Ghi chú đến thành viên
Ðề tài đã khoá
 
Ðiều Chỉnh
  #16  
Old 15-07-2008, 08:39 AM
haitc's Avatar
haitc haitc is offline
Tiếp Nhập Ma Đạo
 
Tham gia: May 2008
Bài gởi: 548
Thời gian online: 1 ngày 15 giờ 54 phút
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 191 Times in 137 Posts
Chương 15
Một con người kỳ dị


Thật lâu, cô gái gióc bính lau nước mắt giọng nàng thấp xuống:
- Đã đành đại sư ca khó gặp cảnh ngộ như em nhưng… ngũ sư thư đã biết anh giết lục sư thư.
Gã thanh niên áo trắng lắc đầu:
- Anh biết ngũ sư muội nhiều hơn em, anh đã làm thoa? mãn sự đòi hỏi của nàng và nếu anh đừng làm gì cho nàng tức giận thì nàng không bao giờ đầu cáo anh đâu.
Cô gái lại trào nước mắt:
- Em nghe cách nói của anh, em có cảm giác như anh sẽ mãi mãi ở trong Bạch Liên Giáo này.
Vành môi của gã thanh niên nhếch lên, nụ cười của hắn trông thật tha thiết:
- Anh và ngũ sư thư của em hình như đã có… nợ trần nhiều kiếp, nếu không phải nàng thiếu anh thì chắc là anh cũng đã thiếu nàng, nàng còn ở tại Bạch Liên Giáo ngày nào thì ngày đó, anh cũng còn ở lại. Tuy anh rất hiểu như thế là không xứng đáng thế nhưng anh không hiểu tại sao anh lại không thể xa nàng, mặc dầu mỗi khi thấy nàng là lòng ghen tức căm hờn của anh nổi lên như lửa đốt.
Cô gái gióc bính nhăn mặt:
- Đại sư ca, tại làm sao vậy anh?
Gã thanh niên áo trắng lắc đầu cười chua xót:
- Nếu anh biết tại sao, bát sư muội thì có lẽ sẽ không thành vấn đề gì cả.
Cô gái gióc bính nhích lên một bước, sự lo sợ của nàng hiện tràn lên mặt:
- Đại sư ca, nếu tâm tình của anh cứ như thế mà kéo dài thì em sợ, có một ngày nào đó tự nó sẽ hại anh.
Gã thanh niên áo trắng gật đầu:
- Anh biết, Bbát sư muội, anh biết rất rõ ràng anh đã làm một chuyện ngu xuẩn, anh như một con tằm, nếu không nhả hết được đường tơ chót… Hắn cười thê thảm và ngưng ngang câu nói.
Cô gái gióc bính ngẩng mặt lên, nàng cũng cười mà gã thanh niên lại thấy miệng nàng đang khóc, nàng nói qua hơi thở:
- Đại sư ca, em nhớ một bài thơ, không nhớ của ai nhưng em nhớ rõ nội dung:
“ gặp đã khó lìa nhau càng thêm khó, gió đông buồn hoa thắm cũng buồn rơi, máu chưa cạn ruột tầm chưa đứt đoạn, nến sắp thành tro giọt thảm mới đọng khô”…. Anh thấy bây giờ nước mắt em đã khô chưa anh?
Nụ cười đau khổ nát biến trên mặt của gã thanh niên, hắn nhìn nàng chắc lưỡi:
- Bát sư muội, em đọc ở đâu và nhớ làm chi bài thơ đó vậy?
Cô gái gióc bính lắc đầu:
- Em cũng không nhớ lã đọc thấy ở đâu, em nhớ cũng không có ý học cho thuộc, nhưng không hiểu tại sao bài đó cứ đọng mãi trong óc em.
Gã thanh niên lại chắc lưỡi nhìn nàng:
- Khổ cho em tôi biết bao nhiêu.
Cô gái gióc bính ngẩng mắt nhìn sâu vào mắt hắn:
- Thơ buồn quá phải không anh ?
Aùnh mắt của gã thanh niên lại ngời lên, hình như sự cương nghị cố hữu đã trở về với hắn, hắn nói, giọng ráo hoanh:
- Bát sư muội, nhân lúc Lão Thần Tiên đang bận, nhân lúc ông ta không nghĩ đến việc khác, em hãy đi đi chứ nếu chờ tới giờ ông ta dâng điện thì lúc đó có muốn đi không còn kịp nữa. Em có vật dụng cần thu nhặt hay không?
Cô gái gióc bính lắc đầu:
- Khi đến đây, em chỉ mình không, khi đi em cũng không có gì để mang theo, đồ của Bạch Liên Giáo em quyết không hề đụng.
Nàng cởi phăng chiếc áo đang mặc trong mình:
- Cả chiếc áo này cũng thế, em cũng quyết không nhìn thấy nó.
Bên trong, nàng còn một chiếc áo trắng nữa nhưng chiếc áo này của nàng, không có thêu đoá hoa sen.
Gã thanh niên áo trắng sửng sốt:
- Bát sư muội đã chuẩn bị để đi bao giờ thế?
Cô gái gióc bính lắc đầu:
- Không phải mới chuẩn bị để đi, nhưng từ lâu em vẫn như thế, đến bao giờ cần em chỉ cởi chiếc áo ngoài thì em không còn là người của Bạch Liên Giáo nữa.
Gã thanh niên áo trắng đưa tay đón lấy cái áo hắn mỉm cười:
- Bát sư muội, bây giờ em hoàn toàn thanh khiết, em không còn đoá sen trên ngực áo, nhưng lòng em còn trong sạch hơn đoá hoa sen. Đi, anh đưa em ra khỏi vòng chùa này.
Cô gái gióc bính lắc đầu:
- Không, em không muốn có thể xảy ra điều gì cho đại sư ca, tuy không theo Bạch Liên Giáo nữa nhưng ngón nghề của họ, em vẫn còn đây, em sẽ dùng nó đến lúc nào thấy không cần nữa thì thôi.
Gã thanh niên áo trắng nhìn nàng bằng tia mắt như vĩnh biệt:
- Triệu Nghệ Thường!
Cô gái gióc bính bật tuôn hai dòng nước mắt.
- Anh, Long Tại thiên. Anh vẫn còn nhớ tên em sao ? Từ ngày gia nhập Bạch Liên Giáo đến bây giờ, anh là người thứ nhất gọi tên em.
Nàng nghẹn ngào ngưng một giây rồi lấy khăn lau nước mắt:
- Lâu lắm rồi, em muốn gọi tên anh, em muốn gọi tên anh bằng tiếng nói của lòng em, nhưng giáo luật không cho phép và chính em cũng chưa dám, vì em chưa biết em có thể tự xưng với anh là Nghệ Thường và gọi anh hai tiếng Tại Thiên được hay không ? Bây giờ em biết chắc là em có thể gọi được rồi…. Nhưng khốn khổ cho đời em, khi gọi được rồi thì lại phải lìa anh không biết đến bao giờ mới gặp… Rồi như không dằn được nữa, nàng sà vào lòng gã thanh niên áo trắng, gục mặt vào ngực hắn… Gã thanh niên áo trắng vuốt nhẹ tay lên tóc nàng, giọng hắn như xé lòng:
- Nghệ Thường, anh và em bây giờ tứ cố vô thân, anh cầu nguyện trên đường tìm phương lánh nạn, em sẽ gặp được người bạn tốt, còn anh ngày nào hơi thở anh còn, anh vẫn được an ủi rằng nơi phương trời nào đó, anh còn có một đứa em như máu thịt là… Nghệ Thường!
Triệu Nghệ Thường dụi mắt vào ngực áo gã thanh niên cho khô nước mắt, nàng ngẩng mặt lên quả quyết:
- Anh, Long Tại thiên, em sẽ tìm lại anh, xin anh hãy bảo trọng, xin anh hãy vì em đừng để em lạc lõng một mình. Bây giờ, em đi … em đi… Nàng giật cho hai bím tóc bung xoã xuống phủ mặt và ngón tay út phun ra một làn bụi màu… Một bựng khói đen toa? ra, thân ảnh nàng mờ vào trong ấy và mất hẳn.
Bên tai Gã thanh niên còn nghe văng vẳng:
- Long Tại Thiên, em sẽ tìm lại anh… Nàng đã học được chút “tà pháp” của Bạch Liên Giáo, bây giờ nàng dùng nó để thoát qua tám cửa canh phòng của Bạch Liên Giáo.
Trời đã vào thu.
Ngày của mùa thu thật êm đềm, nhưng cây cối phần xơ xác. Những tàng cây màu xanh đã đầy những chiếc lá càng khô hẳn và rụng đó đây như tô thêm cho bức họa nhơn nhởn đậm màu sầu khổ.
Càng làm cho lữ khách hàng hoàng hơn nữa là giữa rừng hoang vắng trong buổi hoàng hôn.
Ngày mới vào thu chưa hẳn là đã dịu hẳn cơn nắùng hạ, thế nhưng chiếc áo trắng của nàng khiến cho ngừơi nhìn vào có cảm tưởng như hơi lạnh đã phảng phất đâu đây… Không phải vì thời tiết chuyển mình mà chính tại vì vóc thân nàng quá mảnh mai, màu da nàng quá trắng, đôi mắt nàng thật ngây thơ….
Ngọn tóc mai chảy dài và hơi cong lại, khiến cho khuôn mặt trái xoan của nàng càng thêm thon nhỏ, đôi mắt long lanh trông đen y như hai hột nhãn, ngây thơ mà trong sáng lạ lùng.
Vóc người mảnh khảnh trên lộ trình hoang vắng ngàn cây, nắng chiều thoi thóp từ góc trời tây, kéo dài cái bóng của nàng như muốn đưa đời lênh đênh đến tận chiều sâu thăm thẳm.
Triệu Nghê Thường đứng tần ngần trên đồi thoai thoải, tay nàng mân mê chiếc lá vẫn không biết nàng đang nghĩ những gì… Thình lình, nàng chợt nghe thấy chốn hoang vắng này có người.
Bao nhiêu năm sống âm thầm giữa đám người ồn ào của Bạch Liên Giáo, bao nhiêu năm sống phập phồng giữa đám người lúc nào cũng soi mói, rình rập chực ăn tươi nuốt sống lấy nàng, Triệu Nghê Thường bỗng có một thứ trực giác phát sinh từ trong bản năng tự vệ, lúc nào nàng cũng có thể “cảm nghe” được khi có người ở phía sau lưng.
Nàng băng vào cụm rừng phong thật lẹ, như một chú thỏ nhỏ đánh hơi thấy chó săn, nàng ẩn mình vào bụi rậm và ngóng ra ngoài.
Từ trong một con đường nhỏ ăn thông xuyên thủng rừng sâu, một gã thiếu niên trờ tới.
Hắn là một con người tầm vóc trung bình, hắn vận trong mình một bộ quần áo vãi thô màu đen hơi bạc vì năm tháng, nhưng cho dầu dậm trường cát bụi, nhìn vào người ta không thấy cái xơ xác, không thấy dấu vết của những kẻ chuyên sống trong bóng tối của núi rừng.
Chiếc áo đen bạc màu của hắn hình như luôn tinh khiết, thứ tinh khiết thiện lương của người dân lam lũ.
Nếu gặp hắn, cũng trong bộ vận đó giữa thôn trang, giữa ruộng lúa hoa màu, không một ai lấy làm lạ vì hắn đúng phong cách của một lực điền chất phác.
Nhưng ở đây là giữa rừng hoang, mảnh đất dành cho lục lâm cường đạo, hoặc giang hồ hiệp khách.
Hắn không có dáng dấp của một trong hai dạng đó, mặc dầu hắn rất khôi ngô.
Với đôi mắt to, và cặp mày hơi xếch, với chiếc cằm hơi rộng tạo cho khổ mặt hơi vuông với sống mũi thật thẳng trên vành môi mím chặt, người ta nhận ra ngay hắn là một thiếu niên quả cảm, trong lòng hắn chắc chắn chứa nhiều cương nghị.
Nhưng hắn vẫn không phải khách giang hồ, vì mắt hắn thật sáng song không có cái mà người ta gọi là lịch lãm, hắn nhứt định cũng không phải lục lâm cường đạo, vì dáng cách hắn nhanh nhẹn nhưng không dáo dác.
Hắn bước đi, thân hình hắn thật thẳng, mắt hắn nhìn nngay về hướng trước, cái nhìn của hắn làm cho người ta có cảm giác như dầu cho trái núi sau lưng hắn có sập xuống, hắn cũng không buồn nghiêng mặt.
Tay hắn ôm một cái hộp cây màu đen, không phải do nước sơn mà hình như đó là thứ gỗ mun lâu ngày nổi bóng ngời ngời.
Hộp cây nho nhỏ dài dài, không giống thứ rương quần áo, cũng không giống thứ tráp đựng bạc vàng, một cái hộp có phần đặc biệt.
Dáng đi hắn nhẹ nhàng, nhưng bước chân chắc nịch, chứng tỏ con người của hắn có nhiều thể lực và chỉ mới thấy từ trên khúc quẹo xa xa là hắn đã có ngay nơi triển dốc, hắn không phi thân, nhưng bộ pháp khá nhanh.
Thình lình, hắn vụt dừng ngay lại, không thấy tư thế chuẩn bị, nhưng hắn đứng lại rất gọn gàng, như tình cờ nhận ra nơi cần phải đến trong khi trớn đi thật nhanh, thế mà thân hình hắn vẫn thắng như đang đi, không thấy có vẻ gì gọi là lỡ trớn kềm.
Hắn đưa mắt nhìn qua một lượt và thì thầm:
- Nơi đây.
Hắn bước chệch vào vệ đường, hắn ngồi lên một phiến đá.
Thân hắn thật thẳng và chiếc hộp đen đặt ngang vế hắn.
Hắn ngồi trong dáng cách thong dong, nhưng chắc chắn hắn không biết hắn ngồi ngay chỗ đó là hắn đã làm khổ một người:
Triệu Nghê Thường.
Nàng đang núp trong bụi cây ngay chỗ hắn ngồi, nếu hắn ngồi hoài nơi ấy thì nàng cũng ngồi cho có bạn.
Không muốn “thù tiếp” hắn cũng không được vì nàng đã tránh mặt thì chẳng lẽ lại vụt đứng lên ?
Từ trong rừng bỗng chạy ào ra một người con gái, hắn sẽ nghĩ gì ? Hắn sẽ cho nàng là hạng người nào ?
Không quen với hắn càng không thể cho hắn hiểu lầm.
Nhưng muốn giải thích cũng không đủ lý do chính đáng.
Mà cái gã thiếu niên này cũng lạ lùng. Đi thì đi cho ngon trớn, tại sao bỗng dừng lại ?
Đã dừng lại vốn là chuyện “lảng nhách” rồi vậy mà còn ngồi xuống nữa, có phải con người kỳ dị hơn hay không ?
Triệu Nghê Thường vừa nghĩ vừa lo và trong khi lo nghĩ bằng óc thì mắt nàng cũng chẳng ở không, nàng quan sát hắn.
Nàng chỉ thấy phía sau lưng hắn chỉ thấy đôi vai thật rộng, cổ lưng thật nhỏ, chỉ bằng vào hình dáng đó thôi, người của hắn đủ toát ra một sức mạnh phi thường.
Triệu Nghê Thường không thể giải nghĩa cái phi thường đó, vì không phải nhìn bên sau hắn mà nàng chỉ thấy con người có một sức mạnh phi thường không thôi, nàng còn nhận ra bằng trực giác, mà thường những cái gì nhận bằng trực giác thì rất khó mà giải thích.
Nàng chỉ có thể nhận rằng con người đó rất khó kiếm, rất ít thấy.
Và cũng bằng trực giác, nàng nhận ra bằng bất cứ ai gần con người ấy thì sẽ có được một sự an toàn gần như tuyệt đối.
Con người hắn toát ra một khí lực phi thường, cách ngồi của hắn y như cả một trái núi đè lên cũng không làm sụp đổ.
Nhưng sức mạnh không, cũng không thể nói lên sự an toàn, bởi vì sức mạnh như trâu, như voi cũng không thể gởi sự an toàn theo chúng.
Sức lực phải kèm theo nghị lực.
Làm sao có thể nhìn ra nghị lực của hắn?
Cái đó nàng nhìn bằng… trực giác.
Ngoài ra, cái mà nàng không cần đến trực giác là con người có dáng “lực điền” của hắn, nàng biết chắc con người đó thuần lương chất phát, mà con người thuần lương chất phác là có thể đưa vào họ một cách an toàn nhận xét đó, nàng đoán quyết không lầm, cũng không phải hoàn toàn không nhờ vào trực giác nhưng nhìn người đối diện, ai cũng có thể nhận ra điều đó.
Giá như nàng có được một người bạn như thế.
Má nàng vụt hơi bừng nóng… Tại làm sao vậy ?
Việc này thì nàng phải chịu, trực giác của nàng không thể nhận ngược lại lòng nàng.
Tại làm sao thế ? Hắn và nàng chưa hề quen biết, nếu hắn mà “cảm giác” được ý nghĩ của nàng, hắn sẽ khinh dễ nàng chăng ?
Nhưng hắn nhứt định không phải là hạng người như thế, “trực giác” bảo nàng hắn không phải là hạng người như thế.
Triệu Nghê Thường cứ nghĩ lan man, không biết bao giờ bỗng nàng thấy thêm hai người nữa từ dốc núi đi lên.
Họ là hai ngừơi mặc áo vàng.
Cả hai ngừơi đều vào khoảng trên dưới bốn mươi, họ có vẻ hung ác, điều này không cần đến “trực giác” vì vẻ mặt dáng dấp của họ đã công khai tố cáo.
Hai ngừơi đều có xách trong tay mấy túi da, túi nhỏ và dài.
Triệu Nghê Thường chút nữa đã bật cười, nàng cảm thấy giá như nàng làm nghề xem tướng thì chắc có lẽ… ăn tiền. Không hiểu tại sao vừa thấy họ là nàng biết ngay đó là phường bất lương vô loại.
Bốn con mắt của họ thấy trước nhứt là gã thiếu niên, khi họ đi gần tới.
Họ dừng lại và hơi ngạc nhiên.
Họ đi thẳng tới trước, đi ngang qua mặt gã thiếu niên, và cùng ngồi xuống phiến đá dựa chân núi cách gã thiếu niên chừng ba trượng.
Triệu Nghê Thường bắt đầu kinh ngạc.
Chuyện gì vậy ? Tại sao họ lại cùng “ngẫu nhiên” ngồi nghỉ tại chỗ này ?
Cứ theo tình hình nhận xét thì ngừơi tới trước có thể đợi hai kẻ đến sau.
Mà hai kẻ đến sau hình như cũng nhắm vào người đến trước.
Nghĩa là họ có…dính líu với nhau.
Chỉ có điều hơi khó hiểu là không hiểu tại sao “hai phe” lại không nói với nhau một lời nào, họ làm như giữa hai phe… lạ hoắc.
Nhưng nhìn cho kỹ nhứt định “hai phe” là địch chớ không thể nào là bạn được….
Triệu Nghê Thường vừa nghĩ đến đó thì hai gã đến sau vùng đứng lên một lượt.
Trong khoảng khắc, Triệu Nghê Thường lập tức thay đổi ý nghĩ:
“ hai gã đến sau này không phải nhắm vào gã đến trước và gã đến trước cũng không nhắm đến hai kẻ đến sau.
Họ chỉ tình cờ “vui chân” ngồi nghỉ thế thôi.
Nhưng, “sự thay đổi ý nghĩ của nàng” bị tan ngay, vì hai kẻ đến sau cùng đi lại chỗ ngừơi đến trước.
Triệu Nghê Thường thắt ruột.
Chắc chắn là sẽ “có chuyện” xảy ra.
Hai tên áo vàng đến trước mặt gã thiếu niên áo đen là rẻ hai ra, họ không đối diện mà lại… tạo thế gọng kềm.
Tên áo vàng đứng bên trái lên tiếng trước.
Triệu Nghê Thường núp sau lưng gã thiếu niên cách chừng mười trượng, nên nàng nghe rất rõ ràng. Nàng nghe tên áo vàng nói:
- Các hạ có phải từ Cam Túc đến hay không?
Triệu Nghê Thường cau mặt nàng nghĩ:
Cam Túc là tỉnh giáp ranh đây, ở Cam Túc đến thì đâu có gì phải hỏi?”.
Nàng có đủ thì giờ để nghĩ như thế vì gã thiếu niên áo đen không trả lời.
Tên áo vàng vừa hỏi nhướng mắt:
- Sao ? Không nghe à ? Ta hỏi ngươi đó.
Gã thiếu niên áo đen ngồi giống như tượng gỗ, không thấy hắn nhúc nhích mà cũng không nghe hắn trả lời.
Tên áo vàng bên phải “à” một tiếng hơi khó chịu:
- Theo suốt cả ngày, không ngờ lại gặp một tên vừa điếc vừa câm.
Tên áo vàng bên trái cười gằn:
- Không sao, vì hắn không điếc mà cũng không câm, không nhớ hắn đã nói chuyện với người ta tại “Đại Tát Quan” đó hay sao?
Tên áo vàng bên phải gật gật:
- Đúng rồi, may không quên… như vậy thì bây giờ hắn giả đò. Được, được, ta có thuốc trị thứ bên giả đò hay lắm.
Cái túi da nho nhỏ dài dài của tên áo vàng cùng theo một lượt với câu nói của hắn bay ngay vào giữa ngực của gã thiếu niên.
Triệu Nghê Thường thót ruột.
Đúng như nàng đã đoán bọn áo vàng quả là những kẻ bất lương. Không phải bất cứ ai đánh người cũng đầu gọi là bất lương, nhưng đánh theo lối hành hung vô lý này thì không làm sao bảo họ là lương thiện được.
Nàng không kịp suy nghĩ thêm vì ngay lúc ấy trước mặt gã thiếu niên thoáng lên màu tía, nếu bình thường nàng sẽ gọi một cách văn vẽ là ánh “Tử Quang” nhưng bây giờ thì nàng có thể hình dung kịp đó là ánh sáng màu tía thôi, vì vừa “cảm nhận” ra thì ánh sáng đó là đã tắt mất, tiếp liền theo là một vùng bụi đỏ không, một vừng nước đỏ:
máu.
Không phải vòi máu mà là một bựng máu vãi ra, rồi sau đó Triệu Nghê Thường nhận ra gã áo vàng có một sự đổi thay:
cánh tay cầm túi da của hắn không còn nữa, chỗ đó, bây giờ máu xối xuống thân mình.
Aùo hắn bây giờ biến hai màu, bên vàng bên đỏ.
Màu vàng hơi lợt, màu đỏ thật tươi, vì còn đang ướt đẫm.
Chuyện xảy ra thật nhanh và sự quan sát của Triệu Nghê Thường cũng thật nhanh, vì những “màu sắc” vừa nhoáng lên thì có tiếng rú thất thanh, tiếng rú phát ra từ cửa miệng của gã áo vàng.
Tiếng rú phát ra và dứt một lượt với ánh sáng màu tía và bây giờ, mọi sự đều minh bạch:
cánh tay của tên áo vàng bị gã thiếu niên áo đen chặt đứt.
Rõ ràng là như vậy, nhưng nếu đến quan nha mà Triệu Nghê Thường là nhân chứng thì nàng có mấy việc bị quan khiển trách:
nàng không thấy gã thiếu niên cử động, nàng không biết ánh “tử quang” phát ra đó là vật gì?
Và có một chuyện mà nàng muốn không tin là gã thiếu niên xem “lực điền chất phác” như thế ấy, sao lại có thể “hạ độc thủ” như thế ấy ?
Nên nhớ, ý nghĩ “độc thủ” của Triệu Nghê Thường không có nghĩa là “ác độc”, hai tiếng “độc thủ” mà nàng nghĩ về gã thiếu niên là “ngón độc”, thế độc.
Ngay lúc đó, lúc mà tên áo vàng bên phải bị “rụng” tay một cách thình lình thì tên áo vàng bên trái cũng thụt lui, hắn chưa bị “ra máu ” nhưng mặt hắn đã tái trước.
Mắt hắn lom lom về phía gã thiếu niên, cái túi da hắn xách từ từ rơi xuống đất, còn lại trong tay hắn là một thanh đao, ánh thép loáng ngời.
“Cái túi da đó là cái vỏ đao”. Triệu Nghê Thường biết thêm một chuyện.
Đao không đeo mà lại “xách” chứng tỏ đao nặng lắm.
Aùnh thép loáng ngời như thế chứng tỏ thanh đao rất quý.
Cái túi da tụt ra là mũi đao đã cất lên, tên áo vàng chỉ thẳng mũi dao vào mặt gã thiếu niên áo đen.
Mũi đao của hắn thật thẳng thật vững, chứng tỏ mặc dầu hắn tái đi nhưng tay hắn không rung, hắn tái mặt vì kinh hoàng trước sự việc mà hắn không ngờ nhưng cũng chính vì kinh hoàng cho nên hắn phải vận toàn lực để đánh dồn sinh tử và cũng chính vì vận toàn lực để quyết liệu sống chết cho nên tay hắn không rung.
Ngọn đao đã chuẩn bị phóng vào giữa ngực nhưng gã thanh niên áo đen vẫn ngồi bất động.
Tên áo vàng cũng hơi do dự, chưa vội ra tay.
Mấy giây sau, tên áo vàng đổ mồ hôi, mồ hôi từ trên trán hắn rơi xuống có đầy như chuỗi bằng hột đậu.
Hắn vẫn giữ thế ổn định nếu không động đậy, hắn không thèm đưa tay ra gạt mồ hôi.
Và mấy giây sau nữa là mũi đao của hắn rơi rụng.
Mới đầu chỉ hơi may máy, nếu không tinh ý không thấy được nhưng sau đó thì quả đã run run, lần lần tới chỗ dữ dằn, run kinh khủng, run gần như tay hắn không còn có thể nắm chặt được cán đao.
Thình lình thanh đao được buông xuôi xuống và hắn quay đầu bỏ chạy.
Hắn còn giữ vững thế đứng thì không có gì, nhưng khi hắn quay đầu bỏ chạy thì từ trong chỗ núp Triệu Nghê Thường thấy trước mặt gã thiếu niên áo đen ánh “tử quang” lại bựng lên, cũng là thứ ánh sáng màu tím như lúc nãy.
Và cũng như lúc nãy, một bựng đỏ lại vãi ra, cùng một lúc với tiếng rú thất thanh và ánh “tử quang” tắt ngấm.
Một đường máu chạy dài từ giữa lưng gần cần cổ của tên áo vàng kéo thẳng xuống tới lưng của hắn hắn vẫn mang đường máu đó mà chạy, nhưng dáng chạy có khác hơn lúc đầu, thân trên của hắn nhủi về phía trước, càng phút càng thấp và cuối cùng là hắn ngã sấp bẹp luôn.
Chỉ trong vòng thoáng mắt, gã thiếu niên đã giết hai người, thế nhưng hắn vẫn ngồi bất động.
Triệu Nghê Thường như cảm thấy nghẹt hơi, hắn giết hai người trong nháy mắt thế mà hắn không biểu lộ một nét gì.
Những kẻ giết người mà giận dữ, gầm thét quát tháo, dầu cho có dáng cách hung tợn như thú dữ, cũng vẫn còn “dễ chịu” hơn những kẻ giết người mặt lạnh băng băng.
Trái tim của Triệu Nghê Thường thiếu chút nữa đã nhảy vọt ra ngoài.
Tên áo vàng đội nón thấy nàng thì còn có thể giải thích, vì khi hắn đến là lúc gã áo đen vừa giết xong hai tên trước, lúc nàng đang “bực tức” vì chuyện giết người… quá nhanh bằng thủ pháp quá độc của gã áo đen, có thể vì thế mà náng sơ suất và vì tên áo vàng đội nón từ trong ven rừng phóng ra nên hắn thấy nàng.
Thế nhưng gã áo đen?
Quả là một chuyện lạ lùng…
Tài sản của haitc

  #17  
Old 15-07-2008, 08:42 AM
haitc's Avatar
haitc haitc is offline
Tiếp Nhập Ma Đạo
 
Tham gia: May 2008
Bài gởi: 548
Thời gian online: 1 ngày 15 giờ 54 phút
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 191 Times in 137 Posts
Chương 16

Sắc đẹp làm nhũn lòng người


Thật là một chuyện ngoài sức tưởng tượng của Triệu Nghê Thường.
Làm sao hắn lại biết nàng núp trong rừng?
Nàng không tin nhưng vẫn phải tin, vì hắn đã nói rất rõ ràng.
Tên áo vàng nói:
- Nàng là một cô gái đẹp, nàng đã chẳng can hệ gì đến ngươi thì nàng thuộc về ta.
Nếu không kịp thời đưa tay bụm miệng thì có lẽ Triệu Nghê Thường đã kêu lên thảng thốt.
Đôi mắt của tên áo vàng quả thật là sắc bén chẳng những hắn thấy nàng núp trong bụi rậm mà còn biết nàng là gái, hơn nữa, là một cô gái đẹp… Gã thiếu niên nói:
- Đó là chuyện của ngươi, không cần phải nói với ta.
Triệu Nghê Thường tức giận vô cùng.
Nàng thấy cái tức giận của nàng có lý, hắn không kể đến chuyện mà tên áo vàng vừa nói, hắn mặc kệ kẻ hung ác hiếp bức một cô gái yếu đuối, con người như thế tại sao hồi nãy nàng lại có cảm giác an toàn khi gần hắn ?
Aán tượng tốt của nàng gần như mất hẳn đối với gã thiếu niên.
Tên áo vàng cười hì hì:
- Đã thế thì không nên mất thì giờ… Tay trái của hắn chầm chậm từ trong cái túi đã rút ra thanh kiếm.
Bao nhiêu năm sống trong Bạch Liên Giáo, Triệu Nghê Thường đã từng thấy không biết bao nhiêu kiếm tốt, nhưng chưa từng thấy thanh kiếm như thế bao giờ.
Thanh kiếm thật nhỏ bề ngang, thật mỏng bề bẹp, nhưng nhìn qua cách cầm của tên áo vàng, ai cũng nhận ra thanh kiếm rất nặng và nhứt là nước thép của nó, nước thép xanh rờn.
Tên áo vàng nhứt định đã dùng thanh kiếm đó giết rất nhiều người rồi.
Thanh kiếm vừa ra khỏi vỏ, sát khí đã bừng lên.
Bản thân của tên áo vàng vốn đã đằng đằng sát khí, nhưng khi thanh kiếm đã được ra ngoài thì sát khí của hắn giảm ngay không phải bản thân của hắn giảm mà là do sát khí của thanh kiếm lấn đi.
Tên áo vàng nói:
- Hãy tuốt binh khí của ngươi ra.
Gã thiếu niên áo đen thản nhiên:
- Hãy còn chưa đúùng lúc, ngươi cứ làm theo ý muốn của ngươi đi.
Tên áo vàng cười gằn:
- Khá lắm, ngươi ngạo mạn, cái ngạo mạn ta chưa từng thấy trước mặt ta… Hắn nhích lên một bước, thnah kiếm từ tay trái của hắn đưa lên… Hắn đưa thanh kiếm về gã thiếu niên áo đen thật chậm và xem như không có gì phải dùng đến sức, nhưng bằng sự hiểu biết trong bao nhiêu năm sinh hoạt ở Bạch Liên Giáo, Triệu Nghê Thường cảm thấy ngay thanh kiếm có một sức mạnh ập xuống như một hòn núi.
Gã thiếu niên áo đen vẫn y không động, nhưng khi thanh kiếm của tên áo vàng vừa tới bên hắn thì trước mắt hắn hừng ánh sáng màu tím hừng lên.
Một tiếng khua chát chúa, tên áo vàng lắc lư thân mình, gã thiếu niên áo đen cũng có hơi lay động.
Bây giờ thì Triệu Nghê Thường thấy thanh đao.
Thanh đao trong tay của gã thiếu niên áo đen.
Có lẽ thanh đao được rút ra từ trong cái hộp gỗ màu đen mà nàng thấy hắn ôm khư khư từ trước đến giờ.
Thanh đao hình dáng không có gì khác chỉ có điều nó không “sáng hoắc”, nó không có “ánh thép ngời xanh” như những thanh đao quý thường thấy, từ chuôi đến mũi toàn một màu đen, không, nói màu đen không đúng, nó chính là màu tía, nhưng vì là màu tía quá sậm cho nên nhìn qua tưởng màu đen.
Bây giờ thì Triệu Nghê Thường đã hiểu rằng “tử quang” ánh áng màu tía mà đã thấy lượt bừng lên trước mặt gã thiếu niên. Hai lần trước có hai thây người ngã xuống và thanh đao từ khi rút ra đến khi cho vào trong chiếc hộp quá nhanh, nhanh đến mức người chết vì nó không kịp nhìn thấy mà chính người đứng ngoài cũng không thấy được.
Lần này, thanh đao không tra vào hộp nữa, có lẽ vì đối phương mới lắc lư chớ chưa ngã xuống.
Tên áo vàng gật gù:
- Thảo nào mà hai tên này bị chết quả dễ dàng, hay lắm, ngón nghề của ngươi đã khá mà đao pháp lại quá nhanh. Được, tiếp thêm ta mấy kiếm… Thanh kiếm trong tay tên áo vàng nhoáng lên đánh luôn ba kiếm, nói ba kiếm là do sự phân biệt của người luyện võ, là người biết võ kha khá, sự thanh kiếm trong tay của gã áo vàng bây giờ chỉ là những vòng ánh thép cuộn tròn.
Aùnh “tử quang” từ trong tay gã thiếu niên lại bừng lên.
Tên áo vàng đánh ba kiếm là khua lên ba tiếng, cả hai cùng lui một bước, nhưng bước của tên áo vàng dài hơn, nếu đem so sánh thì phải nói hắn lui một bước còn gã thiếu niên áo đen nửa bước.
Bây giờ thì tên áo vàng không ngưng lại nữa, vừa văng ra là hắn nhào liền trở lại.
Thanh kiếm hắn phạt ngang vào hông phải của gã thiếu niên.
Thanh đao của gã thiếu niên chúi xuống và kéo ngược trở ra, nhưng ngay lúc ấy, ngay lúc thanh kiếm bị thanh đao đỡ dội thì, cái túi da, cái vỏ kiếm của tên áo vàng rơi xuống đất, tay phải của hắn có thêm một ngọn chuỷ thủ, không, nó là thanh đoản kiếm và thanh đoản kiếm đó bay vào hông bên trái của gã thiếu niên.
Thanh trường kiếm và thanh đoản kiếm tung ra gần như một lượt, tự nhiên gã thanh niên áo đen bị chạm vào hông trái, và có lẽ đây là ngón sở trường của tên áo vàng khi gặp phải tay kình địch trong vỏ kiếm của hắn có thêm thanh kiếm nhỏ, được hắn sử dụng bằng tay phải.
Triệu Nghê Thường bật kêu lên, nàng lo sợ cho gã thiếu niên… Nhưng ngay lúc ấy, đao pháp của gã thiếu niên áo đen đột biến, ánh hào quang màu tím rực hẳn lên.
Tên áo vàng nhảy lùi ra phía sau thật lẹ, tay trái của hắn bị một vết thương, máu phun ra nhuộm đỏ tay áo rộng.
Máu bật ra tay áo chạy dài xuống đất.
Binh khí chạm vào người tự nhiên da thịt banh ra, máu tươi đổ xuống, nhưng Triệu Nghê Thường không thấy máu nơi hông trái của gã thiếu niên.
Thanh kiếm của tên áo vàng chầm chậm chút mũi xuống đất hắn nói:
- Mười mấy năm luyện võ, ta chưa bao giờ bị mang thương… Gã thiếu niên áo đen nói:
- Lần thứ nhất ngươi gặp ta, lần thứ nhất ngươi mang thương từ đây trở về sau, nhứt định sẽ còn có nữa.
Tên áo vàng nói:
- Không, lần nhứt ta mang thương mà cũng là lần cuối cùng, ngươi có hiểu ta nói hay không?
Gã thanh niên áo đen nói mà không lắc đầu:
- Không hiểu.
Tên áo vàng nói:
- Ngươi không thể sống hơn mười dặm nữa, không thể sống tới ngày mai.
Gã thanh niên áo đen thản nhiên:
- Nhứt định không phải do ngươi.
Tên áo vàng nói:
- Tự nhiên không thể do ta, vì ta chỉ là một tên nô bộc.
Triệu Nghê Thường rúng động, như vậy là còn có chủ nhân, là một tên nô bộc mà thân pháp như thế đó, chủ nhân của hắn chắc chắn gã thiếu niên không phải là địch thủ.
Gã thanh niên áo đen nói:
- Như vậy ngươi hãy cho chủ nhân của ngươi biết, ngày mai, trước khi trời sáng, ta đợi hắn trong vòng mười dặm về phía trước.
Ten áo vàng cười:
- Người khá lắm, quả là một tay cứng cỏi không biết sợ chết… Và hắn bỏ ngang câu nói, hắn quay vào chỗ núp của Triệu Nghê Thường, hắn nói:
- Tiểu cô nương, xin cô nương hãy đến đây.
Triệu Nghê Thường nghe tim mình đập mạnh, nàng do dự hồi lâu, cuối cùng nàng sửa người thật thẳng ngang nhiên đi xuống.
Tên áo vàng ngẩng mặt lên rồi lại cúi đầu, thật lâu mới nghe hắn nói:
- Họ Lệ này mười mấy năm luyện võ, đã từng đi khắp đó đây, nhưng lần thứ nhất mới gặp một người đẹp như cô nương… Triệu Nghê Thường đi từ phía sau lưng của gã thanh niên áo đen, tên áo vàng quay mặt về hướng nàng và nói như thế, nhưng gã thiếu niên vẫn đứng yên một chỗ, không biết hắn có nghe tiếng khen của tên áo vàng hay không, nhưng hắn vẫn không quay đầu lại, không quay lại nhìn mà thân hình hắn cũng không may động.
Triệu Nghê Thường bỗng tức giận.
Câu nói có tính cách “kinh hồn hại vía” của tên áo vàng như thế mà gã thanh niên áo đen lại có thể trơ không quay lại. Lòng tự tôn do kẻ khác vừa mang lại bỗng như bị chạm quá mạnh, nàng không muốn ai khen nhưng thái độ “tảng lờ” của hắn khiến cho nàng đâm ra tức tối.
Nàng đi xuống khỏi dốc núi và đứng lại:
- Ta đã xuống rồi, sao ?
Nàng không có vẻ gì sợ sệt, có thể vì hắn mà quật cường, mà cũng có thể do nàng có cách đối phó của nàng.
Câu nói vừa bình tĩnh vừa trong thanh như tiếng ngọc, dịu dàng êm ái, như tiếng rú, vì nàng không sợ sệt mà cũng không giận dữ khi nói ra câu nói ấy, và cũng chính là câu nói có âm hưởng ngọt lịm của nàng làm cho gã thiếu niên quay nhanh lại… Giọng của nàng thật không thể dùng tiếng để hình dung, nếu không sợ quá đáng thì phải nói rằng khi nàng phát lên giọng nói tương tự như thế mà có một con chim bay ngang giữa lưng trời, chắc chắn nó không làm sao bay luôn được mà chắc chắn phải dừng lại và sa ngay xuống.
Gã thiếu niên đã vì âm thanh đó còn quay lại và chỉ một cái nhìn, ánh mắt của hắn vụt sáng lên, thần sắc hắn thay đổi, thay đổi như thế nào cũng thật khó hình dung, chỉ có thể nói thần sắc hắn không còn lạnh nữa.
Triệu Nghê Thường thấy hắn nhìn nàng thế nhưng nàng nhìn sang phía khác, nàng cần phải trả thù.
Nàng trả thù cái tức giận vì hắn không chịu quay đầu lại khi nàng bước xuống, khi tên áo vàng không tiếc lời khen tặng.
Có lẽ vì dáng cách như tiên của nàng làm tên áo vàng đờ đẫn, thật lâu hắn mới lên tiếng trả lời:
- Tôi muốn…. Tôi muốn cô nương cùng đi với tôi.
Triệu Nghê Thường gặn lại:
- Ta đi với các hạ ? Tại sao ta lại phải cùng đi với các hạ ?
Cái sát khí hừng hừng của tên áo vàng bỗng tiêu đâu mất, bây giờ hắn bỗng cảm thấy con người của mình nhỏ quá, nhỏ đến mức như sắp sửa tan biến cùng cát bụi, giọng hắn cũng vì thế mà nhỏ theo:
- Cô chỉ cần đi cùng tôi thì cô nương sẽ hưởng tận vinh hoa phú quý, cô nương muốn bất cứ vật gì, tôi cũng sẵn sàng dâng hiến.
Triệu Nghê Thường nhướng mắt:
- Thật thế à ? Nếu như tôi cần thanh kiếm của các hạ, các hạ có trao không ?
Tên áo vàng sửng sốt:
- Thanh kiếm ? Cô nương cần thanh kiếm của tôi ?
Triệu Nghê Thường gật đầu:
- Đúng như thế.
Tên áo vàng hỏi:
- Cô nương cần thanh kiếm để làm gì ?
-Thế thanh kiếm của các hạ dùng để làm gì ?
Tên áo vàng hơi do dự, nhưng rồi hắn cũng đáp:
- Để giết người.
Triệu Nghê Thường nói:
- Như thế là được rồi, các hạ không cần biết nữa.
Tên áo vàng vẫn hỏi:
- Cô nương cần thanh kiếm để giết ai ?
Triệu Nghê Thường nói:
- Các hạ không cần biết chuyện đó.
Tên áo vàng nói ngay:
- Cô nương giết người không cần phải dùng kiếm, cô nương chỉ cần nói một tiếng, người mà cô nương định giết sẽ bằng lòng tự chết trước mặt cô nương.
Triệu Nghê Thường gục gật đầu và “à” một tiếng nho nhỏ.
- Thế thì nếu các hạ chết, các hạ có thể hay không ?
Tên áo vàng lại đáp ngay, hắn đáp như không thấy cần phải suy nghĩ:
- Tôi sẽ chết ngay, chết không hề do dự.
Triệu Nghê Thường nhếch môi:
- Thật không ngờ tôi lại có khả năng như thế, nhưng nếu các hạ chết rồi thì làm sao lại có hy vọng mang tôi đi?
Tên áo vàng hơi lựng khựng:
- À… à cái đó tôi chưa hề nghĩ tới… Triệu Nghê Thường lắc đầu:
- Các hạ với tôi vốn không thù oán, thì tại làm sao tôi lại muốn các hạ chết ? Tôi cũng không cần thanh kiếm nữa, thanh kiếm đó giết người đã quá nhiều rồi, nó đã bị thấm quá nhiều máu nên nặng mùi sát khí, tôi rất chán những thứ nặng nề âm ảnh của chết chóc ấy… Tên áo vàng nói:
- Tôi sẽ huỷ nó… Triệu Nghê Thường lắc đầu:
- Cũng không cần phải huỷ nó, con người của các hạ đằng sát khí, đeo nó thật là thích hợp, cũng có thể nói chỉ có các hạ đeo nó là thích hợp, tôi chỉ hy vọng từ đây về sau, các hạ bớt chuyện giết người.
Tên áo vàng lật đật cho thanh kiếm vào cái vỏ da:
- Tôi nguyện sẽ nghe lời cô nương.
Triệu Nghê Thường hỏi:
- Các hạ nhất định phải mang tôi đi mới được sao?
Tên áo vàng nói:
- Vâng, cô nương, cũng không biết tại làm sao khi vừa thấy cô nương thì tôi có cảm giác rằng trong sinh mạng của tôi từ dây không thể thiếu sinh mạng của cô nương, tôi thiếu cô nương không thể được.
Triệu Nghê Thường gặn lại:
- Thật như thế à?
Tên áo vàng đáp:
- Vâng, Cô nương.
Triệu Nghê Thường đưa tay vén mái tóc loà trước trán, giọng nàng hơi lơ đãng, hình nàng tự hỏi lấy mình:
- Tôi lại có một ma lực lớn lao như thế hay sao… Nàng buột miệng nói ra câu nói đó và nàng tự lấy làm lạ hỏi lại lòng mình:
“Thế tại làm sao từ trước đến nay đại sư ca không có cái nhìn như thế…”!
Tên áo vàng như có vẻ ngạc nhiên:
- Cô nương không bao giờ cảm thấy cô nương đẹp như thế ấy sao?
Triệu Nghê Thường ổn định lại sự xao động trong lòng, nàng hỏi:
- Dứơi con mắt của các hạ, tôi đẹp lắm phải không?
Tên áo vàng nói như người say rượu:
- Đẹp, đẹp, thật là đẹp, cái đẹp tôi không thể phân tích, nhưng tôi chưa từng thấy, tôi chưa từng gặp, tôi chỉ biết những tiếng “ngư trầm lạc nhạn” những tiếng “bế nguyệt u hoa”…”quốc sắc thiên hương”… “phong hoa tuyệt đại”… những tiếng đó không có nghĩa lý gì đối với vẻ đẹp của cô nương.
Triệu Nghê Thường nói:
- Cám ơn các hạ đã có lòng khen, nhưng tôi không hiểu tại sao có những người lại như không hề thấy… Tên áo vàng nói ngay:
- Tại vì họ là những kẻ đui.
Triệu Nghê Thường gật gật đầu:
- Cũng có thể… tôi đã lớn đến ngày nay, nhưng tôi chỉ mới gặp các hạ nói như thế lần thứ nhất.
Và nàng vụt hỏi:
- Các hạ định như thế này đưa tôi đi ?
Tên áo vàng đáp nhanh, hắn như sợ lời nói của hắn tuôn ra không kịp ý:
- Vâng vâng… chỉ vì nhứt thời nơi đây không tìm được một cỗ xe… Triệu Nghê Thường hỏi:
- Các hạ cho rằng tôi là con người phải ngồi xe ?
Tên áo vàng đáp:
- Phải ngồi, cần ngồi, không phải xe thường mà là một cỗ xe hoa, một cỗ xe sang trọng, một cỗ xe dát vàng khảm ngọc, một cỗ xe sực nức mùi hương… cô nương phải ngồi một cỗ xe như thế.
Triệu Nghê Thường nói:
- Thế nhưng bây giờ không có xe, tôi chỉ phải đi bộ.
Tên áo vàng lại nói nhanh:
- Nếu cô nương không chê, tôi có thể cõng cô nương đi một đoạn đường dài, đến nơi nào có được cỗ xe xứng đáng… Triệu Nghê Thường lắc đầu:
- Không cần như thế, tôi tự đi thôi, chỉ có điều… Gã thiếu niên đã lâu rồi đứng làm thinh làm như không nghe hai người nói chuyện, bây giờ hắn vụt lên tiếng:
- Không được, cô không thể đi với hắn.
Tim của Triệu Nghê Thường đập mạnh, nàng quay lại hỏi:
- Tại sao vậy?
Gã thiếu niên áo đen đáp:
- Tại vì hắn không xứng.
Triệu Nghê Thường nhướng mắt:
- Hắn không xứng ? Còn các hạ ?
Nàng hỏi như thế, nhưng nàng biết chắc gã thiếu niên sẽ gật đầu, nếu hắn không dùng giọng điệu ngạo mạn để nói rằng:
“đúng thế”.
Nhưng nàng thật không ngờ.
Gã thiếu niên lại lắc đầu:
- Tôi cũng không xứng.
Triệu Nghê Thường sửng sốt:
- Nói sao ? Các hạ cũng không xứng ?
Gã thiếu niên vẫn bằng một giọng đều đều bình thản:
- Đúng rồi, tôi không xứng, cô nương có lẽ chưa gặp người nào xứng cả, mà cũng có thể trên đời này không có người nào tương xứng với cô nương.
Triệu Nghê Thường hỏi:
- Nếu nói bằng cách đó thì dưới mắt các hạ tôi cũng là người đẹp ?
Gã thiếu niên đáp:
- Đẹp thì tự nhiên rồi, nhưng đó là cái vỏ bên ngoài, tôi không quen nhìn bằng cách đó, tôi nhìn thấy cô nương ở chỗ khác và tôi nói không có người xứng với cô nương là tôi so sánh cái chỗ khác đó, chớ không phải bằng cái võ…bên ngoài, tôi muốn nói đến cái tinh hoa tuyệt đại, tôi muốn nói đến cái trong trắng, không, trong trắng cũng đồng nghĩa nhưng không thể diễn đạt, phải nói hai tiếng “thanh khiết” mới có thể hình dung đầy đủ về con người của cô nương.
Triệu Nghê Thường càng sửng sốt hơn nữa:
- Tại làm sao cách nhìn của các hạ lại không giống người khác như thế?
Gã thanh niên áo đen nói:
- Con người không giống nhau nhiều mặt, vì thế cái nhìn sự vật của con người cũng có nhiều không thể giống nhau:
Tây Thi, Chiêu Quân, bây giờ cũng chỉ còn là xương trắng, không, sợ xương cũng đã thành đất cả rồi, chỉ có hai tiếng “thanh khiết” là tồn tại, vĩnh viễn không tàn phai. Còn người phải chọn lấy cái trường tồn, chớ không thể hời hợt ôm vào mình cái mà ngày mai sẽ trở thành cát bụi.
Triệu Nghê Thường bừng đôi mắt đẹp thật lâu trên mặt hắn, nàng nói:
- Tôi không ngờ các hạ là con ngừơi như thế?
Gã thanh niên áo đen hỏi:
- Cô nương nghĩ con người tôi như thế nào?
Triệu Nghê Thường đáp:
- Tôi không thể nói ra được điều đó, tôi chỉ nhận rằng các hạ là con người với mớ tuổi như thế ấy mà lại nhận sự vật một cách quá thấuu triệt.
Gã thanh niên áo đen nói:
- Một con người nhìn sự vật có thấu triệt hay không, không quan hệ về tuổi tác và nhứt là không quan hệ đến cái điều mà cô nương không chiu. nói ra, đó là vấn đề ngôi vị trong đời. Tôi xin nói thay cho cô nương và tôi cũng xin nói thẳng thắn:
khí tiết của kẻ sĩ có khi không bằng một kẻ tầm thường nhưng kẻ gọi là thức giả, nhưng kẻ ngồi trên thiên hạ, chưa chắc đã thông và hành động đúng đạo như nông phu dốt học.
Triệu Nghê Thường mở tròn đôi mắt:
- Đối với các hạ, có lẽ tôi cũng phải nhìn bằng con mắt khác… Nàng ngưng một giây rồi vụt hỏi:
- Thế nhưng bây giờ người này định đem tôi đi thì các hạ làm sao ?
Gã thanh niên áo đen đáp ngay:
- Rất đơn giản tôi không cho hắn đưa đi, trừ phi hắn có khả năng.
Triệu Nghê Thường gặn lại:
- Nghĩa là các hạ sẽ quyết đấu với hắn?
Gã thanh niên áo đen lắc đầu:
- Chuyện đó không nhứt thiết, vì hắn không phải là đối thủ của tôi, trong vòng mười chiêu sau là nơi đây sẽ có thêm một kẻ áo vàng.
Tên áo vàng rút thanh kiếm ra khỏi vỏ da.
Lần này không như lần trước, hắn rút thật nhanh và vẻ mặt hắn lầm lì.
Triệu Nghê Thường vội đưa tay cản lại:
- Tôi không thích xem người ta đánh giết nhau, nhứt là chuyện đánh giết ấy lại có tôi dự phần trách nhiệm. Trong hai người bất cứ ai mang thương hoặc chết trong lúc này, tôi bị lương tâm cắn rứt đời đời.
Gã thanh niên áo đen nói:
- Tôi vốn không có ý giết bất cứ người nào.
Triệu Nghê Thường quay qua nói với người áo vàng:
- Các hạ hãy nghe lời tôi, có được không?
Tên áo vàng nói:
- Chỉ cần cô nương chịu đi theo tôi thì bất cứ chuyện gì tôi cũng xin nghe.
Triệu Nghê Thường nói:
- Tôi không thể theo các hạ, cũng không theo ai hết, trên đời này không có một chỗ nào để cho tôi có thể dung thân, tôi có nơi riêng biệt của tôi.
Tên áo vàng nói:
- Cô nương đi đâu thì tôi xin theo đến đó.
Triệu Nghê Thường cau mặt:
- Tại sao các hạ lại theo tôi ?
Tên áo vàng nói:
- Vừa rồi tôi đã có nói rồi, trong sinh mạng của tôi không thể thiếu cô nương, vì thế, nếu cô nương không theo tôi thì tôi phải theo cô nương.
Triệu Nghê Thường hỏi:
- Thật như thế à ? Bất luận thiên nhai hải dát cũng đi theo ?
Tên áo vàng gật đầu:
- Vâng, bất luận chân trời góc bể.
Triệu Nghê Thường gặn lại:
- Các hạ đừng quên rằng các hạ vẫn còn có chủ nhân.
Tên áo vàng nói:
- Tôi không thể nghĩ đến những gì khác hơn nữa từ khi thấy mặt cô nương, cho dầu bây giờ tôi quay trở về gặp mặt chủ nhân thì tôi cũng chỉ là một cái xác không hồn, cái thân thể không có sinh mạng, ông ta cũng không bao giờ muốn cho một hình cây tượng gỗ theo ông ta, nhưng nếu ta đi, ông ta nhứt định sẽ có nhiều thông cảm.
Triệu Nghê Thường lắc đầu:
- Các hạ đã làm cho tôi cảm động, thế nhưng tôi không thể để cho các hạ theo tôi.
Tên áo vàng quả thật như đã mất hồn, hắn hỏi trong ánh mắt van lơn:
- Cô nương, tại sao vậy, cô nương?
Triệu Nghê Thường nói:
- Bởi vì tôi không thích hợp với các hạ mà các hạ cũng không thích hợp với tôi.
Tên áo vàng hỏi:
- Thế thì ai thích hợp, hắn chăng?
Triệu Nghê Thường lắc đầu:
- Hắn cũng không thích hợp, phàm những ai đã giết người thì đều không thích hợp với tôi. Cùng đi chung, ở chung, với tôi, phải là một người tầm thường, lương thiện, chất phác, không tranh giành không gây gỗ, không có chuyện đánh nhau với người khác.
Aùnh mắt của tên áo vàng lại ngời lên bằng tia sáng… khẩn cầu:
- Cô nương, tôi có thể cải sửa, tôi có thể lập tức huỷ thanh kiếm trong tay.
Triệu Nghê Thường lắc đầu:
- Thanh kiếm của các hạ có thể huỷ bỏ, con người của các hạ có thể cải sửa, nhưng thứ sát khí mà các hạ đã nhiễm trong người nhứt định không làm sao hết được.
Tên áo vàng nói:
- Tôi đã nói vừa rồi, nếu tôi không được cô nương thì tôi như kẻ không có linh hồn, không có sinh mạng, mà một con người không có linh hồn thì cái thân xác còn có đáng kể gì… Triệu Nghê Thường nói:
- Tôi cũng đã nói vừa rồi, tôi rất sợ hơi máu, rất sợ khi thấy người khác mang thương.
Tên áo vàng nói một cách tỉnh khô:
- Như vậy thì tôi chờ cô nương đi rồi tôi sẽ chết.
Triệu Nghê Thường hỏi:
- Các hạ nhứt định phải chết à ?
Tên áo vàng gật đầu:
- Vâng, tôi phải chết.
Triệu Nghê Thường gặn lại:
- Trên đời này không có gì để các hạ lưu luyến hay sao ?
Tên áo vàng nói:
- Một con người không có linh hồn, không có sinh mạng thì đâu còn gì để mà lưu luyến.
Triệu Nghê Thường thoáng hơi ảm đạm, nàng nhẹ thở dài:
- Một con người một khi đã quyết chết thì không có người nào, không có chuyện gì có thể ngăn cản được, trừ phi tôi theo các hạ hoặc để cho các hạ theo tôi, nhưng… tôi và các hạ không thích hợp nhau, mà đã là không thích hợp thì không nên miễn cưỡng.
Nàng cúi đầu thật thấp và quay mình đi thẳng.
Tài sản của haitc

  #18  
Old 15-07-2008, 08:46 AM
haitc's Avatar
haitc haitc is offline
Tiếp Nhập Ma Đạo
 
Tham gia: May 2008
Bài gởi: 548
Thời gian online: 1 ngày 15 giờ 54 phút
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 191 Times in 137 Posts
Chương 17

Một con người phải chết


Thật là lạ.
Bằng vào khí thế của tên áo vàng, khi hắn đã muốn ai làm một công chuyện gì, chắc chắn không một ai ngăn được, cũng không ai dám cãi.
Thế nhưng trong trường hợp này, người ta có cảm giác hắn như một đứa em phải nghe lời chị cả, một thần tử phải tuân lịnh hoàng gia.
Chỉ nghe cách nói chuyện và thần sắc của hai người, ai cũng có thể có cảm tưởng như Triệu Nghê Thường là một bà chúa vạn năng, mà tên áo vàng là người sinh ra vốn đã mang sẵn một trách nhiệm phải quỳ dưới chân nàng.
Tất cả những cái gì của hắn, kể cả sinh mạng hắn cũng đều do nàng quyết định.
Nhưng cũng không ai dám chắc như thế.
Vì bên cạnh nàng còn có gã thanh niên áo đen.
Tuy tên áo vàng khi nghe tên áo đen có lời can thiệp, hắn đã rút kiếm ra, nhưng biết đâu đó cũng chẳng qua là hành động vớt vát cho đỡ ê, bởi vì sự thật là hắn đã thua rồi.
Thế đánh sinh tử của hắn bằng thanh đoản kiếm, hắn đã mang áp dụng, hắn không làm cho gã thiếu niên mang thương thì làm sao hắn có thể thắng được cuộc chiến sau cùng.
Hắn nghe lời Triệu Nghê Thường để mà không đánh, hay là câu can của nàng là cơ hội tốt để hắn tra thanh kiếm vào cái vỏ da mà không bị ngượng tay ?
Hắn quyết chết nếu trong cuộc sống của hắn không có bóng nàng, hắn dám chết thì đâu có gì làm cho hắn sợ ?
Hắn không dám cưỡng bức nàng là hắn sợ không được lòng nàng, hay là hắn sợ thanh đao màu tía của gã thiếu niên?
Không ai có thể đoán được để trả lời, trừ nội tâm của gã áo vàng, chính hắn mới hiểu được cái gì tế nhị trong vấn đề rắc rối đó.
Bây giờ thì hắn chỉ còn lại một mình.
Vì khi Triệu Nghê Thường bỏ đi là gã thiếu niên áo đen cũng bỏ đi theo.
Bóng tối đã sậm rồi, giữa núi rừng hoang vắng lại càng thêm vắng.
Cộng với con người trơ trọi một mình, sự có mặt của tên áo vàng không giúp ích gì cho cảnh quạnh hiu mà càng làmm cho cảnh quạnh hiu thêm một linh hồn cô độc.
Cảnh không có hồn là cảnh chết, cảnh có hồn mà hồn tan nát lại càng làm cho cảnh xác xơ.
Tên áo vàng đứng sững y như cái xác không hồn, hai mắt hắn lờ đờ nhìn theo hướng đi của Triệu Nghê Thường và gã áo đen.
Hắn nhìn theo hướng đó nhưng không biết hắn có thấy hay không, hay hắn chỉ nhìn vào khoảng trống, vì khi bóng Triệu Nghê Thường đã khuất mà hai mắt hắn vẫn nhìn tới trước trơ trơ.
Thình lình, hắn gom hết sức mình rút thanh kiếm ra và đâm ngược vào cổ hắn… Một tiêng thép vang lên, thanh kiếm của tên áo vàng gãy tận trong cán, lưỡi kiếm bị gãy văng lướt trên đá cuội và bay xuống chân đồi.
Không biết tự bao giờ, một lão già áo vàng có râu lưa thưa đứng kế bên hông hắn.
Lão già tầm thước, đầu đội nón lớn, vẻ mặt khá thanh tú và đôi mắt của tên áo vàng đã làm cho Triệu Nghê Thường thấy “lửa” lúc nãy bây giờ đã bị tia sáng trong ánhh mắt của lão già làm át mất.
Bây giờ, đôi mắt của tên áo vàng cũng không phải tắt, nhưng khi có tia mắt của lão già thì nó giống y như ngọn đèn dầu leo lét dưới ánh trăng rằm.
Thần sắc của lão già có thể nói chỉ có đôi mắt là làm cho người khiếp đảm.
- Lệ Tam Tuyệt.
Giọng nói của lão già như tiếng rít.
Lệ Tam Tuyệt tên áo vàng không run, nhưng giọng của hắn cũng như ánh mắt lờ đờ:
- Chủ nhân.
Lão già có râu lạnh lùng:
- Ngươi định chết phải không ?
Giọng nói của Lệ Tam Tuyệt trở nên bình thản.
- Vâng, chủ nhân, tôi không còn muốn sống… sống không có sinh thú.
Lão già có râu gặn lại:
- Tại sao ? Vì đứa con gái ấy không chịu theo ngươi phải không ?
Lệ Tam Tuyệt gật đầu:
- Vâng, chủ nhân, tôi đã yêu nàng, tôi cũng không biết tại sao lại yêu nàng, mà lại yêu một cách quá sâu… Tôi cảm thấy rằng không có mặt nàng thì tất cả đều đã chết, luôn cả tôi cũng chết.
Chát ! Chát ! Chát !
Chiếc nón của Lệ Tam Tuyệt văng xuống đất, những dấu tay của vị “chủ nhân” in hằn lên mặt hắn dỏ bầm.
- Ngu ! Bao nhiêu năm luyện võ, tung hoành, ta không ngờ ngươi lại như thế.
Da mặt của Lệ Tam Tuyệt trắng bệt. Với đôi mắt nhỏ mà dài, với đôi mày hơi xếch thấu tóc mai, phải nói hắn là con người cũng khá là anh tuấn, nhưng thần sắc bây giờ thật là xơ xác.
Da mặt hắn vốn không đen, bây giờ thêm nhợt nhạt y như không còn chút máu, những lằn ngón tay “chủ nhân” hắn hằn bầm trên mặt y như những đường roi cay nghiệt trên đời.
Hắn không cúi xuống nhặt chiếc nón vừa văng, hắn không có một phản ứng nào trước sự giận dữ của chủ nhân, quả thật, hắn đã mất linh hồn.
Lão già có râu cau mặt lạnh lùng:
- Ngươi có biết tại sao ngươi không phải là đối thủ của hắn không ?
Lệ Tam Tuyệt nói:
- Công lực của hắn cao hơn một bực, cũng có thể nói là nửa bực… nhưng một hay nửa gì cũng cao hơn, vì thế nên… hơn nữa, đao pháp của hắn thật cao.
- Không.
Lão già quắc mắt:
- Không phải như thế, ngươi thua hắn là vì ngươi đã nhìn thấy trước đôi mắt của người con gái đó. Đôi mắt của nàng làm cho ngươi dao động. Làm cho tình cảm của ngươi sống dậy khi giao đấu với một kình địch, tình cảm sống dậy là… chết. Ngươi chưa chết là hình như hắn chưa muốn giết ngươi.
Lệ Tam Tuyệt mấp máy đôi môi, nhưng hắn làm thinh.
Lão già có râu nói tiếp:
- Ngươi có biết tại sao hắn thắng không ? Trong khi người bị phân tâm thì hắn vẫn lạnh băng băng và chuyên tâm chiến đấu, một người chuyên tâm, một người phân tán, kẻ thảm bại chắc chắn là ngươi. Không phải tại vì công lực hay đao pháp của hắn cao.
Ngừng một giây, lão già có râu lại hỏi:
- Ngươi có biết tại sao khi nãy ngươi lại để cho hắn đi theo nàng như thế hay không ?
Lệ Tam Tuyệt đáp:
- Tại vì tôi đã bị hắn làm cho thảm bại trước rồi.
- Không.
Lão già có râu quắc đôi mắt như điện lạnh:
- Nguyên nhân chủ yếu là tại ngươi… yêu. Ngươi theo ta từ bấy lâu nay, ta biết ngươi không bao giờ để cho một cái miệng nào thuật lại được cuộc đấu ấy, nghĩa là ngươi, không hề chừa “hoạt khẩu”. Thế nhưng bây giờ ngươi lại để cho hắn đi, là tại vì lòng ngươi đã mềm, mềm nhũn vì yêu. Đối với hắn, không phải ngươi không đủ sức khắc chế mà trái lại, bất cứ lúc nào, ngươi cũng có thể thu lấy sinh mạng hắn. Ngươi đã vì yêu mà bại, rồi vì bại mà hoài nghi, vì hoài nghi không dám hành động theo bản năng. Căn bản tại ngươi yêu nàng nên thất bại, không phải chỉ thất bại trong giao đấu với địch, mà còn thất bại trong tình yêu, vĩnh viễn thất bại, nếu ngươi không chịu vùng lên.
Lệ Tam Tuyệt chầm chậm cúi đầu:
- Nhưng tôi không còn chủ động nổi nữa, tôi không còn kềm nổi lòng tôi, cái mà từ trước tôi không hề có. Tôi đã thấy không biết bao nhiêu gái đẹp, thế nhưng họ không bao giờ làm cho tôi động tâm, chỉ có mỗi một mình nàng… Lão già có râu thở dài, giọng hắn có phần dịu lại:
- Ta biết đứa con gái đó đẹp lắm, trên đời này những người tuyệt sắc không phải là ít, nhưng đứa con gái đó có một khí chất thật là đặc biệt, ta nhìn vào mặt nó cũng chưa chắc khỏi động tâm, chính vì thế nên ta chỉ đứng xa xa chứ không dám lại gần, ta cũng không dám tự tin khi nhìn vào đôi mắt nó….
Ngưng một giây như để chiêm nghiệm những gì mình đã biết, lão già trầm ngâm nói tiếp:
- Ngươi có thể chiếm nàng, nhưng tuyệt đối không nên để động tình nếu không ngươi sẽ không còn bao giờ ngóc đầu lên nổi, không bao giờ có thể hoàn thành nhiệm vụ và hơn nữa, là bất cứ lúc nào ngươi cũng đều có thể chết vào tay người khác… Lệ Tam Tuyệt ngẩng mặt lên:
- Chủ nhân, người bảo tôi có thể chiếm được nàng ? Nhưng bằng cách nào ?
Lão già có râu vụt trở lại trạng thái y như hồi mới ban đầu, giọng hắn lạnh băng băng y như mặt lão, từ hai hàm răng khít rịt của lão bắn ra hai tiếng:
- Giết hắn.
Lệ Tam Tuyệt chớp ngời đôi mắt:
- Chủ nhân bảo tôi phải theo ngay ?
Lão già lắc đầu:
- Không, theo ngay là ngươi phải chết. Bây giờ khí thế của hắn đang lên, tinh thần của ngươi chưa hòan toàn khôi phục, ngươi theo là sẽ chết dưới thanh đao của hắn.
Ngươi phải chờ, chờ khi hắn đến Trường An, chờ cho hắn đi được một quãng đường dài, chờ cho chí khí của hắn tiêu trầm, chờ cho khi lực của hắn bị giảm sút, đến lúc đó ngươi giết hắn như trở bàn tay.
Lệ Tam Tuyệt cau mày:
- Chủ nhân tin rằng hắn sẽ cùng với nàng….
Lão già có râu nhếch môi:
- Tự nhiên, con người bằng thịt bằng xương, và nhứt là hắn đang hồi khí huyết phương cương còn nàng, nàng đang như cục đá nam châm, sức hút của nàng dữ dội… Sát khí vụt bừng lên mặt của Lệ Tam Tuyệt, hắn nhìn vào khoảng trống xa xôi:
- Được, tôi sẽ chờ hắn đến Trường An.
Lão già có râu trầm giọng:
- Nhớ cho kỹ, ngươi rất dễ dàng chiếm được nàng, nhưng tuyệt đối không được động tình. Nhưng nếu không may mà ngươi phải động tình thì điều tốt hơn hết là ngươi nên tự sát, bởi vì nếu không thì ngươi cũng sẽ chết vào tay người khác, vì thế, để cho người khác giết ngươi, không bằng ngươi tự sát, tự tay ngươi kết thúc sinh mạng của ngươi, nhớ kỹ điều đó.
Aùnh mắt của Lệ Tam Tuyệt loé lên như lửa:
- Được lắm, chủ nhân, tôi ghi nhớ điều đó.
Trời càng lúc càng tốt.
Đường càng lúc càng hoang vắng thê lương.
Vầng trăng lưỡi liềm treo lơ lửng giữa không trung, đã không giúp cho lữ khách tỏ đường, mà càng làm cho cảnh trí thêm phần tiêu sát.
Ngẩng mặt nhìn bốn phía, không thấy một đống lửa, không thấy một ánh đèn, những thứ báo hiệu có dấu vết của con người hoàn toàn không có.
Triệu Nghê Thường không sợ đêm vắng một mình giữa rừng hoang, vì chuyện sợ đến kinh người đã được nàng chứng kiến quá nhiều.
“Bạch Liên Giáo” là cái tên đáng sợ, pháp thuật ma quái của người trong Bạch Liên Giáo còn đáng sợ hơn nữa. Bây giờ nàng đâu có sợ những gì ?
Thế nhưng chuyện lẽo đẽo theo sau của gã thiếu niên áo đen đã làm cho nàng phải mềm lòng.
Nàng cảm thấy bất an.
Nàng vụt dừng chân và quay hẳn lại:
- Tại làm sao cứ theo tôi hoài như thế ?
Gã thiếu niên hơi sửng sốt, hắn dừng lại và đáp ngay:
- Vì cô nương là người cần phải được bảo hộ.
Triệu Nghê Thường nhìn thẳng vào bộ mặt khôi ngô, cương trực mà chất phác của hắn, nàng cười:
- Tôi cần phải được bảo hộ ? Nhưng ai bảo hộ ? Các hạ à ?
Gã thiếu niên bây giờ mới hoàn toàn sửng sốt, hắn nhìn trân trân cô gái… Cặp chân mày vòng cung của Triệu Nghê Thường hơi động đậy:
- Nhìn cái gì ? Mặt tôi có cái gì lạ lắm hay sao ?
Vẻ mặt của gã thiếu niên chợt biến thái lờ đờ:
- Nụ cười của cô nương thật đẹp, cho dầu tất cả những thứ tiếng đẹp đẽ nhất trên đời này gộp lại, cũng không làm sao hình dung.
Triệu Nghê Thường bỗng nghe tim mình rộn rã, tim đập đến mức nàng không còn kịp thở… Nếu không sợ đối phương khám phá thì có lẽ nàng đã đưa tay lên dằn chận, nhưng nàng không dám làm như thế, nàng đứng yên mà nghe hai má nóng bừng.
Nàng thật không hiểu được, không hiểu tại sao khi nghe gã thiếu niên khen nàng đẹp, nàng lại có cái cảm giác lạ thường như thế ấy ? Vừa rồi chính tên áo vàng đã khen nàng nhiều hơn nữa, nhưng nàng nhớ rõ nàng không có cảm giác lạ lùng như thế.
- Thật như thế sao ?
Thật lâu, nàng mới hỏi được một câu, câu hỏi không phải hoài nghi mà chính là câu hỏi có tính cách vặn lại lòng mình không phải để hỏi xem mình có thật đẹp như thế không mà là để dò hỏi xem quả mình đã… xúc động vì câu nói của hắn hay không?
Gã thiếu niên gật đầu:
- Quả thật như thế. Cái cười của cô nương quá đẹp, đẹp đến mức không dám nhìn, nhưng cứ phải nhìn. Tôi tin rằng bất cứ người nào cũng đều có cái cảm giác như thế ấy.
Triệu Nghê Thường hỏi:
- Thế các hạ có thích cái cười của tôi không?
Gã thiếu niên áo đen đáp:
- Tôi phải nhận rằng tôi rất thích, tôi cũng tin rằng bất cứ ai cũng thế, nếu cần phải nói một câu hơi quá đáng để tượng trưng thì tôi sẽ nói rằng cho dầu người nào đó có lòng đá dạ sắt, nhứt định cũng phải lung lay khi thấy nụ cười của cô nương.
Triệu Nghê Thường nghiêng mặt:
- Sao tôi nghe nói cái cười của đàn bà nguy hiểm lắm ? Tôi nghe người ta nói chính vì nụ cười quá hấp dẫn mà Bao Tự đã làm cho U Vương mất nước?
- Có thể, nhưng đó là những nụ cười yêu mị, nụ cười ma quái, còn nụ cười của cô nương là nụ cười trong trắng hiền lành. Nếu nụ cười của Bao Tự làm động can qua thì, nụ cười của cô nương sẽ có thể dập tắt cơn binh lửa.
Triệu Nghê Thường gặn lại:
- Thật như thế sao ?
Gã thiếu niên gật đầu:
- Hoặc là tôi làm thinh, còn khi tôi đã nói ra thì nhứt định phải là lời nói thật, cho dầu tôi nói với địch nhân.
Sự thật thì chỉ trông vào mặt hắn, ai cũng có thể biết hắn không phải hạng người giả dối, hạng người hay nịnh nọt cầu thân, không một ai có thể nhận hắn là con người đầu môi chót lưỡi.
Tim của Triệu Nghê Thường lại đập lên rộn rã, nàng buột miệng nói:
- Nếu thế thì về sau tôi sẽ thường cười cho anh thưởng thức.
Nói xong câu đó, nàng đâm ra hối hận.
Một người con gái, cho dầu đối với bạn cũng không nên nói một câu như thế.
Huống chi, hắn không phải bạn của nàng, nàng cũng đâu sẽ đi chung với hắn, thì cớ chi lại nói hai tiếng “về sau”?
Nhưng trước khi buông ra câu nói đó, nàng không hề nghĩ đến hậu quả… Nhưng hắn đã vội khoát tay:
- Đừng, đừng bao giờ… tôi hy vọng đây là nụ cười lần đầu mà cũng là lần chót.
Triệu Nghê Thường kinh ngạc:
- Tại sao vậy? Chính các hạ vừa nói thích kia mà.
Gã thiếu niên áo đen đáp:
- Chính vì thế cho nên tôi không nhìn thấy nhiều hơn, vì tôi sợ động tình.
À, con người này quả thật tình, hắn đã nói một câu nói thẳng băng.
Chính vì câu nói thẳng đầy thành thật đó mà Triệu Nghê Thường hỏi tiếp:
- Tại làm sao các hạ lại sợ phải động tình?
Hỏi xong câu đó nàng lại đâm ra hối hận.
Đã đành hắn thật tình, hắn là con người ưa nói thẳng nhưng là con gái, tại sao nàng lại hỏi một câu như thế?
Nhưng vẻ mặt thành khẩn của hắn đã làm cho nàng hơi yên tâm, hắn nói:
- Như cô nương đã nói hồi còn trên dốc núi, tôi không thích hợp với cô nương.
Thật thì tôi là một con người không chịu chứng kiến chuyện giết chóc chớ đừng nói chính tay mình lại giết người. Từ nhỏ, một con kiến tôi cũng không nỡ giết nếu cứ như thế thì có lẽ tôi rất thích hợp với cô nương. Nhưng bây giờ thì khác. Bây giờ về sau, chẳng những tôi không tránh mà lại còn phải tìm để… giết người. Tôi đã nhiễm sát khí vào mình, sau này, sát khí còn sẽ chồng chất nhiều hơn, sợ còn hơn gã áo vàng tự xưng là họ Lệ khi chiều nữa….
Triệu Nghê Thường nhìn sâu vào mắt gã thiếu niên:
- Con người của các hạ thật là kỳ. Trước kia không hề giết người, cho đến con kiến cũng không nỡ giết, bao nhiêu đó đủ thấy các hạ là con người thuần lương chất phác. Đã là con người như thế thì tại sao từ đây lại còn phải giết người?
Gân mặt của gã thiếu niên áo đen giật giật:
- Tôi… tôi không thể không giết người.
Triệu Nghê Thường thảng thốt:
- Không thể không giết người ? Tại sao làm kỳ vậy ?
Gã thiếu niên áo đen buồn bã lắc đầu:
- Tôi không thể nói với cô nương điều ấy.
Triệu Nghê Thường như kinh hoàng:
- Tại làm sao anh… Tiếng gọi “anh” của nàng thật tự nhiên, vì hắn còn nhỏ mà lại quá thuần lương chất phác, hắn không giống nhân vật võ lâm, gọi hắn là “các hạ” nàng cảm nghe hơi chướng… Nhưng khi gọi xong, nàng lại cảm thấy hơi đường đột, nàng cảm thấy như thế là nàng đã mặc nhiên chấp nhận hắn là người bạn.
Nhìn thấy vẻ mặt của gã thiếu niên quá bình thản, hình như hắn cũng không để ý, vì thế nàng cũng không cải sửa, nàng cũng giữ vẻ mặt tự nhiên để nói luôn:
- …Làm sao thế ? Anh có bệnh à ? Có phải anh đã bị nhiễm chứng bệnh ám ảnh về chuyện sát nhân không ?
Gã thiếu niên lắc đầu:
- Không, tôi không làm sao cả, nhưng cô đừng hỏi, tôi không làm sao có thể kể cho cô nương nghe nguyên nhân chính đáng của chuyện này… Triệu Nghê Thường nhìn sững vào mặt hắn.
Thôi, bây giờ nàng đã biết rồi, nàng biết tại sao lúc đầu hắn lại có vẻ… lơ đễnh với nàng.
Nàng nhìn sững hắn bằng tia mắt thăm dò… Nàng muốn từ sắc diện của hắn, nàng có thể tìm ra nguyên nhân chân chính khiến cho hắn phải giết người, trong khi nàng tin chắc rằng lòng hắn không bao giờ muốn làm chuyện ấy.
Điều nhận xét đó, nàng hoàn toàn bằng vào trực giác.
Gã thiếu niên áo đen không tránh mắt nàng hắn nói bằng một giọng trầm trầm:
- Tôi tuy không biết hai người mà tôi giết vừa rồi là ai, không biết được mục đích hành động của họ, nhưng tôi vẫn thấyy được họ không phải là con người tốt. Nhứt là gã áo vàng tự xưng họ Lệ đến sau, tôi không thấy tận mắt, nhưng tôi có thể biết rằng hắn đã giết người nhiều quá, tính hắn vô cùng tàn nhẫn.
Triệu Nghê Thường gật đầu:
- Cách nhìn của anh cũng y như cách thấy của tôi, tôi cũng thấy sát khí trong người hắn quá nhiều quá nặng, toàn thân hắn bị sát khí đè gập xuống. Nhưng tôi thì tôi lại thấy ghê tởm chuyện giết người, tôi nghĩ rằng trong đời không có người nào đáng chết, ngừơi nào bản tánh cũng thiện lương, nhưng vì gần mực hoá đen, nhưng dầmu đen đến mức nào, trở về trước, họ vẫn là trong trắng… Gã thiếu niên áo đen gật đầu:
- Cô nương nói đúng, tôi cũng bằng lòng chuyện giết người vừa rồi tôi phải giết mất hai người, trong lòng tôi vô cùng thống khổ, vì thế, sau cùng không muốn giết tên áo vàng họ Lệ.
Triệu Nghê Thường hỏi:
- Thế tại sao anh bảo sau này anh còn phải giết người ?
Gã thiếu niên áo đen gật đầu:
- Tôi không giết tên áo vàng họ Lệ khi nãy là một chuyện, còn phải tìm người để giết tới đây là một chuyện, tôi không thể nói cho cô biết mà cũng không thể nói cho bất cứ người nào biết được.
Trầm ngâm một lúc khá lâu, nàng nói:
- Tôi không muốn chận anh, nhưng tôi biết anh giết người không phải do lòng anh muốn thế, mà không muốn thế thì là bị bắt ép, nếu tôi biết được sự thật về khúc mắc đó, tôi tin rằng tôi có thể giúp anh.
Gã thiếu niên lắc đầu khẳng định:
- Không cô nương không thể giúp tôi, ngoài tôi ra, không một ai có thể giúp tôi được cả, không một ai có thể giải được nỗi khổ của tôi.
Triệu Nghê Thường gặn lại:
- Anh có thể khẳng định như thế hay sao?
Gã thiếu niên áo đen nói:
- Chuyện của tôi mà tôi lại không biết rõ hay sao?
Triệu Nghê Thường nói:
- Thôi, anh đã nói thế, tôi tạm thời xin không hỏi nữa….
Ngưng một chút, nàng vụt hỏi:
- Nè, anh tên gì, và từ đâu tới đây vậy?
Gã thiếu niên áo đen đáp:
- Tôi họ Bạch, tên La hán, hồi nhỏ nội tôi gọi tôi như thế, cho đến bây giờ cũng như thế, không thay đổi một chữ nào cả.
Triệu Nghê Thường lầm thầm:
- La Hán… tên ngộ quá vậy?
La Hán thở ra:
- Không phải là tên từ mới sinh ra đâu, họ Bạch, tên khác, nhưng hồi nhỏ, lúc tôi biết đi biết chạy, tôi khoẻ mạnh lắm nội tôi nói đùa:
thằng bé này giống “thiết la hán quá”, từ đó gọi luôn tên là La Hán, tên không đẹp, nhưng quả thật là “ngộ” như cô vừa nói và thêm một điều là có tượng trưng đầy đủ cho sự thương yêu của nội tổ, vì thế tôi thích cái tên ấy lắm.
Câu nói của La Hán thật đặc biệt.
Nhắc tới một chuyện vui, chuyện thương yêu của bà nội, đáng lý hắn phải cười, phải tươi sắc mặt, thế nhưng hắn nói chuyệ đó bằng một tiếng thở dài.
Triệu Nghê Thường cừơi:
- Sao lại không đẹp, tôi nghe tên ấy đẹp lắm. Nhứt là sự thương yêu của bà nội anh càng làm cho cái tên đẹp hơn nhiều, về sau, tôi sẽ cứ gọi luôn như thế.
Nàng bật cười. Lại nói chuyện “về sau” nhưng bây giờ thì nàng không hối hận nữa, nàng hỏi tiếp:
- Anh chưa cho tôi biết anh từ đâu đến đây?
La Hán hơi do dự:
- Tôi… tôi không thể nói điều đó.
Triệu Nghê Thường gục mặt:
- Nữa, chuyện gì thì bảo là không nói được, chớ chuyện từ đâu đến mà không nói được nữa sao?
La Hán nói:
- Tôi có những cái khó trong lòng, cái khổ không thể nói ra.
Triệu Nghê Thường hỏi:
- Trong nhà anh còn có những ai, chuyện đó anh có thể nói được không?
La Hán đáp:
- Chỉ có tôi và bà nội tôi thôi.
Triệu Nghê Thường hỏi:
- Anh không có cha mẹ gì cả sao?
Mặt của La Hán vụt tối sầm:
- Không, khi tôi chưa biết gì cả thì cha mẹ tôi đã không còn vì thế, hình dáng cha mẹ của tôi ra sao tôi không hề biết, tôi nhờ bà nội tôi nuôi cho đến lớn.
Triệu Nghê Thường cảm thông nỗi buồn của hắn, nàng an ủi:
- Đừng buồn, kiếp người nhiều bất hạnh lắm, chính như tôi đây chưa biết chừng còn bất hạnh hơn nhiều vì anh còn có bà nội nhưng tôi thì không. Tôi không một người thân.
La Hán nhìn sững:
- Cô không có người thân nào cả hay sao?
Triệu Nghê Thường lắc đầu:
- Tôi là một đức mồ côi từ nhỏ, không có cha mẹ anh em, không nhà cửa gì hết.
La Hán thở dài:
- Quả thật cô bất hạnh quá, tôi có bà nội tôi, bà nội tôi thương yêu tôi lắm tôi không thua những đứa trẻ có cha mẹ. Còn cô như thế thì cô làm sao sống được?
Triệu Nghê Thường dàu dàu:
- Chính tôi cũng không biết làm sao tôi lại sống được đến bây giờ, hồi nhỏ chưa biết gì thì đã bị mồ côi, trôi nổi, linh đinh cơ cực… La Hán chắc lữơi lắc đầu:
- Thôi, cô nương, đừng nói nữa… tôi không thể nghe được nữa đâu… Triệu Nghê Thường nói:
- Dầu gì anh cũng đỡ hơn, bây giờ anh vẫn có cái nhà để trở về….
La Hán lắc đầu:
- Tôi hơn cô là có cái nhà, nhưng bây giờ thì cũng như cô, nhà tôi không còn về được nữa… Triệu Nghê Thường kinh ngạc:
- Tại sao vậy ? La Hán, tại sao anh không thể về nhà?
La Hán thở ra:
- Bà nội tôi… Nhưng hắn lại lắc đầu ngay:
- Không, tôi không thể… thôi, cô đừng hỏi vể tôi nữa!
Triệu Nghê Thường chớp mắt:
- Bà nội anh rất không bằng lòng cho anh giết người phải không?
La Hán đáp:
- Tự nhiên, bà nội tôi rất hiền từ, không phải riêng đối tôi mà đối với ai cũng thế.
Triệu Nghê Thường hỏi:
- Đã thế sao anh lại còn giết người, anh không sợ nội anh giận anh sao ?
La Hán cau mặt, hắn nói bằng một giọng hơi bực:
- Biểu đừng có nói chuyện đó nữa, không thể nói chuyện khác được sao?
Triệu Nghê Thường không buồn, nàng nhìn hắn đăm đăm… La Hán cùi mặt nói thật nhỏ:
- Xin lỗi khi không tôi lại giận dữ đối với cô nương, đáng lý tôi không nên như thế.
Triệu Nghê Thường lắc đầu:
- Cô không hiểu, tôi không dám nghĩ đến nội tôi, cũng không dám nhắc tới, nghĩ tới nhắc tới thì tôi không chịu nổi, tôi cảm thấy lòng tôi như dao cắt.
Triệu Nghê Thường gật đầu:
- Tôi biết, tôi thấy chuyện đó, nhưng tôi không hiểu tại sao?
La Hán nói:
- Không có gì đâu, tôi không để ý đâu… La Hán chắc lưỡi lắc đầu:
- Tôi không thể nói cho cô biết được.
Trầm ngâm một chút, Triệu Nghê Thường nhìn La Hán và mỉm cười:
- Tôi tên Triệu Nghê Thường.
La Hán nhìn nàng:
- Nghệ Thường? Đẹp quá vậy?
Triệu Nghê Thường nói:
- Từ nhỏ tôi đã có cái tên đó, tôi cũng không biết ai đặt cho cái tên đó, nhưng tôi cũng rất ưa thích người ta gọi tôi như thế.
La Hán nói:
- Thôi sẽ gọi Nghệ Thường…Nghệ Thường… Nghệ Thường…Nghệ Thường… nàng lặp đi lặp lại tiếng gọi của La Hán, lần thứ nhất nàng nghe thấy có một người gọi tên nàng một cách ngọt ngào Nghệ Thường, nàng rất thích được nghe… Đại sư ca của nàng thường gọi nàng bằng tiếng thương yêu ngọt ngào, nhưng chỉ tiếc là trong Bạch Liên Giáo người ta không cho gọi tên, nên có thương có ngọt, đại sư ca cũng chỉ gọi nàng là “bát sư muội” mà thôi, nàng không thích, nàng chỉ thích gọi tên là như La Hán đã gọi nàng…
Tài sản của haitc

  #19  
Old 15-07-2008, 08:50 AM
haitc's Avatar
haitc haitc is offline
Tiếp Nhập Ma Đạo
 
Tham gia: May 2008
Bài gởi: 548
Thời gian online: 1 ngày 15 giờ 54 phút
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 191 Times in 137 Posts
Chương 18

Nỗi lòng không thể nói ra


Đã lâu lắm rồi, Nghệ Thường chưa được ai gọi tên mình một cách thân thiết Nghệ Thường.
Cũng không hiểu tại sao, gọi đến tên nàng, giọng nói của La Hán nàng cảm thấy nghe êm ái lạ thường, hai tiếng “Nghệ Thường” từ cửa miệng hắn phát ra, nàng chợt nghe bàng hoàng xao xuyến… La Hán vụt cười, nụ cười ít có đã làm cho gương mặt bi thảm của hắn như vầng trăng rạng rỡ:
- Tôi mới vừa quen với Nghệ Thường, nhưng không hiểu tại sao tôi cảm thấy như đã gần lâu lắm ….
Nghệ Thường mỉm cười:
- Tôi cũng thấy Nghệ Thường đó.
Nụ cười trên môi của La Hán vùng tắt ngấm, hắn chắc lưỡi:
- Rất tiếc!
Nghệ Thường nghiêng mặt:
- Cái gì? La Hán, anh bảo rất tiếc cái gì?
La Hán nói:
- Rất tiếc là tôi không thích hợp với Nghệ Thường, tôi muốn Nghệ Thường ở bên tôi.
Trầm ngâm một lúc, Nghệ Thường hỏi:
- La Hán, anh không thể không giết người được sao?
La Hán lắc đầu:
- Không, tôi thật không muốn giết người, nhưng tôi không thể không giết người, ít nhứt tôi cũng còn phải giết một người… Nghệ Thường nhăn nhó, hình như nàng bị kích động quá mạnh:
- Tại làm sao không giết người không được? La Hán?
La Hán lắc đầu:
- Tôi đã không thể nói được, tại sao Nghệ Thường cứ hỏi hoài vậy?
Nghệ Thường làm thinh.
Hồi lâu, nàng hỏi:
- La Hán, bây giờ anh định đi đâu?
La Hán đáp:
- Trường An.
Nghệ Thường hỏi:
- anh đến Trường An làm gì, có chuyện nơi đó phải không?
La Hán gật đầu:
- Có một chuyện rất quan trọng.
Nghệ Thường nhướng mắt:
- Anh có thể cho tôi biết chuyện đó được không?
La Hán đáp:
- Tôi đến đó tìm một người và….và để giết người dó.
Nghệ Thường hỏi:
- Vừa rồi anh có nói ít nhất cũng còn giết một người, có phải người đó không?
La Hán gật đầu:
- Đúng, con người đó.
Nghệ Thường hỏi:
- Người đó là ai, người đó làm gì?
La Hán lắc đầu:
- Tôi chỉ biết ngừơi đó họ Lý, còn gì nữa thì tôi hoàn toàn không biết.
Nghệ Thường cau mặt:
- Như thế nghĩa là làm sao? Anh không quen biết ngừơi ấy sao?
La Hán lắc đầu:
- Không quen mà cũng không hề biết mặt.
Nghệ Thường hỏi:
- Hắn có thù với anh?
La Hán lắc đầu:
- Còn chưa gặp mạt lần nào thì làm sao lại có oán thù?
Nghệ Thường tròn xoe đôi mắt:
- Chưa quen biết, chưa gặp mặt lần nào, cũng không có oán thù thì tại sao anh lại đi kiếmm người ta?
La Hán lắc đầu:
- Không thể nói cho Nghệ Thường biết được đâu… Nghệ Thường nhăn mặt:
- Đối với một người không oán không thù, anh có thể xuống tay hạ sát được sao, La Hán?
La Hán nói:
- Tôi đã nói, đối với một con kiến tôi cũng không đành giết chết.
Nghệ Thường đâm tức ngang:
- Vậy thì tại làm sao anh lại đi giết người ta?
Nàng vội nhếch môi, điểm nụ cười như…vuốt ngực hắn:
- Xin lỗi anh nghe. Tôi quên, tôi quên rằng anh không thể nói… lặng thinh một chút nàng lại nói:
- Chưa tùng gặp mặt lần nào, tự nhiên anh chưa biết con người ấy ra sao, không biết người ta ốm mập, cao thấp, chưa biết cái gì về người ta cả thì anh làm sao tìm được?
La Hán nói:
- Điều đó thì không lo, khi tôi đến Trường An rồi thì lập tức có người cho tôi biết hắn ở tại đâu, tới đó sẽ có người chỉ hắn cho tôi biết.
Nghệ Thường nhìn La Hán chầm chập:
- La Hán, có phải anh bị người ta mướn đi giết người không?
La Hán quắc mắt:
- tôi đâu có nói với Nghệ Thường Nghệ Thường? Mướn? Hứ, Nghệ Thường xem tôi có giống kẻ đi giết mướn hay không? Tôi có thể nói gom tất cả tài sản trên thế giớ này lại mướn tôi làm cho một người mang thương, tôi cũng không làm chớ đừng nói chuyện giết chết!
Nghệ Thường cau mặt:
- anh đã nói khi anh đến Trường An rồi sẽ có người chỉ hắn… La Hán vùng vằng lớn tiếng:
- Biểu đừng có nói về chuyện ấy nữa… Nghệ Thường làm thinh.
La Hán cúi mặt, giọng hắn thật khổ sở:
- xin lỗi Nghệ Thường, thật tôi khổ quá… Nghệ Thường dịu giọng:
- La Hán, anh đã chẳng nói rằng anh cảm thấy rất thân cận với tôi sao? Chính tôi cũng cảm thấy Nghệ Thường, chính vì thế mà tôi lo lắng cho anh, một con người không thể để bước quá một bước lầm… đôi mắt của La Hán, run run:
- Tôi biết…tôi biết Nghệ Thường rất tốt với tôi, nhưng tôi không thể không bước vào con đường lầm lỗi… Nghệ Thường nói:
- Nếu anh có những nỗi khổ trong lòng, anh không thể nói với tôi sao?
La Hán nói:
- Nghệ Thường, tôi biết Nghệ Thường rất lo lắng cho tôi, nhưng tôi rất biết một cách rõ ràng rằng không có một người nào có thể giúp đỡ cho tôi được… Nghệ Thường hỏi:
- Tại sao anh không nói thử ra xem?
La Hán lắc đầu:
- Tôi không thể… Nghệ Thường cau mặt:
- Luôn cả thử một lần đem hết lòng dũng khí của mình để giải quyết cng không được nữa sao?
La Hán cười nhăn nhó:
- Thật tình cả chuyện thử tôi cũng không làm được, dũng khí của tôi có thừa, nhưng trong trường hợp này trở thành vô dụng, tôi là con người từ nhỏ chưa biết đến sợ là gì, thế nhưng bây giờ tôi đã thấu hiểu cái sợ là cái ghê gớm Nghệ Thường như thế nào rồi… Nghệ Thường nhìn sâu vào mắt hắn:
- Nhưng anh sợ cái gì mới được chứ?
La Hán mấp máy đôi môi nhưng rồi hắn lại lắc đầu:
- Tôi không thể nói… Nghệ Thường hỏi:
- La Hán, anh có chắc thắng được người ấy không?
La Hán đáp:
- Nghệ Thường không biết, tôi chưa gặp mặt người ấy, chua biết gì về người ấy, nhưng tôi biết ngừơi ấy võ công cao lắm bởi vì nếu không thì… Nghệ Thường chặn nói:
- Nếu không thế thì người ta không mướn anh có phải thế không?
La Hán tái mặt, giọng hắn rít qua hai hàm răng cắn chặt:
- Tôi đã nói với cô, không ai có thể mướn tôi, không ai có thể mướn tôi, biết chưa?
Nghệ Thường nói:
- Thế nhưng anh vẫn vì người khác mà đi giết người, điều đó anh không thể phủ nhận?
La Hán mím môi:
- Tôi không phủ nhận.
Triệu Nghê Thường nói:
- Tại làm sao anh phải vì người khác mà đi giết người? Tại làm sao anh lại ngu như thế?
La Hán gắt:
- Biểu đừng có hỏi.
Nghệ Thường cũng gắt lại:
- Nhưng tôi cứ nói, anh vì người khác mà đi giết người, anh ngu. Anh có cái gì khổ sở trong lòng mà phải giết người cho thiên hạ? Luôn cả lý do anh cũng không dám nói ra, hỏi cũng không cho người ta hỏi, thử đem dũng khí để giải thoát cho mình cũng không làm được, anh không xứng đáng là một người con trai, anh không phải là một hảo hán. Hạ thủ giết một người không một lý do chính đáng anh có biết họ là người gì hay không? Anh có biết họ trugn thần, nghĩa sĩ, hiếu tử thiện lương hay là gian ác? Anh không biết một chút gì về người ta hết mà anh lại giết người ta, vạn nhất anh giếtt một người không đáng giết thì sao? Có phải anh ngu ngốc quá không?
La Hán gật đầu:
- Mắng đúng lắm. Nghệ Thường, trừ bà nội tôi ra Nghệ Thường là người thứ nhất dám mắng tôi như thế. Nhưng tôi đã nghĩ cả rồi, cái gì Nghệ Thường nói tôi cũng đều đã nghĩ qua bây giờ thì tôi không thể nghĩ gì hơn nữa, tôi bằng lòng làm một tội nhân, một tội nhân đến ngàn đời… Nghệ Thường sửng sốt, hồi lâu nàng mới dịu giọng:
- La Hán, tại làm sao anh phải làm một hy sinh như thế?
La Hán lắc đầu:
- Đừng có hỏi, được không? Nghệ Thường?
Nghệ Thường chắc lưỡi:
- La Hán, tuy tôi với anh mới vừa quen, nhưng tôi biết anh là một người biết điều, một người tốt, một ngừơi lương thiện, tôi không đành lòng ngồi nhìn anh đi vào ngã sai lầm, tôi không muốn anh bước xuống hố sâu… La Hán nói:
- Nghệ Thường tôi biết cô có ý tốt, cô lương thiện, cô thanh khiết, cô có nhiệt tình giúp đỡ. Nhưng Nghệ Thường, cô không thể giúp được gì tôi cả, không một người nào giúp được tôi cả.
Nghệ Thường hỏi:
- La Hán, nhưng chuyện làm sao thế?
La Hán làm thinh.
Nghệ Thường khẽ gắt:
- La Hán… La Hán nhăn mặt:
- Đừng có hỏi được không Nghệ Thường?
Trầm ngâm một lúc, Nghệ Thường gật gật đầu:
- Thôi, được rồi, tôi không hỏi nữa, nhưng có một điều này không biết anh có nghĩ tới hay chưa? Vạn nhất mà anh không phải đối thủ của người ấy thì sao? La Hán?
La Hán lắc đầu:
- Nghệ Thường,thật không giấu gì cô, trên đời này người có thể thắng “Tử Kim Đao” của tôi không có được bao nhiêu đâu, có thể nói là không.
Nghệ Thường nói:
- La Hán, anh nên nhớ rằng võ học mênh mông, sức người có hạn, núi này cao vẫn còn có núi khác cao hơn, thêm vào đó, nếu người ấy là tầm thường thì ai lại phải đi…cần anh, có phải thế không?
La Hán nhướng nhướng cặp chân mày rậm:
- Nghệ Thường, những cái cô biết thì tôi cũng đã có biết, nhưng cho dầu như thế nào, tôi cũng phải giết, dầu tôi không phải là đối thủ… Nghệ Thường trố mắt:
- Trời đất, anh điên rồi sao? Không phải đối thủ thì làm sao giết người ta được?
La Hán lắc đầu:
- tôi không có điên, Nghệ Thường, quyết thắng là một chuyện mà vấn đề sinh tử là một chuyện. Tôi đã có quyết tâm giết hắn, có lý do khẩn yếu để giết hắn, trong khi hắn không thể vô cớ liều mạng với tôi, bao nhiêu đó thôi, về khí thế, tôi cũng đã thắng hắn rồi.
Ngưng một giây, hắn nói tiếp:
- Thêm nữa, đối địch không phải hoàn toàn bằng võ công mà còn phải hơn nhau về trí tuệ, có phân nửa phải dựa vào trí tuệ. Võ công của ngừơi ấy có thể hơn tôi, thế nhưng tôi có thể dùng trí tuệ để bồi vào chỗ mà tôi thua hắn… Nghệ Thường hỏi:
- Vạn nhứt ngừơi ấy cũng là bạn rất thông minh?
La Hán nói:
- Nghệ Thường, trên đời , kẻ thông minh không nhiều lắm đâu.
Nghệ Thường nói:
- Nói thì như thế, nhưng một con người mà người khác không thể đối phó được mà phải cần đến anh thì người ấy nhất định không phải tầm thường.
La Hán hơi khựng, nhưng rồi hắn nói:
- Đối địch còn phải dựa vào thiên thời địa lợi, vả lại, cho dầu mặt nào tôi cũng không bằng, nhưng nếu làm một cuộc quyết đấu “đồng qui ư tận” làm một cuộc quyết đấu cho “ngọc đá đều tan” thì vẫn có thể….
Nghệ Thường thảng thốt kêu lên:
- La Hán, con người khi đã chết thì đâu còn gì nữa!
La Hán cười, nụ cười thê thảm:
- Bất luận như thế nào, tôi cũng phải giết hắn, chỉ có giết hắn thì tôi mới cởi được cái gông đang mang nặng trên cô của tôi… Nghệ Thường làm thinh.
Thật lâu, nàng nói:
- Tôi không muốn nói gì nữa cả, thôi, mình đi.
La Hán nhìn sững vào mặt nàng:
- Nghệ Thường, chúng mình đi đâu?
Nghệ Thường đáp:
- tôi cũng đến Trường An.
La Hán gặn lại:
- Nghệ Thường cũng đến Trường An?
Nghệ Thường cười:
- La Hán có thể đến Trường An, còn Nghệ Thường không thể đến Trường An sao?
La Hán lắc đầu:
- Tôi không xứng cùng đi với Nghệ Thường.
Nghệ Thường cười:
- Bây giờ chỉ là đi chung thôi, đi chung thì đâu có gì mà xứng hay không xứng?
Khi tới Trường An rồi mạnh ai nấy đi chớ có sao đâu? Đi.
La Hán làm thinh, hắn bước đi và cúi đầu suy nghĩ.
Cơn nóng hạ đã bay qua.
Ngọn gió mát của đầu thư đã thổi đều trên mặt đất.
Thế nhưng buổi sáng đã qua, bóng mặt trời đã gần tới đỉnh đầu cơn nóng đầu, thu cũng không phải là dễ chịu.
Nghệ Thường vừa đi vừa lau mồ hôi, áo trong của nàng cũng đã ngâm ngấm ướt.
Hai gò mát của nàng hừng hừng, trời nóng hình như tăng thêm vẻ đẹp của những cô gái có làn da trắng.
Nhưng La Hán hình như không có đủ tâm tình để thưởng thức vẻ đẹp bên cạnh mình, mặt hắn lạnh băng, làm như trên khoảng đường này cần có mỗi một mình hắn, cô đơn, lưu lạc?
Nghệ Thường nhìn hắn, mồ hôi nàng đầm ướt thế nhưng hắn thì không có một giọt nào.
Hình như đi với nàn,g hắn đi không hề gắng sức.
Giữa cánh đồng hoang, thật rất khó khăn lắm mới tìm được một bóng cây, y như đi quá sâu trong sa mạc bây giờ mới thấy binh nguyên Nghệ Thường ngồi bệt xuống gốc cây thở phào.
- La Hán, nghỉ một chút đi, mệt quá.
Đi ngoài nắng thì không nghe gió nhưng gặp bóng mát là nghe gió như muốn ngã đổ về, hình như gió chỉ quen “phù thịnh” chớ không bao giờ chịu “phù suy”, không bao giờ chịu giúp cho những kẻ trong cơn nắng đốt.
Cơn gio thoáng qua mát rượi, chính La Hán cũng không muốn đi thêm, hắn không muốn nghĩ cho hắn mà là nghĩ cho nàng.
Nhìn cành lá gió đưa, Nghệ Thường lim dim đôi mắt:
- Nếu cho tôi ngồi đâu suốt một đời chắc tôi cũng bằng lòng.
La Hán nhìn nàng:
- Nghệ Thường, theo tôi làm gì cho khổ như thế này?
Dời tia mắt từ trên cành cây quà quặt gió đưa xuống gương mặt hơi xạm nắng, nhưng đầy cương nghị của La Hán, Nghệ Thường nhướng mắt:
- Ai nói tôi theo anh, tôi cũng đến Trường An đây mà, chúng mình cùng đi một con đường.
La Hán vụt hỏi:
- Nghệ Thường, cô từ đâu đến?
Nghệ Thường hỏi lại:
- Khi không sao anh lại hỏi như thế?
La Hán đáp:
- Không có sao cả, hỏi thế thôi.
Nghệ Thường cười, quả thật, nụ cười nàng đẹp quá:
- Nếu tôi nói từ trên trời rớt xuống anh có tin không?
Đôi mắt La Hán lờ đờ:
- Nghệ Thường từ trên trời rớt xuống thật đó sao?
Nghệ Thường chu chu mỏ:
- Ừ, tin không?
Nàng đùa với hắn, nhưng hắn lại gật đầu, hắn vói giọng trang nghiêm:
- Tôi tin, vì Nghệ Thường vốn là tiên nữ.
Nghệ Thường hơi ngạc nhiên, nhưng rồi nàng bật cười:
- Như vậy thì anh cứ xem tôi là tiên nữ đi. Anh có chuyệnthần thoại về Đổng Vĩnh không? Đổng Vĩnh đã không gặp “Thất Tiên Nương” đủ sao? Tôi là “Bát Tiên Nương” đây.
La Hán không cười, làm như hắn đang nghe một chuyện thật.
Ngay lúc đó, Nghệ Thường vùng biến sắc, nàng cúi gầm mặt xuống.
Nhưng La Hán không để ý, hắn hỏi:
- Nghệ Thường đến Trường An có chuyện gì?
Nghệ Thường vẫn cúi mặt:
- Không có chuyện chi, đi chơi thế thôi.
La Hán hỏi:
- Trường An có chỗ vui lắm à?
Nghệ Thường vẫn không ngóc đầu lên, giọng nàng cũng thật nhỏ:
- Nhiều chỗ vui lắm, như “ A Phòng Cung, vĩnh ương cung, kha nguyên tự, bá tiên am, đạii nhạn tháp, mộ tần thủy hoàng”…nhiều lắm, nhiều nơi thắng cảnh không kể siết.
La Hán nghe có tiếng bước chân phía sau, nhưng hắn không để ý.
Đường thì tự nhiên có người đi, chuyện đó không có gì là lạ.
Hắn nói:
- Nếu có thì giờ, tôi cũng muốn đến các nơi thử xem, chưa bao giờ đến Trường An, nay có dịp như thế này không đi cho biết cũng uổng.
Có một giọng cười trong trẻo phía bên sau:
- Đúng rồi, đến Trường An mà không đi dạo là phí, nhất là đi mà có người đẹp kề bên, dạo khắp dnah lam thắng cảnh, nói nói cười cười với nhau, đúng là chuyện mà khiến cho bất cứ ai cũng mơ mà không được đấy.
La Hán hơi sửng sốt, hắn quya đầu nhìn lại.
Một cặp thanh niên nam nữ đều mặc áo trắng đang đứng sau lưng hắn.
Người con gái độ lớn hơn Nghệ Thường chừng vài ba tuổi, người thanh niên trạc khoảng hăm mấy ba mươi.
La Hán vừa quay lại chưa kịp nói gì thì người con gái áo trắng đã kêu lên:
- chà, thật là tuấn tú, Bát sư muội “kiếm” được bao giờ mà không cho ai hay hết vậy?
Nghệ Thường đứng lên, mặt nàng lạnh băng băng:
- Nhị sư ca, Thất sư thư!
Cô gái áo trắng cười hăn hắc:
- Ái chà, Bát sư muội vẫn còn nhận được Nhị sư ca và Thất sư thư nữa sao, thật là chuyệ khó được lắm đó nghe!
La Hán đứng lên:
- Nghệ Thường, họ là ai thế!
Cô gái áo trắng ném tia mắt tinh tứ vào mặt hắn:
- Uûa, Bát sư muội chưa cho “người ta” biết sư muội là người của “Bạch Liên Giáo” hay sao?
La Hán nhìn trân Nghệ Thường:
- Nghệ Thường, cô là người của Bạch Liên Giáo?
Nghệ Thường lặng lẽ gật đầu.
La Hán chớp mắt và thình lình hắn quay mặt bỏ đi một nước không quay mặt lai.
Nghệ Thường đứng lặng không nói tiếng nào, nàng nhìn theo La Hán cho đến khi hắn khuất vào ngõ quanh, mặt nàng không lộ một chút gì nhưng nước mắt nàng vụt ứa ra…
Tài sản của haitc

  #20  
Old 15-07-2008, 08:51 AM
haitc's Avatar
haitc haitc is offline
Tiếp Nhập Ma Đạo
 
Tham gia: May 2008
Bài gởi: 548
Thời gian online: 1 ngày 15 giờ 54 phút
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 191 Times in 137 Posts
Chương 19

Vị ân nhân họ Lý


Thấy Nghệ Thường đứng yên không nói, cô gái áo trắng cười hăn hắc:
- A…Bát sư muội, nếu biết thế thì tôi đã không nói chuyện Bạch Liên Giáo, mà cái con người đó thật cũng quá tuyệt tình, tại sao lại trở mặt quá mau như thế ?
Bạch Liên Giáo đâu có gì không tốt đâu, chính mình mới là tự do tự tại, muốn làm gì thì làm, khoái nhất là chuyện… nam nữ với nhau thì càng tự do hơn nữa, đâu phải ai muốn vào cũng được.
Nghệ Thường quay lại lạnh lùng:
- Chớ không phải thất sư thư cố ý như thế sao ?
Cô gái áo trắng lại cười:
- Ai cũng bảo bát sư muội thông minh, quả thật bát sư muội thông minh quá. Tự nhiên, cá trong ao mình, ai lại để cho người khác đến câu ? Bát sư muội đã trưởng thành trong Bạch Liên Giáo, ân đó không thể không nghĩ tới, nếu muốn “kiếm chác” cho vui thì cũng phải kiếm trong Bạch Liên Giáo chúng ta chớ.
Nghệ Thường lắc đầu:
- Thất sư thư đã hiểu lầm rồi, hắn là người cùng đi một con đường này với tiểu muội thế thôi.
Cô gái áo trắng à một tiếng dài:
- Nếu thế thì có gì đâu mà bát sư muội lại dàu dàu như thế ? Thôi, trở lại chuyện mình đi, bát sư muội, kể thì sư muội quả lớn gan, đã định trốn thì cũng nên chạy cho xa xa, chớ sao lại cứ lân quẩn tại Trường An này làm chi vậy ? Sư muội có biết phản giáo là tội như thế nào không ? Lại thêm chạy ra ngoài “kiếm trai” như thế là tội gì không ?
Bạch Liên Giáo nuôi dưỡng cho bát sư muội trưởng thành, như vậy Bạch Liên Giáo cũng như cha mẹ, tại sao bát sư muội lại nhẫn tâm phản lại cha mẹ như thế ?
Nghệ Thường nói:
- Thất sư thư không cần phải nói nhiều, nhị vị theo kiếm tôi đó phải không ?
Cô gái áo trắng gật đầu:
- Chớ sao, đi đã gần muốn rã giò. Thật tôi và nhị sư ca tìm sư muội mệt muốn chết luôn.
Nghệ Thường hỏi:
- Nhị sư ca và thất sư thư định bắt tôi trở về phải không ?
Cô gái áo trắng cười:
- Bát sư muội hỏi một câu thật quá thừa. Có ai mà lại không cần đến cái nhà mình sao ? Chẳng lẽ anh chị đi tìm được đứa em đi hoang rồi lại bỏ mặc em mình đi hoang luôn à ?
Nghệ Thường nói:
- Tôi không có nhà, từ bé đã đi hoang và đi hoang như thế đã quen rồi.
Cô gái áo trắng hơi đổi sắc, nhưng rồi cô ta lại cừơi hăn hắc:
- Bát sư muội, sư muội cần nên biết rằng lòng người giang hồ hiểm ác lắm, một cô gái hơ hớ như sư muội đi như vậy là nguy hiểm vô cùng, chẳng thà “một xích một” thì có tối ngày sáng đêm cũng chẳng ngán gì, chớ cả bọn như trâu xúm lại cày thì sức mạnh như voi cũng không chịu nổi đâu nhé, đừng có dại.
Nghệ Thường phải nôn ngang, câu nói quá ghê tởm, nàng cố nén để cườI:
- Tôi thấy không có nơi nào hiểm ác hơn Bạch Liên Giáo đâu.
Cô gái áo trắng nói:
- Bát sư muội không nên nói như thế, Bạch Liên Giáo đối với chúng ta là ân, chúng ta phải báo đáp, phải phục tòng. Huống chi người trong Bạch Liên Giáo cũng như một gia đình, cho dầu có để cho ai “xài” mình chút đỉnh thì cũng là người nhà với nhau chớ mất đi đâu… Nghệ Thường chận ngang:
- Thất sư thư không cần nói nữa, tôi hỏi, đại sư ca đâu?
Cô gái áo trắng nhướng mắt:
- Sao ? Bát sư muội lại nhớ đại sư ca lắm à ?
Nghệ Thường nói:
- Muốn tôi về cũng không khó, cứ để đại sư ca đến đón tôi, nếu không, chết tại đây cũng được chớ tôi nhứt định không về.
Cô gái áo trắng nhướng mắt:
- Nhị sư ca không phải là sư ca, thất sư thư không phải là sư thư sao ?
Nghệ Thường đáp:
- Tôi không dám nói là không phải, nhưng đại sư ca vẫn là đại sư ca.
Cô gái áo trắng gặn lại:
- Nói thế thì cái mặt của tôi và nhị sư ca chẳng ra cái quái gì cả sao ?
Nghệ Thường đáp:
- Tôi cũng chẳng dám nói thế, nhưng tôi cần gặp đại sư ca trước.
Cô gái áo trắng nói:
- Bát sư muội theo chúng tôi thì lo gì chẳng gặp được đại sư ca?
Nghệ Thường lắc đầu:
- Không, tôi gặp đại sư ca rồi mới trở về.
Cô gái áo trắng trầm mặt:
- Bát sư muội, đại sư ca của sư muội hiện tại bận lắm, không trông gặp được đâu.
Nghệ Thường biến sắc vì câu nói “đại sư ca của cô”, nhưng nàng cố dằn xuống, nàng nói:
- Tôi có thể đợi, bao giờ đại sư ca rảnh đến đây thì tôi sẽ theo về, nếu không, tôi chỉ bằng lòng chết tại nơi đây.
Cô gái áo trắng, cái cười của cô ta trông phát lạnh:
- Đừng có nói chuyện chết có được không cô ? Doa. ngừơi ta đấy à ? Cô có thể đợi nhưng chúng tôi không thể đợi, Lão Thần Tiên sai chúng tôi đi kiếm, đã gặp mà đi về không thì tội này ai chịu đây ? Tôi thấy cô nên biết điều đi theo chúng tôi về là tốt hơn hết.
Vừa nói cô ta vừa nhích tới.
Nghệ Thường thối lui một bước:
- Thất sư thư đừng có bức tôi, tôi xin nói trước không gặp đại sư ca, tôi nhứt định không về, không ai bức tôi được cả. Về cũng chết, tốt hơn hết thì chết một cách thanh bạch tại chỗ này.
Cô gái áo trắng nhếch môi khinh khỉnh:
- Bát sư muội nè, bây giờ thì sợ rằng muốn chết cũng không còn được nữa đó chớ.
Cô ta lại nhích tới thêm bước nữa… Nghệ Thường thối lui một bước, tay nàng ấn ngay tim.
- Nếu Thất sư thư lại bức tôi bước nữa, tôi sẽ đoạn ngay tâm mạch… Cô gái áo trắng cười nhạt:
- Đúng là bát sư muội vừa nói, về cũng chết không về cũng chết, vì thế cho nên lịnh của Lão Thần Tiên ban ra là bất cứ bằng cách nào, sống cũng tốt mà chết cũng tốt, có thể cột dây kéo xển cái thây ma về phục lịnh thì công lao cũng đồng hạng như nhau… Cô ta vung tay đập tới… Nghệ Thường ấn mạnh tay vào tâm mạch, miệng nàng thì thào:
Đại sư ca….La Hán… Nhưng cánh tay ấn vào tâm mạch của nàng vùng tên điếng, muốn đoạn mạch cũng không còn làm được và cô gái áo trắng bật ngửa ra sau… Bằng trực giác cực kỳ bén nhạy, Nghệ Thường quay phắt lại.
Từ trong ven rừng cách đó chừng hai trượng có một người áo trắng đứng sững như thiên thần.
Và vì Nghệ Thường quay lại thật nhanh nên nàng kịp thấy khi tay của người ấy vừa buông xuống.
Nàng hiểu rất nhanh rằng hai tay người áo trắng cùng tung một lượt, một là một kình lực đánh bật “Thất sư thư” ra sau, một là vật nhẹ hoặc chỉ phong đánh vào ma huyệt nơi cánh tay sắp sửa dùng đoạn mạch của nàng.
Cứu tinh.
Nàng vừa mừng nhưng đồng thời cũng vừa lo.
Tiếp liền theo, một giọng nói phát ra từ người áo trắng nghe sang sảng:
- Chận đường bức bách, cướp của hay giết người ? Nhớ đang giữa thanh niên bạch nhựt, làm chuyện đó sao nên.
Bây giờ Nghệ Thường mới nhìn rõ người áo trắng.
Trạc độ ba mươi tuổi, mắt sáng mày dài da mặt xạm đen, cái vẻ xạm của con người nội lực, cũng bằng vào trực giác, Nghệ Thường cảm nhận ra ngay con người này là hạng chính nhân và võ công không phải tầm thường.
Và đúng là con ngừơi lễ độ, người áo trắng khẽ nghiêng mình:
- Tại hạ tên Lý Đức Uy.
Mặc dầu thấy người áo trắng nghiêng mình nhưng Nghệ Thường cũng như cô gái áo trắng và gã thanh niên áo trắng của Bạch Liên Giáo vẫn không nghe tiếng nói, vì một bên đang hoảng hốt, một bên đang chú mục nhìn con người mà khí phách toát ra như ánh hào quang… Cô gái áo trắng bị đánh bất ngờ bật dội, cô ta tự nhiên là hoảng hốt, nhưng cái sợ sệt vẫn không thắng nổi cái đam mê, vì bằng vào vóc người, bằng vào gương mặt xạm nắng mà sáng rỡ của Lý Đức Uy làm cho cô ta nhìn muốn…rớt tròng con mắt.
Đối với cô ta, thật khó lòng phân biệt bạn hay thù, nếu đó là một thanh niên tuấn tú.
Aùnh mắt của nàng vụt tan biến phần kinh ngạc, thay vào đó là ánh mắt long lanh, ánh mắt gợi tình.
Y như một con cọp đói thấy nai tơ, đôi mắt của Cô gái áo trắng nói rõ lên sự thèm khát và muốn ăn tươi nuốt sống người thanh niên đối diện.
Đôi mắt của gã thanh niên áo trắng “nhị sư ca” thì lại khác, đôi mắt bộc lộ đầy vẻ ghen tuông.
Thật khó mà biết dáng dấp khôi ngô, hùng dũng của Lý Đức Uy là may hay rủi ?
Nhiều cô gái đã phải ngửa nghiên,g nhưng như thế tự nhiên cũng sẽ có nhiều tình địch.
Gã áo trắng của Bạch Liên Giáo vốn không có được bộ mặt ưa nhìn, bây giờ đứng trước mặt Lý Đức Uy càng giống như ngọn đèn dầu trước vừng trăng sáng.
Nghệ Thường chợt nghe thấy yên tâm, trực giác của nàng không chỉ nhận được con người chính nhân quân tử mà nàng còn phảng phất nhận ra được một kỳ nhân trong chốn võ lâm.
Cô gái áo trắng lên tiếng, thanh âm chưa thoát ra cửa miệng mà hơi hám “động tình” đã có trước rồi:
- A… công tử, đối với một cánh hoa lại nỡ nặng tay, không sợ giập bầm sao?
Lý Đức Uy nghiêm giọng:
- Không dám, xin cô nương vui lòng bỏ cho giọng điệu đó đi, hình như có phần không đẹp.
Tên áo trắng “Bạch Liên Giáo” bước tới chắn ngang trước mặt người “Thất sư muội”, giọng hắn gằn gằn:
- Các hạ nói năng phải nên thận trọng:
Lý Đức Uy cừơi:
- Sao ? Bạch Liên Giáo mà lại sợ những lời nói thật như thế này sao ? Hình như chư vị còn nói thật trắng nữa kia mà.
Gã áo trắng tái mặt:
- Tại sao ngươi biết chúng ta là Bạch Liên Giáo ?
Lý Đức Uy đáp:
- Tôi là kẻ qua đường, bị bắt buộc làm kẻ bàng quang để nghe chư vị nói chuyện khá nhiều rồi, nếu không biết chẳng hoá ra là điều tồi tệ hay sao ?
Hắn cười cười nói tiếp:
- Và thật ra câu hỏi của các hạ có hơi thừa, vì ngực áo của nhị vị đều có đoá sen trắng ? Và tại hạ cũng xin hỏi, chẳng hay nhị vị có phải nhân vật trong “tứ long”, “tứ phượng”, tay chân bộ hạ của Tử Hồng Nho đó không?
- Hay, đúng là người có nhãn lực tinh tường… Cô gái áo trắng chớp đôi mắt “câu hồn” lên mặt Lý Đức Uy, cô ta cố sửa nụ cười duyên dáng:
- Uûa, công tử cũng biết “tứ long, tứ phượng” của Lão Thần Tiên chúng tôi nữa à?
Đúng, tôi vào hàng thứ bảy, vị này là nhị sư ca còn cô kia là bát sư muội.
Lý Đức Uy cười:
- Từ Hồng Nho được tôn xưng là “Lão Thần Tiên”, đúng là miệng lưỡi của Bạch Liên Giáo…Cô nương cũng xứng danh là ngừơi tượng trưng, cả vị các hạ kia cũng thế, nhị vị xứng đáng là đồ đệ của Bạch Liên Giáo lắm, chỉ có vị “bát sư muội” kia thì không xứng, nếu trước kia có trong Bạch Liên Giáo thì bây giờ, các vị nên thưa với “Lão Thần Tiên” của các vị “khai trừ ” nàng ra khỏi “Giáo” đi, bởi vì nàng chưa bị nhiễm cái thứ “bợm” của Bạch Liên Giáo, chính vì chưa được nhiễm, nên nàng không xứng, chỉ nên để những người “xứng” như nhị vị đây trường tồn trong đó, ép buộc người ta làm chi ?
Gã áo trắng hất mặt lạnh lùng:
- Sao ? Ngươi nói thế là có ý gì ? Bây giờ bộ muốn can dự vào chuyện của Bạch Liên Giáo của chúng ta nữa à ?
Lý Đức Uy cười:
- Không ai có cơm để lo chuyện người khác, nhưng Bạch Liên Giáo dưới sự thống lãnh của Tứ Hồng Nho tiềm nhập Trường An mưu chuyện chẳng lành, sớm muộn gì rồi ta cũng phải can dự.
Gã áo trắng gặn lại:
- Ngươi tự lượng đủ sức can dự được à?
- Bắt đầu từ cái chuyện trước, bây giờ, nhị vị sẽ thấy ta có can dự được hay không, nếu nhị vị có thể đem cô nương đây đi trước mắt ta thì ta sẽ nguyện không can dự vào chuyện của Bạch Liên Giáo nữa.
Gã áo trắng cười nhạt:
- Tốt, chúng ta có thể xem.
Vừa nói hắn vừa vung tay hất tới… Lý Đức Uy cười:
- Thật không dám xem thường các hạ, nhưng phải nói rằng cái sức của các hạ còn kém.
Hắn đưa bàn tay lên thật chậm và đẩy ra thật nhẹ, nhưng khi nói dứt câu thì gã áo trắng đã dội trở lại luôn năm sáu bước mới cố chỏi chân để đứng yên.
Lý Đức Uy vẫn đứng một chỗ mỉm cười:
Thấy da mặt gã áo trắng càng thêm trắng. Lý Đức Uy nói tiếp:
- Ai thì chưa biết, chớ “tứ long, tứ phượng” tay chân của Từ Hồng Nho không làm gì tại hạ được đâu, nhị vị nên trở lại đi.
Trong khi hắn nói, cô gái áo trắng chận đưa tay lên, bàn tay của cô ta nắm lại nhưng ngón tay trỏ lại từ từ ngay ra và chỉa thẳng vào ngực Lý Đức Uy… Nghệ Thường hoảng hốt kêu lên:
- Tà thuật của Bạch Liên Giáo… Vừa nói, nàng vừa bật ngón tay ra chỉ tới, nàng chỉ ngón tay luồn dưới hông của Lý Đức Uy để đối đầu với ngón tay của cô gái áo trắng… Lý Đức Uy mỉm cừơi:
- Không sao, cám ơn cô nương, ngón nghề của Bạch Liên Giáo, tại hạ có được biết tại Đô Đốc Phủ rồi.
Nghệ Thường sửng sốt, nàng co tay lại.
Ngay trong lúc ấy, từ ngón tay cô gái áo trắng vụt xẹt ra một làn khói đen, làn khói xẹt thẳng vào ngực Lý Đức Uy.
Từ sau lưng, Lý Đức Uy đưa tay ra, trên tay đã có ngay cây quạt, thứ quạt sườn nạm vàng và cánh quạt được xoè ra… Làn khói đen của cô gái áo trắng vụt thu trở lại.
Xẹt ra thì chậm mà thun lại quá nhanh, cô gái áo trắng rú lên một tiếng dội luôn năm sáu bước… Ngón tay của cô ta được đưa ngay lên miệng và mái tóc cũng xổ tung ra, khi cô ta phun ra một búng máu thì bụi khói cuốn lên, cô gái và gã áo trắng của Bạch Liên Giáo mất biến trong cuộn khói.
Lý Đức Uy gục gật:
- Cũng khá, pháp “ma mắt” của Bạch Liên Giáo cũng khả dĩ dùng để thoát thân.
Nghệ Thường khép nép bước lên thi lễ:
- Đa tạ quan nhân cứu mạng.
Lý Đức Uy cười:
- Cô nương đã lầm rồi, tại hạ không phải người của quan binh.
Nghệ Thường ngạc nhiên:
- Không phải quan nhân là người của Đô Đốc Phủ hay sao?
Lý Đức Uy lắc đầu:
- Không, tại hạ là kẻ sống rầy đây mai đó trong võ lâm, hôm đó tình cờ thấy chuyện nơi Đô Đốc Phủ thế thôi.
Nghệ Thường nói:
- Tôn giá công lực cao thâm, đêm hôm đó chính tiện nữ thi pháp, không ngờ lại gặp tôn giá phá tan.
Lý Đức Uy nhướng mắt:
- A… như vậy đêm hôm đó cô nương đã thi pháp tại Đô Đốc Phủ?
Nghệ Thường có vẻ thẹn thùng:
- Tà thuật chẳng ra gì, nhưng tiện nữ vì bị bức phải làm trò bất nhã… Lý Đức Uy cười:
- Cô nương lại lầm, phá phép thuật của cô nương đêm đó không phải tại hạ, Đô Đốc Phủ còn có cao nhân.
Nghệ Thường gật đầu:
- Tôi biết, Bạch Liên Giáo tài phép chẳng bao nhiêu mà lại cứ theo con người ấy đến Trường An, để cuối cùng rước vào mình thảm bại.
Lý Đức Uy hỏi:
- Có phải cô nương muốn nói con người mặt sẹo đội nón lá không?
Nghệ Thường đáp:
- Vâng, đúng là con người ấy, nhưng theo điều tra của Bạch Liên Giáo thì hình như không phải lão già mà là một cô gái hoá trang, ngừơi ấy từ xa đến Trường An, vốn không chống cự nhưng có tài đặc biệt là làm cho các lộ nhân vật theo dõi đều không xâm phạm được mãi cho đến ngừơi ấy thong dong đi vào Đô Đốc Phủ.
Lý Đức Uy hỏi:
- Cô nương có biết vì sao các lộ nhân vật theo dõi con ngừơi ấy dữ vậy không?
Nghệ Thường lắc đầu:
- Điều đó tiểu nữa không rõ lắm, chỉ biết con người ấy có mang trong người một vật quan trọng.
Lý Đức Uy hỏi:
- Cô nương có biết đó là vật gì không?
Nghệ Thường lắc đầu:
- Tiện nữ chỉ được lịnh bám theo, đến Trường An thì mất dấu, không hiểu đó là vật chi, nhưng cứ theo các lộ nhân vật cũng truy cản như thế thì chắc chắn là trọng yếu.
Lý Đức Uy trầm ngâm:
- Cũng có thể không có gì cả, nhưng ngừơi ấy đến bảo vệ Đô Đốc Phủ, nên các lộ thuộc phe chống đối cần truy cản thế thôi.
Nghệ Thường gật đầu:
- Cũng có thể như thế.
Hơi im lặng một chút, như để cho cô gái đừng bỡ ngỡ, Lý Đức Uy nói:
- Cô nương có đủ sáng suốt và can đảm ly khai cái tổ chức dâm tà đó thật đáng làm cho người bội phục, tuy nhiên nơi đây là chỗ không thể ở lâu, tôi thấy cô nương tìm vị bằng hữu mà biện giải cho hết sự hiểu lầm rồi cấp tốc rời khỏi nơi đây. Tôi xem vị bằng hữu ấy là một cao nhân, là một tuyệt thế cao thủ, nhất định người bằng hữu đó có thừa khả năng để bảo vệ cho cô nương.
Nói xong hắn quay mình đi thẳng.
Hình như hắn có quá nhiều chuyện gấp, cũng có thể hắn muốn cho cô gái cũng sớm đi.
Nghệ Thường vội kêu lên:
- Aân nhân… Lý Đức Uy quay lại:
- Cô nương còn có chuyện chi chăng?
Nghệ Thường đáp:
- Tiểu nữ có điều xin thỉnh giáo… Lý Đức Uy cười:
- Tình cờ mà gặp, tôi thấy cô nương là ngừơi tốt thế cô, không nỡ toa. thị điềm nhiên nên góp tay cho cô nương được tròn chí nguyện, xin cô nương đừng nên để ý.
Nghệ Thường khép nép:
- Tiểu nữ chỉ mong được biết tôn danh… Lý Đức Uy đáp:
- Tôi họ Lý, được rồi chớ, cô nương?
Nghệ Thường chớp mắt:
- Aân nhân họ Lý?
Lý Đức Uy đáp:
- Vâng, tại hạ họ Lý.
Nghệ Thường vội nói:
- Xin ân nhân nán lại đôi chút, tiểu nữ có chuyện trình bày… Lý Đức Uy cau mặt:
- Chuyện chi thế, cô nương?
Nghệ Thường đem chuyện gặp La Hán và nhứt là chuyện bí mật của hắn thuật lại, nàng cố hết sức thuật vắn tắt mà thật đầy đủ những chi tiết cần thiết cho Lý Đức Uy nghe.
Lý Đức Uy cau mặt trầm ngâm:
- Sao lại có chuyện lạ quá như thế … Hắn nhìn thẳng vào mặt Nghệ Thường:
- Theo cô nương thì tôi là người mà hắn định tìm giết ?
Nghệ Thường đáp:
- Tôi không dám quyết đoán như thế, bởi vì hắn cũng chưa biết mặt người ấy ra sao, hắn còn phải chờ ngừơi khác chỉ điểm, nhưng ân nhân đã là họ Lý thì tiểu nữ xin báo chuyện đó để ân nhân đề phòng.
Lý Đức Uy hỏi:
- Đa tạ cô nương, nhưng tại hạ không hiểu được thâm ý của cô nương trong vấn đề này ?
Nghệ Thường đáp:
- Hắn là con người lương thiện, bằng vào những điều hiện có của hắn, bằng vào những điều kiện bản thân đó, tiểu nữ thấy tương lai của hắn thật đẹp. Hiện tại hắn bị bức phải làm một chuyện mà trong lòng hắn không muốn, tôi không đành lòng ngồi nhìn hắn bước vào hố thẳm, vì thế tôi đã không nài nguy hiểm theo hắn đến Trường An, mục đích chính là để thử xem sức mình, cố làm tiêu cái chuyện đau lòng, cố hết sức kéo hắn ra khỏi vùng sai lầm tội lỗi.
Lý Đức Uy nhìn cô gái thật lâu:
- Lòng dạ cô nương đúng là lòng dạ Bồ Tát, tôi nghĩ rằng người lành tất sẽ gặp chuyện lành, cô nương gieo giống phước về sau nhứt định sẽ có nhiều trái phước. Chỉ có điều tôi không hiểu lắm là giả như hắn giết một người đáng giết thì sao?
Nghệ Thường đáp mà không một do dự:
- Tôi chỉ tận tâm lực làm tiêu chuyện giết chóc này, cố chặn ngăn không để cho hắn bước vào nẻo sai lầm, còn chuyện về con người ấy là một vấn đề khác nữa, giả như con người ấy là một con người đáng giết, nghĩa là đúng là ác nhân, chuyện đó tôi với hắn bây giờ chưa phải cần thiết, người ác không sớm thì muộn cũng sẽ có người trừ, thoát khỏi tay người cũng không thể thoát khỏi lưới trời, đối với hắn, đối với một chuyện mơ hồ như thế, bất cứ hắn giết ai đều cũng là sai.
Lý Đức Uy gật gù thở ra:
- Cô nương chân chính là một con ngừơi lương thiện, mà lại cũng là một con người có cơ trí, thật vốn không phải là bọn người trong bọn ma giáo, chuyện đó lòng tôi thật kính phục đồng thời cũng hết sức cảm kích. Về chuyện người đang bị La Hán tìm giết có phải là tôi hay không, tôi đều cũng sẽ đặc biệt chú ý và bằng vào cái khổ tâm, cái lương thiện của cô nương, nếu như người hắn kiếm quả là tôi thì bằng mọi cách, tôi cũng không làm cho hắn thương tổn… Nghệ Thường vòng tay:
- Tiểu nữ xin đa tạ, chỉ có điều… võ công của hắn quá cao… Lý Đức Uy gật đầu:
- Tôi biết, tôi đã nhìn ra chuyện đó, có thể nói hiện nay chỉ có hắn là một kình địch của tôi nhưng, cũng trong hiện tại, tinh thần đang bị phân tán đến độ nguy hiểm, hắn sẽ không làm sao là đối thủ của tôi mà với một người võ công kém hơn hẳn cũng có thể giết hắn như thường. Ngay đến bọn áo vàng chưa biết rõ lai lịch đó cũng có thể mang lại nguy hiểm cho hắn, xin cô nương nhắc hắn cẩn thận đối với nhóm người này.
Nghệ Thường chớp mắt cảm động:
- Đa tạ ân nhân, vạn nhứt người mà hắn tìm giết đó là ân nhân, thì quả thật là điều bất hạnh, dầu gì, tôi cũng nguyện hy sinh cái mạng của tôi để khiến cho cuộc chiến bất thành.
Lý Đức Uy nghiêm mặt:
- Đa tạ, hắn đã vì tình thế bắt buộc phải làm thì chuyện động thủ với người nào đó, hoặc với chính tôi, sẽ là chuyện tránh được, tôi chỉ hy vọng rằng chuyện đó sẽ phải được phân minh, hắn sẽ có nhiều suy nghĩ để có cách giải quyết khác hơn.
Nghệ Thường băn khoăn:
- Thật tôi rất lấy mơ hồ, không hiểu hắn bị cái gì bức bách mà không thể không làm chuyện thất nhân như thế, hỏi hắn, hắn khăng khăng không tiết lộ.
Lý Đức Uy đáp:
- Không giấu chi cô nương, hiện tại kẻ địch của tôi nhiều lắm nhưng họ cũng rất khó đối phó với tôi, nghĩa là không làm gì tôi được cả, cho nên họ tìm đủ mọi cách, trong đó có thể chuyện La Hán là một.
Hắn ngần ngừ rồi nói tiếp:
- Thế nhưng, trong thành Trường An này thiệt ra thì cũng không phải một mình tôi họ Lý, nên cũng không thể quyết đoán.
Nghệ Thường có vẻ bất an:
- Tôi sợ… tôi hy vọng người ấy chính là ân nhân mới có thể nương tay cho hắn.
Lý Đức Uy nói:
- Bất cứ gì lẽ gì mà hắn phải cùng với người không quen đối địch, tự nhiên đó cũng là chuyện khổ trong lòng hắn.
Nghệ Thường lắc đầu:
- Tôi nghĩ nát óc cũng không ra được là tại sao hắn lại bị bức như thế này.
Lý Đức Uy nói:
- Rất là khó đoán, bởi vì có nhiều chuyện bức bách, hoặc vì người, hoặc vì sự vật.
Aùnh mắt của Lý Đức Uy chớp lên:
- Kìa, hắn trở lại, chắc chắn ân hận vì đã bỏ cô nương, nhưng tôi thì lại không tránh kịp, xin cô đừng cho hắn biết tôi họ Lý… Nghệ Thường lúng túng chưa biết phải như thế nào thì La Hán đã tới nơi.
Hắn có vẻ bất an:
- Nghệ Thường… cô còn ở nơi đây ?
Nghệ Thường nhóng thử:
- Sao La Hán trở lại ?
La Hán đáp:
- Tôi không tin Nghệ Thường là người trong bọn dâm ác ấy.
Nghệ Thường nói:
- La Hán, tôi đã từng là người của họ.
La Hán chớp mắt:
- Đã từng là người của họ, nghĩa là bây giờ không phải ?
Nghệ Thường gật đầu:
- Bây giờ không phải, vì họ không thích hợp với tôi.
La Hán thở phào như vừa quăng khỏi vai một khối đá ngàn cân.
- Như thế là đủ rồi, Nghệ Thường, đó là tại tôi hồ đồ, đáng lý tôi không nên bỏ Nghệ Thường một mình, rất may là họ không làm gì Nghệ Thường được, nếu không có lẽ trọn đời tôi sẽ mang một cái tội không có gì rửa được.
Lý Đức Uy nhìn gã thiếu niên, quả đúng hắn là ngừơi duy nhất là kình địch của mình, nhưng đồng thời cũng nhận ra, vị thiếu niên trước mặt mình bây giờ đang bị sợi dây tình trói cứng.
Mi mắt của Nghệ Thường đẫm ướt, nước mắt chực trào ra, nàng nói:
- Không phải họ không làm gì tôi được, mà vì nhờ có người vì nghĩa cứu cho.
La Hán ngạc nhiên:
- Ai ? Nghệ Thường, ai đã cứu cô?
Nghệ Thường đáp:
- Vị ân nhân đang đứng sau lưng anh đó.
La Hán quay phắt mình trở lại, hắn kinh ngạc kêu lên:
- A… vừa rồi tôi không thấy.
Thêm một người như thế đứng ngay nơi đó mà hắn chỉ thấy có mỗi một mình Nghệ Thường, chứng tỏ trong óc hắn, trong lòng hắn đây chỉ có mỗi một Nghệ Thường.
Đúng như Lý Đức Uy vừa mới nhận xét, con ngừơi tai mắt bỗng đâm ra trì độn, đúng là cực kỳ nguy hiểm.
Trái tim của Nghệ Thường vụt như bị ai trì nặng xuống.
Trong thoáng qua, nàng cảm thấy nàng không nên gần La Hán. Nhưng đồng thời, nàng thấy rằng nàng không nên lìa hắn, nàng cảm nhận rằng một khi nàng lìa hắn thì, hoặc đối với nàng hoặc đối với hắn, cũng đều là tàn nhẫn.
Lý Đức Uy lên tiếng:
- Các hạ là một cao thủ, đáng lý các hạ phải biết rằng tai mắt một khi biến ra trì độn là một vấn đề nguy hiểm. Tại Trường An thành hiện nay là nơi rắn rồng hỗn độn, y như giông bão bốn hướng tấp về, mong các hạ phải hết sức cẩn thận cho mình.
Vóc thân “lực điền” của La Hán chừng như rung động, hắn nói:
- Đa tạ tôn giá đã chỉ giáo và cũng xin đa tạ đã cứu Nghệ Thường.
Lý Đức Uy mỉm cười:
- Không có chi, chỉ vì nhân đi qua thấy chuyện cần phải nhúng tay, đó là chuyện thường xảy ra của chúng ta, mong các hạ đừng để ý, chỉ có điều Bạch Liên Giáo không bao giờ chịu buông tha vị cô nương này đâu, mong các hạ hết sức chú ý đừng nên bỏ đi xa.
La Hán hơi đỏø mặt, hắn cúi đầu:
- Vâng, đa tạ chỉ giáo.
Lý Đức Uy nói:
- Các hạ đã biết thì tôi rất yên lòng, vậy tại đây tại hạ xin cáo biệt.
Hắn vòng tay mỉm cười và quay trở vào phía ven rừng.
Tài sản của haitc

Ðề tài đã khoá

Từ khóa được google tìm thấy
cầu bại vnthuquan, cổ long vn thu quan, co gai man chau 4vn, co long vnthuquan, giámsung vangdanh, , vnthuquan, vntq.co gai man chau, ,


©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™