như ngày nay! Mẹ họ, cha mẹ ta chết sạch từ hồi ta còn nhỏ, chưa mười tuổi là tạ.. tự lập.
Thiên Hương hỏi:
- Như vậy thì đến bây giờ chắc tướng quân vẫn chưa có vợ?
Trương Tam Dõng lắc đầu gần muốn gẫy cổ luôn:
- Đâu có, đâu có, đừng lo, đừng lo, không có cái con khỉ gì hết, tối ngày theo Sấm Vương hết giết tới chém, hết đâm họng lại chặt đầu, thì giờ đâu mà kiếm vợ? Ta nói thiệt, cho dầu ta có một trăm bà vợ, nhưng có được cô nương rồøi thì cũng tống mẹ nó ra hết đừng lo.
Thiên Hương cười:
- Nói cách đó, nếu một ngày nào đó mà tướng quân gặp được một người vừa ý hơn, thì chắc tôi cũng bị tống ra?
Trương Tam Dõng trợn tròn đôi mắt bằng quả trứng gà, hắn đứng lên nói lớn:
- Không bao giờ có, không bao giờ. Đã có được cô nương rồi thì ta không cần ai nữa, cô nương không tin, ta xin thề...
Hắn vụt quì xuống đất một cái đụi:
- Trên có trời, dưới có đất, Trương Tam Dõng này nếu có lòng không phải với cộ..
Thiên Hương thì sẽ bị trăm mũi tên, ngàn mũi thương xuyên vào ngực.
Thiên Hương điềm đạm:
- Tướng quân quá lời, xin tướng quân đứng dậy.
Trương Tam Dõng đứng lên và hỏi ngay:
- Cô nương bằng lòng rồi?
Thiên Hương đáp:
- Xin tướng quân làm lễ với gia phụ.
Trương Tam Dõng là như cọp rống:
- Phải rồi, mẹ, đúng là tu tám chín kiếp...
Hắn quay qua qùi thụp xuống dập đầu tận đất:
- Nhạc gia ngồi trên, tiểu tế xin lạy ra mắt...
Không biết bao giờ, tên áo vàng mang kiếm đã đẩy một chiếc ghế vào sát đít Tổ Tài Thần.
Ông ta run run đưa tay đỡ Trương Tam Dõng:
- Xin tướng quân hãy đứng lên, Tổ mỗ không dám thế.
Trương Tam Dõng trừng mắt về tên áo vàng đeo kiếm và phẩy tay một cái là hơi gió thiếu chút nữa đã tắt đèn:
- Đứng đực ra đó sao, làm lễ ra mắt phu nhân và lão trượng gia đi.
Tên áo vàng quả dễ dạy, hắn bước nhanh tới làm lễ hai người, hắn nói bằng giọng hết sức tự nhiên:
- Lão trượng gia bá phúc, phu nhân bá phúc.
Trương Tam Dõng đưa bàn tay lông lá xồm xồm về phía Thiên Hương:
- Cô nương, ủa Thiên Hương chớ, phải không, Thiên Hương ta động phòng bây giờ...
Thiên Hương lùi lại một bước, bàn tay của Trương Tam Dõng chới với...
Nàng nói thật nghiêm:
- Nam nữ thọ thọ bấât tương thân, trước giờ làm lễ từ đường, trước giờ làm lễ giao bôi, không được đụng đến mình tôi.
Trương Tam Dõng quơ quơ bàn tay rờ hụt của hắn trong thật thảm não và thình lình hắn vung ngược trở lại tắt luôn vào mặt mình hai cái và nói:
- Đánh, đánh đánh, mẹ họ, vô lễ. Phải, phải, nam nữ thọ thọ bấât tương thân, phải, phải, phải làm lễ rồi mới được đụng vào.
Thiên Hương thản nhiên:
- Đêm này thì hơi gấp quá, dầu gì mình cũng phải có tiệc rượu cho những người thân cần và lễ giao bôi hợp cẩn.
Trương Tam Dõng hừ hừ:
- Kịp, kịp, phải, phải cho anh em uống rượu chứ, anh em sống chết với ta, ngày vui của ta, phải cho anh em uống rượu mừng. Kịp mà, kịp mà, mà để ta ra lệnh, sáng đêm nay cũng được mà...
Thiên Hương lắc đầu:
- Tôi thật không muốn nói, nhưng Trương tướng quân là người trực tính, tôi phải nói thẳng, tôi không thích nơi này.
Trương Tam Dõng sửng sốt:
- Sao? Nơi này sao? Không được sao?
Thiên Hương nói:
- Làm lễ ngay đêm nay cũng được, nhưng phải đi nơi khác, chỗ này máu đã chảy nhiều quá, trong buổi cầu kiết, tôi không muốn làm trong tòa trang viện này.
Trương Tam Dõng nhướng nhướng:
- Đúng, đúng chỗ này không được...
Hắn vỗ vỗ trán:
- Mẹ họ, mừng quá nên ta quên, chỗ này đâu có được, dơ dáy quá, hậu viện chôn thây nhiều quá... Mẹ, mà biết nơi đâu bây giờ?
Thiên Hương nói:
- Chỗ nào cũng được, một gian nhà tranh cũng được, càng xa nơi này càng tốt.
Trương Tam Dõng gật đầu:
- Được rồi, được rồi...
Hắn ngó gã áo vàng đeo kiếm và ra lệnh:
- Xuống lệnh cho trung quân, đi ngay bây giờ.
- Bẩm tướng quân, đại quân đóng ở gần đây, không thể một phút lơ là, và lại thừa tướng...
- Con mẹ nó...
Bàn tay của Trương Tam Dõng bay tới, tên áo vàng lãnh trọn một tát liểng xiểng, nhưng hắn không dám đưa tay xoa, hắn cứ vòng tay cúi mọp.
Trương Tam Dõng trợn mắt:
- Không có cái gì hết, nghe chưa, mẹ họ, có chuyện gì lớn bằng chuyền này? Có ai lơn hơn phu nhân? Phu nhân đã ra lệnh, người nghe chưa, mẹ cha nó, ta chặt đầu bây giờ.
Tên áo vàng lật đật hô lớn hai tiếng “tuân lệnh” và lật đật lui rạ..
Tổ Tài Thần cười mơn:
- Tướng quân thật thần uy.
Trương Tam Dõng nói:
- Là một đại tướng không có uy đâu có được, thế nhưng đối với Thiên Hương, ta không bao giờ dùng uy đâu.
Hắn ngó Thiên Hương và toét miệng cười.
Thiên Hương cũng cười.
* * * Cỗ xe ngựa như bay trong đông vắng.
Ngọn roi trên tay Mông Bất Danh tron trót liên hồi.
Trời thật tối, màn đêm mù mù, nhưng đôi mắt lão luyện của Mông Bất Danh không bỏ sót một vật gì.
Mẫn Tuệ sốt ruột, nàng bỏ ra ngồi kế bên lão và hỏi:
- Mông lão, mình có đi đúng đường không?
Vừa giật cương, Mông Bất Danh nói:
- Cô nương yên lòng, cái gì thì ta không dám nói, chớ chuyện theo dấu là nghề chuyên môn của ta. Cho dầu một con nhện, một con ruồi khi cần theo, ta không khi nào bị lạc.
Mẫn Tuệ nói:
- Nhưng sao không thấy nhà cửa gì hết vậy?
Mông Bất Danh nói:
- Dấu đúng rồi, trừ khi chúng khi không bay bổng lên trời, chớ chắc chắn là đúng.
Mẫn Tuệ nói:
- Cầu mong như thế... Cứu nhân như cứu hỏa, tôi sốt ruột quá.
Mông Bất Danh:
- Cô nương, gấp không thể ăn cháo nóng, chuyện này không làm sao gấp hơn được nữa.
Thình lình ông ta nhìn sững về phía trước!
- Người, có người...
Mẫn Tuệ chồm lên:
- Đâu?
Mông Bất Danh chỉ:
- Đó, thấy không?
Không cần chỉ, Mẫn Tuệ đã thấy rồi.
Phía trước, có bóng người nhỏ thó, gió đưa mái tóc xập xòa bờ vai, người ấy đứng ngoắc ngoắc tay về phía cỗ xe.
Mông Bất Danh vung mạnh ngọn roi cho ngựa nhảy tới thật mau:
- Nghê Thường, Nghê Thường...
Mẫn Tuệ vịn thành xe, nàng phi thân sát bên Nghê Thường nắm tay vồn vã:
- Muội muội có phải đi kiếm Thiên Hương thư thư không? Gặp không?
Nghê Thường gật đầu:
- Đúng rồi, gặp rồi.
Mông Bất Danh cự nự:
- Đi không nói, con cái... chạy gần muốn chết, không biết đi đâu nữa. Gặp chưa?
Nghê Thường đáp:
- Gặp rồi, nghĩa phụ.
Mẫn Tuệ hỏi:
- Ở đâu, em?
Nghê Thường nói:
- Không xa nơi này bao nhiêu, trong một tòa trang viện.
Mông Bất Danh ngẩng về phía trước, màn đêm mù mù không thấy dáng vẻ gì cả, ông ta nói:
- Như thế này thì hãy còn xa, lên xe mau đi.
Nghê Thường nói:
- Khoan, nghĩa phụ, Thiên Hương thư thư không đến.
Mông Bất Danh trố mắt...
Mẫn Tuệ hỏi:
- Tại sao vậy, Nghê Thường?
Nghê Thường thuật lại và nói thêm:
- Chị ấy bình tĩnh lắm, cương quyết lắm.
Nghê Thường dậm chân:
- Tại sao vậy? Tại sao Thiên Hương lại đổi ý như thế...
Mông Bất Danh trầm ngâm:
- Thật là nguy hiểm, Thiên Hương là một con người kiên quyết lắm, ta sơ.....
Mẫn Tuệ hỏi:
- Nghê Thường, giặc đóng ở đâu, có phải Sấm tặc không?
Nghê Thường đáp:
- Đó là một hổ tướng của Lý Tự Thành, tên Trương Tam Dõng.
Mông Bất Danh à à:
- Đúng rồi, thằng giặc đó dữ lắm, lực địch vạn nhân. Nó giống như con khỉ đột.
Mẫn Tuệ nghiến răng:
- Dữ hay không dữ cũng phải đến, không thể để cho Thiên Hương lâm nguy. Chị ấy sợ mình lọt vào tay giặc nên không cho đến, không được đị..
Mông Bất Danh vụt chỉ tay:
- Kìa, cái gì...
Một bựng lửa hừng lên phía trước, lửa không thấy được ngọn, nhưng sáng cả một góc trời...
Nghê Thường giật mình:
- Đó, ngay nơi đó, chính chỗ đó là tòa trang viện...
Mông Bất Danh dậm chân:
- Chết, Thiên Hương thật...
Mẫn Tuệ rú lên thành tiếng, nàng lao mình như bay vào sương mù, nàng nhắm ngay hướng lửa...
Mông Bất Danh hốt hoảng kêu lên:
- Nghê Thường, chạy theo mau...
Ông ta nhảy phóc lên xe, vung roi...
Tài sản của haitc

  #68  
Old 15-07-2008, 04:40 PM
haitc's Avatar
haitc haitc is offline
Tiếp Nhập Ma Đạo
 
Tham gia: May 2008
Bài gởi: 548
Thời gian online: 1 ngày 15 giờ 54 phút
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 191 Times in 137 Posts
Chương 65
Trong Lửa Tìm Thây


Mẫn Tuệ lao mình như bay trong giữa màn đêm.
Mông Bất Danh tay roi không ngừng, hai bánh xe như lướt bổng khỏi mặt đất, thế mà ông ta vẫn thấy như rùa bò.
Nghê Thường không thấy.
Vừa mới nói đó, nhưng bây giờ không biết cô ta ở đâu.
Cho đến khi Mẫn Tuệ tơi sát bên biển lửa thì Nghê Thường đứng trơ nơi đó tự bao giờ.
Mẫn Tuệ lắc tay nàng:
- Nghê Thường thấy ai không?
Nước mắt của Nghê Thường vụt trào ra:
- Không thấy ai cả.
Mông Bất Danh nhảy xuống xe, cỗ xe dừng lại trong bụi rậm xa xa và ông ta lao tới:
- Có không, thấy ai không?
Nghê Thường và Mẫn Tuệ lắc đầu.
Mông Bất Danh trầm ngâm:
- Có thể họ đã bỏ đi rồi... Đi, chúng ta đi...
Mẫn Tuệ lắc đầu:
- Không, tôi chờ lửa tắt.
Biết nàng quyết tìm dấu vết, cho dù đó là một cái thây cũng phải chứng minh, Mông Bất Danh lòng đau như cắt, nhưng ngoài mặt cố giữ bình tĩnh, ông ta nói:
- Đợi thì đợi, nhưng đứng ngoài sáng như thế này để làm mục tiêu cho thiên hạ hay sao?
Cả ba đứng tránh vào bụi rậm xa xa, nước mắt Nghê Thường và Mẫn Tuệ đầm đìa...
Mông Bất Danh không chịu tin rằng Thiên Hương đã chết trong biển lửa, thế nhưng ông ta vẫn cứ phập phồng, ông ta vẫn sợ khi lửa tắt.
Trời đã sáng rồi, lửa đã tàn.
Nhờ vào sương tan khá nhiều nên khi lửa tàn, hơn nóng cũng không lan rộng.
Mẫn Tuệ bước ra.
Mông Bất Danh đưa tay cản lại:
- Khoan, bên trên không còn lửa, nhưng tro than vẫn còn hừng hực, đi vào không được.
Oâng ta rút thanh kiếm trên xe phạt ngang vào một thân câY có tàng khá lớn, thân cây được dùng làm cái cầu, ba người theo đó chuyền lần vào trong.
Đi mút thân cây rồi lại quăng tới trước, thân cây cứ như thế tiến lần, người theo cây mà tiến vào tòa trang viện chỉ còn tro và những cây cột những khung cửa đen ngòm.
Phía đông của tòa trang viện có một chỗ tuy vẫn liềân tiềup với những gian nhà lớn nhưng chỗ này hơn nhỏ hơn, giông giống một kho chứa củi.
Ba người của Mông Bất Danh đứng trước một cái thây không còn phân biện được đàn ông hay đàn bà, nhưng bên cạnh có một cây trâm cài đầu đã chảy cong queo.
Nước mắt của Mẫn Tuệ và Nghê Thường lại trào ra tức tưởi.
Mông Bất Danh nói:
- Cho dầu thây này là đàn bà, cũng chưa chắc phải của Thiên Hương.
Mẫn Tuệ lau nước mắt:
- Làm sao biết được chắc chắn hay không?
Mông Bất Danh nói:
- Trong gian phòng phía trước có hai mươi người, có đao kiếm, chứng tỏ họ là bọn giặc, nếu Thiên Hương làm chuyện này thì làm sao nàng lại lọt ra đây?
Nghê Thường nhăn mật:
- Nghĩa là...
Mông Bất Danh nói:
- Sau khi họ đi rồi nơi này mới cháy.
Mẫn Tuệ hỏi:
- Nhưng tại sao họ không thoát ra?
Mông Bất Danh nói:
- Có thể họ bị một thứ... thuốc mê.
Mẫn Tuệ cua mặt:
- Thiên Hương không làm việc đó, vả lại nàng không thể có.
Mông Bất Danh nói:
- Nàng không có, nhưng người của Tổ gia có, nàng có thể lợi dụng.
Mẫn Tuệ và Nghê Thường cứ đứng lấy cành cây bươi móc, cả hai không biết làm như thế sẽ tìm được điều gì, nhưng cứ làm như kẻ mất hồn...
Mông Bất Danh đi về phía cỗ xe, nhưng ông ta vụt ngồi xuống kêu:
- Đây rồi...
Nghê Thường quay phắt lại:
- Gì thế nghĩa phụ?
Ban đêm, mọi người chỉ chú ý vào biển lửa nên không nhìn thấy, bây giờ trên mặt đất, dấu xe in mới rành rành.
Mông Bất Danh nói:
- Dấu xe ngựa còn mới lắm, có thể họ đem Thiên Hương đi trước khi phóng hỏa.
Mẫn Tuệ cau mặt:
- Thế thì hai mươi cái thây kia là của ai?
Mông Bất Danh đáp:
- Cứ đuổi theo dấu này là rõ hết mọi việc.
Mẫn Tuệ nói:
- Tôi cũng hy vọng như thế, nhưng hy vọng này quá mỏng manh.
Mông Bất Danh nói:
- Phúc hay họa cũng không thể lưu lại chỗ này, hy vọng cuối cùng của mình là dấu vết, phải theo đó mà phăng.
Mẫn Tuệ thở ra, nàng không nói câu nào nữa, nàng kéo tay Nghê Thường bước ra xe.
Mông Bất Danh nhảy lên chụp lấy dây cương vung roi giục ngựa...
Cái quán rượu đã sập hết phân nửa, nhưng vẫn còn phân nửa.
Trong thời loạn lạc, còn được phân nửa yên lành để làm chỗ buôn bàn thì kể cũng còn có phúc.
Loạn thì loạn, người còn là vẫn phải ăn, nhất là rượu thì vẫn phải uống, có nhiều người tìm cái quên trong những chén rượu nồng.
Trừ khi giữa rừng chỉ có thú muông chim chóc, chỗ nào còn bóng người là chỗ đó còn buôn bán, hình như đó là biển hiện của sự sống còn.
Giữa đoàn chạy loạn, có người vẫn bán cơm, bán rượu trong những cái gánh, cái bưng, ở đây, còn được phân nửa quán thì quả là tươm tất.
Từ trước, La Hán không khi nào để rượu thấm vào môi, nhưng bây giờ hắn uống, bây giờ thì hắn thích cái vị cay cay ngoài miệng.
Cay ngoài miệng cho nó bớt cay ở trong lòng.
Một đĩa đậu phộng, một đĩa đậu hũ chiên không đủ mỡ giữa cơn loạn lạc, có khi nó vẫn giống như một bữa tiệc thịnh soạn.
Quán tuy sập hết phân nửa, nhưng nhờ vào tàng cây râm bóng ngồi trong quán này vẫn mát, mặc dầu giữa buổi trưa.
Cái quán bên gốc cây lớn cổ thụ này vốn là cái ngõ vào thôn.
Thôn nhỏ, nhưng chưa bị tàn phá lắm, vẫn còn những nhà nho nhỏ và một vài khu vườn, đối với cái thôn nhỏ hẻo lánh này những khu vườn không lớn lắm như thế cũng có thể gọi là trang viện. Không biết từ bao giờ, trước sân rộng trong tòa trang viện gồm có năm ba gian nhà cao ráo ấy có một đoàn xe ngựa.
Xe phủ rèm kín mít, ngựa toàn là kiện mã độ khoảng trên dưới ba mươi.
Xe vừa dừng, từ trên xe bước xuống một người con gái.
Aùnh mắt của La Hán vụt sáng quắc, chén rượu trong tay hắn rơi xuống, chén không bể nhưng rượu đổ ra ngoài.
Nhưng hắn hình như không hay biết, hắn nhìn trân trối vào người con gái vừa mới xuống xe.
Nhưng người con gái ấy không dừng lại vì đã có người hộ tống đi ngay vào trang viện.
Tên chủ quán đi lại cười mơn:
- Khách quan... có cần chi? Trong mình... có không?
La Hán kéo tia mắt trở lại, hắn cười:
- Trật tay, không sao.
Tên chủ quán cười theo.
La Hán hỏi:
- Ông chủ nè, ngồi đây hơi lâu có phiền không?
Lão chủ quán lật đật nói:
- Đâu có sao, đâu có sao... Khách quan muốn ngồi bao lâu cũng được mà.
La Hán nói:
- Ta ngồi đến tối, cho thêm bầu rượu nữa.
Lão chủ quán cầm cái bầu không đi vào quầy hàng.
Trời đã quá ngọ.
Cái quán “phân nửa” này có thêm hai người khách.
Hai người đại hán áo vàng đeo kiếm.
Một tên bước vào ngôi ngay xuống ghế, mắt hắn chăm chăm nhìn La Hán, một tên vừa vào tới cửa đã cất giọng ồ ồ:
- Nhanh lên, nhanh lên, chủ quán.
Tên chủ quán lật đật chạy ra khúm núm:
- Dạ dạ, chẳng hay nhị vịï dùng chi?
Tên áo vàng đeo kiếm trợn trừng mắt:
- Đến đây còn làm gì ngoài việc uống rượu.
Tên chủ quán đáp:
- Dạ có, có. Quán rượu...
Tên áo vàng hỏi:
- Có nhiều hay ít?
Tên chủ quán cười cười:
- Dạ có... chẳng hay nhị vị muốn dùng bao nhiêu?
Tên áo vàng gật đầu:
- Chỗ đểâ rượu ở đâu?
Tên chủ quán chỉ vào bên trong:
- Dạ, trong kiạ..
Trong kia là một cái buồng mới được “kiến trúc” có lẽ là sau khi cái quán bị sập đi phân nửa.
Trong buồng có đặt mấy ché rượu cao tới ngực, có mấy ché còn nguyên chưa khui nắp.
Tên áo vàng nhìn vào cười ha hả:
-Tốt! Tốt lắm!
Chủ quán cười cười:
Đạ thưa khách quan, hai mươi lượng một ché.
Tên áo vàng trừng mắt:
- Ngươi lộn xộn cái gì thế? Ta chưa bảo ngươi đưa thêm bạc mua thức ăn nhắm thì người lại tính tiền, con chó...
Tên chủ quán lãnh ngay một cái tát nỏ đom đóm, hắn chụp được mép bàn gượng đứng được, hắn đứng lặng sững sờ.
Tên áo vàng hằm hằm:
- Để hai ché nguyên nghe không, mẹ, xé một chút giấy phong là chết mẹ nghe chưa? Một lát ta sẽ đến khiêng.
Hai tên bỏ đi thẳng ra ngoài.
Tên chủ quán đứng nhìn theo, một bên má của hắn bầm.
La Hán nói dịu dàng:
- Chủ quán sao lại chạm họ làm chi? Đó là bọn Sấm tặc đó. Để ta trả cho, bau mươi lạng phải không? Được rồi để cho chúng khiêng đi đi, ta sẽ trả hết.
Chỉ nghe hai tiếng "Sấm tặc” thì chủ quán đâu còn nghe gì nữa? Da mắt sưng đỏ của lão vụt xuống màu xanh.
Trời tối đen.
Trong trang viện đèn đuốc sáng trưng, đứng từ xa cũng thấy rõ người.
Tên chủ quán đứng chết trân nhìn theo đám áo vàng khiêng hai ché rượu nguyên, vốn liếng gom góp bao nhiêu năm nay chạy tuốt theo hai ché rượu.
Hai đĩa thức ăn trước mặt La Hán đã sạch, bầu rượu cũng trống trơn.
Hai mắt hắn dính vào tòa trang viện trong thôn, trong đó bây giờ tiếng huyên náo ồn ào.
Tiếng cười nói giống như tiếng heo la ban chiều, tiếng cười nói ồn ồn hơi rượu.
Tiếng cười mỗi lúc một lớn rồi từ từ nhỏ lại cho đến khi không còn nghe nữa, tòa nhà lúc này trở nên lạnh ngắt.
Đèn đóm trong toà nhà vẫn ságn choang.
Tất cả đều im lặng, không một bóng người qua lại, vắng một cách lạ kỳ.
Mắt hắn chiếu thẳng về phía tòa trang viện, ánh mắt ngời ngời muốn sáng hơn ánh đèn trong tòa trang viện.
Cho tay vào lưng lấy ra một miếng vàng lá, La Hán đặt nhẹ lên bàn và nói:
- Tiền ăn của ta, cả tiền rượu của chúng. Sau khi ta đi rồi thì hãy thu xếp rời khỏi nơi đây ngay. Ngay bây giờ, tìm nơi khác làm ăn, càng xa nơi đây càng tốt.
Tên chủ quán chồm theo:
- Khách quan, đừng... chúng đông...
Nhưng hắn vụt níu ngang. La Hán đã ôm thanh Tử Kim Đao bước ra khỏi quán.
Tên chủ quán nhìn theo trân trối, hắn nhìn theo bóng La Hán nhỏ dần về phía tòa trang viện.
Từ ngôi quán đền tòa trang viện phát ra ánh sáng chừng năm trượng.
La Hán đi rất nhanh, chỉ một thoáng chốc hắn đã đứng trước vòng rào trang viện.
Bên trong tòa trang viện lặng im phăng phắc, đèn đuốc sáng choang.
La Hán nhún chân nhảy lướt vào trong, hắn đi về phía hậu viện.
Phía sau gồm có bảy gian phòng, đèn sáng, im ro.
Hướng đông có bốn gian, cửa mở banh, đén sáng tới sân, bàn đầy thức ăn chén rượu.
Trên ghế, dưới nền, người nghẹo đầu, người co quắp không còn một người động đậy.
Rượu không tốn tiền mua, không say là uổng.
La Hán bước thẳng vào trong.
Trong đường không có đèn, cũng không có người, rèm the buông phủ.
Khách say là phải, tân lang, tân nương cũng say cả sao?
Aùnh tử quang nhoáng lên, La Hán dùng mũi đao vén màn, không có đèn cũng không nghe động của một ai.
La Hán hoành thân, đưa mũi đao hất tấm cửa bên phía trái, ánh sáng hắt ra, hắn nhìn vào và chợt khựng lại.
Trong một phòng có hai người, một nam, một nữ.
Cô gái là Tổ Thiên Hương, nàng ngồi bên mép giường, còn người nam thì mắt nhắm khít, nằm im dưới đất.
La Hán bước nhanh vô:
- Tổ cô nương!
Thiên Hương giật mạnh thân mình như rúng động, nàng mở mắt sửng sốt:
- La Hán...
La Hán hỏi nhanh:
- Mông lão, Mẫn Tuệ, Nghê Thường đâu?
Thiên Hương thở ra:
- Dài lắm, nhiều lắm...
Nàng kể cho La Hán nghe vắn tắt, rõ ràng, cuối cùng nàng nói:
- Bạch thiếu hiệp đi đị..
La Hán trừng mắt nhìn gã đàn ông đang nằm dưới đất:
- Hắn là Trương Tam Dõng?
Thiên Hương gật đầu:
- Hắn đó...
Thanh Tử Đao nhoáng lên, nhưng Thiên Hương lắc đầu:
- Bạch thiếu hiệp, vô ích, hắn chết rồi, đừng để máu đó dính đao.
La Hán khựng lại, hắn cúi xuống nhìn và ngẩng mặt:
- Tổ cô nương, hắn đã...
Thiên Hương cười thê thiết:
- Tất cả... trong rượu có độc.
La Hán giật mình:
- Những người bên ngoài...
Thiên Hương nói:
- Tất cả, bây giờ, ngoài tôi ra, chắc không còn một người nào.
La Hán gật đầu:
- Diệu kế, thật haỵ..
Nhưng hắn vụt tái mặt:
- Cô nương, Tổ lão và người của Tổ giạ..
Thiên Hương nhếch vành môi không biết nàng khóc hay cười:
- Hỉ tửu mà ai lại không uống?
La Hán rúng động, hắn đứng sững sờ.
Thiên Hương mỉm cười:
- Tôi đã khổ sở khuyên can, chỉ hiềm cha tôi lại chẳng chịu nghe. Tôi không nỡ cho người thành “thiên cổ tội nhân” thà rằng...
Nàng hít mạnh một hơi và nói từ từ:
- Người là cha tôi, tôi kính, tôi thương, tôi không thể nhắm mắt để cho người mang tội với tổ tông, tôi không thể để cho người mang tội với bá tánh.
- Cô nương...
Thiên Hương nói luôn:
- La Hán, đừng xen vào, nên lợi dụng lúc tôi còn nói được, để tôi nói hết...
La Hán run bắn tay chân:
- Sao? Cô nương cũng đã...
Thiên Hương nói:
- Không nên sao? Dương thế tôi không làm sao tận hiếu, tôi xin theo cha già.
La Hán bước lên, hắn vung tay điểm ngay vào tâm khẩu của nàng.
Thiên Hương đưa tay cười:
- Đa tạ, Bạch thiếu hiệp, muộn rồi. Bạch thiếu hiệp nỡ để tôi chết mà không nói được cạn lời sao?
La Hán cúi đầu im lặng.
Thiên Hương nói:
- Đừng buồn, La Hán, từ xưa mấy ai khỏi chết, tôi xem cái chết nặng, nhưng nếu đáng chết thì lại rất nhẹ nhàng. Một con người đến lúc cần nên chết thì phải nhìn thật rõ vấn đề, đối mặt với vấn đề đừng sợ sệt, đừng co rút.
Ngưng một giây như để lấy hơi, Thiên Hương nói tiếp:
- La Hán, bây giờ tôi nói có nghe không?
La Hán gật đầu:
- Cô nương cứ nói.
Thiên Hương nhìn thẳng vào mặt hắn:
- Bạch thiếu hiệp xử sự hẹp hòi:
La Hán ngạc nhiên:
- Tôi...
Thiên Hương lại đưa tay chặn:
- Cái gì mình không muốn thì đừng trao cho người khác, đó là “kỹ sở bất dục, vật thí ư nhân”. Bạch thiếu hiệp không có quyền làm khổ Nghê Thường, nàng không phải hạng người như thế.
La Hán nói:
- Tôi làm thế là vì nàng.
Thiên Hương lắc đầu:
- Không phải, anh lầm. La Hán, tôi là con gái, tôi biết con gái hơn anh. Hãy quay lại tìm Nghê Thường, đừng để nàng vì anh mà khổ.
La Hán nói:
- Được rồi tôi nghe cô, tôi làm y như thế, nhưng bây giờ tôi phải lo chuyện khác, tôi sẽ đưa cô nương đi bất cứ đâu để tìm danh ỵ..
Thiên Hương cười thê thiết:
- Bạch thiếu hiệp tôi cảm kích lắm, nhưng đã muộn rồi.
La Hán hỏi:
- Thuốc độc này từ đâu có?
Thiên Hương nói:
- Đó là “đoạn hồn tán” của Tổ Gia, binh hoang mã loạn, tôi không thể không phòng bị, vì thế tôi phải có trong mình.
La Hán nói:
- Có độc là có thuốc giải, phải có thuốc giải...
Thiên Hương gật đầu:
- Đúng, nhưng khi tôi mang chất độc theo mình, tôi không mang thuốâc giải, tôi rất thận trọng, hoặc tôi, hoặc người nào đó, khi đã phải uống đến thuốc này thì tôi đã biết không thể sống được, vì thế tôi không mang thuốc giải.
La Hán nói:
- Nhưng trong mình lệnh tôn và người Tổ gia chắc có...
Thiên Hương lắc đầu:
- Bạch thiếu hiệp hồ đồ rồi, nếu họ có thì làm sao họ lại chết? Vả lại bây giờ cho dầu có thuốc giải cũng không còn kịp...
La Hán rúng động:
- Tại sao...
Thiên Hương cười buồn:
- Lòng tôi đã chết rồi, Bạch thiếu hiệp, nên biết rõ điều đó, không cứu được đâu.
La Hán quay phắt lại, nhưng Thiên Hương đã gọi:
- Bạch thiếu hiệp, tôi đị..
La Hán giật mình quay lại, Thiên Hương đã ngã xuống giường.
Hắn bước nhanh lại kêu lên:
- Cô nương...
Thiên Hương thều thào:
- Nói với Đức Uy... Mẫn Tuệ... Nghê Thường... Mông lão... chôn cha tôi một chỗ...
Nàng nấc mạnh, nhưng môi nàng vẫn giữ nụ cười khô héo.
Từ khi nghe tin nội tổ mẫu chết đến bây giờ, lần thứ hai La Hán khóc, nước mắt hắn chảy ướt áo của Thiên Hương.
Hắn nghe lời nàng chôn Tổ lão, nhưng hắn không nghe lời nàng để chôn nàng.
Hắn cần phải đưa nàng gặp Đức Uy, hắn đặt cỗ quan tài không nắp của nàng lên xe, hắn gạt nước mắt cầm roi giục ngựa.
Bằng vào cảm giác bén nhạy, hắn có nghe một luồng gió lạ khi hắn cho cỗ xe lăn bánh, nhưng tâm tình hắn nặng trĩu, hắn không thèm để ý.
Trời sáng.
Một cỗ xe lướt qua quán rượu sập còn phân nửa.
Quán rượu trống trơn, chỉ còn mấy cái ché, mấy cái vò nghiêng ngả.
Mấy giây sau, cỗ xe dừng lại trước tòa trang viện.
Mẫn Tuệ nhìn quanh:
- Mông lão, tại đây sao?
Mông Bất Danh đáp:
- Dấu ngựa ràng ràng, những bãi phân ngựa cũng mới tinh khôi.
Mẫn Tuệ và Nghê Thường nhảy xuống xe.
Mẫn Tuệ nhìn quanh và cau mày:
- Nếu xe ngựa là đúng của họ thì e chúng ta đã chậm mất rồi.
Mông Bất Danh đứng trầm ngâm, không nge thấy bên trong động tĩnh.
Oâng ta nói:
- Bất luận thế nào, đã đến đây rồi thì cứ vào xem rồi hẵng hay.
Nghê Thường nói:
- Hãy để tôi vào trước.
Y như một trận gió cuốn qua, nàng vừa nói là vừa mất hút.
Mẫn Tuệ lao theo.
Mông Bất Danh đưa tay cản lại:
- Khoan, đừng vội, hãy chờ Nghê Thường trở ra hẵng hay.
Mẫn Tuệ dừng lại.
Nàng biết nên để cho Nghê Thường, trừ khi gặp lại cao thủ Bạch Liên giáo, còn khi bất cứ ai cũng không làm gì nàng được.
Cánh cửa trang viện vùng mở.Nghê Thường đứng ngay chính giữa, da mặt xanh mét.
Mông Bất Danh và Mẫn Tuệ bước vào:
- Có ai không?
Nghê Thường lắc đầu:
- Không có người, họ Ở trong kia.
Mông Bất Danh sửng sốt:
- Nói cái gì lạ vậy, Nghê Thường?
Nghê Thường lấy lại bình tĩnh:
- Họ Ở trong kia, không có Thiên Hương.
Mông Bất Danh lao vào, Mẫn Tuệ lao theo.
Trong trang viện, họ thấy Cung Thần Kim Nguyên Bá và người của Tổ gia...
Họ thấy Trương Tam Dõng và đám gia tướng áo vàng...
Hậu viện họ thấy một ngôi mộ, tấm mộ bia mới khắc “Tổ Tài Thần chi mộ”.
Không có Tổ Thiên Hương.
Bọn Mông Bất Danh đứng sững.
- Ai làm?
Mông Bất Danh nói:
- Thiên Hương làm chuyện này, nhưng nàng đâu?
Ai chôn Tổ Tài Thần?
Mẫn Tuệ, Nghê Thường và Mông Bất Danh đứng sững trước ngôi mộ mới.
Mẫn Tuệ ứa nước mắt:
- Chị Thiên Hương quả đã làm cho những người vong nòi phản quốc phải thẹn thùa, chị Thiên Hương ngàn đời nổi danh là kỳ nữ tử...
Mông Bất Danh nói:
- Ta đã xem qua rồi, tất cả đều trúng bởi “đoạn hồn tán”, thứ độc môn của Tổ gia, tất cả, kể luôn Tổ Tài Thần đều không có mang thuốc giải, có lẽ trong đời họ đây là lần thứ nhất họ bất phòng thân...
Mẫn Tuệ gật đầu:
- Có thể là do sự sắp đặt của Thiên Hương, vì ai đi dự tiệc cưới mà lại mang thuốc giải độc? Nhưng không hiểu riêng Thiên Hương thì sao?
Mông Bất Danh cau mặt:
- Ít nhất là nàng không có tại nơi này, chúng ta không thể tìm ra...
Mẫn Tuệ nói:
- Mông lão, tôi biết, bây giờ không còn ai an ủi được ai đâu, ai cũng biết chị Thiên Hương đã vì đại nghĩa diệt thân, nhưng căn bản vốn là con người chí hiếu...
Nàng phát rung lên và không dám nói thêm...
Mông Bất Danh nói:
- Đừng, các cô đừng có đoán mò... Thiên Hương...
Oâng ta cố gắng lắm, nhưng vẫn không làm sao nói được, nước mắt đã tuôn rồi.
Dòng nước mắt trên khuôn mặt nhăn nheo nó có một sức mạnh xô ngã tường thành cứng rắn, Nghê Thường và Mẫn Tuệ khóc theo...
Bây giờ họ chỉ có một hy vọng là dựa vào chỗ không tìm thấy thi thể của Thiên Hương, nhưng họ cũng không làm sao giải thích sự vắng mặt ấy cho ổn thỏa.
Nghê Thường nói:
- Bằng vào chuyện chỉ mai táng Tổ Tài Thần, ta có thể suy đoán người đó phải là thân bằng quyến thuộc, mà trong thiên hạ, trừ số người của Tổ gia chết hết tại đây, người làm chuyện ấy chỉ có thể là chị Thiên Hương...
Mẫn Tuệ chớp mắt:
- Muội muội muốn nói...
Mông Bất Danh muốn nói nhưng rồi lại làm thinh...
Mẫn Tuệ lắc đầu:
- Không, không phải Thiên Hương, chị ấy không biết võ công, ngoài “Nhiếp hồn đại pháp” ra nàng là người trói gà không chặt, mà người chôn Tổ Tài Thần là một người có trình độ võ công đến mức thượng thừa.
Mông Bất Danh thở ra.
Cái ông muốn nói mà không nỡ nói là chỗ đó, ông ta muốn cho hai người con gái nuôi chút hy vọng mỏng manh, nhưng bây giờ thì Mẫn Tuệ đã thấy hết rồi.
Tài sản của haitc

  #69  
Old 15-07-2008, 04:52 PM
haitc's Avatar
haitc haitc is offline
Tiếp Nhập Ma Đạo
 
Tham gia: May 2008
Bài gởi: 548
Thời gian online: 1 ngày 15 giờ 54 phút
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 191 Times in 137 Posts
Chương 66
Ngọc Nát Châu Trầm


Sực nhớ lại cái thây có cây trâm ở toà trang viện trong đám cháy, Mẫn Tuệ trào nước mắt :
- Hay là Thiên Hương đã chết rồi!
Nghê Thường nói:
- Thư thư, chưa hẳn thế đâu.
Mẫn Tuệ lại loé lên hi vọng:
- Làm sao không phải?
Nghê Thường nói:
- Có thể chị ấy đã được cứu rồi.
Mẫn Tuệ sáng mắt:
- Làm sao chắc được?
Nghê Thường chỉ vào ngôi mộ và nói:
- Người chôn Tổ Tài Thần đã có một trình độ võ công cao thì tại sao lại không thể là người đã cứu chị Thiên Hương?
Mông Bất Danh nghi ngờ:
- A Thường làm sao biết?
Nghê Thường nói:
- Căn cứ vào những ngôi mộ đó. Hơi rượu từ những người chết chứng tỏ rằng trước khi chết họ uống rượu khá nhiều. Tại sao họ uống rượu nhiều? Trong trường hợp nào họ uống rượu nhiều? Phải chăng đây là “Hỷ tửu”? Trương Tam Dõng chết nằm trong phòng riêng trên giường có dấu nhân chứng tỏ có người ngồi hoặc nằm trên đó, nếu đúng là đêm hồi hôm có chuyện kết thân ở đây thì tại sao chị Thiên Hương lại chết thiêu ở toà trang viện?
Mông Bất Danh mở tròn đôi mắt:
- Đúng rồi, con tôi giỏi lắm. Nhất định Thiên Hương đã được cứu.
Mẫn Tuệ lau nước mắt...
Nghê Thường nói:
- Cứ theo tình hình mà suy đoán thì chị Thiên Hương bị ép thành thân với Trương Tam Dõng, trong bữa tiệc thành thân chị ấy lén bỏ độc dược. Nó có lý luôn về chuyện họ đến đây, có thể viện dẫn lý do gì đó, chị Thiên Hương không để cho họ Ở nơi toà trang viện lớn kia vì nơi đó là người của Tổ Gia sẽ có thuốc giải mà nếu đi bất thình lình như thế này chị ấy mới dễ thi hành ý định của mình.
Mông Bất Danh vụt nói:
- Ở đây chờ tạ..
Nhìn theo dáng nhanh nhẹn của Mông Bất Danh, Mẫn Tuệ chảy nước mắt:
- Tội nghiệp cho Mông lão, nếu Thiên Hương mà tai qua nạn khỏi, tôi nguyện với trời để bằng lòng giảm kỷ mười năm.
Mông Bất Danh trở lại, ông bằng lòng vỗ vỗ vai Nghê Thường:
- Con gái cưng của ta, ta chết cũng thoa? mãn, con gái của cha nhanh lắm, sẽ nối nghiệp cho chạ..
Mẫn Tuệ hỏi:
- Sao? Mông lão...
Mông Bất Danh nói:
- Trước của có một dấu xe quay đi ngõ khác đi về hướng bắc, chứng tỏ đã có người đưa Thiên Hương đị..
Mẫn Tuệ chắp tay:
- Mô phật cầu trời phù hộ cho Thiên Hương.
Mông Bất Danh ngó Nghê Thường:
- Con gái đoán thử xem người ấy là ai?
Nghê Thường lau nước mắt nhoẻn miệng cười:
- Con chỉ đoán chừng, sao nghĩa phụ lại coi như là hay dữ vậy?
Mông Bất Danh nói:
- Tre tàn măng mọc chớ, con.
Nghê Thường nói:
- Con tin rằng người ấy phải là hạng giang hồ hiệp nghĩa, vì ngoài chuyện cứu Thiên Hương còn chuyện Tổ Tài Thần trong trường hợp này cũng chưa chắc làm như thế vì...
Mông Bất Danh khoát tay:
- Theo...
Ông ta băng ra ngoài, Mẫn Tuệ và Nghê Thường lật đật đi theo.
Ba người lại lên xe theo dấu.
Cỗ xe chỉ chạy với mức trung bình trên con đường ngược về hướng bắc.
La Hán ngồi ngất ngưởng trên cao trước hiên xe, thanh Tử Kim đao đặt gần bên hắn.
Vó ngựa lốc cốc, bánh xe lộc xộc, hai mắt hắn nhìn thẳng về phía trước, mắt hắn không lộ một vẻ gì.
Thình lình cặp chân mày của hắn phóng lên.
Xa xa, khoảng chừng dặm ngoài có một bóng người, bóng người nhóng lên nhóng xuống, người đó đang phi thân khá nhanh...
Khoảng cách giữa cỗ xe của La Hán và người ấy giữ được và có thể thu ngắn lại, nhưng La Hán vẫn không cho ngựa chạy nhanh hơn, thấy sau lưng người ấy vẫn còn bốn năm áo vàng.
La Hán nhìn thấy rõ ràng, hắn vẫn cho xe đi với mức độ bình thường.
Trong khoảng cách đó, đối với một người có trình độ võ công thượng thừa như La Hán, nó chỉ trong một cái nháy mắt.
Người đi trước là một thanh niên hành khất, vóc dáng nhỏ thó, theo sau là bốn tên áo vàng cầm kiếm, cứ theo tình hình đó thì rõ ràng một người chạy, bốn người rượt.
Chờ cho cự ly ngắn lại thêm, La Hán ghìm cương chụp lấy thanh đao phóng tới chận ngay trước mặt người thanh niên hành khất.
Gã hành khất giựt mình vung tay đánh tới...
La Hán đưa hộp đao lên ngang ngực và quát:
- Đừng có lỗ mãng, ta hỏi Lý Đức Uy.
Nghe ba tiếng Lý Đức Uy là gã hành khất khựng lại, nhưng hắn chưa kịp nói gì thì bốn gã áo vàng đã tới sát bên.
Tên đi đầu phóng kiếm ngay nhưng hộp đao của La Hán đã giạt ra và hắn nói giọng trầm trầm:
- Để ta hỏi chuyện xong rồi muốn gì thì muốn.
Tên áo vàng cau mặt:
- Rõ ràng các hạ chận giùm sao bây giờ lại trở mặt?
La Hán nói:
- Đúng đó, chờ ta hỏi đã.
Tên áo vàng gằn giọng:
- Hắn xổng rồi làm sao?
La Hán cười:
- Còn ta đây chi?
Tên áo vàng lạnh lùng:
- Được, hỏi đi.
La Hán quay lại phía tên hành khất nhưng tên thứ hai lại hỏi:
- Nhưng nếu bọn ta không cho ngươi hỏi thì sao?
La Hán cười:
- Cái đó còn tùy theo các ngươi có cản được hay không nữa chứ?
Tên áo vàng cười lạt:
- Thử xem...
Thanh kiếm từ trong tay hắn vung lên.
Hộp đao của La Hán cản ngay mũi kiếm, tên áo vàng loạng choạng thối lui tái mặt.
La Hán cười:
- Thử nữa hay thôi?
Bốn tên áo vàng khựng lại nhưng không dám nhích lên.
La Hán hỏi tên hành khất:
- Cho ta hỏi một chuyện.
Tên thanh niên hành khất nhìn chầm chậm vào hộp đao:
- Trong đó có phải thanh Tử Kim Đao?
La Hán cười:
- Nhãn lực khá lắm, ta là Bạch La Hán.
Gã thanh niên hành khất biến sắc:
- Ta biết.
La Hán cười:
- Các hạ nên biết chuyện giữa ta và phân đường Trường An la tư sự, còn ta tìm Lý Đức Uy là công sự, bây giờ ta không hỏi, nhưng các hạ hãy đi báo cho Đức Uy biết là ta đang tìm hắn. Đi đi.
Tên thanh niên hành khất vừa tung mình thì đám áo vàng tràn tới...
La Hán đưa thanh đao lên ngang ngực:
- Ta đã nói rồi, hắn chạy thì còn ta.
Tên áo vàng hỏi:
- Tiểu tử, ngươi và Cùng Gia Bang đã có thù...
La Hán lạnh lùng:
- Đó là chuyện của ta, không ai có quyền can dự. Ta muốn giết ai cũng không ai cản được.
Tên áo vàng sửng sốt:
- Nhưng bọn ta chưa hề gây sự với ngươi?
La Hán nói:
- Phải, chưa gây sự với ta, nhưng tàn hại lương dân, nhiễu nhương bá tánh, đủ giết rồi.
Bốn tên áo vàng cùng xốc kiếm lên...
Chỉ một đao thôi, máu nhuộm trên đầu cỏ, bốn tên thành tám khúc...
Sức mạnh thật là khủng khiếp, thanh đao thật là khủng khiếp.
Vừa tra thanh đao vào vỏ, gã thanh niên hành khất đã quay trở lại, hắn nói:
- Muốn kiếm Lý gia, hãy theo hướng Bắc.
Hắn không chào mà cũng không nói một tiếng tạ ân, hắn nói xong là bỏ đi ngay.
La Hán nhảy lên xe.
Mặt trời đúng ngọ.
Cũng may, trời đã vào xuân, sức nóng không đốt lắm.
La Hán cho xe theo đường cái và vào một cái thôn nho nhỏ, vừa đến cổng làng, hắn chợt nghe có tiếng:
- La Hán.
La Hán ghìm cương.
Đức Uy từ trên nóc tường của một ngôi nhà bay xuống:
- Tìm tôi phải không?
La Hán gật đầu:
- Tin tức của “Cùng Gia Bang” quả thật nhanh.
Đức Uy nói:
- Tìm thật đúng lúc, chỉ trễ một chút là tôi đã đi rồi. Có gì quan trọng phải không?
La Hán nói:
- Lên xe, mình tìm chỗ khác nói chuyện.
Đức Uy nhảy lên xe:
- Đi đâu?
La Hán không đáp, hắn cho xe đi sâu vào thôn, được vài ba mươi trượng và ghé vào một tàng cây lớn, hắn dừng xe lại và nói:
- Anh là một nam nhi cứng cỏi phải không?
Đức Uy cười:
- Không dám nhận như thế đâu, bởi vì còn phải tùy theo việc tùy theo lúc, nhưng không làm sao bằng La Hán được đâu.
La Hán cúi đầu, thái độ hắn trầm trọng:
- Tôi mang đến cho anh một người, Đức Uy, tôi phải làm như thế vì tôi không còn cách nào hơn.
Đức Uy ngạc nhiên:
- Nhưng mà ai?
La Hán đáp:
- Người đã làm cho quỷ thần phải rơi nước mắt:
Tổ Thiên Hương...
Không đợi dứt câu, Đức Uy tung mình ra sau hất mạnh rèm xe.
Hắn khựng lại ngay.
Bên trong có một cỗ quan tài. Cỗ quan tài chưa sơn, cây hãy còn thật mới.
Đức Uy mím môi, hắn quay phắt lại nhìn La Hán.
La Hán đứng bên hông xe và không đợi cho Đức Uy hỏi, hắn thuật một hơi tất cả những gì mà hắn chứng kiến và luôn cả những điều mà Thiên Hương đã nói với hắn.
Đức Uy im lặng đứng nghe, tay chân hắn run lẩy bẩy, nhưng đến khi La Hán thuật hết thì hắn cũng hết run, hắn hỏi thật bình tĩnh:
- Hết chưa?
La Hán run run:
- Đó là tất cả...
Đức Uy nhìn La Hán bằng đôi mắt thật sâu, hắn cười nhưng không ra tiếng:
- Con người không ai không khỏi chết, chỉ cần chết đúng việc đúng chỗ thì cái chết đó không có gì ân hận. La Hán, nàng đã không sợ thì tại sao anh lại sợ?
La Hán nhìn thẳng vào mặt Đức Uy:
- Tôi sợ anh, anh cứng quá. Nếu Nghê Thường mà có mệnh hệ nào, tôi không thể giữ được bình tĩnh như anh.
Đức Uy chớp mắt:
- La Hán, dẫu tôi có gào thét thì cũng đâu biến cải được gì nữa.
La Hán buồn bã gật đầu:
- Anh nói đúng, nhưng tôi không chịu nổi...
Đức Uy làm thinh, hắn kéo La Hán ra đứng sau xe, hắn đứng quay lưng lại chặn rèm xe lại và hỏi:
- La Hán, anh thuật hết chuyện chưa?
La Hán ngạc nhiên:
- Hết những chuyện gì?
Đức Uy nói:
- Chuyện về Thiên Hương.
La Hán đáp:
- Hết, tôi không giấu anh chuyện gi cả, vì đáng lý tôi không nhắc lại lời của nàng, vì đó là chuyện quá đau lòng nhưng tôi không nỡ phụ lòng người chết.
Đức Uy thản nhiên:
- Tôi muốn hỏi còn đoạn nào quan trọng mà anh chưa muốn nói hay không?
La Hán cau mặt lắc đầu:
- Không?
Đức Uy hỏi:
- Anh chứng kiến tận mắt khi nàng đứt hơi?
La Hán gật đầu:
- Tôi không có cách gì khác hơn được.
Đức Uy hỏi:
- Anh đăt nàng vào quan tài với đầy đủ vật dụng tẩm liệm?
La Hán thở ra:
- Đức Uy, không phải tôi tỵ hiềm, nhưng tôi tôn trọng, tôi chỉ túm lấy tấm mền trên giường và đặt nàng nằm vào cỗ quan tài tôi chỉ đắp sơ trên mình, tôi không sợ tốn công nhưng tôi muốn dành sự tẩm liệm lại cho anh nên tôi không đậy nắp.
Trầm ngâm một lúc, Đức Uy hỏi:
- Anh nhớ kĩ lại xem anh có bỏ qua một sơ xuất gì không?
La Hán đáp:
- Không, nhưng tại sao anh lại hỏi tôi như thế?
Đức Uy làm thinh, hắn chầm chậm quay mình lại đưa tay vén rèm xe và chỉ vào cỗ quan tài.
La Hán liếc vào tái mặt...
Cỗ quan tài trống rỗng.
Chỉ có cỗ quan tài chứ không có thi thể của Thiên Hương.
La Hán đứng chết trân.
Đức Uy nói thật chậm:
- Có hai giả thiết, một là Thiên Hương tỉnh dậy, hai là có người lén mang đi.
Nhưng nếu Thiên Hương tỉnh lại thì nàng không hề giấu anh, không có chuyện gì phải giấu, vả lại nàng không biết võ công, nàng đã uống thuốc độc, nàng không hề tỉnh lại.
Như vậy chỉ còn lại giả thuyết thứ hai.
La Hán bậm môi:
- Tôi không tin.
Đức Uy gật đầu:
- Tôi cũng không tin. Chính tôi có thể cướp một vật trên tay anh, nhưng tôi không thể làm cho anh không hay biết.
La Hán nói:
- Nghĩa là anh muốn nói người cướp thây Thiên Hương không phải là cao hơn tôi mà cũng cao cả hơn anh.
Đức Uy gật đầu:
- Tôi nghĩ như thế...
La Hán đứng một hồi rồi hắn bỗng đập mạnh tay vào thành xe:
- Thôi rồi tôi biết...
Đức Uy hỏi nhanh:
- Sao?
La Hán thuật lại cho Đức Uy nghe chuyện khi đặt cỗ quan tài lên xe, hắn nghe có hơi gió lạ, nhưng vì hơi gió quá nhẹ và nhứt là trong hoàn cảnh đó, hắn không nghĩ có kẻ cướp thây...
Kể xong La Hán cau mày:
- Nhưng người đó là ai?
Đức Uy mím môi một lúc, hắn nói - Thôi, cố cho lắm cũng không thể biết, chúng ta chỉ hy vọng có được chuyện lạ phát sinh, hy vọng có được một cái may.
La Hán nói:
- Nhưng riêng tôi, tôi phải thấy trách nhiệm vì tôi đã muốn cho anh thấy mặt nàng, muôn chính tay anh chôn thây nàng nên tôi mới mang đi, bây giờ như thế này là chính tôi làm mất thây nàng.
Đức Uy lắc đầu:
- Không, La Hán, anh phải thấy trong cơn loạn lạc, bao nhiêu thây người, huống chi, chuyên Thiên Hương cũng chưa chắc phải lài chuyện dữ, ta nên lo chuyện khác.
La Hán lắc đầu:
- Không, một là tôi không làm, đã làm thì phải đến nơi đến chốn, anh đi đi.
Hắn nhảy lên xe giật mạnh dây cương... Nhưng không hiểu sao, hắn lại nhảy xuống, bỏ cỗ xe lai, cầm thanh đao phi thân về cuối thôn.
Đức Uy nhìn theo bóng của La Hán, bây giờ nước mắt của hắn mới trào ra.
Giọt lệ anh hùng từ ngàn xưa là thế.
Những giọt lệ không bao giờ người ngoài nhìn thấy, hoặc nó chảy ra trong lúc không có ai, hoặc nó chảy ngược vào tim.
Trái tim của Đức Uy đã bao nhiêu lần thương tích, hắn có thể quên mình để cho quê hương được yên ổn, cho xứ sở không bị điêu linh, nhưng những vết thương đau trong tim hắn khó lành.
Thất Cách Cách đã bị khốn vì cảm tình, đã mang vết thương lòng khi đến Trung Nguyên, vết thương rớm máu đó không phải riêng một mình nàng mà chính hắn cũng còn mang nặng...
Dương Mẫn Tuệ mất cha, vêt thương đó cũng không phải một mình nàng đau xót, hắn đã không bảo vệ được cho quốc gia, để cho triều đình mất đi một bầy tôi lương đống, để cho người yêu chít mảnh khăn tang...
Lòng hắn đang mang thương tích đó với nàng.
Bây giờ thêm một Thiên Hương.
Người con gái tội nghiệp làm sao.
Những tưởng nàng đã hết đau thương khi đã rứt khỏi nhà họ Tổ, khi đã tìm được chỗ tựa nương cho suốt một đời. Người con gái yếu đuối mà giàu lòng nhân ái, người con gái sanh trong một gia đình bất hạnh, mà ý thức được trách nhiệm với quê hương xứ sở.
Sự bất hạnh của nàng cũng không thể quy vào cho một Tổ Tài Thần, phải thấy đó là một tai nạn chung cho một đất nước suy vong, cho thảm cảnh của người dân trong loạn lạc.
Riêng với Đức Uy đã có thừa dũng cảm để hiến thân cho tổ quốc giang sơn nhưng, với tình riêng, có lẽ hắn phải mang quả tim rớm máu suốt đời.
Đức Uy đứng thẫn thờ nhìn theo cỗ xe của La Hán cho đến khi khuất bóng và từ xa xa, hắn lại thấy một cỗ xe đang cuốn bụi về phía hắn, hắn cau mày trù trừ rồi tung mình ngược hướng của La Hán vừa đi.
Tay cầm cương mặt hướng về phía trước, Mông Bất Danh cảm nghe không khí nặng nề...
Hai cô gái trong xe không lên tiếng, họ cũng không còn khóc nữa, nhưng lòng họ nát tan...
Thật lâu, Mẫn Tuệ hỏi:
- Mông lão, có còn thấy dấu xe không?
Mông Bất Danh đáp:
- Có, rất rõ ràng, rất mong đừng bị đứt.
Mẫn Tuệ nói:
- Tôi hy vọng chị Thiên Hương...
Nàng nói chưa dứt câu thì Mông Bất Danh vụt kêu lên:
- Có rồi, kia kìa...
Mẫn Tuệ và Nghê Thường vén rèm xe dòm ra, cả hai cùng biến sắc...
Phía trước dưới tàng cây rậm mát có một cỗ xe nhưng không thấy bóng người.
Nghê Thường hỏi:
- Phải không, nghĩa phụ?
Mông Bất Danh ngần ngừ:
- Có thể...
Nghê Thường hỏi:
- Sao lại không thấy người?
Mông Bât Danh hừ hừ:
- Cứ đến nơi rồi hẵn hay.
Xe vào gần đến cổng làng, Mông Bât Danh nói nhỏ:
- Hai cô hãy cẩn thận, coi chừng chúng núp lại...
Ông ta vút roi cho ngựa phóng nhanh và khi còn cách chừng một trượng tới cỗ xe dưới bóng mát thì ghịt cương dừng lại.
Cầm cây roi lên gọng xe, Mông Bất Danh nhảy xuống chầm chậm đi qua. Ông ta đi về hướng cỗ xe dưới bóng mát, nhưng thính giác làm việc thật căng và công lực cũng vận lên đôi tay để đề phòng bất trắc.
Nhưng việc đề phòng của ông quá thừa, vì khi đến bên cỗ xe vẫn không có gì động tĩnh.
Ông ta nhảy lên xe nhưng rồi cũng nhảy xuống thật nhanh.
Nghê Thường và Mẫn Tuệ chia ra đi qua theo hướng gọng kềm, khi đến gần Nghê Thường hỏi nhanh:
- Nghĩa phụ, có gì không? Có phải hay lầm.
Mông Bất Danh đáp:
- Làm sao lầm được, đúng là cỗ xe này, nhưng chỉ có một cỗ quan tài trống không chớ không thấy gì nữa cả.
Mẫn Tuệ và Nghê Thường nghe nói “cỗ quan tài” cả hai cùng kinh ngạc chạy nhanh và dòm vào xe. Nghê Thường cau mặt:
- Như vầy là nghĩa lý làm sao?
Mẫn Tuệ run rẩy:
- Quan tài không phải để cho người sống...
Nghê Thường tái mặt nhưng Mông Bất Danh lại nói:
- Cũng không nhất thiết là như thế, trong giang hồ có nhiều chuyện kỳ lạ lắm, chẳng những trong cỗ quan tài không phải người chết, mà nhiều khi người ta còn đánh trống thổi kèn, mặc đồ tang khóc kể nghe thảm thiết, chẳng hạn như bọn bảo tiêu, khi có một món hàng quan trọng, họ luôn dùng những cách rất lạ lùng.
Mẫn Tuệ quay lại:
- Nhưng nếu thế thì chị Thiên Hương đi đâu?
Mông Bất Danh đưa mắt nhìn bốn phía:
- Chỉ tìm được người đánh xe này thì sẽ biết tất cả, tìm được người đó thì nhứt định sẽ lòi ra Thiên Hương không khó.
Nghê Thường hỏi:
- Nhưng người đánh xe đâu?
Mông Bất Danh nhìn cỗ xe một lúc khá lâu:
- Hai cô hãy trở lại xe một lúc đợi ta, nhớ cho dầu có chuyện gì xảy ra cũng đừng bỏ đi đâu, ta xem xét một chút rồi trở lai ngay.
Ông ta bỏ đi bằng một thân pháp thật nhanh, khuất vào những bụi rậm.
Hai cô gái đứng lại nhìn sâu vào thôn, ở đây thật là lặng lẽ, không thấy một bóng đi mà cả tiếng chó gà cũng không nghe thấy.
Một lúc sau, Mông Bất Danh trở lại và Nghê Thường hỏi qua:
- Sao? Nghĩa phụ, có thấy gì không?
Mông Bất Danh lắc đầu:
- Trong thôn không có một bóng người, môt con chó ghẻ cũng không ngó thấy.
Nghê Thường nói:
- Chắc là họ đã bỏ làng mà chạy nạn cả rồi.
Mông Bất Danh nghiến răng:
- Tội nghiệt của Lý Tự Thành quả đã bằng trời...
Mẫn Tuệ nói:
- Nhưng vừa rồi nhứt định phải có người chớ, Mông lão gia?
Mông Bất Danh gật đầu:
- Đúng rồi, nếu không có người thì làm sao lại có cỗ xe?
Ông ta trầm ngâm và nói tiếp:
- Nếu quả thật vì sợ người theo dấu mà bỏ cỗ xe này thì đúng là họ gian hoạt và cũng có thể họ đã biết theo...
Nghê Thường dậm chân:
- Nghĩa phụ bây giờ chúng ta làm sao?
Mông Bất Danh không nói, ông ta nhìn cỗ xe rồi nhìn quanh:
- Nơi này có người, không phải một mà hai. Cả hai niên kỷ không lớn, nhưng công lực thảy đều thâm hậu...
Mẫn Tuệ và Nghê Thường cố hết sức nhìn dấu dưói cỏ, thật lâu mới phát hiện được hai dấu chân đúng như Mông Bất Danh đã nói.
Một dấu giày hơi rộng bề ngang, một dấu giày hẹp hơn dài hơn, nếu không có căn bản võ công, không có xem thật kỹ thì không làm sao thấy được.
Nghê Thường hỏi:
- Nghĩa phụ, hai người này...
Mông Bất Danh đáp ngay:
- Chín phần mười là kẻ đi trên cỗ xe này...
Nghê Thường hỏi:
- Nghĩa phụ đoán được họ đi về hướng nào không?
Mông Bất Danh làm thinh mắt ông ta lại nhìn quanh.
Tài sản của haitc

  #70  
Old 15-07-2008, 04:54 PM
haitc's Avatar
haitc haitc is offline
Tiếp Nhập Ma Đạo
 
Tham gia: May 2008
Bài gởi: 548
Thời gian online: 1 ngày 15 giờ 54 phút
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 191 Times in 137 Posts
Chương 67
Lư Cấu Kiều Coi Bói


Thật lâu, Mông Bất Danh vùng cưòi lạt:
- Thật là giảo hoạt, một sang Nam, một ngược lên hướng Bắc, chúng cố làm cho người muốn theo cũng không biết đâu để mà theo.
Nghê Thường cau mặt:
- Nhưng chúng ta từ hướng Nam đến...
Mông Bất Danh nói:
- Hết thông minh rồi, bộ hướng Nam là cứ đi thẳng như ruột ngựa vậy sao, chúng không biết quẹo à?
Nghê Thường nói:
- Cứ theo dấu họ mà tìm, chắc chắn sẽ gặp.
Mông Bất Danh lắc đầu:
- Vô ích, cứ theo cách của họ thì rõ ràng họ muốn làm cho người theo bị đứt đuôi, một con người giỏi võ công, khi đã xa chỗ xuất phát rồi, muốn dừng lại lưu dấu đâu phải là chuyện khó.
Nghê Thường hỏi:
- Nếu vậy thì mình phải làm sao bây giờ?
Mông Bất Danh nói:
- Cứ theo tình hình này thì mình chỉ còn có cách...
Nhưng rồi ông ta lại thở dài:
- Thật thì khó mà giải quyết được vấn đề.
Mẫn Tuệ vụt hỏi:
- Mông lão gia, trên đất không có dấu chân đàn bà...
Mông Bất Danh nói:
- Nhưng một người đàn ông vác một ngừơi con gái đâu phải là chuyện khó.
Mẫn Tuệ nói:
- Nhưng nếu có vác người trên vai thì dấu chân rõ ràng hơn.
Mông Bất Danh cau măt, ông ta nhìn dấu hồi lâu rồi nói:
- Cả hai đều không có dấu nào đáng nghi ngờ là có vác người.
Mẫn Tuệ nói:
- Nhưng đáng lý thì không thể như thế có phải không?
Mông Bất Danh nói:
- Nếu làm được như thế, nhất định cả hai đều không phải hạng tầm thường...
Mẫn Tuệ nói:
- Nhưng chắc chắn cả hai đều không phải Nam Cung Nguyệt hay là đám thuộc hạ áo đen của hắn.
Mông Bất Danh gật đầu nhưng rồi lại hỏi:
- Làm sao để phân biệt?
Mẫn Tuệ nói:
- Mũi giày của Nam Cung Nguyệt là thứ vừa nặng mà đế lại dày, bọn Hắc Y ấu Sĩ của hắn mũi giày lại nhọn.
Mông Bất Danh nói:
- Cô nương quan sát kỹ lắm.
Ngừng một chút, Mẫn Tuệ nói:
- Đã chắc Thiên Hương không có nơi đây thì chúng ta ở đây đâu có ích gì?
Nghê Thường hỏi:
- Nhưng nếu đi thì đi đâu?
Mẫn Tuệ làm thinh nhưng Mông Bất Danh đã nói:
- Đã đi thì tự nhiên đi về hướng cần có chuyện, lên xe đi.
Mẫn Tuệ và Nghê Thường cúi mặt, cả hai không hẹn mà cùng một lúc thở dài...
Lý Đức Uy là một con người thông minh cơ trí, các anh em “Cùng Gia Bang” thu thập tin tức mau lẹ và chính xác có tiếng, thế nhưng vẫn không làm sao biết được Lý Tự Thành ở chỗ nào.
Như vậy về cơ trí và cách phòng gian bảo mật của Lý Tự Thành ở chỗ nào.
Liên tiếp giết mất của Lý Tụ Thành ba viên đại tướng, khiến cho bọn nha trảo của họ Lý khiếp đảm, thanh danh của Ngư Trường kiếm, thanh danh của Ngân Bài Lịnh Chủ vì thế lan rộng khắp nơi.
Những hành động ác nghiêt của bọn nha trảo Lý Tự Thành nhờ đó mà giảm bớt một phần, không vì giác ngộ mà vì sợ chết.
Vì phương thức hành động có tính cách cá nhân, Lý Đức Uy nhằm vào mục tiêu “xạ nhân xạ mã, cầm tặc cầm vương”, hắn quyết tâm chặt cho kỳ được đầu con rắn độc, nhất là khi Lý Tự Thành hạ chiến thơ cho Binh Bộ Thị Lang, cho hay cuối mùa xuân sẽ công hãm Kinh sư càng làm cho Lý Đức Uy sốt ruột, hắn biết đó không phải là sự hăm doa. suông, nếu không có phương cách ngăn chặn thi nhất định nó sẽ là sự thật.
Vì sau khi đánh lấy Tây An, Lý Tự Thành thân tự điều động năm mươi vạn quân qua sông, thâu luôn các cửa thành từ Lâm Đồng dẫn đến Từ Châu thì chuyện nhắm vào Kinh Sư của hắn đã quá rõ ràng.
Thời gian đã đến tận nơi, Lý Đức Uy cảm thấy nếu cứ chạy từ chỗ này qua chỗ khác để tìm kiếm, rất có thể không làm sao ngăn kịp, hắn quyết định đi thẳng về kinh.
Trên đường đi, Lý Đức Uy nghe được tin tức khá nhiều, toàn la những tin bất lợi, nhưng cũng có những tin nhằm làm dao động lòng dân, họ đã cố tạo dao ngôn vêv chuyện Lý Tự Thành nhất định sẽ thành công, dòng họ nhà Chu sẽ mất...
Những tin tức thật là dồn dập:
- Địa chấn Nam Kinh, Trương Hiến Trung công hãm Qúy Châu, Qúy Châu thất thủ...
- Lý Tự Thành hãm Phần Châu, Dương Thành, Hoài ộ, Thái Nguyên...
- “Tô Liêu Tổng Đốc”, Vương Vĩnh Kiệt, Tuần Phủ Vương Ngạc dâng sớ triệu thỉnh Ngô Tam Quế điều binh...
- Lê Tự Thành công hãm Lê Thành, Lâm Tấn, bọn Chân Định Phủ Khưu Mậu Hoa phản triều hàng giặc...
- Lý Tự Thành công hãm Chương Đức...
- Nhà vua trưng binh cầm vương, Ta Đô Ngự Sử dâng sớ, Thiên Đô về Nam, nhà vua và triều thần do dư.....
Triều đình trưng tập binh mã, hạ lịnh đốt thuyền Cố Khẩu, giữ chặt Thiên Tân...
Những tin tức bất lợi dồn dập truyền đi không ngớt và cuối cùng đầu tháng ba, Xương Binh binh biến, cáo cấp khẩn trương, Kinh sư giới nghiêm, dân chúng trong thành truyền miệng với nhau rằng giặc đã sắp đến rồi...
Ngay trong khi đó thì Lý Đức Uy tới Uyển Bình.
Lưu Cấu Kiều.
Đó là một cây cầu xưa nhất của cưu Kinh.
Nó là cây cầu nằm nganh Vĩnh Định Hà, cách Kinh Sư hai mươi sáu dặm về phía Tây Nam.
Cây cầu được kiến lập từ thời Bắc Tống, bị huỷ khi quân Kim xâm nhập, sau lại được trùng kiến, lần sau này, cây cầu được đúc nền đá cột đá cực kỳ hùng vỹ.
Lưu Cấu Kiều là một chỗ dân cư phồn thịnh, buôn bán làm ăn sầm uất, bất cứ giờ nào cũng thấy người qua kẻ lại dập dìu.
Những quán ăn và những cái sạp buôn bán đủ thứ cần dùng,luôn cả những người buôn cao đơn hườn tán, Sơn Đông mãi võ cũng tập trung, tự nhiên phải có những sòng bạc và giang hồ tứ chiếng đủ hạng đủ cách, nó là một nơi để sống cho bất cứ người nào.
Lý Đức Uy có mặt trong đám người huyên náo ấy, hắn thong dong lên cầu mắt nhìn thẳng và đi thẳng, nhưng khi qua đầu cầu thì hắn vụt dừng lại và rẽ vào đám đông bên trái.
Một cái sạp nhỏ phía sau ngồi một lão đạo sĩ có búi tóc thật cao trên đỉnh tay cầm phất trần, dáng cách có vẻ “tiên phong đạo cốt” bên phải và bên trái ông ta có hai đạo cô nhỏ tuổi.
Tuy là đạo cô nhưng nhiều người chăm chú vì hai vị đạo cô này đẹp quá, thêm vào đó ánh mắt của họ chưa được gần tiên, hình như còn chiếu quá nhiều về trần thế.
Chung quanh cái sạp đó, thiên hạ bu quanh, người mến đạo đó nhiều, kẻ muốn nhờ xủ quẻ cũng không ít, có những ngưòi ngoài hai hạng kể trên, họ bu quanh vì hai vị cô nương vừa ... trẻ vừa quá đẹp.
Khi Đức Uy đền đó thì lão đạo sĩ đang nói chuyện với một người, người đó có dáng cao và mặc áo đen.
Lão đạo sĩ nói giọng nghiêm trang:
- Câu hỏi vừa rồi của thí chủ, thật rất khó cho bần đạo trực ngôn, nơi đây, giữa Kinh Sư, dưới chân Thiên Tử, lại thêm không khí đao binh ngột ngạt...Tuy nhiên xuất thân từ chốn đạo gia, lòng thành đạo tổ thương xót chúng sanh, khiến cho bần đạo không thể không tiết lộ thiên cơ.
Ông ta ngẩng mặt nhìn mặt trời một lúc khá lâu rồi cúi xuống chậm rãi:
- Cứ như hiện tượng hiện nay, thì có những điềm ứng vào khí số, vì từ ngan xưa, bất cứ triều đại nào, cứ mỗi lúc lâm vào diệt hạn thì luôn có điềm dữ, bây giờ điềm đã ứng rồi, khi Kim Tinh nhập nguyệt thì quốc phá quân vong...
Trong đám người bu quanh vụt có nhiều tiếng xầm xì, ban đầu ít người và nho nhỏ nhưng sau thì lan ra, thiên hạ bàn tán xôn xao.
Chợt nghe gã áo đen hỏi:
- Cứ theo đạo trưởng thì thiên hạ ngày mai chắc sẽ về...
Lão đạo sĩ lắc đầu:
- Xin thí chủ rộng lượng, điều đó bần đạo không dám nói, nhưng bần đạo có bốn câu ca dao, nếu thí chủ ghi nhớ được thì chắc có ứng nghiệm mai sau...
Ông ta cao giọng ngâm nga:
- Nhật nguyệt truỵ, mộc tử thăng, nhật nguyệt nội, binh đao binh..... Đọc xong câu ca dao, ông ta nhắm mắt chắp tay không nói nữa Tên áo đen trầm ngâm nhai lại:
- ...nhật nguyệt nội, binh đao binh...cái đó tôi biết nhưng “nhật nguyệt truỵ, mộc tử thăng”... cái này...
Lão đạo sĩ hí mắt:
- Thí chủ không nên lại nơi này phân tách câu đó, xin về nhà nghĩ lại...
Gã áo đen vụt nhướng mắt:
- Ạ..tôi biết rồi, nhật nguyệt hợp lại thành chữ “Minh”, mộc tử hợp lại thành chữ “Lý”, “Minh truỵ”, “Lý thăng” chỉ cần trong một tháng là thiên hạ thái bình... đúng không? Đạo trưởng?
Lão đạo sĩ mở mắt, không xác nhận mà cũng không phủ nhận, ông ta chỉ nói:
- Xin thí chủ hãy về đi.
Gã áo đen vòng tay:
- Đa tạ đạo trưởng chỉ giáo, tại hạ sẽ về đợi sự thay đổi của triều đại này...
Hắn đi ra, Lý Đức Uy bước vào vòng tay:
- Đạo pháp vô biên, đạo trưởng thấu triệt thiên cơ, thật khiến cho người người kính phục...
Lão đạo trưởng nói:
- Thí chủ quá khen, kẻ xuất gia phải biết giữ điều vọng ngữ.
Hai vị đạo cô chớp nhanh đôi mắt “thần tiên” và như chất sắt gặp đá nam châm, ánh mắt của hai vị đạo cô dính ngay vào mặt Lý Đức Uy, vành môi mộng đỏ của hai vị đạo cô khẽ động và bàn tay của họ đang thòng gần lão đạo sĩ cũng động theo...
Lão đạo sĩ vùng mở mắt, mặt lão cũng thay đổi, nhưng chỉ thoáng qua, lão giữ bình tĩnh lại ngay.
Đức Uy nói:
- Vừa rôi tại hạ có nghe bốn câu ca dao của đạo trưởng chứa ẩn huyền cơ, trong lòng tại hạ vô cùng kính phục, bây giờ tại hạ còn một điều nghi vấn xin thỉnh giáo đạo trưởng.
Lão đạo sĩ nói:
- Bần đạo đã tiết lậu cơ trời, bây giờ thì bần đạo không dám nói thêm.
Đức Uy nói:
- Đạo trưởng hãy yên lòng, đạo trưởng là người ngày ngày luyện đạo, hương lễ tổ sư, tâm tánh từ bi, cứu nhân độ thế, cho nên tại hạ không dám gây hoa. cho đạo trưởng, những nghi vấn của tại hạ thuộc về nhân sự chớ không phải thiên cơ.
Lão đạo sĩ nhìn Đức Uy một cái thật sâu và nói:
- Đã thế thì xin thí chủ cứ nói, điều nào mà bần đạo biết được thì bần đạo tình nguyện không dám giấu.
Đức Uy hỏi:
- Trước hết tại hạ xin thỉnh giáo quý đạo hiệu?
Lão đạo sĩ đáp:
- Cảm ơn thí chủ có lòng, bần đạo pháp hiệu Ngọc Như, ngoại hiệu Chân Đạo Nhân.
Đức Uy hỏi:
- Chẳng hay đạo trưởng từ đâu đến?
Chân Đạo Nhân đáp:
- Bần đạo từ Nam Hải “Bồng Lai Đảo”.
Đức Uy gật đầu:
- Thảo nào... Bồng Lai tiên đảo từ ngàn xưa vốn là cõi hư vô, bao nhiêu người luyện đạo cầu trường sanh bất lão đã cố vượt biển tìm tòi nhưng không ai tới được. Đạo trưởng từ Bồng Lai đến, hèn gì chẳng thông đạt thiên cợ..
Đức Uy đưa mắt về phía hai vị đạo cô:
- Còn nhị vị đây là...
Chân ạo Nhân đáp:
- Đó là tiểu đồ, pháp hiệu là Vô Tà, Vô Đổ.
Hai đạo cô chớp đôi mắt phượng, hé miệng cười duyên và nhè nhẹ cúi đầu.
Đức Uy đáp lễ:
- Chẳng hay đạo trưởng tới Trung Nguyên với mục đích chi?
Chân Đạo Nhân đáp:
- Bần đạo vân du đến đây, vốn không có ý định dừng lại, nhưng nhìn thấy đao binh khói lửa tàn hại sinh linh nên không nỡ dời hơn...
Đức Uy nói:
- Đạo trưỏng từ bi cảm động đến trời, người mến đức, nhưng chẳng hay đạo trưởng định cứu thế bằng cách nào?
Chân Nhân lắc đầu:
- Đó là thiên ý, bần đạo vô năng.
Đức Uy hỏi:
- Nếu không thì làm sao gọi là cứu thế?
Chân ạo Nhân nói:
- Bần đạo không thể làm gì ngược lại cơ trời, bần đạo chỉ cứu thế bằng cách chỉ cho người thấy những điều không hiểu, để sanh linh có thể tìm kiết tránh hung thế thôi.
Đức Uy nói:
- Nếu thế thì xin đạo trưởng thi ân bố đức, cứu cho bá tánh tại kinh sư này.
Chân Đạo Nhân nói:
- Bần đạo sở dĩ không bỏ đi chính là vì sanh linh ở một nơi chưa thấy máu đổ thịt rơi này vậy.
Đức Uy hỏi:
- Xin thỉnh giáo đạo trưởng bao giờ Sấm tặc mới phạm kinh và bây giờ ở đâu?
Chân Đạo Nhân nhướng mắt:
- Sao thí chủ lại hỏi...
Đức Uy nói:
- Chính đạo trưởng vừa nói sẽ chỉ cho người tìm kiết tránh hung đó sao? Nếu biết được ngày giờ Sấm tặc phạm Kinh, sanh linh sẽ dự bị di cư tỵ nạn, như thế chẳng là tìm kiết tránh hung hay sao?
Chân Đạo Nhân lại nhìn Đức Uy một cái dài:
- Thí chủ, bần đạo cố tránh những cái gì phải tránh.
Đức Uy hỏi:
- Nhưng tại làm sao đạo trưởng lại không thể nói cho sanh linh biết ngày giờ Sấm tặc phạm Kinh?
Chân ạo Nhân đáp:
- Không phải không nói nhưng vì bần đạo không biết.
Đức Uy nghiêm giọng:
- Đạo trưởng lại khách sáo rồi, đạo trưởng là người biết đựoc máy trời mà...
Chân Đạo Nhân đáp:
- Nhưng thí chủ hỏi đó thuộc về quân cơ, dụng binh thiên biến.
Đức Uy nói:
- Nhưng làm sao lại có thể khỏi được thiên cơ, nhất là không làm sao qua được mắt thần tiên như đạo trưởng.
Chân Đạo Nhân nói:
- Bần đạo không phải thần tiên.
Đức Uy cười:
- Không phải thần tiên làm sao đạo trưởng lại biết được nhà Minh sắp diệt, họ Lý đã hưng?
Chân Đạo Nhân ngập ngừng:
- Điều đó... ấy là...
Đức Uy chận nói:
- Đạo trưởng có biết động lòng người như thế là mang tội chi chăng?
Chân Đạo Nhân biến sắc đứng lên:
- Bần đạo sở dĩ không đành lòng làm thinh không đành lòng không chỉ cho người biết cách tìm kiếm tránh những là vì lòng thương sanh linh đồ thán, sao thí chủ lại nói đó là xảo ngôn làm biến động lòng người?
Đức Uy điềm đạm:
- Cứ theo tại hạ biết đám tặc tuy chưa đến, nhưng đã phái trước gian tế nhập Kinh, chúng đang có nhiều cách, hoặc cướp phá, hoặc giả dạng đủ hạng người xâm nhập dân gian, tìm lời lẽ làm giao động lòng người, cố làm nhụt ý khí chiến đấu.
Chân Đạo Nhân xanh mặt:
- Thí chủ đã nói quá lời, bần đạo là kẻ tu hành, không tranh danh đoạt lợi, bần đạo chỉ vì sanh linh mà lo nghĩ, nhưng nếu thí chủ không dung thì bần đạo xin trở lại Bồng Lai...
Ông ta có vẻ vội vàng quay lại cùng với hai vị đạo cô bỏ chỗ vẹt người bươn bả đi ngaỵ..
Đức Uy đưa tay cản lại:
- Khoan, đạo trưởng, ta cần xem bên trong đạo bào của đạo trưởng đang mặc thứ áo gì?
Chân Đạo Nhân hoảng hốt thối lui, hai vị đạo cô lật đật bước lên cản Đức Uy và cúi đầu:
- Thí chủ đừng làm khó dễ cho kẻ xuất gia, cho dầu binh hoang mã loạn nhưng cũng hãy còn vương pháp.
Đức Uy mỉm cười:
- Nhưng ba vị có tin theo vương pháp hay không? Nếu có ba vị đâu lại đi truyền bá dao ngôn, phá hoại dân tâm sĩ khí? Uyển Bình Phủ ở sát bên đây, ai phải ai quấy thì xin đến đó biện minh.
Vị đạo cô lắc đầu:
- Xin thí chủ nên biết rằng kẻ xuất gia không bao giờ bước đến cửa quan.
Hai vị đạo cô cứ án trước mặt Lý Đ ức Uy để cho Chân ạo Nhân lách người đi tuốt.
Đức Uy cười:
- Đạo trưởng, định bỏ nhị vị cao đồ ở lại đây sao?
Vừa nói, hắn vừa lách qua khỏi hai vị đạo cô thật nhanh, nhưng hai vị đạo cô này cũng nhanh, họ tràn mình qua đâm sầm vào người hắn.
Đức Uy nghiêm giọng:
- Nam nữ thọ thọ bất tương thân, đạo cô hãy tránh ra.
Hắn lại lách qua, nhưng ngay khi ấy có tiếng lụa xé, cánh tay áo rộng của vị đạo cô bỗng bị đứt tuột ra, làn da nõn nà bày ra lồ lô.....
Đức Uy cau mặt...
Hai vị đạo cô la lớn:
- Thí chủ sao lại vô lễ như thế? Đối với kẻ tu hành mà lại níu kéo đến rách áo lòi thân, nhớ rằng đây là giữa ban ngày ban mặt, trên có vương pháp, dưới có hàng dân...
Đám người bu chung quanh vụt ào lên:
- Bắt nó, hiếp người, bắt nó...
- Đánh chết tên vô loại ấy đị. - Tướng học trò mà...mò chọc gái, lưu manh, bắt nó...
- Giữa ban ngày dám chọc ghẹo kẻ tu hành, bắt giải lên phủ mau...
Tiếng huyên náo hô hoán mỗi lúc mỗi ồn ào, đám người bu quanh bỗng thành biến loạn.
Trong số đó chắc cũng có người vì không rõ câu chuyện, chỉ nghe và thấy ở phần sau, nên sanh lòng căm phẫn, nhất là khi nghe có người đã chọc ghẹo níu kéo đến rách cả áo kẻ tu hành...
Đức Uy nhìn hai vị đạo cô mỉm cười:
- Nhị vị quả là lợi hại.
Ngay khi đó một tên đại hán xông vô quát lớn:
- Nhị vị tiên cô hãy đi đi, để hắn lại đây cho chúng tôi trị tội.
Hai vị đạo cô lật đật lui ra và lui mất vào đám đông.
Đức Uy nhìn tên đại hán và nghiêm giọng:
- Các hạ đã để bọn giặc đó chạy rồi.
Tên đại hán quát lớn:
- Mẹ họ, vu cáo hả, người ta tu hành, ngươi là giặc chứ ai là giặc...
Chợt bên ngoài có tiếng oang oang:
- Cái gì? Cái gì mà om sòm vậy? Ở đây bộ không có vương pháp phải không?
Tránh ra.
Dẫn đầu hai tên đại hán, nhìn qua là biết ngay quan sai ở phủ Uyên Bình, theo sau một người ốm ốm, cách ăn vận coi có vẻ quan trọng, hình như người có chức phận trong phủ.
Thiên hạ vừa thấy ba người đó là vẹt ra ngay.
Ba người bước vào tới chỗ Đức Uy, một trong hai tên sai dịch trừng mắt:
- Các ngươi làm cái gì om sòm như rừng rú thế? Đánh lộn phải không? Đi tránh không ta gông đầu lại bây giờ.
Tên đại hán khi nãy không chịu đi, hắn chỉ vào mặt Đức Uy bảo đó là kẻ dám chọc ghẹo lăng nhục kẻ xuất giạ..
Tên sai dịch quát:
- Đi cả đi, ta đóng gông cả đám bây giờ.
Đám sai nha thường thường có lối “ma bắt coi mặt người ta”, chúng thấy Đức Uy dáng cách đường hoàng, khí thế hiên ngang, nên không dám đường đột quát tháo, một tên trong bọn chỉ nói nhỏ nhẹ:
- Lão đệ này này cũng tệ thì thôi, thiếu gì đàn bà con gái mà lại rớ làm chi những người như thế cho mang tiếng...
Đức Uy nói:
- Các hạ hiểu lầm, bọn đó là tay sai của giặc, giả làm người tu hành truyền bá dao ngôn để mê hoặc lòng dân.
Hai tên sai nha sửng sốt:
- Ủa, người tu hành mà là tay sai của giặc sao?
Đức Uy chưa kịp nói thì tên mặc áo gấm đi sau bước tới hoạnh hoẹ ngay:
- Không bằng chứng gì cả mà dám vu cáo cho người, bộ Ở đây không có quan binh gì cả à? Giỡn sao? Bộ ta ăn lương rồi đi chơi à? Đương lúc lộn xộn nầy không lo giữ mình còn đi ghẹo gái rồi vu cáo hả?
Đức Uy nhìn tên áo gấm...
Hình như hắn không phải trong bọn sai dịch, vì cách ăn mặc của hắn khá sang trọng theo dân thường, nên Đức Uy hỏi lại:
- Các hạ là ai?
Tên mặc áo gấm quắc mắt:
- Ta ở Kinh đến đây, được không?
Đức Uy nhìn hắn bằng tia mắt nghiêm nghị:
- Các hạ là người của Đông Xưởng phải không?
Tên áo gấm hơi ngạc nhiên:
- À, mắt sáng đó, phải rồi, có sao không?
Đức Uy vòng tay:
- Xin lỗi, thất kính.
Hắn quay mình lại, vẹt người bỏ đi.
Tên áo gấm nói với hai tên sai nha:
- Tên đó xem có dáng vẻ khả nghi đó, coi chừng hắn cho ta.
Đức Uy làm như không nghe, cứ cúi đầu đi thẳng.
Quan nha đã phái người đến đây là đã có phòng bị rồi, thế nhưng tại sao lại để cho bọn đạo sĩ tung hoành như thế? Quan nha ít người quá nên không lo siết chăng?
Chợt có giọng nói nho nhỏ:
- Lý huynh, lâu quá, về kinh bao giờ thế?
Đức Uy quay qua nhận ngay ra Lăng Phong, nhưng bây giờ thì dáng sắc có vẻ khác nhiều, hắn ốm hơn và không theo lối hành khất nữa, hắn mặc chiếc áo rộng màu lam.
Đức Uy ngạc nhiên:
- Lăng huynh đê, có mặt ở đây bao giờ thế?
Lăng Phong đáp nhỏ:
- Tổng Đương đã rời khỏi kinh sư để dồn toàn lực đối phó bên ngoài, Lịnh Đường hãy còn trong Kinh, hình như người không được vui.
Đức Uy nói:
- Hãy tìm chỗ nào nói chuyện đi.
Lăng Phong nói:
- Quán xá ở đây bây giờ tai mắt địch nhân nhiều lắm, mình hãy ở đây.
Đức Uy hỏi:
- Trong Kinh hiện tại khẩn trương lắm phải không?
Lăng Phong gật đầu:
- Lộn xộn lắm, triều đình dự định thiên đô về Nam, thuyền đã có sẵn rồi, nhưng theo tôi thì sợ e không kịp.
Đức Uy cau mày:
- Giặc đến cận lắm sao?
Lăng Phong nói:
- Gần lắm, bốn phía đều nguy cấp, chỉ sợ chúng công hãm Kinh Sư gần đây thôi, Lý huynh có lẽ cũng đã cảm thấy hơi hám bọn giặc đã lan tràn vào thành rồi chớ?
Đức Uy chắc lưỡi:
- Thật đáng lo ngại vô cùng. Có nghe tin Lý Tự Thành ở đâu không?
Lăng Phong đáp:
- Đang còn theo dõi điều tra.
Đức Uy dặn:
- Nhớ được tin là báo cho tôi biết ngay nghe.
Lăng Phong gật đầu:
- Từ đây đi thẳng qua hướng Tây, cách chừng một dặm có một cái am tên gọi là “Thuần Dương Am”, bọn đạo sĩ, tên mặc áo gấm, tên đại hán gây sự đều cùng một bọn.
Đức Uy gật gù:
- Thảo nào...
Lăng Phong nói luôn:
- Nơi đây còn có mật thám Đông Xưởng, nhưng đám này không hành đông, họ chỉ lấy mắt xem chơi thôi.
Đức Uy gật đầu:
- Đa tạ, nhớ liên lạc thường xuyên với tôi nghe.
Hắn hình như muốn đi ngay nhưng Lăng Phong cản lại:
- Lý huynh, ngày mai mình có thể uống với nhau một chén không. Tại chỗ của bọn này?
Lăng Phong nói hơi lớn và Đức Uy biết ngay là hắn đánh trống lảng nên vội gật đầu nói lớn theo:
- Được chớ, phải say một bữa chớ...
Cả hai cùng cười nhưng đồng thời Đức Uy cũng nhận ra ngay là có người theo dõi.
Tài sản của haitc

Ðề tài đã khoá

Từ khóa được google tìm thấy
cầu bại vnthuquan, cổ long vn thu quan, co gai man chau 4vn, co long vnthuquan, giámsung vangdanh, , vnthuquan, vntq.co gai man chau, ,


©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™