Khi sự liên kết giữa các cặp vợ chồng đã đẩy lùi được những rối loạn chuyển tiếp của độ tuổi 40, cơ hội kéo dài sự liên kết này tăng lên đáng kể, tuy vậy không có nghĩa là: khi chèo một con thuyền giữa biển khơi mà lại không gặp một con sóng nào cả. Khi tiến đến độ tuổi 50 thì vấn đề quyền lực giữa 2 vợ chồng được điều chỉnh lại, người ta biết đến những điều gây ngỡ ngàng. Tuy nhiên, cảm giác tuổi trẻ đã bỏ chúng ta vĩnh viễn và sự hấp dẫn quyến rũ ngày một tàn phai, đặc biệt đối với người phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh, nó có nguy cơ làm thay đổi hình ảnh của chính mình và thay đổi cả vẻ nữ tính ngày xưa, nhiều người còn kéo theo tình trạng trầm uất và thái độ xử sự rất lộn xộn được sử dụng như một giải pháp tình thế. Nhìn chung, khi đã tới được giai đoạn này của cuộc sống vợ chồng thì họ cũng đã chia sẻ với nhau niềm vui, nỗi buồn, những lo lắng, sầu muộn. Đặc biệt là những vấn đề có liên quan đến con cái khi chúng đang ở thời kỳ quyết định bước chân vào tương lai.
Trong khi đó, nếu có sự phân hóa sâu sắc từ lâu chưa được giải quyết nay sẽ trở nên rất sâu sắc với các cặp vợ chồng đã có tuổi. Vấn đề đặt ra ở đây không phải là thiếu yếu tố hòa hợp, hay thiếu các yếu tố hấp dẫn theo kiểu nghệ thuật, chính trị hoặc về phía các quan niệm giải trí, mà là sự sụp đổ rất sâu sắc, nó đụng chạm tới mục đích của họ thậm chí cả sự tồn tại nữa.
“Triệu chứng Tolstoi” là triệu chứng phổ biến hơn cả, nhưng nó không chỉ xảy ra với các cặp vợ chồng già. Không phải Tolstoi hay vợ anh ta bị chia rẽ bởi những lý do hết sức thông thường mà là do sự phân cách cơ bản về mặt lý tưởng cũng như hệ thống giá trị. Và cặp vợ chồng này phải dừng lại ở mức “Mối liên hệ ưu tiên của cuộc đời được đưa vào đối thoại và duy trì thường xuyên, nó không còn giữ gìn chức năng hàng đầu nữa”.
Sự nghỉ hưu trong cuộc sống nghề nghiệp ở người đàn ông cũng tạo ra một thử thách mang tính quyết định giống như người phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh. Bà ta nghi ngờ giá trị riêng của mình và áp đặt một quỹ thời gian được tổ chức lại. Kể từ đây mình sẽ làm gì với khoảng thời gian nhàn rỗi này? Tìm kiếm một hoạt động mới hay giành một khoảng thời gian chăm sóc chồng mình. Họ lo lắng đến một ngàn lẻ sự xuống cấp về mặt ngoại hình, đó là những cơ hội để đổ tiền bạc vào làm duy trì cứu vãn sự trẻ trung và lòng tự cao của mình.
Bởi sự suy diễn của các bà rộng hơn sự suy sụp không cứu vãn nổi này, hưu trí có thể làm cản trở mối liên hệ trong đời sống vợ chồng. Trong khi đó, cũng vào thời điểm này, rất nhiều cặp vợ chồng trong đời sống tình dục lại đạt được sự mạnh mẽ như hồi còn trẻ. Những điều tra mới đây của Rollins và Feldman được tiến hành vào năm 1977, người ta đã quan sát được rằng: sau tuổi 50, khi đứa con cuối cùng rời khỏi tổ ấm gia đình thì phần lớn các cặp vợ chồng lại đạt tới một đời sống tình dục sung mãn hơn ngày trước. Dường như một kỷ nguyên hạnh phúc trong cuộc sống lứa đôi mở ra trước mắt họ. Chuyện riêng tư mới mẻ này là phương pháp tuyệt vời nhất chống lại chứng trầm uất. Dù gì thì cả cánh mày râu và phái yếu đạt tới một trạng thái cân bằng trong “đời sống chăn gối” cả về sống lượng và chất lượng vào độ tuổi 50 đến 60. Có thể do vào tận thời điểm này của cuộc đời phần lớn các mâu thuẫn đã được giải quyết ổn thỏa và nhân cách của mỗi người được khẳng định trong sự trọn vẹn đầy đủ giới tính của độ tuổi 60 và sau nữa.
Trong khi đó, cùng với dòng chảy của thời gian thì bản năng tình dục của con người ngày một suy giảm nhưng nó vẫn được duy trì ở tuổi 70 và 80 ở các cặp vợ chồng có đời sống lành mạnh.
Tuy nhiên những rối loạn chức năng tình dục ngày càng xuất hiện nhiều do vô số các lý do:
+ Tuổi cao làm cho các đôi vợ chồng thấy trước được sự thất bại, quan hệ tình dục không đạt theo ý muốn. Nhiều khi họ rất thích né tránh để tự bảo vệ mình khỏi rối loạn tim mạch hay tất cả những bệnh tật khác. Thực tế hành vi quan hệ tình dục chỉ làm tiêu tốn một nguồn năng lượng bên trong tương đương với hoạt động dọn dẹp nào đó. Nếu sự trốn tránh này kéo dài quá 2 năm sẽ ngăn cản chức năng tình dục biểu hiện ở thành phần vân mạch và nội tiết. Chúng tôi đã chứng tỏ được điều đó bằng một cuộc điều tra cá nhân.
+ Sự không quan tâm tới biến đổi về tâm sinh lý tác động tới tất cả các cá thể ở lứa khoảng 60 tuổi dẫn đến những mong đợi và hy vọng hão huyền, trong sự tiến triển của giới tính tạo thành nguồn gốc của những lo lắng. Cần phải cảnh báo với các cặp vợ chồng một số những thay đổi như: trạng thái cương cứng của người đàn ông sẽ kém nhanh nhậy hơn ngày trước và cần phải có một kích thích lâu hơn. Sự xuất tinh đòi hỏi thời gian lâu hơn. Một biện pháp mang tính tạm thời nhưng rất hiệu quả cho các trường hợp xuất tinh sớm như là: các co thắt gây khoái cảm cực điểm là ít. Sự chậm trễ trong việc đáp ứng nhu cầu tình dục của người bạn tình có thể tạo ra một sự nghi ngờ về khả năng làm thỏa mãn người kia nếu người này chưa được báo trước về điều đó.
Về phần người phụ nữ, do sự giảm sút dịch tiết ở màng nhầy âm đạo và các co thắt rất yếu của các cơ âm đạo, vì vậy khoái cảm mà họ nhận được không thường xuyên và kém cường độ mạnh hơn trước. Nhưng khả năng tiếp nhận nhiều khoái cảm là điều không đổi.
+ Đối với các cặp vợ chồng cao tuổi, khó khăn lớn nhất phải vượt qua đó là những niềm tin sai lạc vào một câu chuyện quá xưa vẫn được lưu truyền: họ tự trấn an bằng hành vi thờ ơ, buông trôi mọi hoạt động tình dục ở vào độ tuổi già của họ. Đó chưa phải là nghịch lý ngược đời nhất khi mà thanh niên kêu gọi được tự do tình dục cho giới trẻ nhưng lại phản đối chuyện này với những người có tuổi. Một cuộc điều tra lấy ý kiến của 646 sinh viên do Pocs và Godow thực hiện vào năm 1977, kết quả cho thấy: khi được hỏi về đời sống tình dục của các bậc phụ huynh có lứa tuổi thay đổi giữa 41 và 50 tuổi, hơn 1/4 số người được hỏi đã nghĩ rằng cha mẹ họ hoàn toàn chấm dứt chuyện chăn gối.
Vậy mà một trong những khám phá quan trọng nhất của những năm gần đây, đó là phần lớn các cá nhân ở độ tuổi 50 và 60 vẫn duy trì được đời sống tình dục khá đều đặn. Qua độ tuổi này 25/100 người đàn ông được hỏi và 50/100 phụ nữ thường né tránh trao đổi vì đặc biệt là do sự thiếu bạn tình.
Người thầy thuốc phải không ngừng nhắc nhở các cặp vợ chồng có tuổi mắc chứng lo sợ rằng đời sống tình dục không chỉ giới hạn ở hành vi giao cấu. Tóm lại “đời sống chăn gối” phát triển theo 2 mức độ:
- Sự yêu đương được tận dụng bằng nhiều hình thức khác nhau của hai giới tính. Sự “đưa vào” là thú vị nhất.
- Những cử chỉ mềm mại, vuốt ve, những tiếp xúc nồng nhiệt ngay cả khi nó không mang tính kích dục cũng vẫn là minh chứng cho hứng thú sôi nổi với đời sống thầm kín của vợ và chồng, chính nó tạo ra một phương thức giao tiếp giới tính. Một yếu tố cấu thành như vậy hết sức chú trọng đến sự âu yếm lẫn nhau khía cạnh nhục dục. Đó là hiệu tố xuất hiện trong mọi giai đọan của đời sống vợ chồng nhưng không bao giờ giống như những năm đầu tiên và cuối cùng của cuộc đời.
Tầm quan trọng của chu kỳ trong đời sống vợ chồng
Một mâu thuẫn nào đó trong đời sống vợ chồng có thể biểu hiện sự thiếu tin tưởng vào bản thân, sự sôi động trong đời sống vợ chồng hay một số các yếu tố văn hóa xã hội khác. Nhưng thời gian lại ưu ái đem đến cho những quá trình này một cung điệu đặc biệt. Hành vi ngoại tình không tồn tại theo phương thức tương tự trong những giai đoạn chuyển giao của lứa tuổi 30, 40, hay 50. Người bác sĩ phải có những giải pháp giúp đỡ họ tìm ra nguyên do chứ không phải lẩn tránh hoàn cảnh. Cũng trên quan điểm này, một số dấu hiệu phải được hết sức chú ý. Độ tuổi cũng cho ta lời chỉ dẫn, mặc dù nhịp độ chuyển giao của chu kỳ trong đời sống vợ chồng thay đổi từ người này qua người khác. Nhưng khi một cá nhân phàn nàn về độ tuổi của mình, về sự sút giảm vẻ quyến rũ ngày trước, một cảm giác ngột ngạt khó chịu khi mà người này tìm kiếm sự thay đổi hay tìm một công việc khác hoặc giao du với bạn bè mới, một người tình mới thì người ta có thể khẳng định rằng người này đang trong thời kỳ chuyển giao. Những rối loạn này có thể biến cá nhân này thành con người hoàn toàn khác và những nhu cầu của anh ta bị biến đổi một cách sâu sắc. Quan trọng là biết đặt anh ta vào chu kỳ này để giúp đỡ họ giải quyết những khó khăn vấp váp. Khả năng hai vợ chồng sẽ làm thay đổi bản hợp đồng giữa hai người. Trong những giai đoạn quyết định này sẽ củng cố sự bền vững trong mối quan hệ vợ chồng. Số lượng các cặp vợ chồng tuân thủ theo những vai trò đã được áp đặt bởi truyền thống là đáng kể ở giai đoạn đầu của cuộc hôn nhân. Nhưng vào khoảng tuổi 40 lại tỏ ra dẻo dai hơn trong việc trao đổi vai trò lẫn nhau hay rất dẻo dai và mềm mỏng dưới khía cạnh lòng chung thủy là một ví dụ.
Khi già đi, mỗi người sẽ bị biến đổi một cách sâu sắc. Cảm giác thời gian cứ vùn vụt trôi đi và luôn không thỏa mãn.
Hai yếu tố này có thể thúc đẩy người ta tới những thay đổi thiếu suy nghĩ. Các cặp vợ chồng phải được cảnh báo những điều có thể xảy ra trong các giai đoạn chuyển giao này. Mặc dù có những sự thấu hiểu một cách toàn vẹn ở bề ngoài họ cũng sẽ nhầm lẫn điều đó với những cản trở tạo ra nền tảng của chu kỳ phát triển đời sống giới tính và cuộc sống vợ chồng. Sự hiểu biết thấu đáo giữa vợ chồng sẽ tạo ra một phương pháp giải quyết rất tốt. Có rất nhiều cá nhân bị coi như những người mắc chứng rối loạn thần kinh bởi vì họ bị cuộc rối loạn không hợp thời tác động tới trong khi họ lại chẳng hiểu gì về nó cả.
Vai trò của người thầy thuốc phải liên tiếp được xác định trong những giai đoạn chuyển giao này. Ông ta cần thay đổi các phương thuốc và yêu cầu các cặp vợ chồng “có vấn đề” phải chấp thuận một thời nào đó trước khi làm đảo lộn tất cả trật tự vốn có. Thời gian là yếu tố tỏ ra tính hiệu quả hơn, sự kiên trì giúp đỡ họ thu xếp ổn thỏa những vấn đề mà họ gặp phải. Đó chính là đối tác thứ 3 của cặp vợ chồng.
Vì vậy sự phát triển giới tính trong mỗi người xuất hiện những rối loạn kéo dài suốt cả cuộc đời, giúp chúng ta hiểu ra rằng tồn tại là thay đổi. Điều đó cũng đúng với việc đào tạo cuộc sống nghề nghiệp, cách xử sự, hệ tư tưởng cũng như bản năng tình dục. Nó bao trùm lên chúng ta qua các độ tuổi, những phương diện đa hình khác, sự thô lỗ hay ngại ngùng, xấu hổ hay đã được khẳng định nhưng luôn luôn có ý nghĩa.
Giai đoạn phát triển của da:
Trong thập niên cuối cùng của thế kỷ vừa rồi người ta cũng đã nói rất nhiều về bản năng giới tính của bào thai. Nhưng mới chỉ gần đây, việc áp dụng cùng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã đạt được phương pháp siêu âm, cho phép chúng ta quan sát thấy trạng thái cương cứng dương vật của phôi thai nam khi mới được 29 tuần lễ. Kể từ đây quan niệm mà người ta mới chỉ cảm nhận lờ mờ trước đó đã được làm sáng tỏ. Vậy hiện tượng như vậy ở một bé gái thì thế nào? Người ta không thể quan sát được bất cứ một hiện tượng nào tới khi nó bắt đầu cuộc sống trong dạ con. Trong khi đó người ta đã có thể chỉ ra rằng 24 giờ sau khi sinh, tiếp đó theo cách thức mang tính chu kỳ và tới tận lúc kết thúc của cuộc đời bé gái đã biểu hiện khả năng cương cứng ở âm vật và khả năng tiết dịch màng nhầy âm đạo. Dù sao đi nữa thì sự thay đổi về mặt tình cảm của phôi thai theo môi trường sống của nó là điều không còn phải nghi ngờ nữa.
Người ta có thể rút ra kết luận gì từ hiện tượng trên:
Những phản xạ đầu tiên của chúng ta theo một trật tự chung. Bộ máy hô hấp, chức năng về đường niệu, chức năng lưu thông, tiêu hóa hoặc các chức năng đầu não khác như: thính giác, thị giác, vị giác và chức năng giới tính đã bắt đầu hoạt động từ khi còn trong dạ con. Tất cả các chức năng này đã được ghi vào kiểu gien và trong những tháng đầu tiên của cuộc đời vẫn là những phản xạ có trật tự.
Một đứa trẻ sơ sinh nắm bắt rất nhanh một số phản ứng của chúng. Quan sát cho thấy từ những tuần hoặc tháng đầu tiên của cuộc đời, khi được bú sữa, được tắm, được thay tã lót nhờ sự tác động đến đùi của cậu bé có thể tạo cho cậu thấy thích thú, thỏa mãn, các nhà quan sát gọi đó là khoái cảm. Khi người ta kích thích cơ quan sinh sản thì đứa bé biểu lộ sự hài lòng và cảm giác thỏa mãn, đáng chú ý là trẻ tỏ ra khó chịu khi người ta ngừng các kích thích. Cùng với thời gian cậu bé học cách sử dụng chính đôi tay của mình để khám phá những khu vực kích dục trên cơ thể với điều kiện là môi trường xung quanh cho phép. Ngay cả khi những khám phá này mang tính phản xạ nhiều hơn là một sự thức tỉnh mang tính nhục dục, nói theo nghĩa hẹp thì nó cũng gây ảnh hưởng đến những hiểu biết ban đầu về giới tính của trẻ. Một số chi tiết đáng quan tâm là những tìm tòi khám phá này được dẫn đường bởi bản năng nhận biết cơ thể của mình hay là bởi một khoái cảm đích thực có vai trò thúc đẩy tạo một khoái cảm tương tự.
Theo chúng tôi, phạm vi phát triển da quan trọng hơn tất cả các giai đoạn mà trước đó theo Freud đã miêu tả, nó tạo điều kiện cho sự phát triển của các giai đoạn chuyển tiếp, quyết định sức khỏe giới tính của một người trưởng thành trong tương lai, và gây chứng rối loạn trong các bước ngoặt của một con người. Những kinh nghiệm về cảm giác cho phép chúng ta có được một sự tiếp xúc ngay tức thì và tương hỗ với người khác và với chính bản thân mình ngay từ khi mới sinh ra. Đó là nguồn gốc của quá trình xã hội hóa ở trẻ. Thông qua hành vi đụng chạm mà trẻ học được thế nào là đau đớn, là sự thỏa mãn hài lòng, những cái có thể và những điều không thể. Những cái có thể đạt được và không thể đạt được. Tóm lại, đứa trẻ chấp nhận nền văn hóa của đất ước và thời đại của nó. Tạo điều kiện cho trẻ hoàn thiện và phát triển về da sẽ tạo điều kiện cho quá trình hoàn thiện của não bộ.
Vậy mà quá trình tìm hiểu, thăm dò về da của trẻ vẫn tiếp tục làm hoảng sợ rất nhiều các bậc phụ huynh và ngay cả các chuyên gia giáo dục, nếu tôi không nhầm về các phản ứng gần đây về vấn đề này. Các nhà giáo dục này sợ rằng các hành vi như vậy không phù hợp với hệ thống giá trị đạo đức và tôn giáo hoặc nó tạo ra một khuynh hướng tiêu cực, minh chứng của một thời kỳ suy đồi, nó sẽ ngăn cản trẻ em trưởng thành. Đây không có gì là sai trái cả. Những quan sát lâm sàng đã cho phép chúng tôi khẳng định rằng việc giáo dục giới tính phải được vào trong đào tạo chung.
Những đứa trẻ này rồi sau sẽ trở thành những con người trưởng thành, những người vợ, người chồng, những bậc phụ huynh và sẽ đảm nhận những chức năng của chúng mà lại chưa biết đến sự tác động trở lại của các kinh nghiệm cần thiết đối với sự thành thục trong đời sống giới tính.
Theo hướng nghiên cứu của chúng tôi thì các nhà giáo dục và các bậc phụ huynh phải tin tưởng rằng bản năng tính dục là một hiện tượng tự nhiên hoàn toàn tuyệt vời và đứa bé phải có những cơ hội tương tự để phát huy nó giống như khả năng nhạy cảm và nói năng vậy. Vai trò của những người này là giúp trẻ đưa những khả năng giới tính vào bối cảnh văn hóa xã hội của thời đại chúng ta.
Descartes đã từng nói “Tôi suy nghĩ vì vậy tôi tồn tại”. Đối với đứa trẻ sơ sinh và đứa bé chưa biết nói có thể trả lời với mọi người xung quanh rằng “Tôi cảm nhận vì vậy tôi tồn tại”.
Khoái cảm và sự không thỏa mãn
Quan hệ tình cảm
Ngày nay, tầm quan trọng của mối quan hệ ban đầu giữa người mẹ với đứa trẻ sơ sinh là điều không cần bàn cãi nữa. Từ những tháng đầu tiên của cuộc đời, sự trao đổi tình cảm hướng tới các hoạt động nuôi dưỡng, tuy nhiên các hoạt động này lại điều khiển sự tồn tại. Đứa trẻ nhận ra bình sữa của nó, một vật dụng gia đình nếu là sở hữu của nó. Khi bú nó sẽ rất chăm chú theo dõi thái độ biểu lộ và cử động trên gương mặt của người mẹ. Khoảng 2 tháng sau, cậu bé nở nụ cười với mẹ, đánh dấu sự biết ơn và sự thừa nhận của cậu ta. Sự tiếp theo này với nhịp điệu và giọng nói của mẹ khiến cho cậu cảm thấy an toàn, mang lại sự thoải mái, sự ấm áp. Vậy là nó có thể bắt đầu chinh phục các đồ vật, mỉm cười với lũ đồ chơi, với các bình sữa của cậu và chú ý tới hình ảnh của mình trong gương và đã sẵn sàng chú ý đến các đồ ăn khác.
Mối liên hệ này quyết định tất cả các mối quan hệ xã hội về sau. Các thái độ cư xử về mặt giới tính khi trưởng thành theo phương thức tương đối hạn hẹp. Về điểm này thì con người không có gì khác biệt với loài khỉ cả. Các thử nghiệm của Harlow đã chỉ ra điều đó và nhấn mạnh tầm quan trọng của môi trường tình cảm và hoàn cảnh xã hội trong sự phát triển hài hòa của các loài linh trưởng. Thí nghiệm cho khỉ con Macca vừa ra đời, nó được nuôi nấng bởi một bà mẹ nhân tạo bằng sắt, bầu sữa cứng đanh không có sự đàn hồi và không thể vuốt ve được mà ngược lại như tấn công vào khỉ con và làm nó đau đớn. Con khỉ này ngay từ lúc sau sinh đã biểu hiện những rối loạn về tính cách và không thích nghi được với các thái độ về giới tính khi lớn lên, chú khỉ bị tách mẹ bắt đầu mút ngón tay út và ngón cái một cách dữ dội hay mút cả núm vú của nó. Nó đu đưa không biết chán và trở nên cáu bẳn, sau đó là vô số các cử động khác. Nó co người lại đầu kẹp giữa hai chân, mút hoặc chộp lấy dương vật của mình, rồi mệt lả đi. Ở những con khỉ lớn tuổi khi bị tách đàn sống lẻ loi, nó không có khả năng chơi những trò chơi giới tính giữa các cặp khỉ, điều này chứng tỏ sự trầm uất rất nặng nề của chúng. Nếu việc tách đàn không kéo dài quá lâu thì việc tái hòa nhập của nó có thể hòa nhập vào bầy đàn của mình.
Trong khi đó, chỉ với yếu tố thiếu thốn một cách sâu sắc tình cảm với người mẹ không đủ giải thích cho sự không thích ứng khá thường xuyên và những khó khăn mà đứa trẻ gặp phải. Chúng ta cần quan tâm đến các yếu tố khác nữa như: yếu tố di truyền, môi trường gây cáu giận, sự bực bội như đá trầm tích, thép và bụi, hoàn cảnh văn hóa xã hội và không thể bỏ qua các điều kiện kinh tế.
Các nghiên cứu của người Phần Lan đã chỉ ra rằng sự nghỉ ngơi của người mẹ trong thời kỳ thai nghén sẽ giảm một nửa nguy cơ xuất tinh sớm ở trẻ về sau này. Một đứa trẻ xuất thân từ một gia đình có vị trí xã hội không thuận lợi thường bị chết yểu nhiều hơn do bệnh dịch, do bệnh thiếu vitamin, do thiếu và sai lầm trong sử dụng thực phẩm. Yếu tố kinh tế can thiệp một cách hiển nhiên lên trạng thái sẵn sàng về mặt tâm lý, tình cảm của người mẹ. Và không ai có thể chối cãi được sự tồn tại ở trẻ con căn bệnh về giai cấp (sự giàu, nghèo). Yếu tố này phụ thuộc vào điều kiện ăn ở và các yếu tố kinh tế xã hội khác.
Những quan sát trên vẫn chưa làm rõ tầm quan trọng của sự trao đổi tình cảm giữa người mẹ với đứa con. Sự quan sát trực tiếp mối quan hệ mẹ-con của các bác sĩ khoa nhi, những cuộc thử nghiệm đánh giá về sự phát triển được điều chỉnh bởi các nhà tâm lý học, sự phân tích thái độ cư xử của người mẹ đã khẳng định một số nét lớn của giả thiết về phân tích tâm lý. Vẫn còn một sự tồn tại và tương quan hết sức có ý nghĩa giữa sự không thích nghi của bà mẹ với chức năng này làm mẹ của mình, các biểu hiện bệnh lý được quan sát thấy trong những tháng đầu tiên cho con bú.
Những niềm vui không thể thiếu
Thực tế, những thử nghiệm về niềm vui thú hay không có niềm vui chính là những yếu tố hạt nhân để hình thành nhân cách của chúng ta. Từ tháng thứ 2, đứa bé bú mẹ và mỉm cười với mẹ, nụ cười của nó chính là thông báo sự thỏa mãn của bé với các nhu cầu về ăn uống. Từ tháng thứ 4 trở đi, đứa bé khóc khi đồ chơi bị lùi xa hoặc người ta tước đồ chơi của nó.
Kể từ lúc này, trong khoảng chưa rõ ràng của thời điểm giống nhau, 2 thực nghiệm về sự thích thú hay không thích thú chính là hai nơi tập trung ánh sáng để chọc thủng vùng tối lờ mờ của đời sống sinh dưỡng của trẻ. Hai thực nghiệm này giúp trẻ học tập hiểu biết về cuộc đời. Trẻ sơ sinh sau khi đã được bú no nê, rồi chấp nhận để người ta nâng bế nó bởi vì như vậy đã thể hiện sự thích thú của mình. Và chính qua động tác này nó ý thức được về thế giới bên ngoài và về chính bản thân mình.
Sau khi được bú, được ru ngủ bằng những ảo ảnh hạnh phúc, nó mút lưỡi, liếm môi, mút ngón tay và tưởng tượng ra đó là vú mẹ. Từ 6 tháng tuổi, nó biết chuyển đồ chơi từ tay này sang tay khác, dùng tay vuốt tóc hay sờ tai, hoặc túm lấy ngón chân cái. Và bé trai bắt đầu xoa vào dương vật (với bé gái là âm đạo). Lúc này nhục dục xuất hiện không phải để đáp ứng một chức năng sống mà chỉ là sự thích thú.
Theo quan điểm này thì sự thủ dâm biểu hiện điều kiện giới tính một cách thường xuyên ở trẻ. Đứa trẻ chưa cai sữa cũng như con khỉ nhỏ vậy cần đến điều đó ở độ tuổi tương đối sớm.
Đã từ lâu này các bà mẹ vẫn biết rằng những đứa trẻ rất thích thú khi được đụng chạm vào cơ quan sinh dục dù cố ý hay vô tình là tiến hành hành vi thủ dâm. Sớm hay muộn chúng sẽ có thể biết kết hợp với các hành vi đó (sự đẩy về phía trước của xương chậu và các trò về giao hợp). Nếu người ta không nhầm thì Kinsey đã dựa vào những số liệu thống kê của cuộc điều tra: trong số 317 trường hợp thì 1/3 số trẻ em nam tìm thấy khoái cảm trước tuổi 12 và một nửa số còn lại trước 7 tuổi. Về phần mình, chúng tôi nghĩ rằng tất cả những thử nghiệm mang tính chất dục tính ở trẻ rất dễ làm nẩy sinh một sự thích thú cực điểm thậm chí là khoái cảm cực điểm.
Sự tĩnh tâm và nụ cười của đứa bé sơ sinh thiu thiu ngủ sau khi đã bú no nê. Gương mặt người mẹ cũng tương tự như vậy với vẻ mặt tràn đầy khoái cảm sau khi phục vụ con mình. Mặt khác trong những tháng đầu tiên của cuộc đời, sự tự thỏa mãn khoái cảm do hành vi thủ dâm, thích sờ mó vào các bộ phận sinh dục là lĩnh vực duy nhất mà đứa bé sơ sinh độc lập với những người khác. Ngoài ra, các hoạt động khác như quá trình dinh dưỡng, vui chơi, tắm rửa phụ thuộc vào cả bà mẹ và bản thân trẻ. Để sự thích thú này của trẻ tồn tại và cho rằng đó là sự toàn vẹn duy nhất của các cơ quan cảm giác thì chưa đủ. Kinh nghiệm cảm nhân không phải là yếu tố duy nhất trong chức năng tính dục. Bầu không khí tình cảm được thiết lập với người mẹ giữ vai trò quyết định nhất.
Chất lượng của các mối quan hệ
Cũng tương tự như vậy, con khỉ sơ sinh bị tách đàn cũng có thể học hỏi các trò về giao hợp, về thái độ cư xử trong quan hệ khác giới. Cũng như vậy với một đứa trẻ bị rối loạn về mặt tình cảm có nguy có thủ dâm một cách điên cuồng và không thể cởi mở được với những người khác nữa. Nó chộp lấy cái giẻ lau, một miếng vải, một bộ quần áo lông thú và cả chim của mình nhằm làm giảm đi cảm giác thiếu mẹ.
Hơn cả những chăm sóc hết sức nghiêm ngặt và đúng giờ giấc để có thể thỏa mãn những nhu cầu của bé, điều chủ yếu là phải có một sự thấu hiểu tinh tế, kín đáo; điều này sẽ đặt bà mẹ và bé vào trong mối quan hệ vô thức. Về phía người mẹ, cần biết rằng đứa bé ít đòi hỏi một trạng thái sẵn sàng ổn định hơn là một sự tác động khách quan vào trí tưởng tượng của nó. Người ta cũng có thể làm rõ được điều đó trên phương diện khoa học, tất cả diễn ra như nó đã từng tồn tại giữa bà mẹ và đứa tre - một tiếp xúc thần giao cách cảm, những dấu hiệu, những thông điệp mà chỉ có những người liên quan mới thu nhận được. Đứa bé sơ sinh sẽ loại bỏ kiểu làm mẹ chỉ chăm sóc nó hời hợt bề ngoài mà không phải là người nuôi dưỡng một cách thực sự. Cậu bé sẽ gào lên với bà ta về điều đó bằng ngôn ngữ của riêng mình như: xuất hiện bệnh tiêu chảy, nôn mửa, ăn mất ngon hoặc có các rối loạn về giấc ngủ.
Người mẹ, do ảnh hưởng của sự tiết hoóc môn trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết và nhận thức sâu sắc những nhu cầu của trẻ. Người mẹ này học cách hiểu ý nghĩa sự kêu gào của trẻ, đọc trong gương mặt nó cử chỉ uốn éo, trạng thái không được thoải mái hoặc qua cảm giác sảng khoái vui vẻ và hình dung những tín hiệu mà người khác không nhận thức nổi gần giống như loài vật cảm nhận trước được cơn giông, bà mẹ biết nỗi sợ hãi mà bé biểu hiện, biết những nhu cầu, những mong muốn, những đòi hỏi, những sự thiếu thốn của bé để có thể chữa trị triệu chúng đó bằng sự tinh tế, bằng linh cảm và sự nhạy cảm của mình. Từ đó, người ta hiểu được vì sao người mẹ lại không thể thay thế được bằng một ai đó. Một cô nuôi dạy trẻ tốt nhất cũng không thể dùng sự hiểu biết cực kỳ nhạy cảm và tinh tế mà phải biết dùng bản năng làm mẹ hơn là trí thông minh.
Về phần mình thì đứa trẻ ngày càng hiểu biết về mẹ mình hơn. Nó học cách để hiểu mẹ, không phải nhờ hoàn toàn qua hình ảnh của mẹ mà qua hơi ấm, mùi đặc biệt, sự mềm mại của làn da, âm hưởng giọng nói và cả nhịp vuốt ve những cái cần thiết cho nó như thực phẩm vậy. Những thử nghiệm khó quên khi người mẹ tắm hoặc vệ sinh cho con cùng với những lời hát nho nhỏ cũng như nhịp điệu vuốt ve khi ru con ngủ. Đứa trẻ không chỉ tận hưởng những cảm xúc sâu sắc mà nó vẫn không ngừng tìm kiếm và nó còn có thể tận hưởng cảm giác an toàn, tin tưởng.
Winnicot viết: “Nếu vào một thời điểm xác định nào đó khi mà trẻ rất đói, người mẹ cho nó bú, nếu cho nó thời gian, nó sẽ thăm dò bằng miệng hoặc bằng tay, có thể bằng khứu giác của mình, nó hình dung được người đó là ai. Nó có ảo giác rằng bầu ngực của mẹ được tạo ra từ nhu cầu và sự mong muốn của nó”. Thính giác, mùi vị, sự thích thú cũng được ghi vào trí nhớ. Từ đó lớn dần lên trong trẻ niềm tin tưởng rằng thế giới có thể chứa đựng những cái cần thiết, những thứ mà người ta mong muốn và niềm tin rằng vẫn tồn tại mối quan hệ sống động giữa thực tế bên trong và bên ngoài, giữa sự sáng tạo bẩm sinh và thế giới rộng lớn được chia cho tất cả mọi người.
Sự cân bằng về mặt tâm tính và thái độ giới tính của trẻ phụ thuộc phần lớn vào những thích thú đầu tiên của trẻ, nó tồn tại trong mối quan hệ được ưu tiên với người mẹ.
Có rất nhiều bà mẹ trẻ đã hỏi ý kiến bác sĩ với thái độ rất sợ hãi: liệu họ có đủ khả năng để giáo dục đứa trẻ mới sinh hay đứa trẻ mà họ đang bế trên tay? Và họ đã được bình tâm trở lại. Họ được chuẩn bị về mặt sinh học, trực giác, linh cảm, những yếu tố giúp họ có đủ khả năng hơn bất cứ một cô nuôi dạy trẻ nào: bế trẻ, tắm, cho bé ăn, bảo vệ và cho chúng những thử nghiệm về cảm giác thích thú. Ở lĩnh vực này, phương thức mà chúng ta tạo ra cho trẻ còn quan trọng hơn cái mà chúng ta dành cho nó. Bằng sự khéo léo, bằng tình yêu thương hài hòa theo từng thời điểm chăm sóc trẻ và với sự thận trọng, những nhu cầu giới tính của bé.
Sự hiểu biết trực giác này sẽ cho phép những phần quan trọng và sự sâu sắc nhất của 2 nhân cách tiếp xúc với nhau mà kiến thức này lại không hề được giảng dạy trong các chương trình nuôi dạy trẻ. Trong khi đó nó lại có một tầm quan trọng đáng kể bởi nó điều hòa và định hướng trong nhận thức bản năng của trẻ, những chức năng cơ bản như: đói, khát, buồn ngủ, bài tiết, các cách thức chỉ đạo sự sống của trẻ. Khi mối quan hệ với người mẹ bị rối loạn những chức năng này bị làm chậm lại, đi chệch hướng những mục tiêu trong cuộc sống. Lúc này các chức năng ấy bắt đầu phục vụ bản năng chết.
Minh họa bằng một trường hợp cụ thể: trường hợp mất ngủ.
Annie, đứa bé mới 8 tháng tuổi luôn thức dậy vào mọi buổi tối lúc 11 giờ đêm, 3 giờ và 5 giờ sáng. Nó không ngừng kêu la. Bình sữa, nước đường cũng không làm nó bình tâm. Bé làm cho bố mẹ mệt mỏi và đánh thức cả hàng xóm. Qua kiểm tra y tế thì mọi việc đều hết sức bình thường và người mẹ 18 tuổi của bé, cho rằng bé mắc chứng sợ hãi vô cớ. Thực tế đứa bé vẫn khỏe mạnh, lỗi này thuộc về bố mẹ bé. Khi chuẩn bị bình sữa cho con cô thường đặt hơi xa đứa bé vì sợ làm bẩn con. Khi tắm cô thường hay cho bé ngập trong nước và thường rơi bé khi bế. Tất cả diễn ra như thể những cử chỉ vụng về của cô đã làm rối loạn giấc ngủ của bé. Quan sát này cũng muốn nhắc nhở mọi người một vài điểm phụ khác về giấc ngủ của trẻ chưa cai sữa.
Bé cần ngủ trong bao nhiêu giờ đồng hồ?
Với câu hỏi thường xuyên được đề cập tới nay vẫn chưa có câu trả lời nào là chuẩn mực cả. Thời gian ngủ của bé từ 2 đến 3 tuổi thay đổi một gấp đôi lần (khoảng từ 8 giờ lên 16 giờ chẳng hạn). Mỗi đứa trẻ thích hợp với một nhịp độ tỉnh giấc và đi ngủ theo nhu cầu của chúng, không nên bắt trẻ phải ngủ một số thời gian nào đó, vì điều đó chỉ làm vững tâm cho những điều lo lắng của các bậc cha mẹ nhưng lại không đáp ứng được với bản năng sâu xa của trẻ. Trong khi đó giấc ngủ của trẻ sơ sinh hơi đặc biệt một chút. Trong những ngày đầu tiên của cuộc đời, bé ngủ rất nhiều và chỉ chịu thức dậy vào các bữa ăn. Mặt khác trong khi ngủ và thức của trẻ, sóng điện não đồ là đồng nhất. Chỉ tới khi khoảng 3 tháng tuổi thì trẻ mới thiết lập được nhịp ngủ và tỉnh giấc. Đứa bé sơ sinh khi chưa cai sữa ngủ liên tiếp 2 đến 3 lần trong ngày nhưng không còn thức giấc vào ban đêm nữa với sự giúp đỡ rất lớn của cha mẹ.
Vậy thì đâu là ý nghĩa của sự mất ngủ của trẻ chưa cai sữa? Sự mất ngủ ở thời kỳ thứ nhất nhìn chung là nguyên nhân của sự thiếu thoải mái về mặt cơ thể. Trẻ không ngủ được bởi vì nó đói, vì tã của nó bị ướt, bởi vì hơi nóng của căn phòng thiếu tiện nghi, vì chúng bị tiêu chảy hay bị đau bụng.
Hãy cho tre ăn thêm bữa ăn phụ vào ban đêm. Hãy ru trẻ trong vòng tay để giúp nó tĩnh tâm lại, thôi gào khóc. Điều này không hề biểu hiện bất cứ một bất lợi nào tới tương lai của trẻ về sau. Ngược lại, theo rất nhiều bác sĩ nhi khoa, ngày nay khi ru bé ngủ nhờ những cử động êm ái và có nhịp điệu, một biểu hiện sớm của hành vi tính dục. Nhục dục của cơ thể được tạo ra sẽ đẩy lùi những lo sợ và cảm giác không thoải mái trong giấc ngủ của trẻ. Sự mất ngủ mà người ta quan sát được ở thời kỳ thứ 2 lại biểu hiện ngược lại, ở phần lớn các trường hợp là những mâu thuẫn, vướng mắc trong quan hệ tình cảm với người mẹ. Đứa trẻ rất nhạy cảm với những chia rẽ và rất sợ mất mẹ như đứa trẻ lúc trước chúng ta đã lấy làm ví dụ đã cảm nhận được sự lo lắng của người mẹ, điều đó không đủ để bé cảm thấy được an toàn chìm vào giấc ngủ.
Trong trường hợp này bác sĩ nhi khoa phải giải thích với người mẹ rằng ở trẻ chưa cai sữa cũng như ở người trưởng thành, giấc ngủ được gắn chặt với cảm giác an toàn, thoải mái và sự ân cần âu yếm. Một sự tiếp xúc về mặt thể chất, sự đặt tay nhẹ nhàng lên trán, lên bụng, một bức thông điệp, sự xoa bóp chân, tay, một nhịp điệu ru, một bài hát cũng đủ để tạo ra sự thư thái và bình yên đi vào giấc ngủ. Sau đó, khoảng năm thứ 2 khi trẻ bắt đầu hướng sự quan tâm của mình tới thế giới bên ngoài do vậy rất khó ngủ. Các bậc phụ huynh nên quan tâm về nguyên tắc giáo dục của mình làm cho tương hợp sự chú ý của trẻ với các thói quen khi ngủ. Khi giắt màn cho bé kể cho bé, nghe câu chuyện làm bé cảm thấy hài lòng, xua hết những hình ảnh khủng khiếp ra khỏi tâm trí nó, đặt cạnh bé một đồ vật tạo cảm giác an toàn (một con búp bê, một con gấu bông to, hay một cái khăn mùi xoa) những đồ vật này có tác dụng giống như một tấm hộ chiếu của đoạn đường phải trải qua từ sự thức tỉnh đến giấc ngủ.
Học tập để tránh tâm trạng không thỏa mãn (sự mất mát)
Mối quan hệ đầu tiên này bao gồm 2 nhân cách: một người mẹ và một đứa trẻ. Để có thể phát triển được trong bầu không khí hài hòa thì người mẹ bằng sự chăm sóc ổn định và bằng tình yêu của mình phải biết giảm bớt những thất vọng đau đớn của con mình. Nhờ vậy, đứa bé sẽ nhanh chóng nhận thấy rằng không phải lúc nào thực tế cũng diễn ra theo ý muốn của bé.
Sự thất bại nhìn thấy trước mỗi khi những đòi hỏi của trẻ vượt qua khả năng đáp ứng của người mẹ. Đôi khi những phụ nữ này do quá lo lắng bảo vệ trẻ thái quá và là người cầu toàn đã áp đặt cho con mình một chế độ ăn uống nghiêm ngặt hoặc một sự vệ sinh thái quá và mang tính cưỡng bức. Nhưng thường xuyên nhất vẫn là những tình huống hết sức ngẫu nhiên lấy đi một phần trạng thái sẵn sàng của họ. Chồng chất bởi những nỗi lo lắng, loạn trí bởi phải đảm nhiệm cả công việc ngoài xã hội và công việc nội trợ trong gia đình hoặc chồng bội bạc, từ đó họ không còn có thể “nhận ra đứa trẻ” - một đứa con mà họ đã mong ước” - Tosquelles đã nói như vậy. Các bà mẹ này tỏ ra mất khả năng giải quyết trước sự phức tạp này mà chỉ có duy nhất sự phức tạp ấy cho phép giải phóng những nhiệt tình sống đang âm ỉ trong nó và giúp nó biết chấp nhận những trạng thái không được thỏa mãn bị áp đặt bởi thực tế. Không hiếm các trường hợp trong một gia đình có một đứa trẻ gặp phải hoàn cảnh không mấy thuận lợi và do hoàn cảnh dẫn tới bị rối loạn. Tất cả các bà mẹ đặc biệt là các bà mẹ quá trẻ vừa mới 16, 17 tuổi họ không có khả năng chịu đựng tâm trạng thiếu thoải mái nhưng không thể tách rời với các điều kiện của một người mẹ. Những người đàn ông không phải lúc nào cũng chiếm toàn bộ thời gian và sự chú ý của vợ mình. Đứa trẻ mới sinh ra độc chiếm toàn bộ thời gian và sự chú ý của người mẹ. Nó ngăn cản những tham vọng nghề nghiệp của người mẹ, các quan hệ với người chồng, ngăn cản những ham muốn trong “chuyện chăn gối”. Đứa trẻ xuất hiện còn như người phải gánh chịu trách nhiệm về sự thay đổi hình dạng của mẹ mình.
Không có gì đáng ngạc nhiên trong những điều kiện như thế này, sự bực dọc được che giấu đi sau sự ân cần trong vai trò người mẹ. Có thể đây là lý do trong một số trường hợp, giết trẻ em trở thành luật lệ ở những bộ lạc nguyên thủy, người mẹ chỉ tham gia với vai trò khách quan. Trong thời đại văn minh của chúng ta, ngày nay những đứa trẻ phải chịu sự ngược đãi vẫn còn và chỉ có các bác sĩ mới biết rõ. Các trường hợp trường hợp thường gặp nhất đó là người phụ nữ thường che giấu sự bực bội của mình. Điều này khó thú nhận trong một xã hội mà chức năng làm mẹ rất được ca ngợi. Đằng sau mặt nạ lãnh đạm, một lối giáo dục nghiêm khắc, khi không làm chủ được mình, các bà mẹ rất dễ nổi cáu này sẽ không giúp cho trẻ hoàn thiện việc học tập. Trạng thái không thích thú cũng như khả năng khó chịu đựng, tâm trạng không thỏa mãn tồn tại cố hữu trong cả quá trình giáo dục. Maud Mannoni đã chỉ ra rằng sự bực bội cáu giận của người mẹ có thể khiến cho một số trẻ em mắc vào tình trạng suy nhược như thế nào. Có vẻ như trẻ em học tập để thích ứng với những điều bắt buộc của thực tế tốt hơn là kỹ năng chịu đựng của người mẹ đối với những trạng thái không thỏa mãn trong vai trò làm mẹ.
Chứng hoang tưởng ở trẻ em
Một cách công bằng mà nói: nên nhấn mạnh một điều rằng những nhu cầu và mong muốn của trẻ nhiều khi là vô chừng mà người ta không thể đáp ứng ngay được trong một chốc một lát mặc dù người mẹ rất muốn sẵn sàng đáp ứng đi chăng nữa.
Sự can thiệp của các yếu tố này cho thấy, các bậc cha mẹ và các nhà giáo dục mặc dù có thiện ý đi chăng nữa cũng không kiểm soát hết tất cả các yếu tố quyết định tương lai của trẻ. Các bà mẹ thường để ý điều đó và rất ngạc nhiên rằng: bọn trẻ cùng lớn lên trong cùng một môi trường và cùng theo những nguyên tắc giáo dục giống nhau nhưng lại xử sự rất khác nhau. Cũng tương tự như vậy, trong cùng một gia đình, bé gái 2 tuổi thủ dâm rất mạnh và hét lên mỗi lần bị mẹ phát hiện và cấm bé tiếp tục, trong khi người anh trai sinh đôi lai luôn luôn tươi cười chấp nhận mà không hề tỏ ra phản đối lại tất cả những yêu cầu của mẹ.
Vì vậy, thái độ giáo dục của cha mẹ không phải là nguyên nhân hay nhất: một đứa trẻ quá nhạy cảm, sự thay đổi thất thường của nó là thước đo cường độ lo sợ của nó. Nó có thể hiểu rất tốt một điệu bộ hoặc một âm sắc của giọng nói (ngày nay người ta nhận ra tầm quan trọng của giọng nói trong quá trình giao tiếp ngay từ những ngày đầu tiên của cuộc đời).
Giáo dục cách nói và cơ thắt
Rất nhanh chóng, các giờ giấc bắt buộc về ăn uống và vệ sinh tạo ra cho trẻ một số khả năng chịu đựng sự chờ đợi và bắt buộc nó phải tính đến những yêu cầu của người chăm sóc nó. Một mối lo lắng nào đó len lỏi vào mối quan hệ hết sức tốt đẹp với người mẹ, nó chấp nhận trao đổi tình yêu của nó bằng cách kìm nén lại sự thích thú của mình ngay lập tức. Một ngày kia cậu bé không còn được bú mẹ nữa mà phải chấp nhận nguồn thức ăn từ bên ngoài, do đó dẫn đến cậu phải có một cố gắng nào đó để có thể chọn lựa được thức ăn mà cậu ưa thích, bé phải nhai và dùng các đồ dùng nhà bếp thìa hoặc dĩa.
Nó ngoan ngoãn chấp nhận mà không hề tỏ ra khó chịu, với điều kiện bà mẹ không ngăn cản nó thực hiện những hành vi mang tính bổ sung khi không còn được bú mẹ nữa: như mút các ngón tay và nắm tay là vật tượng trưng cho bầu vú mẹ.
Đôi khi để bảo vệ cơ thể, đứa trẻ phải học cách làm sạch các cơ thắt vì những lý do mà chính nó cũng không tìm ra. Bé thay đổi sự thích thú của mình bằng phun nước lên người, làm bẩn hoặc thay đổi cách thức của nó với tình yêu của mẹ.
Sự học tập để có trạng thái không thích thú và trạng thái không được thỏa mãn sẽ thúc đẩy quá trình phát triển. Để có được các khái niệm về thời gian và không gian đòi hỏi trẻ phải có gấp đôi các thử nghiệm về trạng thái không thích thú hay không được thỏa mãn. Đồng thời trẻ cũng phải tuân theo những nguyên tắc của sự thích thú. Trẻ cũng có thể đánh giá được độ dài thực của thời gian, nhưng chỉ thông qua khoảng cách khách quan từ khi người mẹ xuất hiện cho tới lần cho bú tới. Để có thể đạt được khái niệm về không gian, thì cần phải đưa cho trẻ một đồ vật mà trẻ rất yêu thích như đồ chơi hay quả bóng, sau đó làm biến mất khỏi tầm nhìn của trẻ. Tất cả nghệ thuật của nhà giáo dục là ở chỗ giúp đỡ bé tiến bộ, nhưng cũng để trẻ tự hoàn thiện những thử nghiệm, tạo trạng thái thích thú nhưng cũng không làm hại đến trẻ. Để trẻ có thể tự bảo vệ mình trước cảm giác tội lỗi, đó chính là những điều giáo dục bắt buộc và rất cần thiết.
Một đứa trẻ không chấp nhận chịu thôi bú cũng không học cách làm vệ sinh cơ thể, không chịu tập đi cũng không chấp nhận rời mẹ lấy nửa bước sẽ phải chịu những sa sút khủng khiếp so với các trẻ em khác.
Kết luận:
Mối quan hệ yêu thương giữa mẹ và con là kiểu mẫu gốc cho tất cả các mối quan hệ yêu thương khác về sau. Vì vậy, nó bao hàm một sự thử nghiệm trên khía cạnh tính dục từ phía người này và cả người kia nữa. Một mối quan hệ tình cảm vĩnh viễn có những cấp độ, trạng thái tác động tương thích. Nói một cách chính xác hơn, giữa những mong muốn vô độ và thực tế vẫn luôn có một khoảng cách, một sự chờ đợi, hạn chế sự thỏa mãn bản năng.
Trái ngược với loài vật, con người bị chế ngự bởi những mong muốn cho mình chứ không phải những nhu cầu. Điều này dẫn dắt chúng ta một cách hợp lý đến suy nghĩ rằng: tự do giới tính không chỉ phụ thuộc vào sự tăng lên của các áp lực kinh tế, và các yếu tố văn hóa xã hội hay do nền văn minh mang lại như Reich và Marcuse đã từng khẳng định. Một yếu tố gây cản trở về sinh học có thể có mặt trong tổ chức cơ thể và trong cả những mong muốn của chúng ta, kiềm chế sự phát triển không giới hạn về bề rộng của bản năng giới tính của chúng ta.
Freud đã ghi nhận trong cuốn “Sự đóng góp cho ngành tâm lý học về tình yêu” rằng: tất cả các yếu tố cầu thành của bản năng có thể được làm thỏa mãn và được đưa xen vào trong cách cư xử giới tính của người trưởng thành. Ví dụ như các xu hướng bạo tàn thường được kiểm soát và được lái theo những mục đích khác: thể thao, phẫu thuật hay sự chém cắt những mảng xương thịt trong các hàng bán thịt. Những điều kiện của loài người áp đặt những hạn chế này không phải là sự chuyển đổi xã hội, không phải bởi sự chuyển đổi quyền sở hữu hay sự chuyển đổi của phân chia lao động mà Marx đã từng quy trách nhiệm cho các yếu tố này như “một vài sự không trọn vẹn của cơ thể hay tâm hồn”, không phải là sự bãi bỏ các cuộc đấu tranh giai cấp, cũng không phải là sự tự do hoàn toàn về đời sống tình dục không biết thu gọn tính hai mặt sinh học cơ bản của mong muốn và những trở ngại. Chính con người cũng cần phải biến đổi trong bản chất của mình.
Nghệ thuật nuôi dạy trẻ
Chúng tôi tin rằng giáo dục là một nghệ thuật thực sự, không được quá độc đoán nhưng cũng không quá tự do. Nếu tồn tại những bậc cha mẹ mẫu mực thì họ phải cố gắng thu hút được mong muốn tiến bộ ở trẻ để ngăn cản trẻ không bị buông mình trong những cám dỗ thụt lùi vẫn tồn tại trong mỗi chúng ta. Tất cả những thử nghiệm mới được minh chứng bởi điều thích thú như thưởng thức một loài thực phẩm có vị rắn mà trẻ chưa hề biết đến, chưa hề được học, trẻ biết lăn vào khám phá căn phòng của mình, cùng chơi với các bạn ở trong vườn hay ở trường. Những hoạt động này phải được tồn tại trong trẻ như một phần thưởng chứ không phải như một sự thiếu thốn các đặc quyền trước đây của chúng. Chỉ có tình yêu và sự khuyến khích của cha mẹ mới làm cho trẻ chấp nhận cậu em trai hay bé em gái của mình. Và cha mẹ cũng thúc đẩy chúng phải chịu trách nhiệm về cậu em hay cô em kia, ngăn không cho trẻ lặp lại cách cư xử như lúc bé xíu (kêu la hay đái dầm) hoặc phân đôi phần tình cảm như: đứa trẻ này được yêu quý còn đứa kia bị gây thương tổn.
Với điều kiện này thì người giáo dục phải tránh hai điều sau:
- Phải hết sức chú ý để không ngăn chặn các biểu hiện của cuộc sống bản năng ở trẻ sơ sinh và trẻ chưa cai sữa, tránh bằng lý do giáo dục mà không nhìn thấy được sự khác nhau rất tinh tế giữa hai tuổi này.
- Cũng phải ý thức rằng giáo dục giới tính ở giai đoạn này có liên quan tới mối quan hệ của trẻ với môi trường xung quanh gia đình. Từ những tháng đầu tiên của cuộc đời, sự giáo dục làm nảy sinh những cảm xúc cảm giác và tất cả những thang âm của cảm giác.
Những quyền lực của người giáo dục
Nếu trạng thái không được thoải mái, những người giáo dục không thể tránh khỏi tính chất áp đặt hoặc mang các sắc thái tương tự. Các bậc cha mẹ sẽ phải:
- Học cách nhận biết những gì mà bọn trẻ có thể chịu đựng được như trạng thái không thoải mái. Với một số trẻ chưa cai sữa, quá nhạy cảm, chúng chịu đựng rất kém sự trì hoãn niềm thích thú của chúng. Ví dụ như giờ ăn bị chậm lại, hay người ta không đưa cho nó cái lúc lắc như đã hứa… Trẻ bị giày vò bởi nỗi cáu giận vô độ. Trong trường hợp này, cha mẹ sẽ theo dõi quan sát để không làm tăng trạng thái không thoải mái một cách vô ích ở trẻ. Cũng cần phải nói thêm rằng vai trò của họ không phải lúc nào cũng dễ dàng.
- Phải được trang bị các thông tin về “những thời điểm nhạy cảm” mà trong đó đứa trẻ biểu hiện dễ bị tổn thương và kém tiếp nhận với những điều bắt buộc về giáo dục. Ví dụ như khi trẻ bị tách khỏi mẹ thì sẽ không biểu hiện hậu quả gì nếu trẻ chưa đến 6 tháng tuổi nhưng từ tháng thứ 18 tới 2 tuổi, trẻ thường bộc lộ các triệu chúng lâm sàng từ mất ngủ tới kém ăn, thậm chí trong trạng thái tương tự với trạng thái trầm uất. Bắt buộc trẻ phải chịu đựng một sự học tập quá đáng thì cho dù là: vệ sinh cơ thể, đọc sách, những thông tin về giới tính cũng không hề phù hợp với sự hoàn thiện của trẻ, nó sẽ sớm bộc lộ những thất vọng. Bác sĩ nhi khoa và nhà tâm lý học ngày nay đã rất chú trọng để trẻ luyện tập và giúp trẻ kiểm soát được sự bài tiết các chất và nước tiểu, nhưng quá trình này không phải là được thiết lập quá sớm. Một thử nghiệm được tiến hành ở những cặp song sinh thực sự được chia làm 2 nhóm cho thấy: tính không hiệu quả của việc luyện tập này. Những trẻ một tuổi chưa cai sữa bắt buộc phải tuân theo chế độ vệ sinh nghiêm ngặt, nhóm 1 không hoàn toàn kiểm soát được như những đứa trẻ sinh đôi trong nhóm thứ 2 bắt đầu học điều đó từ 2 tuổi.
Ngay cả khi đứa trẻ chấp nhận quy phục sự nghiêm khắc của bà mẹ quá lo xa thì trong tương lai trẻ lại có trách nhiệm chuyển đổi sự thành công bề nổi ở thời điểm này thành thất bại trong tương lai. Nên đợi cho trẻ lớn đến 2 hoặc 2 tuổi rưỡi, lúc này mới là thời điểm trẻ làm chủ được các cơ ở đường tiết niệu bàng quang và các cơ thắt. Tuy nhiên, sự làm chủ này cũng có thể thay đổi từ đứa trẻ này đến đứa trẻ kia. Đến thời điểm đó, việc học tập, giữ gìn vệ sinh cho cơ thể biểu hiện một cách thoải mái hơn để cho các bậc cha mẹ không phải lo lắng thái quá cho những thất bại của trẻ và khuyến khích trẻ bằng một nụ cười, một cử chỉ ủng hộ. Nếu trẻ từ chối quá trình vệ sinh này thì đó không phải là sự thụt lùi mà trẻ chấp nhận lùi một bước và ngay trong lúc này nó vẫn tiếp tục những thử nghiệm về bài tiết các chất và nước tiểu.
Tất cả quá trình hoàn thiện của trẻ kéo dài trong những giai đoạn dạy dỗ của chúng ta và nó phải tuân thủ một số dao động là hoàn toàn bình thường. Trong bất cứ trường hợp nào không nên áp đặt cho trẻ giáo dục bắt buộc mà nên cho trẻ đưa ra ý kiến.
Tình yêu bền vững của mẹ và cha chính là những đồng tiền duy nhất để đánh đổi với tất cả những gì mất mát mà trẻ cảm nhận được. Quả là như vậy, vào thời điểm trước khi biết nói thì trẻ cũng như loài vật phải chịu phục tùng sự huấn luyện về phản xạ có điều kiện. Trẻ kết hợp một trong số kinh nghiệm của mình với trạng thái tình cảm được phân biệt một chút. Nó rút ngắn lại thành sự thích thú hay không thích thú, nỗi cáu giận, sợ hãi. Các bậc cha mẹ phải quan sát sao cho không có bất cứ điều gì bắt buộc về giáo dục nào được kết hợp với cảm giác sợ hãi, giận dữ hay tội lỗi.
Một sự trừng phạt, một thái độ đối nghịch hay dồn nén không được phân biệt rõ bởi sắc thái thì có thể có nguy cơ đi ngược lại với mục tiêu giáo dục chúng ta đang tìm kiếm. Có rất nhiều trẻ em là nạn nhân của hiện tượng này. Vào tuổi đến trường chúng bộc lộ việc không kìm chế được các chất và nước tiểu mà các bác sĩ gọi đó là ỉa đùn, đái dầm.