Ghi chú đến thành viên
Ðề tài đã khoá
 
Ðiều Chỉnh
  #21  
Old 15-07-2008, 08:54 AM
haitc's Avatar
haitc haitc is offline
Tiếp Nhập Ma Đạo
 
Tham gia: May 2008
Bài gởi: 548
Thời gian online: 1 ngày 15 giờ 54 phút
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 191 Times in 137 Posts
Chương 20

Máu chảy ngoài tim


Nhìn theo cho đến khi Lý Đức Uy khuất bóng, La Hán nhè nhẹ gật đầu:
- Từ ngày ra khỏi nhà, đây là lần thứ nhất tôi gặp một người đúng với nghĩa của tiếng đại nhân hiệp nghĩa.
Nghệ Thường hỏi:
- Anh nhận thấy như thế à ?
La Hán quay lại:
- Chớ không phải như thế sao ?
Nghệ Thường đáp:
- Chuyện buông tha cho người sư ca và sư thư của tôi lúc nãy, không phải là khoan thứ hay sao ?
La Hán “à” nho nhỏ và vụt nói:
- Thôi, mình đi, đã quá ngọ rồi, mình hãy vào thành kiếm gì ăn cho no đã.
Nghệ Thường lắc đầu:
- Tôi không đói.
La Hán nhướng mắt:
- Sao ? Không đói ? Làm sao lại không đói ? Đi đã hết một khoảng đường xa lắm rồi, Nghệ Thường có biết không ?
Nàng nói:
- Tôi không đói vì lòng tôi đang có hai việc mà chưa giải quyết xong, nhất là anh, việc thứ hai là … trước hết tôi muốn nói về anh, hiện tại tâm tình của anh phân tán một cách đáng sợ. Anh có nghe vị ân nhân hồi nãy nói không ? Hiện tại trong thành Trường An này tứ phương phong vũ, rắn rồng hỗn độn, kẻ ác rình rập người lành, một cao thủ, mà để phân tâm, để cho tai mắt trì độn, cảm giác không còn bén nhạy, thì đúng là chuyện cực kỳ nguy hiểm.
La Hán đỏ mặt cúi đầu:
- Tôi biết đó là vấn đề chết sống, nhưng tôi không biết tại sao tôi lại thế.
- Tôi biết.
Nghệ Thường nhìn La Hán thật sâu, cái nhìn của nàng tuy là một cao thủ, tuy là một con người cương nghị, nhưng vẫn không làm sao ngẩng mặt lên, hắn cảm thấy như hơi nghẹt thở, nàng nói:
- Tôi biết nguyên nhân nào khiến cho anh như thế, tôi biết anh đã vì tôi… Giọng nàng thật bình tĩnh, thứ bình tĩnh của một người đã nắm chắc vấn đề trong tay, giọng này tha thiết:
- Anh có nhớ cái câu “thiên nhược hữu tình thiên nhược lão” hay không? Ngừơi ta đã ví thật là hay, trời nếu có tình thì chắc trời cũng đã cằn cỗi, cũng đã già chết mất rồi. Tình đã làm cho ngừơi ta phải phân tâm, tình đã làm cho người ta tiêu phí… La Hán, anh có biết như thế hay không?
La Hán ngẩng mặt lên, giọng hắn thật cứng rắn, hắn không còn e thẹn, không còn đỏ mặt, giọng hắn giống như đinh đóng:
- Nghệ Thường, tôi biết, tôi không thích hợp với Nghệ Thường, tôi không xứng đáng, nhưng tôi làm sao chế ngự được lòng tôi.
Nghệ Thường nhìn vào đáy mắt của chàng trai đối diện, giọng nàng như hơi thở phớt qua.
- Bây giờ thế anh … ?
La Hán nói:
- Từ phút ban đầu, từ phút nhìn thấy Nghệ Thường.
Da mặt của Nghệ Thường vụt ửng lên, nàng cúi mặt:
- Tôi cũng biết mình không hợp nhau, tôi càng biết “tình” làm cho người khốn đốn, thế nhưng… tôi cũng như anh … Một sự kích động làm cho La Hán buông rơi cái hộp “Tử Kim Đao” hai tay nắm chặt lấy tay nàng, miệng hắn run run:
- Nghệ Thường, con ngừơi của tôi từ trước đến nay là như thế, tôi đã định làm gì thì không ai ngăn nổi, tôi sẽ làm cho đến nơi đến chốn, tôi san bằng những trở ngại dầu có lớn lao cách mấy,không ai có thể cải biến được tôi, suốt cái tuổi từ nhỏ đến bây giờ, mọi việc có thuỷ chung, trước sau như một… nếu Nghệ Thường cũng yêu tôi thì chúng ta hãy quên tất cả để sống trọn vẹn với nhau.
Nghệ Thường ngẩng mặt lên, nàng rút hai tay từ trong lòng bàn tay hôi hổi nhiệt tình của hắn nàng nhẹ lắc đầu:
- La Hán, tôi yêu anh, tôi không chối cãi điều đó, nhưng tôi không muốn anh đi xuống, tôi không muốn vì tôi, vì tình yêu mà mất đi bản sắc. Anh có hiểu ý tôi không, La Hán?
La Hán gật đầu:
- Tôi hiểu, Nghệ Thường, rất dễ, Nghệ Thường, chúng ta hẹn ước với nhau rồi gác lại đợi chờ. Nghệ Thường cùng ở một bên tôi, nhưng tôi sẽ đem hết tình yêu làm thành sức mạnh tăng trưởng cho nghị lực, chúng ta chờ cho đến một ngày thuận lợi để thành hôn, được không, Nghệ Thường?
Nghệ Thường lại nhìn vào mặt hắn:
- La Hán, anh có thể làm được hay không?
La Hán gật đầu khẳng định:
- Được, tôi làm được, Nghệ Thường không nhớ con ngừơi của tôi là như thế này hay sao ? Vì tương lai của chúng mình, tôi sẽ làm tới nơi tới chốn.
Nghệ Thường nói:
- Theo tôi thì trên đời này không có một ai thiết thực quên tình, cũng có thể anh là người mà tôi mới thấy.
La Hán chận ngang:
- Không như vậy là Nghệ Thường chưa thấu đáo, không phải “quên tình” mà dùng là tình yêu để bồi tài cho nghị lực, yêu thương sẽ làm cho người ta phấn chấn, chớ không để cho yêu thương làm lụn bại, nó là một chuyện “đường tơ kẽ tóc” nếu không phát huy nghị lực thì không bao giờ làm được, và đó phải là tình yêu chân chính.
Nghệ Thường gật đầu:
- Anh đã làm cho Nghệ Thường thích thú, nhớ lại đại sư ca đã nói:
“Em phải rời khỏi Bạch Liên Giáo, phải tìm một người có thể dựa nương, nhất định em sẽ có một người như thế”…em nhớ mãi lời dặn ấy và bây giờ, quả nhiên em đã được anh.
Ngưng lại một lúc lâu, chừng như nàng xúc động khi nhắc tới người đại sư ca thân mến, nàng nhìn La Hán.:
- La Hán, em muốn đại sư ca thấy được anh, nhất định đại sư ca sẽ vui lòng vì người thấy em đã có chỗ tựa nương.
Nàng nhớ người đại sư ca mà nàng đã xem như anh ruột, nàng thật tình của muốn mang cái vui người anh khi thấy nàng đã có ngừơi bạn trăm năm xứng đáng.
Nàng không sợ phải gặp lại những người trong Bạch Liên Giáo, nàng thừa biết “phép thuật” của họ lợi hại, nhưng nàng cũng biết hơn ai hết những thứ “pháp thuật” ấy chỉ dùng để “mờ mắt” những người nội lực kém cỏi, dễ hoang mang, nó không làm hại được những người như La Hán… Nàng đã có La Hán, nàng không sợ.
La Hán có “Tử Kim Đao” không sợ.
Và La Hán phấn chấn gật đầu.
Hoàng hôn.
Ráng chiều ửng đỏ cả một góc trờ.
Đỉnh nhọn của “Đại Nhạn Tháp” đã bị ánh ráng chiều nhuộm đỏ, long lanh, ươn ướt như những giọt máu hồng.
Hai cánh cửa cổng của “Từ Ân Tự” đóng chặt, bốn phía vắng tênh, ngọn gió chiều thu thổi nhẹ qua, hất tung những chiếc lá vàng vừa mới rụng lảng đẳng trống không.
Đại điện không đèn, không nhang trời mới hoàng hôn nhưng bóng tối như đã ngập đầy, âm trầm, đại diện như chìm sâu vào tịch mịch.
Nghệ Thường và La Hán kề vai đứng ngay trước cửa e dè thận trọng.
Thật lâu, Nghệ Thường tỏ vẻ băn khoăn:
- Họ đi đâu cả rồi cà ?
La Hán chiếu tia mắt sáng hoắt vào trong hắn nói hơi nhỏ nhưng mạnh:
- Nghệ Thường, bám theo bên sau tôi nghe.
Hắn mạnh bước vào trong.
Nghệ Thường bám chặt theo sau.
Nàng đưa mắt dò xét chung quanh, không thấy một bóng người, không nghe một tiếng động.
Cả đại điện thênh thang, chỉ có tiếng bước chân nhè nhẹ của La Hán và của nàng.
La Hán vẫn hiên ngang, đôi vai rộng của hắn không hề nghiêng, lưng hắn thật thẳng.
Tiếng bước chân của hắn thật nhẹ nhưng chắc nịch, thận trọng nhưng không rón rén.
Tiếng bước chân của nàng thoăn thoắt, e dè nhưng vững vàng.
Hắn đầy nghị lực quyết thắng, nàng yên ổn nép dựa bóng tùng.
Qua khỏi đại điện, không có một ai, hai ngừoi đi sâu vào hậu viện, vẫn không có dấu vết con người, không có tiếng động nào chứng tỏ có người ở đó.
Hai ngừơi đi ra tới bên sau, giữa hai dãy thiền phòng.
La Hán dừng bước lại, đôi mắt hắn như hai vì sao sáng chiếu thẳng vào một gian phòng, gian phòng cửa mở toang.
Nghệ Thường hỏi nhỏ:
- La Hán có người trong ấy phải không?
La Hán, đáp giọng thật khô:
- Có, nhưng đã chết rồi.
Nghệ Thường phát run:
- Ở đâu? Trong gian phòng mở cửa ?
La Hán đáp:
- Không, hậu viện.
Hậu viện còn cách một khung cửa chắn ngang, hai cánh cửa đóng kín.
Nhìn vào gian thiền phòng cửa mở, hắn nói chuyện bên sau, nói chuyện cách bởi hai cánh cửa. Hắn có một thứ “xúc giác” thật bén nhạy. Nghị lực, nội công của hắn hoàn toàn đã tập trung.
Chân trái của La Hán bay ra, cánh cửa quay ngang then, một văng bên trái, một văng bên phải, văng ra xa gần một trượng.
Máu!
Hậu viện toàn là máu!
Máu rưới trên đất, máu văng trên cành cây, máu bắn vào những chậu kiểng.
Dấu máu đã đông, sậm màu và phảng phất hơi tanh.
Gian thiền phòng bên trái, phòng rộng, giữa vũng máu, giữa gian phòng hai thây ngừơi nằm duỗi nghiêng nghiêng.
Một thanh niên áo trắng, khôi ngô tuất tú, mặc dầu da đã xanh rồi, nhưng vầng trán rộng bằng, đôi mày hơi xếch, đôi mắt hơi dài, vẫn còn đủ dáng cách hiên ngang.
Một cô gái trần nửa thân trên, nằm nghiêng đối diện.
Hai ngừơi tay hãy còn choàng nhau, mặt gần sát vào nhau, cả hai nằm giữa vũng máu đã đông nhưng không thấy thương tích.
Máu bắn ra khắp chỗ và trên tường lấm tấm.
Vành môi của gã thanh niên hơi nhếch, như cười, như thách thức với những gì cay nghiệt trên đời.
Cô gái tuy đã cứng rồi, tuy đã xanh rồi, nhưng gò ngực vẫn căng nhựa sống, nàng có vóc thân tuyệt đẹp.
Phía tường bên trong, vừa với tầm tay có hai dòng chữ, nét chữ không rung:
“Sống không được chung màn, chết phải cùng một huyệt”.
Nghệ Thường nhào tới ôm thây gã thanh niên khóc ngất.
La Hán bước lại gần giọng hắn chìm nhỏ:
- Nghệ Thường, đại sư ca đó phải không?
Nghệ Thường tức tưởi gật đầu.
La Hán hỏi:
- Còn cô gái ?
Nghệ Thường nói gần không thành tiếng:
- Ngũ sư thư.
La Hán mím môi, hắn làm thinh đứng trơ một chỗ.
Hắn không hỏi nữa mà cũng không có gì nói nữa.
Khóc một lúc thật lâu, Nghệ Thường ngẩng lên lau nước mắt:
- Đại sư ca thật là ngu, đâu có xứng đáng, La Hán, anh thấy có xứng đáng hay không ?
Giọng La Hán thật ổn định:
- Ít nhất đại sư ca cũng thấy là xứng đáng.
Nghệ Thường ngẩng mặt nhìn lên, hai hàng chữ máu trên tường, nàng lẩm bẩm đọc:
- “Sống không được chung màn, chết phải cùng một huyệt”… Nàng vụt rít lên:
- Không, nàng không xứng đáng.
Nghệ Thường phục xuống ôm lấy thây của người đại sư ca khóc lớn:
- Đại sư ca, anh ngu, nàng không xứng đáng với tấm tình chung thuỷ của anh… không, nàng không xứng đáng!
Xứng đáng hay không ?
Nàng có xứng đáng hay không ?
Hắn có ngu không ?
Không, không ai có thể trả lời.
Phải chính hắn trả lời.
Nhưng hắn đã trả lời bằng chứng tích hùng biện nhất:
xứng đáng, xứng đáng khi nàng cùng chết chung với hắn.
“Tình” không phải là chữ để giải thích, nó là thứ chữ có tính chất khẳng định, nó là chất hoà tan mà không bao giờ chịu chi phối bởi một chất nào khác nữa… Nó không phải để cho người giải thích, mà nó là thứ để ngấm lần và đồng hoá.
Nó không được nạp “bậc thứ ba”, nó đứng ngoài và hoàn toàn độc lập với “đệ tam nhân”… La Hán đứng yên trong tư thế cực kỳ tôn trọng.
Trường An thành lên đèn.
Từ quán cốc trong ngõ hẹp đến lầu cao, nơi nào cũng tưng bừng rực rỡ.
Aùnh sáng làm cho khó phân biệt, ánh sáng giúp cho sinh hoạt đồng hoà, đứng xa mà nhìn, thật khó thấy cái khốn cùng của những cái nghèo ban sáng.
Chỉ trừ những chỗ tối tăm hem hóc….
Lòng ngừơi thì không thể.
Aùnh sáng tưng bừng càng làm cho lòng người lặng xuống, nếu ai mang niềm thê lương.
Nghệ Thường sánh vai với La Hán đi trên đường phố. Nàng không còn khóc nữa, nhưng hai mắt vẫn đỏ hoe, lòng nàng nặng trĩu.
Nàng đi kề bên hắn, người nàng như suy nhược, chân nàng như nhẹ hơn đầu… Trái tim vốn là máu thịt, trái tim của người con gái vốn mềm, nhứt là trái tim của một người con gái đa sầu đa cảm… Ơû trong Bạch Liên Giáo bao nhiêu năm, nàng lớn lên nơi đó vô tình thương độc nhứt của người đại sư ca, nỗi ao ước, nỗi vui mừng của em chưa tận mật thì, bỗng nhiên người đại sư ca đột ngột lìa trần mà lại chết trong hoàn cảnh cực kỳ bi thảm… Làm sao nàng chẳng đau lòng, cái đau lòng như chính thân nhân của nàng đã chết, cái đau lòng như chính nàng đã chết. Nhưng nếu chính nàng chết thì chắc có lẽ nhẹ hơn nhiều.
Người đã chết rồi thì không còn tội lỗi.
Nắp ván thiêng một khi đã đậy lại, tất cả những gì thuộc về tội lỗi đã được gói ghém mang đi vào lòng đất lạnh, còn lại trong lòng người phải là thứ kỷ niệm thương yêu.
Bằng vào lẽ đó, bằng vào di ngôn của đại sư ca, Nghệ Thường đã vui lòng chôn chung hai người vào một mộ phần ở phía sau Từ Aán Tự.
Từ khi đưa hai người trong phòng ra phần mộ, cho đến khi ra ngoài, vòng tay của đại sư ca vẫn không buông người ngũ sư muội và cũng không ai đành lòng dùng sức để gỡ ra.
Vòng tay của người ngũ sư muội cũng vẫn bám chặt lấy người tình.
Phải chăng đó là sự thủy chung, mặc dầu khoảng giữa của thời gian chung thuỷ ấy đã có một khoảng trống.
Nhưng chính cái khoảng trống đau thương đó đã kéo từ “thuỷ” đến “chung” cho xích lại gần.
Thôi thì, có thuỷ có chung những gì ở khoảng giữa trống không ấy hãy để cho thủy chung khỏa lấp.
Tại làm sao đại sư ca lại có cái “si” như thế ấy?
Nghệ Thường không thể hiểu nổi mà chắc sại sư ca của nàng cũng không hiểu nổi, nhưng nấm mồ này sẽ mãi mãi tồn tại trong lòng người, hai linh hồn đã giải thoát khỏi sự dằng dặt của lương tâm.
Nàng đã tần ngần thật lâu mới vạch được một hàng chữ trên tấm mộ bia:
“Đại sư ca, Ngũ sư thư, thuỷ chung chi mộ”.
Giữa hai chữ “thuỷ chung” nàng gạch nối một đường dài, nàng biết thời gian sẽ khỏa bằng gạch nối ấy không phải xoá trên tấm mộ bia mà là xoá tận trong lòng nàng… Nhưng con đường lớn trong thành Trường An luôn luôn náo nhiệt.
Xe như nước, người như rồng, nhấp nhô trôi mãi không ngừng.
Sự Ồn ào huyên náo đó có lẽ phải đến nửa đêm mới có thể bình tịnh lại.
Nhìn thác người cuồn cuộn phía trước, Nghệ Thường bỗng nhớ đến người đại sư ca yêu mến.
Anh đã được thong dong trên đường phố như thế này chưa anh?
Anh đã từng cầm tay người yêu tự do phơi phới đi dạo giữa đông người để tự nâng lòng kiêu hãnh của mình chưa anh?
Nàng chợt thở dài.
Giữa ngừơi sống và người chết khoảng cách là bao.
Khoảng cách là cái gì ?
Phải chăng chỉ cách nhau bằng hơi thở ? Tam thốn khí tại… Không, đó chỉ là chuyện thông thường qua nhận xét thông thường đối với nàng, hình như không có ngăn cách bởi một thứ gì cả… Người đại sư ca như vẫn còn lảng vảng bên mình.
Không phải là con người mà là linh cảm.
Đứng tính bao dung, chung thủy của con người sẽ mãi mãi trường tồn.
Anh có xuống sâu ba lớp đất hay sâu hơn nữa, anh vẫn là anh của lòng em. Vẫn là người anh khoan hoà, nhân hậu.
Dòng suy nghĩ mông lung của nàng đang xuôi chảy theo thác người cuồn cuộn thình lình có một người đàn ông trung niên ăn vận sang trọng tới phía đối diện đi lại và dừng trước mặt hai người.
Người trung niên hỏi:
- Các hạ họ Bạch ?
La Hán kéo tay Nghệ Thường, hai ngừơi đứng lại.
Nghệ Thường bắt đầu quan sát.
Ngừơi đàn ông trung niên nước da thật trắng bệt khoảng độ bốn mươi, quần áo và con người đều sạch sẽ, nhưng bằng vào trực giác, Nghệ Thường bỗng cảm thấy không thiện cảm.
Nàng thấy đó là con người ác.
Hình như La Hán cũng đồng cảm như nàng hắn lạnh lùng:
- Phải!
Gã trung niên đại hán hỏi:
- Các hạ từ Hồi Hồi Bảo đến đây?
Nghệ Thường sửng sốt:
- Hồi Hồi Bảo cách Trường An xa lắm.
Muốn đến Hồi Hồi Bảo phải ra Gia Cốc Quan và gần tới Ngọc Môn Quan.
Coi như Hồi Hồi Bảo là vùng quan ngoại.
La Hán ở từ chỗ xa xôi ấy hay sao ?
La Hán gật đầu:
- Phải !
Gã trung niên đại hán nói:
- Làm sao lại bây giờ mới đến ? Gia gia của chúng tôi đợi dữ lắm rồi.
La Hán nhướng mày:
- Ta đi bằng hai chân. Các người đã trao ngựa hay trao xe cho ta ?
Gã trung niên đại hán biến sắc:
- Thật là lớn lối, họ Bạch ngươi phải hiểu cho rõ chớ… La Hán chụp lấy vai hắn, tia mắt hắn bắn ra như lửa:
- Ngươi nói gì ?
Gã trung niên đại hán phát rung khan, mồ hôi trên trán tuôn ra có hột… La Hán buông tay, hắn loạng choạng thối lui, tay hắn xoa xoa chỗ vừa bị nắm, miệng hắn xuýt xoa nhăn nhó… La Hán lạnh lùng:
- Ta đã đến rồi, nói lại cho chủ nhân của ngươi biết, từ đây về sau, muốn gì thì nói… Tần ngần một lúc, gã trung niên mới nói:
- Gia gia của chúng tôi đã dự bị sẵn cho các hạ một chỗ ở… La Hán ngắt ngang:
- Ta không chịu ân huệ gì của các ngươi cả, tự ta, ta sẽ tìm chỗ ở. Trường An thành rộng lớn như thế này, ta không tìm được một khách sạn hay sao ?
Hắn kéo tay Nghệ Thường bỏ đi không thèm ngó lại.
Tòa khách điếm không lớn, nhưng rất sạch sẽ.
Nhứt là dãy phòng bên sau rất yên tịnh, ở đó không nghe thấy tiếng huyên náo ngoài đường.
Vừa ngồi xuống ghế, giọng của La Hán đã tỏ vẻ bất an.
- Nghệ Thường, đã nghe rồi chứ ? Tôi từ Hồi Hồi Bảo đến đây.
Nghệ Thường hỏi:
- La Hán là người Hồi tộc ?
La Hán lắc đầu:
- Không, chúng tôi là người Hán, đến Hồi Hồi Bảo từ hồi hai mươi năm về trước, ở đó, nhưng chúng tôi không theo hồi giáo.
Nghệ Thường hỏi:
- Nhà anh vốn người võ lâm ?
La Hán gật đầu:
- Cũng có thể nói như thế.
Nghệ Thường cau mặt:
- “Cũng có thể nói như thế”, có nghĩa là sao?
La Hán đáp:
- Cha tôi trước kia đã từng làm quan nhà Đại Minh, mấy đời đều lập phong hầu, nhưng sau đó, không hiểu vì lẽ gì, cha tôi bỗng từ quan, lại mang cả gia đình đến Hồi Hồi Bảo.
Nghệ Thường mở tròn đôi mắt:
- Như vậy anh là tiền hầu gia.
La Hán mỉm cười nụ cười xem chừng có phần miễn cưỡng:
- Còn gì mà gọi là “Tiểu hầu gia”, bây giờ tôi chỉ là một thảo dân, có thể nói thấp hơn nữa vì tôi đã lìa xa xứ sở so với bậc sĩ khanh ấm tước qua lại trong Trường An thành này, tôi chẳng kể vào đâu… Nghệ Thường ngưng cười, nàng có vẻ trầm tư:
- Lão bá phụ đột nhiên từ bỏ quan tước, tôi nghĩ chắc phải có nguyên nhân trọng đại.
La Hán nói:
- Tôi cũng nghĩ như thế, tôi nghĩ nguyên nhân đó chắc bà nội tôi có biết, thế nhưng không bao giờ bà nói cho tôi nghe.
Nghệ Thường vụt hỏi:
- La Hán, người hồi nãy chuyện với anh là ai thế?
La Hán ngập ngừng:
- Họ đó, những người đó đó… Nghệ Thường hỏi:
- Những kẻ bảo anh tìm giết người họ Lý phải không?
Thần sắc của La Hán vụt buồn bã lờ đờ, hắn gật đầu:
- Họ đó.
Nghệ Thường hỏi dồn:
- Họ là ai thế ? Tôi muốn hỏi họ là bang phái nào trong võ lâm ?
Trầm ngâm một chút La Hán lắc đầu:
- Họ không phải là người võ lâm.. Nghệ Thường cau mặt:
- Không phải là người võ lâm, nghĩa là… La Hán mím môi:
- Họ là gian tế của Mãn Châu được phái tới Trung Nguyên.
- Mãn Châu… Nghệ Thường lặp lại với vẻ kinh hoàng…
Tài sản của haitc

  #22  
Old 15-07-2008, 08:55 AM
haitc's Avatar
haitc haitc is offline
Tiếp Nhập Ma Đạo
 
Tham gia: May 2008
Bài gởi: 548
Thời gian online: 1 ngày 15 giờ 54 phút
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 191 Times in 137 Posts
Chương 21

Đi vào máu cũng theo chàng


Nghệ Thường như nghe thấy một vấn đề trọng đại, sắc diện nàng thật khẩn trương.
La Hán làm thinh.
Ngồi im hồi lâu như để trấn tĩnh, Nghệ Thường nói từng tiếng một:
- La Hán, tại làm sao anh lại giao thiệp với bọn gian tế Mãn Châu, anh đã biết rõ ràng họ là gian tế Mãn Châu, thế sao… La Hán chận ngang:
- Phải, tôi biết họ là gian tế Mãn Châu, trước khi đến đây, lúc còn ở Hồi Hồi Bảo là tôi đã biết.
Nghệ Thường cau mặt:
- Thế sao anh còn làm việc cho họ ? Tại sao anh đi giết người cho họ ? Anh phải biết những người họ muốn giết đều là bậc trung nghĩa, nếu không là thượng tướng lương tài của nhà Đại Minh chúng ta, thì họ cũng là hạng kỳ nhân liệt sĩ… La Hán đáp:
- Tôi biết.
Nghệ Thường trố mắt:
- Anh biết ?
La Hán thản nhiên:
- Đúng như Nghệ Thường đã nói, đó là chuyện tất nhiên.
Nghệ Thường kéo vai hắn quay mặt lại:
- La Hán, những người tầm thường cũng không thể giết một cách hồ đồ như thế huống chi đối với phần tử trung nghĩa của triều ca. Anh phải biết triều đình nhà Đại Minh chúng ta đang lâm cảnh nội loạn ngoại xâm, đang lâm vào cuộc diện lung lay hơn bao giờ hết, một phần tử trung trinh nghĩa khí rất quan hệ đến sự tồn vong của đất nước, anh làm sao lại chịu trở thành thiên cổ tội nhân?
Khóe miệng của La Hán giật giật liên hồi, chứng tỏ lòng hắn đang ray rứt:
- Tôi biết, Nghệ Thường, nhưng tôi bây giờ không thể làm chủ được tôi, không biết phải làm sao hơn được.
Nghệ Thường cắn răng, nàng như chực rơi nước mắt, nàng nói:
- La Hán, tại làm sao ? Tại làm sao anh phải làm như thế ? Tại sao … tại sao ?
La Hán đờ đẫn lắc đầu:
- Thông cảm cho tôi, dung thứ cho tôi, Nghệ Thường, tôi không thể nói, nếu tôi nói ra, tôi sẽ là kẻ thực ngôn bội tín, nếu tôi mà thực ngôn bội tín thì hậu quả sẽ không sao lường được.
Nghệ Thường trố mắt:
- Thực ngôn bội tín ? Anh sợ thực ngôn bội tín với bọn gian tế Mãn Châu ? La Hán, họ là kẻ ngoại xâm, anh biết không ?
La Hán vẫn lờ đờ:
- Tôi biết Nghệ Thường, cái gì tôi cũng biết, tôi không dám nói khoe khoang, nhưng vì hoàn cảnh đặc biệt nên về chuyện nội loạn ngoại xâm, về chuyện đối với kẻ thù của dân của nước, tôi chắc biết hơn Nghệ Thường… tôi cũng không ngu, không si, thì chẳng lẽ chuyện lợi hại trước mắt như thế cũng chẳng biết hay sao?
Nghệ Thường đâm tức ngang:
- Anh đã biết như thế… anh dã biết như thế là tội thì tại sao anh lại còn cố phạm?
La Hán nhìn thẳng vào mặt nàng:
- Nghệ Thường, tôi đã chẳng nói rồi sao ? Tôi không thể làm chủ được tôi, tôi không làm sao hơn được.
Nghệ Thường mở tròn đôi mắt:
- Tại làm sao ? Ai đã đặt thanh đao kề vào cổ anh ?
Nghệ Thường run rẩy đôi môi:
- Nếu họ mang một trăm thanh đao bén kề vào cổ tôi thì, Nghệ Thường có tin tôi không, Bạch La Hán này từ nhỏ đã không hề sợ chết.
Bằng tất cả cảnh giác trước vẻ thâm trầm của La Hán, Nghệ Thường xuống giọng:
- La Hán. Họ đã kề thanh đao vào cổ của ai ? họ đã uy hiếp ai ?
Đôi môi của La Hán càng run hơn nữa, thật lâu, hắn nói:
- Không ai cả… Nghệ Thường, đừng hỏi nữa… tại vì tôi tình nguyện, tôi tình nguyện làm việc đó.
Một dòng máu tươi ọe ra khoé miệng, La Hán vẫn ngồi trong dáng cách đờ đẫn như tượng gỗ.
Nghệ Thường đâm hoảng, nàng lấy khăn tay chận máu cho hắn và nàng bật khóc.
Một tay ôm vai hắn, một tay chận máu nơi miệng hắn, Nghệ Thường tức tưởi:
- Đừng anh, La Hán đừng làm em sợ. Anh đừng làm em đau lòng. Em biết anh không khi nào tự nguyện, họ bức anh… Đôi mắt của La Hán cũng hơi đẫm ướt, hắn không bao giờ khóc cho hắn, hắn chảy nước mắt vì nàng:
- Nghệ Thường, đừng buồn. Không ai bức anh cả.
Nghệ Thường lặng thinh.
Nàng biết vấn đề nghiêm trọng.
Thật lâu, nàng hỏi:
- La Hán, em hỏi nghe, nếu phải chọn giữa em và chuyện giết người, anh sẽ chọn phần nào ?
La Hán cười thê thảm.
- Nghệ Thường, nếu em bảo anh phải chọn thì Nghệ Thường, em hãy tha thứ cho anh, anh chỉ có thể chọn giết người này.
Nghệ Thường lặng thinh.
Nàng biết rõ ràng rồi.
Một con ngừơi đến cái mức phải bỏ người yêu nhất đời của mình thì quả là một chuyện vạn bất đắc dĩ.
La Hán tuy mới gặp nàng, tuy mới lộ tình với nàng, nhưng nàng biết sự chung tình của hắn đối với nàng trên đời này chắc chắn không làm sao tìm được một người thứ hai như thế. Nhưng bây giờ hắn thẳng thắn cắn răng đứt ruột để nói ra câu đó, nghiến răng chịu mất mối tình không bao giờ tìm lại được như thế, đủ nói lên chuyện “bất đắc dĩ” của hắn đã đến mức nào rồi.
Nhưng nàng vẫn tức tối, chuyện “bất đắc dĩ” của La Hán là chuyện gì ?
Nàng đã gần nát óc nhưng vẫn nghĩ không ra.
Nàng thở dài sườn sượt, nàng ngồi im lặng không nói thêm nửa tiếng.
Nàng còn nói gì được nữa ? Mà cũng không cần nói nữa.
Nàng biết, chuyện đã đến tầm quan trọng mà chính nàng, khả năng của nàng không làm sao góp sức, chuyện giết chóc này, chuyện khủng khiếp này, tài sức của nàng, sự thông minh của nàng, nhiệt tình của nàng không làm sao hoá giải.
- Có vị Bạch lão đệ Ở đây không ?
La Hán nhướng mắt:
- Có đây.
Tiếng bước chân trờ tới và dừng lại trước cửa phòng:
- Bạch lão đệ, xin cho vào.
La Hán lạnh lùng:
- Cửa không gài, cứ vào.
Cánh cửa hé ra, một người trung niên ăn vận chải chuốc trong chiếc áo gấm màu xanh bước vào.
Hắn là một con người hơi cao ốm, mắt nhỏ mày dài, diện mạo cũng khá thanh tú, chỉ có điều khoản giữa đôi mà hơi u ám và có mấy dường nhăn nhó, bộc lộ dáng sắc thâm trầm, nham hiểm… Người trung niên áo gấm bước vào, nụ cười he hé trong vành môi mỏng dính:
- Hân hạnh, đã nghe danh Bạch lão đệ lâu nay mới được diện kiến… Hắn kéo ghế ngồi chớ không chờ mời và cười cừơi nói tiếp:
- Anh em, anh em.... mời thỉnh cũng thế thôi, khách sáo làm chi, phải không?
Hắn đưa mắt đảo vào mặt La Hán và Nghệ Thường và lại cừơi cười:
- Bạch lão đệ đường xa gian khổ, nhưng thật thì chắc cũng hông đến nỗi quạnh hiu… Hắn cười khà khà, giọng cười để “lấy lòng” nghe đến phát mọc ốc cho những người tự trọng.
La Hán vẫn ngồi như tượng gỗ, hắn hỏi:
- Là đầu não của Mãn Châu tại Trường An đây phải không?
Người trung niên áo gấm lại cười:
- Không dám, “đầu não” thì thật không dám nhận, huynh đệ chỉ tạm thời lãnh trách nhiệm điều động thế thôi.
La Hán vẫn lạnh băng băng:
- Có chuyện thì cứ nói ngay đi.
Gã trung niên áo gấm cứ cười:
- Bạch lão đệ không đến thì thôi. Bạch lão đệ đã đến đây rồi thì còn chuyện gì khác nữa đâu… La Hán nói:
- Như thế là được rồi, ở đâu ? Nói đi.
Gã trugn niên áo gấm nói:
- Có chi đâu mà gấp, huynh đệ đến đây đâu phải để thúc hối chi Bạch lão đệ.
Huynh đệ còn phải có đôi chén tẩy trần cho Bạch lão đệ nữa mà.
La Hán nói:
- Cám ơn, nhưng không cần. Các người biết hắn ở đâu thì cứ nói là đủ.
Gã trugn niên áo gấm lắc đầu:
- Đâu phải như thế… Bạch lão đệ đường xa mệt mỏi… La Hán chận ngang:
- Đó là chuyện của ta, không cần các vị phải lo bao giờ ?
Gã trung niên áo gấm đáp:
- Tối nay. Được không ?
La Hán đáp:
- Được, tối nay.
Gã trung niên áo gấm tỏ vẻ lo lắng:
- Nhưng, binh mỏi tướng mệt là chuyện… La Hán lại chận:
- Đã bảo là chuyện của ta, có thể ta không phải là đối thủ của người đó nhưng ta giao thủ cấp người đó cho các ngươi là xong chớ ?
Gã trung niên áo gấm cười:
- Bạch lão đệ đã nói như thế, đã gấp như thế thì huynh đệ cũng không dám nói thêm và thật thì cũng mong như thế, tối nay thì tối nay… Hắn đứng lên cười hỏi:
- Bây giờ chẳng hay Bạch lão đệ có rảnh chăng?
La Hán nói:
- Muốn lúc nào là rảnh lúc đó, đã nói đêm nay thì đêm nay rảnh.
Gã trung niên gật đầu:
- Tốt tốt… vậy bây giờ chúng ta đi, huynh đệ xin dẫn đường.
Hắn quay bước trở ra.
La Hán dọm đứng lên, nhưng Nghệ Thường đã nói nhanh:
- La Hán, chuyện vô cùng trọng đại, cần nên suy nghĩ cho chính chắn.
La Hán không do dự:
- Nghệ Thường, trước khi lìa khỏi Hồi Hồi Bảo, anh đã nghĩ rồi, không phải chỉ năm lần bảy lượt mà đã nghĩ tận tường.
Dứt tiếng là hắn bước nhanh ra cửa.
Nghệ Thường lật đật bước theo.
Thấy nàng đi theo, La Hán dừng chân lại:
- Nghệ Thường, em cũng đi nữa sao?
Nghệ Thường nói bằng một giọng rắn rỏi:
- Em sẽ vĩnh viễn bên anh, cho dầu anh đến phương nào, cho dầu anh làm chuyện chi, em cũng không thể lìa anh nữa bước.
La Hán nhìn sâu vào mắt nàng:
- Nghệ Thường, nhớ rằng anh đang đi giết người.
Nghệ Thường gật đầu:
- Em biết, Bạch Liên Giáo giết người còn nhiều hơn nữa.
Trầm ngâm một chút La Hán gật đầu:
- Được rồi.
Hắn đưa tay nắm lấy tay nàng và bước luôn ra cửa.
Đang đứng đợi bên ngoài, thấy La Hán dắt tay Nghệ Thường, tên trung niên áo gấm cười cười:
- Sao ? Bạch lão đệ, cô bạn của lão đệ cũng đi nữa sao ?
La Hán lạnh lùng:
- Dẫn đường.
Gã trung niên áo gấm nhướng nhướng mày:
- Bạch lão đệ, chắc lão đệ cũng biết mình không phải đi dạo chớ?
Nghệ Thường điềm đạm:
- Các hạ yên lòng, tôi thấy máu không ít hơn các hạ đâu.
Gã trung niên áo gấm cười:
- Có thể bạn của Bạch lão đệ mà.. Bất cứ nơi nào trong Trường An thành cũng đều náo nhiệt.
Nhưng náo nhiệt hơn hết có lẽ là tửu lâu.
Nói về tửu lâu là phải kể trước nhứt “ Trường An Đệ Nhất Lâu”.
Đó là một tửu lâu kiến trúc hai từng, hào hoa khí phái, chỉ cần nhìn lên tấm bảng đồng chữ nổi với bốn ngọn đèn lồng thật lớn bên ngoài, chỉ cần nhìn ngựa xe hàng ngang hàng dọc trước cổng là có thể hiểu được sự náo nhiệt nó đến mức nào rồi.
Tên trung niên áo gấm đang nói chuyện với hai tên thanh niên áo gấm khác tại thang lầu.
Nhìn vào toà tửu lâu, nghe thấy tiếng cười nói ồn ào pha lẫn mùi thức ăn mùi rượu, Nghệ Thường lo âu hỏi nhỏ:
- Ở đây phải không?
La Hán gật đầu:
- Có lẽ.
Nghệ Thường nói nhỏ:
- La Hán, nơi đây đâu có tiện… La Hán nói:
- Giết người được thì chỗ nào lại không được, khi chuyện xảy ra, thiên hạ đâu còn ở đó mà ồn ào.
Tên trung niên áo gấm bước lại cười:
- Bạch lão đệ, nơi đây. Tên ấy đang ngồi uống rượu trên lầu, hắn không thể ngờ rằng cái chết đã hỏi thăm.
Vẫn một thái độ lạnh ngắt từ đầu đến cuối. La Hán nói:
- Dẫn lên.
Tên trung niên áo gấm do dự:
- Bạch lão đệ, vẫn phải đưa lên sao?
- Không chỉ làm sao ta biết người nào?
Tên trung niên áo gấm gật gật:
- Bạch lão đệ nói phải, nhưng…nhưng… La Hán cừơi khinh khỉnh:
- Sợ thấy máu phải không?
Tên trung niên áo gấm cừơi hì hì:
- Đâu có… đâu có, Bạch lão đệ thấy bọn này hành sự có chỗ nào sợ máu đâu.
La Hán hất mặt:
- Dẫn đường.
Như thu hết can đảm dồn lên tận óc, tên trung niên áo gấm quay mặt bước lên.
Chợt có một tên trung niên áo gấm chạy xuống nói nhỏ:
- Lão gia hắn đã chuồn rồi.
Tên trung niên áo gấm sửng sốt:
- Chuồn bao giờ ? Các ngươi đã trông chừng làm sao hắn lại chuồn ? Chuồn bao giờ ? Ở đâu ?
Tên thanh niên đáp:
- Thuộc hạ không thấy, không biết bao giờ… Tên trung niên áo gấm giận dữ đưa tay lên địnnh tát, nhưng không hiểu tại sao lại buông xuống cười gằn:
- Giỏi quá, các ngươi làm việc giỏi quá.
Gã thanh niên hơi run:
- Lão gia, hắn chuồn nhưng có để lại mảnh giấy… Tên trung niên áo gấm chụp lấy mảnh giấy liếc qua và biến sắc, nhưng rồi hắn cười lạt:
- Được, nó giỏi, nhưng trốn ngày nay chớ làm sao trốn được ngày mai… Như đã quá quen với lối thay đổi bộ mặt, hắn trao mảnh giấy cho La Hán cười cười:
- Bạch lão đệ, xem có tức chết người không ?
La Hán vẫn lạnh băng, hắn tiếp lấy mảnh giấy, thấy nét chữ thật đáng gọi là “rồng bay phượng múa”.
“Vô cớ làm mất vui thực khách, tội đáng xuống a tỳ.
Các hạ là cao nhân, cương trực, thuần lương, võ công tuyệt thế hiềm vì bọn Mãn tặc mà hành động, chuyện bất trí đó khiến cho người chắc lưỡi.
Không phải là đối thủ của ta, nghĩ vì chuyện bất đắc dĩ, thương vì nhân tài, ta không đụng các hạ, không chạm các hạ, các hạ không làm sao được.
Nhắn với La Hán, vì mình vì bạn, nghĩ thật kỹ, sẽ làm.” Dưới thơ ký một chữ “Lý”.
Thật vắn tắt, thật đầy đủ.
Chỉ cấn liếc qua, Nghệ Thường biết ngay vị họ “Lý” này là ai rồi.
Tim nàng đập mạnh.
Nàng vì La Hán mà khánh hạnh, nghĩ đến Lý ân nhân mà cảm kích, nghĩ đến mình mà vui mừng.
La Hán cười lạt:
- Giỏi, lanh mắt, nhanh chân, nhiều cơ trí.
Tên trung niên áo gấm nói:
- Bạch lão đệ đang lúc phong mang bộc lộ, khí phách tràn đầy hắn sợ, hắn chờ cho uy phong giảm xuống rồi hắn mới ra mặt giao tranh hắn khôn.
Aø, cái lão này bắt chước lẽ quá, có lẽ lão chuyện hùa theo giọng chủ nhân nên quen, mới đọc thơ mà lão dùng tiếng ngắt ngang đứt khoản.
Nghệ Thường bắt cười thầm.
La Hán đáp:
- Ta biết.
Hai bàn tay hắn xoa vào nhau, mảnh giấy biến thành phấn trắng.
Hắn phủi tay, bụi giấy bay tan.
Tên trung niên áo gấm giật da mặt, lão ta ngầm sợ nội lực của La Hán.
Lão bước tới cười mơn:
- Bạch lão đệ, cứ theo lời lẽ trong thơ, hình như hắn có quen.
La Hán làm thinh, mặt hắn lạnh lùng.
Nhưng nếu nhìn kỹ vào mắt hắn sẽ thấy ngay nét kinh nghi.
Vì chính hắn cũng không hiểu chuyện gì đã xãy ra như thế.
Tên trung niên áo gấm lại cười:
- Thôi thế này, Bạch lão đệ, hắn đã trốn rồi, cũng được, vì đường xa, Bạch lão đệ cũng cần có thì giờ… - không !
Từ kẽ răng cắn lại của La Hán bật ra một tiếng khô khan:
- Các ngươi phải kiếm hắn cho ta, càng sớm càng tốt, ngay đêm nay là tốt nhất.
Tên trung niên áo gấm sững sờ:
Nghệ Thường lên tiếng:
- La Hán, hãy về rồi tính, để cho họ đi tìm. Người họ Lý vốn là đại địch của họ, tự nhiên họ sẽ nóng muốn tìm hơn.
Gã thanh niên cười theo:
- Vâng vâng, vị tiểu thơ đây nói đúng, tên tiểu tử ấy vốn là đại địch của chúng tôi, ý muốn diệt hắn nhứt định không ai nóng hơn chúng tôi. Xin Bạch lão đệ đừng nên đợi ở ngoài đường, xin cứ về khách điếm chỉ cần thấy bóng hắn là chúng tôi sẽ cấp tốc báo ngay.
La Hán không nói, hắn kéo tay Nghệ Thường đi thẳng ra ngoài.
Tên trung niên áo gấm đúng nhìn theo, mắt hắn trân trân, miệng hắn lầm bẩm:
- Mẹ họ, y như ở trong quan tài mới chui ra, mặt nói cứ nặng đăm đăm. Mẹ họ, thứ a tỳ địa ngục… Hắn nói lầm thầm, như tự nói với mình, nhưng gã thanh niên thuộc hạ đi sau lên tiếng:
- Cũng chẳng trách gì, trong lòng hắn đương bấn loạn… Tên Trung niên hừ hừ:
- Mẹ họ, hắn bấn loạn bộ người ta… Nhưng hắn bỗng rùng mình, hắn chợt nhận ra giọng nói vừa rồi không phải… Hắn không cần nhìn lại, hắn co giò… Nhưng hắn không chạy được, vai hắn bị giữ cứng và tiếp theo có tiếng cười:
- Khá lắm, kể ra thì ngươi cũng bén nhạy, nhưng trước mặt ta thì chạy làm sao được ?
Chỉ nghe năm ngón tay trên vai hắn hơi co lại, toàn thên hắn tê rần, tiếp theo là đau điếng hắn cảm nghe như xương cối gãy lìa, hắn rên một tiếng và cong người lại.
Người bên sau lại nói:
- Quay mình lại, chúng mình nói chuyện chơi.
Hắn ngoan ngoãn quay mình và hắn phát run… Họ Lý.
Họ Lý áo trắng sừng sững trước mặt hắn, bên cạnh là tên thanh niên thuộc hạ của hắn, nhưng tên này đứng như tượng gỗ.
Tên trung niên áo gấm lấp bấp, ý như trong cổ hắn có cụt gì chận nghẹn:
- Lý…lý… Họ Lý cười:
- Ta tên là Lý Đức Uy, các hạ đã có quen mà.
Tên trung niên áo gấm run bần bật:
- Lý…Lý gia.
Lý Đức Uy cười:
- Không dám, các hạ hơi đề cao tôi rồi đó. Xích vào trong nói chuyện chút được chăng ?
Tên trung niên áo gấm hoảng hồn:
- Lý gia… có điều chi nói… ở đây cũng được mà… Lý Đức Uy nhướng nhướng cao mày:
- Các hạ đừng ỷ y ở đây có đông người, trừ phi ta không muốn giết các hạ, chớ một khi ta muốn giết thì chỗ nào cũng thế thôi. Đi, đừng để ta buồn, ta không hài lòng là “Mãn Châu” mất cả thể diện đó.
Tên trung niên áo gấm lại ngoan ngoãn đi theo.
Hắn không sợ Mãn Châu mất thể diện, hắn chỉ lo mất mạng của hắn thôi.
Phía trước của Trường An Đệ Nhất Lâu náo nhiệt bao nhiêu thì phía sau lặng lẽ bấy nhiêu.
Ngõ hẻm phía sau là ngõ hẻm chết.
Bất cứ nơi nào chắc cũng giống như thế này, phía trước hoa đăng rực rỡ thì phía sau cống rãnh tối tăm, phía trước sực nức hương thơm thì phía sau mùi hôi nồng nặc, phía trước lụa là gấm vóc mặt phấn môi son thì phía sau từng đàn chuột ghẻ lở sần sùi… Lý Đức Uy dẫn Tên trung niên áo gấm đi ra phía sau “khiêm tốn” ấy.
Buông bàn tay đang bóp trên vai tên trung niên áo gấm, Lý Đức Uy cười:
- Mất lòng trước được lòng sau, tại hạ xin nói trước nghe, tại hạ không có sợ các hạ chạy, nếu các hạ có đủ bản lãnh chạy khỏi thì cứ tự do, nhưng nếu vạn nhất mà các hạ bị trở lại thì tại hạ xin cặp giò trước đó.
Tái mặt rồi, nhưng vốn là con ngừơi bất cứ trường hợp nào cũng có thể cười để “cầu tài”, tên trung niên ngẩng mặt cười hì hì:
- Đâu dám, Lý gia, có chuyện chi xin Lý gia cứ nói mà.
Lý Đức Uy vỗ vỗ vai hắn cừơi cười:
- Vậy mới phải chớ. Xin được kết giao với bạn đó.
Hơi ngưng một chút. Lý Đức Uy thấp giọng:
- Nè bạn tôi hỏi nghe, gã họ Bạch đó bị các vị uy hiếp bằng cách nào thế?
Tên trung niên áo gấm sững sờ:
- Cái đó… thì… Lý Đức Uy nói tỉnh khô:
- Không sao, nói hay không nói là tùy ở bạn, tôi không dám ép.
Tên trung niên áo gấm nói ngay:
- Lý gia, cái đó thật tình tôi không biết.
Lý Đức Uy gật gật đầu:
- Bạn không biết thì tôi phải đi tìm người khác. Thôi, bạn ở đây chờ nghe.
Hắn dợm bước đi, nhưng trước khi bước, hắn đưa tay lên… Tên trung niên áo gấm hoảng hốt:
- Khoan khoan… Lý gia, chúng tôi chỉ biết rằng chúng tôi có giữ của hắn một con tin.
Lý Đức Uy mỉm cười:
- Như thế có phải là bạn nhau không ? Kẻ mày râu, kẻ đại trượng phu về sau nên thẳng thắn một chút nghe, đi đi.
Tên trung niên áo gấm lại sửng sốt:
- Lý gia cho… tôi đi ?
Lý Đức Uy lắc đầu:
- Tôi không bao giờ muốn tiêu diệt sinh mạng của các vị, bởi vì đó không phải là thượng sách. Nếu quả thật tôi muốn giết các vị thì, tại Trường An thành này, không một người nào của các vị có thể tiến vào. Đi đi.
Y như tử tội được nghe ân xá, tên trung niên áo gấm không dám nói một tiếng tạ Ơn, hắn khom mình lui một cái mất hút ngoài đầu hẻm… Lý Đức Uy cau mặt lầm thầm:
- Thật là hiểm ác, thảo nào hắn lại không như thế… Trầm ngâm một chút, Lý Đức Uy bước nhanh ra khỏi hẻm.
Tài sản của haitc

  #23  
Old 15-07-2008, 08:58 AM
haitc's Avatar
haitc haitc is offline
Tiếp Nhập Ma Đạo
 
Tham gia: May 2008
Bài gởi: 548
Thời gian online: 1 ngày 15 giờ 54 phút
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 191 Times in 137 Posts
Chương 22
Đêm viếng giai nhân

êm về Trường An thành nơi nào cũng đèn đuốc sáng choang.
Nhưng một đêm nào đó, trong dãy hành lang sát cận hoa viên của một toàn trang viện cổng kính tường cao, ánh sáng vẫn làm u ám.
Vì vắng người, vì cần yên tịnh, người ta không cần phải thêm đèn, vì tàng cây, vì vườn hoa quá rộng, những ngọn đèn lưu ly trong dãy hành lang không thể sáng xa hơn nữa.
Dãy hành lang của trang viện lớn thường thường là rộng, nhứt là hành lang đối diện với hoa viên, thường lại được rộng hơn.
Nơi đó, thường được kê những chiếc bàn nho nhỏ, những chiếc ghế dựa dài.
Nơi đó, chủ nhân, một mình hoặc với một vài người bạn thân có thể nhấm rượu, uống trà để mà tâm sự.
Những toà nhà có người đẹp, cố nhiên là giai nhân chưa xuất giá, những buổi không mưa, những đêm trăng sáng, người ta thường bắt gặp, hoặc vài cô tỳ nữ, hoặc một mình, người đẹp thường hay bách bộ hay tỳ tay lên lan can dãy hành lang ngắm cảnh, ngắm hoa.
Nội thành Trường An có nhiều tòa nhà tráng lệ, có cửa kính tường cao và đây là một :
vườn hoa thật rộng chạy dài từ dãy hành lang bên trái thẳng tới hậu viện, dãy hành lang bóng đèn mờ ảo, bên ngoài ánh trăng lưỡi liềm cộng lại cũng chỉ thấy những đóa hao trắng hoa màu biến thể sậm đen.
Nhiều nơi trong hoa viện ngập tràn bóng tối.
Tòa nhà thật u nhã. Vẻ u nhã đến vắng tênh.
Người đẹp quả có mặt trên chiếc ghế tựa dài, nàng đang ngắm ra ngoài, nhưng không biết ngắm hoa, ngắm trăng, hay đang ngắm về một phương trời nào đó… Cố nhiên là nàng có nhiều tâm sự, thứ tâm sự mà chỉ “một mình mình biết, một mình mình hay”.
Nàng mặc một chiếc áo hoa trắng điểm đen lộng lẫy.
Những đóa hoa đang hí hởn nhìn trăng, sự có mặt của nàng đã làm cho hoa giảm sắc.
Nàng đẹp, thật đẹp.
Thất Cách Cách.
Mới không bao nhiêu ngày mà Thất Cách Cách trông đã ốm nhiều.
Không phải vì thời tiết, vì mùa thu ở đây dễ làm cho người khoan khoái, cũng không phải sầu lá rụng, lá vàng tuy có rơi nhiều theo chiều gió, nhưng những chòm cúc đang độ khoe cánh trải hương, vả lại mùa thu ở đây, có êm đềm chớ không tiêu sái.
Trời vào thu, đêm xuống hơi sương mát lạnh, chiếc áo mỏng trong con người mảnh khảnh, khiến cho ai nhìn vào cũng đều có thể cảm giác mỏng manh, trơ trọi của ngừơi con gái đêm trường.
Nàng buồn. Điều đó đúng.
Nhưng nàng buồn về chuyện chi ? Điều đó không ai được biết.
Bình lửa biên thùy tuy có kéo dài, nhưng phần thắng thể đang nghiêng nhiều về phía Mãn Châu, nguyên nhân đó, không làm cho nàng buồn được.
Đoàn quân gián điệp xâm nhập Trường An tuy có nhiều trở ngại, nhưng cơ sở vững vàng và sự liên kết của dân bản xứ, của những hào phú có nhiều thế lực đang trên đà tiến hành tốt đẹp, thành tích đó, có thể làm cho nàng kiêu hãnh, vì nàng là kẻ cầm đầu. Việc đó, nàng chỉ có vui.
Thế nhưng bây giờ nàng đang tỳ tay lên lan can dãy hành lang, mắt đăm đăm nhìn vào khoảng trống, nàng đang tư lự.
Không phải dáng trầm tư của con người đang hận trù quyết sách, mà lại là nỗi ưu phiền… của cá nhân người con gái. Là một “hoàng tôn điệt nữ” lại có khả năng, uy tín lãnh trọng trách cầm đầu đoàn quân gián điệp hùng hậu xâm nhập Trường An, trong tay nàng nhân lực, tiền tài, nhất hô bá ứng, quyền sinh sát như một tiểu vương, nàng lại có thể buồn sao ?
Nàng nhè nhẹ thở dài, và chầm chậm ngầng mặt lên.
Mắt nàng mệt mỏi nhưng long lanh.
Không biết đó là hơi sương, hay là giọt sầu dâng thầm kín.
Thình lình, đôi mắt vụt mở tròn, nàng hỏi trong tiếng gắt:
- Ai ?
Chỉ hơi tối trong vườn hoa có tiếng không to nhưng thật nhanh:
- Thất Cách Cách, Lý Đức Uy xin bái kiến để vấn an.
Đã “bái kiến” mà còn thêm hai tiếng “vấn an”.
Trấn tĩnh người đối diện đó chăng ?
- Đa tạ!
Gương mặt thon dài có vẻ gầy gầy của Thất Cách Cách vụt hiện lên hai trạng thái:
kinh sợ và…vui mừng.
Nhưng chỉ một thoáng qua nàng khôi phục ngay cung cách thường ngày của vị “Thất Cách Cách” Mãn Châu:
nghiêm khắc đến lạnh lùng.
Nàng đứng dậy, quay mình qua một chút để diện đối với chỗ vừa phát tiếng.
Nàng hỏi:
- Lý gia, sao người lại biết tôi ở nơi đây?
Không biết đã có thời gian cân nhắc hay chỉ tình cờ buột miện,g cách xưng hô của nàng hơi khác.
Lý gia, một danh từ lớn và, “người” vừa ở ngôi hai mà cũng vừa có thể dùng ở ngôi ba, thứ đại danh từ có tánh cách tôn xưng mà cũng đầy vẻ lạnh lùng, hình như lúng túng mãi từ khi đầu gặp gỡ, cho tới bây giờ, nàng mới thấy tạm ổn khi đối diện với con người mà nàng thấy khó khăn danh xưng.
Lý Đức Uy mỉm cười, nụ cười cố hữu hình như cũng riêng đối với nàng:
- Nói ra chắc Thất Cách Cách không tin, chớ thật thì đối với bộ thủ hạ cũng như hành tung của quý quốc trong thành Trường An này, tôi được thấy như ngửa bàn tay.
Hỏi riêng, hắn trả lời chung. Khéo lắm.
Thất Cách Cách gật đầu:
- Lý gia quả thật tài tình.
Nàng khen về sự điều tra chính xác, hay là khen vì câu trả lời khéo léo của hắn ?
Không biết Lý Đức Uy có phân biệt câu hỏi hay không, nhưng hắn lại mỉm cười:
- Không dám, Thất Cách Cách quá khen.
Đuôi mày nhỏ mà dài của Thất Cách Cách động nhẹ:
- Hôm đó, tại sao Lý gia không đợi tôi ?
Lý Đức Uy có vẻ trầm ngâm:
- Thất Cách Cách, một con người khi tự vấn thấy mình hành động đúng, thì không còn phải cầu mong ngừơi khác lượng giải. Con ngừơi tôi từ trước đến nay là như thế. Chỉ cần lương tâm không thẹn, còn thì mặc cho thế tình chê dở khen hay.
Thất Cách Cách chớp mắt:
- Có phải như thế hay không?
Lý Đức Uy đáp:
- Đó là nguyên tác làm người và hành động của tôi, tôi luôn luôn bảo trọng nguyên tắc đó.
Giọng nói của Thất Cách Cách bỗng dịu dàng:
- Tôi có bao giờ không lượng giải Lý gia đâu.
Lý Đức Uy nói:
- Như thế tôi cũng xin đa tạ Thất Cách Cách.
Lời lẽ của hắn thật là lãnh đạm, nếu đừng phải ngu thì ai cũng có thể thấy rõ ràng.
Thất Cách Cách hơi nghiêng mặt:
- “Chỉ cần lương tâm không thẹn, còn thì mặc cho thế tình chê dở khen hay”, Lý gia bảo đó là nguyên tắc làm người của Lý gia phải không?
Lý Đức Uy nhẹ gật đầu:
- Vâng, Thất Cách Cách.
Thất Cách Cách hơi cười:
- Thế sao Lý gia vẫn còn dung giọng nói ấy với tôi. Rõ ràng trong lòng của Lý gia vẫn không vui.
Lý Đức Uy cừơi ngay:
- Thất Cách Cách đã lầm rồi, trong lòng tôi hiện không vui tuyệt không phải vì chuyện ấy.
Thất Cách Cách “à” một tiếng như hơi thở:
- Như thế thì Lý gia đang vì chuyện chi ?
Lý Đức Uy thở một hơi dài như chán nản:
- Thất Cách Cách, mặc dầu lập trường của chúng ta là đối địch, mặc dầu giữa hai bên hiện trong thế thuỷ hoa? nan dung, nhưng chúng ta là những con ngừơi biết điều, chúng ta phải bằng vào chân tài thực lực, bằng vào binh lực và trí tuệ để quyết phân thắng phụ, để định rõ thư hùng, không nên dùng thủ đoạn ti tiện để đối phó với nhau.
Đôi mắt phượng của Thất Cách Cách mở tròn xoe:
- Lý gia nói như thế chẳng lẽ bảo rằng tôi đã dùng thủ đoạn ti tiện để đối phó với Lý gia sao?
Lý Đức Uy lại thở dài:
- Có một vị cao thủ từ Hồi Hồi Bảo đến đây, đó là người “truyền nhân” duy nhất của “Tử Kim Đao” Bạch Trường Không, hắn đến đây là vì quý quốc đã bắt người thân của hắn làm con tin, buộc hắn phải giết cho được một người họ Lý, chẳng may người họ Lý ấy lại là tôi.
Thất Cách Cách biến sắc, nàng hỏi:
- Có chuyện thật như thế sao ?
Lý Đức Uy hỏi lại:
- Thất Cách Cách không biết chuyện đó sao ?
Thất Cách Cách lắc đầu:
- Tôi hoàn toàn không biết.
Lý Đức Uy lại thở dài:
- Thất Cách Cách là người có nhiệm vụ tối cao phụ trách đạo quân bí mật của quý quốc xâm nhập Trung Nguyên, có chuyện khá quan trọng như vậy thế mà Thất Cách Cách lại chẳng biết, thật là điều đáng tiếc.
Thất Cách Cách chắc lưỡi:
- Thật tình tôi chẳng biết, Lý gia không tin tôi sao ? Nhưng Lý gia nghe ai nói thế.
Tôi nghĩ nếu có chuyện như vậy thì đáng lý tôi phải biết.
Lý Đức Uy đáp:
- Tôi không nghe ai nói cả, chính tôi đã có gặp vị “truyền nhân” của Tử Kim Đao từ Hồi Hồi Bảo đến đây.
Thất Cách Cách rúng động:
- Đã gặp mặt ? Đã giao đấu ?
Lý Đức Uy lắc đầu:
- Không, giá như đã giao đấu thì một trong đôi bên đã thương vong, mà tám chín phần mười, người bị thương vong ấy không phải là tôi, vì thế tôi không đành giao đấu.
Thất Cách Cách hỏi:
- Người đó không phải là đối thủ của Lý gia ?
Lý Đức Uy đáp:
- Người ấy là một tuyệt thế cao thủ, bằng vào sự thành công của đao pháp, e rằng trên đời này không có người thứ hai như thế, một ngừơi luyện võ năm mười năm thật khó mà tiếp được với người đó một chiêu “Tử Kim Đao”, nhưng chắc Thất Cách Cách biết tôi không hề khoe khoang, thật tình thì người đó vẫn còn kém hơn tôi một bậc.
Trầm ngâm một chút, Thất Cách Cách mím môi:
- Nếu thế thì chuyện này quả đã có thật rồi.
Hình như câu đó nàng tự nói với nàng, nhưng Lý Đức Uy đang có mặt, hắn lên tiếng:
- Tôi không có gì cần đến phải nói dối với Thất Cách Cách, nếu đó không phải là sự thật, không khi nào tôi lại tìm đến trình bày.
Thất Cách Cách nghiêng mặt:
- Bây giờ Lý gia đến đây “vấn tội” tôi đó phải không?
Lý Đức Uy lắc đầu:
- Không dám, Thất Cách Cách, Tử Kim Đao Bạch Trường Không năm xưa đã được liệt ngang hàng với Bố Y Hầu, trong triều đình cũng như danh vọng võ lâm, nhưng từ ngày treo ấn từ quan, Bạch Trường Không đã đến Hồi Hồi Bảo ẩn mình không hỏi đến lợi danh thế sự, ngày nay Tử Kim Đao Bạch Trường Không đã mất, kẻ truyền nhân của người sống mồ côi với bà nội, hai bà cháu một mực thiện lương, không hề giao thiệp với đời và cũng không còn dụng võ, theo tôi, quý quốc không nên bắt giữ một bà già gần đất xa trời để bắt ép một thiếu niên chân chất thật thà mà hiếu để như thế ấy.
Thất Cách Cách hỏi:
- Lý gia muốn cho tôi tìm cách tha bà ấy phải không ?
Lý Đức Uy nói bằng một giọng thành khẩn:
- Đây là lần thứ nhất, đối với Thất Cách Cách tôi có một thỉnh cầu, nếu Thất Cách Cách có thể gật đầu thì Lý Đức Uy này sẽ trọn đời cảm kích, dầu vậy, tôi vốn là người đối địch của quý quốc, là cây đinh trong mắt, là cái gai ở sau lưng của quý quốc, tôi không dám nài ép Thất Cách Cách gì cả. Thế nhưng, tôi nghĩ rằng nên bằng vào thực lực tài trí để phân cao hạ một cách quang minh chánh trực, chớ không nên mượn tay người bằng cách cưỡng bách một bà già như thế.
Trầm ngâm một chút, Thất Cách Cách ngẩng mặt:
- Xin Lý gia đợi tôi một chút, Tiểu Hỷ.
Một ả thị tỳ từ cuối dãy hành lang ứng tiếng chạy lại cúi đầu nhưng cô ta tỏ vẻ ngạc nhiên khi nhìn thấy Lý Đức Uy:
- Lý gia đến đây à … Lý Đức Uy mỉm cười:
- Vâng, vừa mới đến.
Cô nữ tỳ cũng mỉm cười bằng tất cả vui mừng:
- Lý gia đến thật là đúng lúc, Thất Cách Cách của chúng tôi… Đôi má thon thon của Thất Cách Cách vụt ửng hồng, nàng vội gạt đi:
- Tiểu Hỷ, gọi người phụ trách đệ nhất đội Trường An đến cho ta.
Tiểu Hỷ có vẻ ngạc nhiên, cô ta chắc nghĩ rằng nơi đây, bây giờ đáng lý phải cần “vắng người” mới phải… Thế nhưng lịnh đã truyền, cô nữ tỳ có muốn cũng không dám hỏi, cô ta cúi đầu tuân lịnh lui ra.
Thất Cách Cách ngẩng mặt lên, đôi má nàng vẫn còn ửng đỏ, nàng nói thật dịu:
- Lý gia tránh mặt một chút nghe.
Lý Đức Uy gật đầu lui vào góc tối.
Thường thường tướng mạo của con người có nhiều khi lại dễ dàng thay đổi tùy theo trường hợp.
Có những kẻ mà sự thay đổi tướng mạo, dáng cách rất tự nhiên, có lẽ đó là một “bẩm sinh”, một “thiên tài”, hay ít ra đó cũng là một “nghề chuyên môn”.
Gã trung niên áo gấm người đội trưởng “đệ nhất đội Trường An” của Mãn Châu là một trong những kẻ “tài ba” ấy.
Đối với những tên thuộc hạ trong đội của hắn, hắn có một dáng cách khác, đối với Lý Đức Uy, khi hắn bị chế ngự, hắn có một dáng khác, đối với Thất Cách Cách, người lãnh đạo tối cao của hắn, hắn lại có một dáng cách khác.
Hình như trong mỗi một trường hợp nhất định nào đó, hắn là những con người hoàn toàn khác biệt, nếu nói theo giọng “sân khấu” thì hắn là một diễn viên “kỳ tài đa dạng”, là một “quái kiệt” của kịch trường.
Bây giờ, đầu hắn hơi cúi, lưng hắn hơi khom, hai chân hắn lăng căng, giống hệt một con chó khi nghe chủ “tróc”.
Không biết từ bao giờ, giọng nói của hắn bỗng thâm thấp khàn khàn:
- Dạ… nô tài bái kiến Thất Cách Cách, kính dâng Thất Cách Cách hai chữ an tường.
Đó là thái độ “bình thường”, nhưng bây giờ vì biết có tia mắt của Lý Đức Uy chiếu vào con người của tên đội trưởng nên Thất Cách Cách hơi thèn thẹn cho dáng cách “khom lưng lộ liễu” của tên thuộc hạ, nàng gắng lắm mới giữ được vẻ tự nhiên:
- Hãy đứng lên cho ta hỏi.
Tên đội trưởng cúi đầu “bắn lùi” hai bước khoanh tay.
Thất Cách Cách nhướng mắt:
- Ta nghe nói từ Hồi Hồi Bảo có đến đây một người họ Bạch, phải không?
Tên đội trưởng hơi cúi mình thêm:
- Hồi bẩm Cách cách, chuyện đó… Thất Cách Cách hỏi luôn:
- Nghe nói các người đưa gã họ Bạch đến đây để đối phó với người họ Lý phải không?
Gã đội trưởng đáp:
- Hồi bẩm Cách cách quả có như vậy.
Thất Cách Cách mím môi:
- Nghe nói các ngươi bắt giữ thân nhân của họ Bạch phải không ?
- Hồi bẩm Cách cách, đó là bà nội của hắn.
Một lớp sương lạnh phủ mỏng lên mặt Thất Cách Cách, nàng hỏi:
- Đó là chủ trương của ai ?
Tên đội trưởng đáp:
- Hồi bẩm Cách cách, đó là chủ trương của Cửu Vương Gia.
Thất Cách Cách sửng sốt:
- Chủ trương của Cửu Vương Gia ?
Tên đội trưởng cúi đầu:
- Bẩm vâng.
Thất Cách Cách trầm ngâm khá lâu, đôi mày liễu của nàng động đậy nhiều lần, nàng hỏi:
- Cửu Vương Gia phái người nào thi hành chuyện đó ?
Tên đội trưởng đáp:
- Bẩm Cách cách, do Cửu Vương Gia thân tự thi hành.
Aùnh mắt của Thất Cách Cách bắn mạnh những tia kinh ngạc:
- Cửu Vương Gia đã đến Trung Nguyên?
Tên đội trưởng đáp:
- Hồi bẩm Thất Cách Cách, Cửu Vương Gia đã đến Trung Nguyên mấy bữa rồi.
Thất Cách Cách cau mặt:
- Cửu Vương Gia đến Trung Nguyên là một đại sự, tại sao ta lại không hay biết?
Tên đội trưởng ấp úng:
- Bẩm… bẩm việc đó nô tài không được rõ.
Thất Cách Cách hỏi:
- Cửu Vương Gia đang ở đâu ?
Tên đội trưởng đáp:
- Bẩm Cách cách, việc đó nô tài không được rõ, nô tài chỉ biết rằng Cửu Vương Gia đã đến Trung Nguyên và việc đến Trung Nguyên của Cửu Vương Gia là một chuyện cực kỳ cơ mật.
Thất Cách Cách cười gằn:
- Cơ mật đến mức độ luôn ta cũng không được biết.
Tên đội trưởng khoom mình:
- Cách cách minh giám, nô tài thật tình không được biết về chuyện đó.
Cơn giận của Thất Cách Cách có phần dịu lại nàng hỏi:
- Như thế, ngươi nghe ai nói Cửu Vương Gia đến Trung Nguyên ?
Tên đội trưởng đáp:
- Hôm qua nô tài gặp một Vệ Sĩ của Cửu Vương Gia ngoài đường phố, chính hắn đã cho nô tài biết như thế.
Thất Cách Cách cừơi lạt:
- Tình cờ gặp cho biết, như thế là “cơ mật” đó, tại sao ? Hừ, đến ta cũng không cho biết, xem như thế thì ta đã chẳng bằng ngươi rồi.
Tên đội trưởng quỳ thụp xuống, thiếu chút nữa là hắn bò càn dưới đất:
- Dập đầu xin Cách cách minh giám, nô tài đáng chết.
Thất Cách Cách vẫy tay:
- Không quan hệ đến ngươi, đi đi.
Tên đội trưởng dập đầu tạ Ơn và lủi ra ngoài.
Thất Cách Cách đứng sững một mình, mặt nàng như nặng xuống… Thật lâu, nàng nói:
- Lý gia, xin mời:
Lý Đức Uy bước nhẹ ra và Thất Cách Cách khoát tay về phía cô tỳ nữ:
- Dâng trà cho Lý gia, dùng cái bình của ta đó nghe.
Tiểu Hỷ tuân lịnh lui vào.
Lý Đức Uy mỉm cười:
- Thất Cách Cách không nên khách sáo, tôi phải đi ngay rồi… Thất Cách Cách nhìn hắn bằng một cái chớp mắt:
- Gặp nhau không phải dễ, Lý gia khoan đi, tôi còn có chuyện cần nói lắm, xin mời ngồi.
Nàng ngồi trở xuống chỗ cũ, Lý Đức Uy ngồi ghế trên bậc đá hoa kế bên chậu kiểng, đối diện thật gần.
Hắn hỏi:
- Chẳng hay Thất Cách Cách còn có điều chi dạy bảo?
Thất Cách Cách hơi nghiêng mặt:
- “Dạy bảo” ? đừng khách sáo quá như thế có được không? Lý gia!
Lý Đức Uy đáp:
- Đó là lễ, mà đã là lễ thì không nên thất.
Thất Cách Cách không nói, nàng cúi mặt trầm ngâm… Hồi lâu, nàng ngẩng mặt lên nói trong tiếng thở ra:
- Vừa rồi Lý gia đã có nghe, tôi không hề hay biết chuyện chi.
Lý Đức Uy gật đầu:
- Tôi xin lỗi Cách cách.
Thất Cách Cách lắc đầu:
- Không cần phải thế, chỉ cần Lý gia biết tôi là đủ. Tôi không phải hạng ngừơi hành động như thế. Tuy chúng ta đứng trên lập trường đối địch, nhưng bức bách một người tìm giết Lý gia là chuyện mà tôi không thể làm được. Thật ra thì chính tôi không muốn cho Lý gia phạm một chút thương, chớ đừng nói đến chuyện phải chết… Lý Đức Uy thấp giọng:
- Đa tạ Cách cách.
Thất Cách Cách lại thở ra:
- Đừng có tạ Ơn, tôi biết, tôi không thể giết Lý gia… Ngưng một giây, nàng chắc lưỡi:
- Chuyện này tôi đành vô lực, biết phải mà không thể giúp, không thể làm. Lý gia chắc thừa biết rằng danh vị “Cách cách” của Mãn Châu là để chỉ một hoàng thân, tôi là tôn nữ, nhưng thật thì hơi xa và quá nhỏ nhen. Tôi được phái đến Trung Nguyên chỉ vì tôi cũng có chút thực tài, nhưng quyền hành so với “Cửu Vương Gia” thì quả là một trời một vực. Ông ta là vị hoàng tử thứ chín của Mãn Châu, về tư, ông ta là hoàng thúc của tôi, về công, ông ta là thân vương, quyền bính của ông ta rộng lớn, chủ trương của ông ta, tôi không có quyền can thiệp và khi có mặt ông ta, tôi hoàn toàn không được phép chủ trương bất cứ việc gì… Lý Đức Uy gật đầu:
- Tôi biết, nhưng lòng tốt của Cách cách, tôi vẫn cảm kích như đã giúp cho rồi.
Thất Cách Cách nói:
- Tôi có thể tìm đến Cửu thúc của tôi, chỉ cần tìm được là tôi có thể khẩn cầu… Lý Đức Uy xúc động:
- Thất Cách Cách, tôi cảm kích không thể nói bằng lời.
Gương mặt của Thất Cách Cách phảng phất một lớp buồn tha thiết:
- Tôi không cần cảm kích, tôi chỉ cần… Lý gia đừng xem tôi là cừu địch, đừng lãnh đạm với tôi là đủ rồi.
Lý Đức Uy rúng động kêu nho nhỏ:
- Thất Cách Cách… Thất Cách Cách cúi đầu, giọng nàng như khẩn khoản:
- Lý gia có biết rõ hay chưa ?
Lý Đức Uy cắn môi, giọng hắn cũng trở thành tha thiết:
- Đừng… Thất Cách Cách không thể… không thể được đâu.
Thất Cách Cách ngẩng đầu lên, đôi mắt nàng như hờn trách:
- Tại sao không thể ? Tại vì tôi là một đứa con gái vô hạnh, tại vì tôi là đứa con gái Mãn Châu, phải không ?
Lý Đức Uy lắc đầu:
- Không, tại vì tôi và Cách cách mới gặp nhau… Thất Cách Cách ngời ánh mắt:
- Một lần thôi, nếu quả hữu tình thì chỉ một lần gặp gỡ, đâu lựa phải nhiều hơn… Lý Đức Uy lắc đầu:
- Thất Cách Cách, lập trường của chúng ta là đối địch, chúng ta đứng trên giới tuyến khác nhau… Thất Cách Cách gật đầu:
- Tôi biết, đó là nguyên nhân bất hạnh, nhưng tôi đã không xem Lý gia là kẻ địch, Lý gia đành xem tôi là người thù hay sao ?
Lý Đức Uy lắc đầu:
- Tôi không bao giờ nuôi thù hận với bất cứ một ai, dầu tình thế bắt buộc phải giết một người nào đó, tôi cũng không để nặng lòng thù hận. Thế nhưng, lập trường của một con người, nhất là lập trường của chúng ta hiện tại không thể nào cải biến… Thất Cách Cách chớp mắt:
- Ý của Lý gia muốn nói là chỉ trừ trong hai chúng ta có một người cải biến lập trường… Lý Đức Uy chận nói:
- Tôi không thể cải biến mà Thất Cách Cách chắc chắn cũng không bằng lòng cải biến.
Thất Cách Cách nhìn sâu vào mắt Lý Đức Uy nàng như muốn soi thấu trong đáy lòng của hắn, như muốn dồn những gì thầm kín trong đáy lòng nàng lên ánh mắt để chuyền sang hắn, giọng nàng van vỉ:
- Tôi lỡ sinh trong hoàng tộc, tôi khó lòng cải biến lập trường, còn Lý gia là một trong bá tính, là một nhân vật võ lâm, là một nhân vật giang hồ… Lý Đức Uy chận ngang:
- Thất Cách Cách đã lầm, tiết tháo của bậc sĩ phu, đâu đã chắc hơn kẻ thảo dân thất học ? Từ xưa đến nay, gánh vác giang sơn, gỡ cơn quốc nạn, biết bao nhiêu anh hùng hào kiệt võ lâm, biết bao nhiêu chí sĩ vô danh ? Chuyện bảo vệ giống nòi cho khỏi lọt vào tay của ngoại nhân, đâu phải là chuyện riêng của hoàng tộc ?
Thất Cách Cách lắc đầu:
- Đừng có nói những chuyện ấy. Kỷ cương của nhà Minh đã sụp đổ, kẻ ác ngồi trên, gian nịnh chuyên quyền, trung thần mai một, chuyện đó Lý gia đâu chẳng thấy, tội gì… Lý Đức Uy mỉm cừơI:
- Thất Cách Cách lại lầm. Chính vì kỷ cương sụp đổ, chính vì gian nịnh chuyên quyền, chính vì thế nước suy vi cho nên những kẻ vô danh mà giàu nhiệt huyết như chúng tôi phải phấn chấn, phải góp sức, phải nỗ lực vãn hồi, chớ nếu thế nước đang bền, nhân tài hàng hàng lớp lớp chung lưng đấu cật thì quả thật, người như chúng tôi chắc không cần lắm.
Thất Cách Cách lắc đầu:
- Nhân tâm ly tán, đại thế đã mất rồi, Lý gia một mình… Lý Đức Uy cười:
- Cách cách lại lầm. Trong triều còn có trung lương, rừng núi còn có hàng ức vạn người nhiệt huyết, quốc gia hưng vong ,thất phu hữu trách, cho dầu một con ngừơi cũng phải làm cho xong bổn phận của mình.
Thất Cách Cách làm thinh.
Trầm ngâm một lúc, nàng nói bằng giọng e dè:
- Tôi không kể vinh hoa phú quý, tôi cũng không đề cập lập trường, nhưng tại sao người ta lại không thể phó mặc chuyện quốc gia, chuyện nước này nước khác để mà trọn vẹn yêu nhau… Lý Đức Uy thở dài:
- Chuyện đó có thể xảy ra trong khi thiên hạ thái bình, trong khi bờ cõi không bình đao khó lửa, còn bây giờ đây, ai là người có quyền chỉ lo nghĩ chuyện riêng tư ?
Hắn nhìn thẳng vào mặt nàng và thấp giọng:
- Thất Cách Cách, đêm đã quá khuya rồi, hơi sương đã xuống lạnh quá rồi… Thất Cách Cách hãy vào phòng, kẻo gió thấm hoàng y….
Thất Cách Cách cúi mặt rưng rưng:
- Kẻ vào phòng ấm, người dãi gió sương, biết ai lạnh hơn ai… Lý Đức Uy đứng dậy thở dài:
- Thôi… “thôi” cái gì? “thôi” đã đành rồi, “thôi” đừng nói nữa, “thôi” đừng làm cho lòng tê tái, hay “thôi” hãy đợi ngày mai…?
Hắn vòng tay nhưng cô nữ tỳ Tiểu Hỷ đã bước ra với bình trà hương thơm nghi ngút và khẽ kêu lên:
- Lý gia… Thất Cách Cách thở dài:
- Thôi, Lý gia còn có việc… Và nàng vội nói luôn:
- Để đó rồi lát nữa ta uống… một mình:
Nàng quay qua Lý Đức Uy:
- Lý gia, tôi không tiện đưa xa.
Lý Đức Uy thấp giọng:
- Đừng, Thất Cách Cách, tôi đi.
Hắn chầm chậm đi ra. Hắn không muốn bước mau. Hắn muốn chứng tỏ rằng hắn không chạy trốn, hắn phải chịu đựng để đương đầu với một sự thực phũ phàng… Thất Cách Cách ngồi nhìn sững cành hoa sương đọng rưng rưng, đôi mắt nàng cũng chợt rưng rưng.
Tiểu Hỷ thảng thốt kêu lên:
- Thất Cách Cách… Thất Cách Cách khoát tay:
- Khuya rồi, ngươi hãy vào nghỉ đi.
Tiểu Hỷ lo lắng:
- Thất Cách Cách… Thất Cách Cách cau mày:
- Bảo ngươi nghỉ đi nghe không?
Tiểu Hỷ cúi đầu:
- Vâng, đêm khuya sương nặng, xin Thất Cách Cách cũng nên nghĩ sớm.
Thất Cách Cách dịu giọng:
- Vào đi.
Ngồi lại một mình, Thất Cách Cách vẫn cứ nhìn sững vào khoảng trống không, thật lâu, hàng mi cong vút của nàng vùng khép lại, những giọt nước mắt trào ra… Môi nàng run run mấp máy thì thào:
- Chàng đúng, nếu vì một người con gái mà chàng quên nhiệm vụ, bỏ lập trường thì đâu có đáng để cho mình yêu… mình cũng không bao giờ đau khổ…
Tài sản của haitc

  #24  
Old 15-07-2008, 09:00 AM
haitc's Avatar
haitc haitc is offline
Tiếp Nhập Ma Đạo
 
Tham gia: May 2008
Bài gởi: 548
Thời gian online: 1 ngày 15 giờ 54 phút
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 191 Times in 137 Posts
Chương 23
Tiếng nói của con tim

Ngọn đèn thật nhỏ, ánh sáng tỏa lờ mờ.
Thật ra thì một gian phòng chỉ có hai người, ánh sáng như thế kể ra cũng là quá đủ.
Nghệ Thường nói thật nhỏ:
- La Hán, đừng có cau mày hoài như vậy được không ? Nhìn mặt anh, em không làm sao chịu nổi.
La Hán cười, cố nhiên nụ cười gắng gượng:
- Nghệ Thường, anh không muốn cái buồn của anh lây đến em, em đáng lý phải là một cô gái không buồn, không biết buồn mới được.
Nghệ Thường háy mắt:
- Ai nói với anh vậy ? Em đã buồn, đã biết buồn, chỉ có điều cái buồn của em không giống của anh thôi.
La Hán hỏi:
- Vậy chớ cái buồn của em là cái buồn gì ?
Như e thẹn, như tức mình, nàng vùng vằng:
- Hổng nói đâu.
Một cô gái đẹp mà hơi giận một chút là càng đẹp hơn lên, cái làm cho người mê mệt là cái tự nhiên chớ không phải cố làm ra vẻ.
Nói câu nói đó, Nghệ Thường bày hẳn dáng sắc tự nhiên, thứ tự nhiên trời ban trong cái đẹp của nàng.
La Hán ngồi nhìn trân trối.
Nhưng rồi hắn lại thở dài quay đi chỗ khác.
Nghệ Thường hỏi vào tai hắn:
- Tại làm sao anh không dám nhìn em ?
La Hán lại thở ra:
- Anh không xứng.
Nghệ Thường hỏi:
- Anh có thể làm chủ lòng anh, có thể cải biến được không ?
La Hán lắc đầu, mắt hắn hằn lên những đường nhăn thống khổ:
- Không, anh không thể cải biến gì cả.
Nghệ Thường cau mặt:
- Có thể, anh có thể, chỉ cần anh bằng lòng, chỉ cần anh tình nguyện.
La Hán nói:
- Anh bằng lòng, anh tình nguyện, nhưng anh không thể… Nghệ Thường, em có biết cho anh không ?Nghệ Thường chắc lưỡi:
- Tại làm sao anh không chịu nói cho em biết ? Tại làm sao ? Biết đâu em lại chẳng có thể giúp anh, La Hán ?
La Hán lắc đầu:
- Không, Nghệ Thường em không thể giúp anh, không ai có thể giúp anh được cả.
Nghệ Thường thở ra:
- Vây thì… La Hán, anh phải gắng, anh phải giúp cho anh, anh… La Hán cười như khóc:
- Bản thân anh đã không có tự do thì anh làm sao gắng được… Nghệ Thường bóp mạnh bàn tay La Hán:
- La Hán, anh làm em điên lên được, chuyện như thế nào ?
La Hán siết lại tay nàng bằng dáng cách vằng vặt tâm tư:
- Nghệ Thường, bỏ đi, đừng nói đến chuyện ấy nữa, được không ? Em hãy ngồi cạnh bên anh, chẳng lẽ chúng ta không còn chuyện gì để nói nữa sao ?
Trầm ngâm một lúc, Nghệ Thường nói:
- La Hán, em cảm thấy một con người, nhất là một người con trai ngang tàng bất khuất như anh, đáng lý phải nhìn vào thực tế, đáng lý phải đem hết dũng khí, cam đảm nhìn thẳng vào thực tế… Trên đời không có một chuyện gì không giải quyết được. Có khó khăng thì phải có biện pháp giải quyết khó khăn, không thể tránh né, không thể đầu hàng… La Hán ngồi nhổm dậy kêu lên:
- Nghệ Thường… Nghệ Thường buồn rầu:
- Thôi, em không nói những chuyện ấy nữa, anh đã không cho em nói thì thôi.
Chúng mình nói chuyện khác. Chuyện gì ? Anh nói đi.
La Hán cừơi khổ sở và hắn làm thinh.
Nghệ Thường chừng như sợ hắn buồn vì câu nói hơi “ấy” của mình, nàng cười dịu giọng:
- Bây giờ bàn về chuyện tương lai của chúng mình được không, anh ?
La Hán sửng sốt:
- Chuyện tương lai ?
Nghệ Thường nghiêng mặt ưu tư và thần sắc của nàng vụt mơ màng hướng về tươgn lai thật sự:
- Bây giờ tuy chưa có thể quyết dịnh là chúng ta sẽ ở tại chỗ nào, nhưng em hy vọng nơi đó xa thành thị một chút, càng xa càng tốt. Nơi đó, có núi có sông… có cây có hoa… có vài gian nhà tranh cửa trúc… phía trước có vườn, phía sau có ruộng… La Hán bật cười:
- Nghệ Thường tưởng tượng đẹp quá vậy ?
Nghệ Thường nghiêng mặt:
- Anh tưởng không tìm được một chỗ như thế hay sao ?
La Hán đáp:
- Nơi như em muốn thì nơi nào cũng có thể tìm ra, nhưng vấn đề là biết có đẹp được như lòng mong ước hay không ?
Nghệ Thường chớp mắt:
- Tại sao lại không thể ?
La Hán nói:
- Bà nội anh… Hắn vùng ngậm miệng lại, môi hắn run run, hắn nuốt nước bọt khan mấy lần rồi trầm ngâm nói tiếp:
- Bà nội tôi từng nói rằng phong vị giang hồ nguy hiểm lắm, đừng có bao giờ để cho nó nhiễm vào mình, một khi nó đã nhiễm vào mình rồi thì khó mà thoát ra cho được, trừ phi… hơi thở không còn. Chính như cha anh vốn là nhân vật võ lâm, dời cả gia đình ra vùng quan ngoại tưởng đâu như thế sẽ đoạn tuyệt với võ lâm, thế nhưng cuối cùng rồi thì xương trắng máu tanh cũng kéo đến Hồi Hồi Bảo, chẳng những thế, chuyến đi Trung Nguyên này của anh, để làm một chuyện không nên làm, để nói một câu không nên nói, đó cũng do “di sản” của cha anh làm liên lụy… vì thế anh không muốn liên lụy đến em… Nghệ Thường hất mặt:
- Em không sợ.
La Hán cười:
- Nghệ Thường, em có thể không nhưng anh sợ, làm hư mình thì nhỏ nhưng làm hư người thì lớn lắm.
Nghệ Thường nghiêm giọng:
- La Hán, vợ chồng là hãy đồng cam cộng khổ vui buồn sướng khổ cùng chia sẻ với nhau. Từ ngay gặp anh, em đã yêu anh và cũng từ ngày hôm đó, em biết anh đã bị nhiễm vào mình cái phiền lụy của võ lâm, nếu em sợ thì hôm nay em đâu có ngồi cạnh bên anh?
La Hán nhìn sững vào mặt nàng, tâm tình của hắn bị chấn động:
- Vợ chồng ? Em nói sao ? Nghệ Thường, vợ chồng?
Nghệ Thường gật đầu:
- Chớ sao ? Em đã yêu anh thì em là vợ của anh, hai trái tim cùng một nhịp, hai tâm hồn cùng một mộng, chúng ta sẽ cùng nhau đến bạc đầu.
La Hán thiếu điều nhạy dựng lên:
- Nghệ Thường, không được… em không thể… anh không thể làm chồng em được… trên đời sẽ còn có người thích hợp với em hơn… Nghệ Thường lắc đầu:
- Không ai thích hợp bằng anh, cũng không ai thích hợp với anh hơn em, La Hán, anh muốn em sẽ gần anh trọn đời em cũng muốn anh gần em trọn đời, tại sao em không thể là vợ anh, trừ phi anh chê em. Anh đã chẳng nói rằng anh thương em đó sao?
La Hán lắc đầu:
- Không, bây giờ anh thấy đúng là không được, anh không chê em, nhưng mà… anh sợ.
Nghệ Thường nhướng mắt:
- Sợ ? Anh sợ cái gì ?
La Hán thấp giọng như mệt mỏi:
- Anh sợ sẽ làm liên luỵ đến em… em trong trắng, em thiện lương, em phải có một người chồng thích hợp như thế, phải có một nơi thật đẹp thật yên lành như em đã mong ước, em phải có một cuộc sống êm đềm, vui sướng. Còn anh, anh tự biết trọn đời anh không thể tìm được một nơi như thế, tại vì khi chưa chào đời, anh đã bị nhiễm không khí tai hại, cái di truyền nguy hiểm của giang hồ. Bây giờ, quả đúng là anh đang đi vào con đường đó… anh đi đến đâu, nó bám theo đến đó, chạy không khỏi, trốn không xong… Hắn ngậm miệng lại, khoé môi hắn giật trông thật thảm hại… Nghệ Thường nắm chặt tay hắn:
- Anh, chẳng lẽ từ trước đến nay không một kẻ giang hồ nào cởi bỏ được chiếc áo giang hồ cả hay sao?
La Hán thở ra:
- Chuyện đó… không phải là khôngcó, nhưng… ít quá, ít đến mức gần như….
không có!
Nghệ Thường gặn lại:
- Có ít, thế nhưng tại làm sao chúng ta lại không nằm trong số ít đó chớ?
La Hán như đờ đẫn:
- Điều đó… anh… Nghệ Thường cứng giọng:
- La Hán, người ta thường nói rằng đã là phước thì không phải họa, mà đã là họa rồi thì không chạy đâu thoát. Ai cũng phải chết một lần, ngồi trogn nhà, trốn trong phòng cũn g chết. Trong đời ai cũng thế chớ không chỉ người giang hồ bị nguy hiểm không thôi. Đường đời hấp hểnh, xe ngựa làng chàng, chỗ nào cũng là nguy hiểm, bước ra là nguy hiểm, nhưng không thể ngồi một chỗ, không thể ở mãi trong nhà, người sống là phải đi, dầu nguy hiểm cũng phải đi, mà ngồi trong nhà cũng đâu phải không nguy hiểm, cũng đâu thể sống ngàn năm ? Phải không anh?
Nàng nói riết làm cho La Hán ngồi ngó… lắc đầu.
Nghệ Thường chồm lên:
- Cái gì ? Anh lắc đầu cái gì ?
La Hán cừơI:
- Anh nói không lại em.
Nghệ Thường gắt:
- Anh nói em… già hàm phải không ? Hỏi đi, hỏi ai xem em nói thế có phải không ?
La Hán lại thở ra:
- Nghệ Thường, mình nói chuyện khác đi… Hắn vụt ngẩng mặt lên giọng hắn lạnh băng băng:
- Đêm khuya sương nặng, đứng ngoài không lạnh hay sao ?
Một giọng cười sằn sặc nổi lên ở bên ngoài, giọng cười nghe y như từng khối băng rơi xuống:
- Ngồi trong phòng kín để ôm ấp người đẹp, để cho bằng hữu đứng ngoài sương gió, thế tình lạnh lạt đến mức hay sao ?
La Hán lạnh lùng:
- Bây giờ không phải lúc khuấy rầy ta, nơi đây không phải là nơi giết chóc… Giọng nói như băng bên ngoài đáp lại:
- Được, ta không khuất rầy các hạ giờ này, sáng ngày mai, khi mặt trời vừa mọc, ta đợi tại Ngưu Đầu Cổ Sát.
Không khí trở về im lặng.
Sát khí của La Hán lần lần dịu lại, hắn nhếch môi:
- Nghệ Thường, có nghe thấy hay không ? Đã nhiễm chất giang hồ thì vĩnh viễn mùi máu tanh không làm sao rửa được.
Nghệ Thường vẫn còn thảng thốt:
- Đi rồi à ?
La Hán gật đầu:
- Đi rồi, đã cách xa hàng trăm trượng.
Nghệ Thường hỏi:
- Ai vậy ?
La Hán nói:
- Không nhớ giọng hay sao ? Họ Lệ đó.
Nghệ Thường mở tròn đôi mắt:
- Lệ Tam Tuyệt ?
La Hán gật đầu không nói.
Nghệ Thường lo sợ:
- Tại sao hắn lại đeo theo mình như thế ?
La Hán trầm ngâm:
- Cũng có thể vì hắn ganh em với anh, cũng có thể vì chuyện anh gặp người nói chuyện ở đại tán quan hôm trước, chuyện không có gì quan trọng nhưng chắc hắn nghe lầm… cũng có thể hắn theo anh là vì thanh “Tử Kim Đao”… Nghệ Thường hỏi:
- Thanh Tử Kim Đao quý lắm phải không?
La Hán lắc đầu:
- Anh có nghe từ trước, trong võ lâm có những thanh kiếm quý, đao quý, quý đến mức người ta phải giết nhau để tranh đoạt. Thanh Tử Kim Đao cũng có quý nhưng chắc không phải thế, nếu cần tranh đoạt thì bao nhiêu năm nay ở tại Hồi Hồi Bảo đã dẫn tới rồi. Anh nghĩ họ theo anh là vì thấy nó, thấy nó là họ biết lai lịch của anh, nếu anh ở mãi tại Hồi Hồi Bảo thì không sao nhưng khi anh trở lại Trung Nguyên thì họ sợ, vì có thể họ đang có âm mưu gì đó, họ không bằng lòng dòng dõi thanh Tử Kim Đao này có mặt… Nghệ Thường trầm ngâm:
- Hay là vấn đề quốc sự ? Nhưng anh đâu có dính líu với triều đình ?
La Hán nói:
- Anh không dính líu nhưng thanh Tử Kim Đao này dính líu. Em quên rằng cha anh là rường cột của triều đình trước kia hay sao ? Theo anh nghe thì không riêng cha anh mà còn có một người nữa, đó là Bố Y Hầu, người này và cha anh là bạn thân cùng một chí hướng, nghe đâu Bố Y Hầu cùng các lão quan từ quan sau cha anh không bao lâu… Ánh mắt của Nghệ Thường lóe lên sự vui mừng, nàng hỏi nhóng:
- Anh có biết Bố Y Hầu không ?
La Hán lắc đầu:
- Anh chỉ nghe man mán, chớ không rõ lắm… Nghệ Thường nói:
- Như vậy họ theo dõi anh cũng như theo dõi Bố Y Hầu là tại vì họ chống triều đình, họ sợ anh giúp triều đình chống họ.
La Hán gật đầu:
- Cũng có thể, nhưng nói chung, giang hồ là như thế. Có nhiều chuyện chính người bị hại cũng không rõ nguyên nhân.
Nghệ Thường hỏi:
- Hắn hẹn ngày mai đến tại ngôi chùa cổ “Ngưu Đầu Tự” vậy anh có đi không?
La Hán nhướng mắt:
- Tự nhiên là phải đi chớ sao không ? không đi làm sao được ?
Nghệ Thường hỏi:
- Tại làm sao lại phải đi mới được ? Không đi sợ người ta cừơi à?
La Hác cười:
- Nghệ Thường, thật khó mà giải thích, nói chung, em nên biết rằng chuyện này không thể trốn được, trốn được ngày mai, nhưng rồi ngày và những ngày mai kế tiếp thì sao?
Nghệ Thường nói:
- Vậy tại sao không thử trốn một ngày xem sao ? Trốn được ngày nào hay ngày ấy, cho đến khi nào trốn không được nữa rồi hẳn hay, có được không ?
La Hán nhìn nàng bằng đôi mắt nhướng nhướng:
- Sao vậy ? Nghệ Thường em sợ phải không ?
Nghệ Thường lắc đầu:
- Không phải sợ, con gái như em không giống như con gái sống yên phận với cha mẹ vậy đâu. Gan em cũng lớn lắm, anh quên rằng em từ Bạch Liên Giáo mà ra hay sao?
Chỉ có điều em không muốn anh giết người, chuyện giang hồ giống như một cái vực sâu không đáy, em không muốn cho anh đặt chân vào đó.
La Hán cừơi gượng gạo:
- Nghệ Thường, sớm lắm từ ngày anh tiếp nhận thanh Tử Kim Đao, này là anh đã đặt chân vào cái vực mà em vừa nói, lúc đó anh mới đặt có một chân, từ lúc anh lìa Hồi Hồi Bảo thì anh đã đặt luôn một chân còn lại, bây giờ muốn lấy chân lên kể như không còn được nữa rồi.
Nghệ Thường nói:
- Một mình anh lên không được, nhưng còn có em ở bên anh, em sẽ cố lôi anh lên.
La Hán lắc đầu:
- Anh và một số nhân vật võ lâm khác có chỗ không giống nhau, em sẽ lôi anh lên à ? Được lắm, nhưng thanh Tử Kim Đao này nặng quá nó ghịt anh trở xuống.
Nghệ Thường cau mặt:
- La Hán, em không hiểu được câu nói của anh La Hán với tay cầm cái hộp đang đặt trên bàn, hắn rút thanh dao ra… Ban ngày, thanh đao thấy không có gì, nhưng ban đêm, dưới ánh đèn, mặc dầu ánh đèn yếu ớt, nhưng cũng đủ phản chiếu ánh sáng màu tía, ánh “tử quang” nhuộm ửng khắp gian phòng… Thật là lạ lùng. Y như thứ kim cương, nhìn tận mặt thanh đao chỉ thấy một màu sậm gần như đen, thế nhưng khi nó phải chiếu bởi ánh sáng ngọn đèn, sức phản chiếu của nó thật là kinh khủng, nó không phải là hào quan,g nó là thứ ánh sáng hồng tím và… pha lẫn nhiều màu chớp nhoáng khó mà phân biệt màu nào là chính.
Nghệ Thường mở tròn dôi mắt nhìn quanh rồi nhìn lại ngọn đao.
Nàng thấy gian phòng bây giờ thật là huyền ảo… La Hán nhìn nàng mỉm cười:
- Thanh đao cũng có quý đó, nhưng còn phải biết đao pháp, nghĩa là biết sử dụng, riêng anh lại còn mang theo lai lịch, gốc gác, mà cái đó mới là chính yếu, đối với thế nước hiện nay, đối với những kể âm mưu tàn hại trung lương khuynh đảo triều đình để gồm thâu thiên hạ, anh không làm gì cả, nhưng cái gốc gác của anh, có thể là cây đinh trong mắt họ, chuyện Lệ Tam Tuyệt bám theo anh, có thể bản thân hắn không phải, nhưng người cầm cán, người đầu não của hắn đã nhằm vào mục đích tiêu diệt anh cũng như đã cố tiêu diệt Bố Y Hầu.
Nghệ Thường cau mặt:
- Nhưng em thấy… tự mình, mình có thể tránh những chuyện khiêu khích.
La Hán nhìn sững ngọn đao, ánh mắt ngời ngời:
- Có chỗ em chưa hiểu, cũng có thể anh không giải thích được… cha anh ngày xưa đã dùng thanh đao này giết không biết bao nhiêu những người đáng giết, đã tạo một uy danh nhất nhì trong giớ võ lâm, đã cùng với bạn đồng liêu chống đỡ cho nhà đại minh trong những lúc hiểm ngào… từ ngày anh tiếp nhận thừa kế thanh đao này, bắt đầu từ đó, không phải anh mang nặng thnah đao mà mang nặng một trách nhiệm, trừ phi anh không giữ nó, bằng không, trọn đời trọn kiếp của anh phải giữ cho kỳ được cái uy danh của nó.
Nghệ Thường trù trừ hồi lâu, cuối cùng nàng hỏi thật nhẹ, như không dám nói một câu chắc chắn:
- Có thể không cần đem nó được không anh ?
La Hán nói như nhai từng tiếng một:
- Không, không thể được. Nếu anh không cần thanh Tử Kim Đao, là anh phải không thừa nhận anh họ Bạch, anh không thừa nhận cha anh. Lúc trao thanh đao này cho anh, cha anh đã nói “đao bất ly thân, đao còn người còn, đao mất người chết”, như vậy, giờ nào nó không còn trong tay anh thì lúc đó anh đã chết.
Aùnh mắt của Nghệ Thường vụt tối sầm:
- Như vậy có nghĩa là mãi mãi không làm sao thoát khỏi chuyện giết chóc trong giang hồ sao?
La Hán thở phào, hắn nhếch môi cười buồn bã:
- Mỗi một kiếp sống đều có cái chân lý riêng của nó, có lẽ em thấy kỳ cục lắm, nhưng thật sự là như thế. Chính vì thế cho nên anh mới nói không ai giúp anh được cả, vì thế anh mới nói đừng có để cho chất giang hồ nó nhiễm vào mình. Đó cũng là cái cha anh để lại cho anh, nói một cách khác là cha anh đã làm liên luỵ đến anh, lúc nhỏ, anh không chịu tập võ, nhưng vì thanh Tử Kim Đao, vì anh phải giữ nó, anh không thể không tập võ. Sau khi lớn lên, anh bằng lòng tình nguyện chôn cuộc đời nơi quan ngoại làm một kẻ tầm thường cũng như bao nhiêu kẻ tầm thường khác, làm thinh không thèm nghe đến chuyện giang hồ, anh có thể đốn củi, có thể cấy lúa, nhưng lại cũng vì thanh Tử Kim Đao này, chính nó đã làm cho anh phải ly khai quan ngoại để trở lại Trung Nguyên, để xâm nhập giang hồ… Nghệ Thường nhìn vào mắt hắn:
- Đã thế thì anh nên đi ngủ sớm đi, nếu không, sáng ngày tinh thần rã rượi, làm sao mà nghinh địch.
La Hán cũng nhìn nàng:
- Sao vậy ? Sao em nói cùng ngồi nói chuyện với anh tới sáng kia mà.
Nghệ Thường cười:
- Chuyện đời đâu phải là bất biến, cũng như con ngừơi ban đầu chí hướng về đông, nhưng sau cùng rồi đâu chắc về hướng ấy phải không ? Biết đâu đi được một đỗi rồi gặp chuyện gì đó mà phải rẽ qua hướng khác.
La Hán tra thanh đao vào hộp và nói:
- Cái gã họ Lệ đó mà làm cho mình phải rẽ sang ngã khác, hắn đang chết.
Nghệ Thường háy dài:
- Đừng nói chuyện đó nữa, đi ngủ, nghe.
La Hán gật đầu:
- Ừ, thì ngủ, nhưng sao em ngồi đó?
Nghệ Thường nói:
- Em ngồi kế bên trông chừng cho anh ngủ, chừng nào anh ngủ rồi, em sẽ nằm kế bên đây.
La Hán nhan mặt:
- Như thế sao được, mỏi lắm.
Nghệ Thường nghiêng mặt liếc hắn:
- Sao lại không được ? Ai biểu em là vợ anh chi ? Ngày mai chồng đi quyết đấu với ngừơi đêm nay vợ phải lo cho chồng đầy đủ sức khoẻ, được hôn ?
La Hán chưa nói gì thì Nghệ Thường đã đứng lên:
- Đừng nói gì nữa cả, ngủ đi, em nguyện suốt đời không được ngủ, chớ em không bằng lòng chồng em chiến đấu với người mà thiếu sức.
Nàng bước lại giũ mềm kéo nệm cho thẳng thốn.
La Hán hỏi:
- Em làm gì vậy?
Nghệ Thường nói:
- Sửa soạn chỗ ngủ cho chồng được hôn ? Nếu là mùa đông thì còn phải đốt lửa hơ nệm trước nữa đó.
Nàng cười như thể nói chơi, nhưng La Hán biết nàng nói thật, hắn cực kỳ cảm động ,hắn nói trong tâm tình xúc động đó:
- Nghệ Thường, em thật là một ngừơi vợ tốt, tương lai, ai cưới được em, người đó chắc chắn là mười kiếp trước đều tu.
Nghệ Thường háy hắn một cái thật dài:
- Ngu ngốc. Ai thèm cưới em nữa ? Em đã có chồng rồi, nếu chồng em không có lương tâm, bỏ em thì em ở giá chớ ma nào thèm cưới nữa, phải hôn chồng ?
Hắn cười theo cái cười của nàng, nhưng rồi hắn nghe lòng rười rượi:
- Anh không dám, Nghệ Thường… Nghệ Thường nhìn vào mặt hắn:
- Trừ phi anh nhẫn tâm bỏ em, La Hán, nếu không, từ đây về sau anh đừng nói như thế nữa nghe ? Anh nói làm em đứt ruột, em chết cho coi.
La Hán làm thinh.
Hắn cúi mặt thật lâu rồi mới ngẩng lên:
- Lúc còn ở nhà, bà nội anh lo lắng cho anh, bà nội anh thương anh lắm, cho đến khi anh chồng ngồng cái đầu như thế này, bà nội anh vẫn xem anh như một đứa trẻ lên ba… bây giờ thì, đến lượt em lo lắng cho anh, Nghệ Thường… Hắn không nói hết câu, hắn cúi mặt dàu dàu…
Tài sản của haitc

  #25  
Old 15-07-2008, 09:02 AM
haitc's Avatar
haitc haitc is offline
Tiếp Nhập Ma Đạo
 
Tham gia: May 2008
Bài gởi: 548
Thời gian online: 1 ngày 15 giờ 54 phút
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 191 Times in 137 Posts
Chương 24
Em ru chàng ngủ cho ngon


Nghệ Thường không nhìn hắn, nàng cũng không thấy hắn đang nuốt nghẹn câu nói sau cùng.
Nàng trải xong nệm, xếp xong mền gối và quay lại nhoẻn miệng cười:
- Ngủ đi. Chàng, người chồng yêu quý của em.
Không, nàng không nói đùa, nàng nói với tất cả dáng sắc nụ cười trìu mến.
Hắn run run đôi môi:
- Nghệ Thường, anh… Nàng cúi mặt xuống hơi nghiêng nghiêng và nhìn hắn bằng đôi mắt ngước lên:
- Sao ? Anh muốn nói “không dám” này là không xứng?
La Hán lắc đầu nhè nhẹ:
- Không, Nghệ Thường, anh đã muốn khóc rồi.
Đôi mắt to đen, đầy khí phách của gã thiếu niên cương nghị vụt đỏ hoe… Là một con người trung hậu, tình cảm phong phú, nói về tuổi tác, La Hán đã trưởng thành, nói về học vấn, luận về học thức, hắn đã được hun đúc trong nền gia giáo sĩ phu, luận về võ học hắn là truyền nhân của Bạch gia Tử Kim Đao, hắn là một kỳ hoa, một tuyệt thế cao thủ, thanh Từ Kim Đao trong tay hắn thật khó có người địch lại, thế nhưng, bây giờ, hắn như một đứa trẻ… có thể nói rằng trên phương diện tình cảm, hắn là một kẻ yếu đuối đến đáng thương.
Từ giờ phút chọn hắn để quyết gởi thân mình, Nghệ Thường xem đó là sự an ủi lớn lao nhứt trên đời, nàng không thua gì La Hán, nàng là một cô gái mồ côi từ tấm bé, tình cảm của nàng thiếu thốn, y như bãi cát khô nóng, nước bao nhiêu là hút cạn rất nhanh, chẳng những nàng cũng rất phong phú về tình cảm mà còn rất là bén nhạy.
Nàng không chịu nỗi mỗi khi nhìn vào vẻ mặt đau khổ của người yêu, nàng bước lại choàng tay qua vai hắn, nàng cười:
- Làm gì vậy ? Khóc hả ? Hổng sơ em cừơi sao ? con trai gì mà tệ vậy Nàng nói không khóc, nàng cười, nhưng… nước mắt nàng đã chảy đọng ở khoé môi, nàng gục đầu lên vai La Hán, tức tưởi nghẹn ngào.
Nàng khóc vì thương xót người yêu, mà cũng khóc vì quá sung sướng… sung sướng vì nàng có một ngừơi yêu xứng đán,g xứng đáng về nghĩa, xứng đáng về tình, xứng đáng bởi con ngừơi giàu tình cảm nhưng không giảm sút lòng cương nghị.
Hắn có thể bị phân tâm vì yêu, nhưng hắn không chùn bước vì tình.
Hắn không tầm thường, nhưng hắn cũng không phải một siêu nhân, hắn yêu, nhưng hắn không vị kỷ, hắn biết hy sinh và hắn dám hy sinh, hắn không muốn giết người, hắn ghê tởm xương trắng máu tanh, nhưng hắn không co đầu rút cổ.
Trong thoáng chốc, trong cái vị điệu của cảm tình, Nghệ Thường chợt cảm thấy La Hán không phải là một võ lâm cao thủ sát khí đằng đằng, uy phong bát hướng, mà là một con người nhu mì, hoà thuận, chất phác, dịu hiền… một con người cần được nhiều chiếu cố.
Nàng nói nhẹ như ru bên tai hắn:
- Anh, đi ngủ nghe anh, em nằm bên anh, anh ngủ rồi em cũng ngủ, nghe anh.
La Hán nhìn nàng, môi hắn run run nhưng hắn không nói, hắn nhè nhẹ lên giường nằm xuống. Nhẹ nhàng, ngoan ngoãn.
Nghệ Thường nhè nhẹ kéo mền đắp lên mình hắn, kéo lên tận cổ hắn. Tay nàng trìu mến, bàn tay của vợ hiền.
Ngừơi đàn ông là bậc trượng phu bảy thước ngang tàng, nhưng có nhiều lúc họ như một đứa bé, họ cần sự chăm sóc dưới bàn tay dịu dàng của đàn bà, họ cần sự trìu mến, nâng niu.
Đắp mền cho hắn xong, nàng kéo mí trên tấn sát vào vai hắn, kéo mí dưới luồn kê chân hắn, bàn tay thật mềm, thật dịu, mềm dịu như lòng nàng hiện tại.
Nàng nhẹ nhẹ bước lại bàn, cắt bớt tim cho đèn nhỏ xuống. Tất cả những gì nàng làm trong lúc này đều thật nhẹ thật êm.
Xong xuôi, nàng trở lại ngồi sát vào hông La Hán, nàng choàng một tay qua vai hắn và soi tia mắt thật dịu vào mắt hắn.
La Hán cũng nhìn nàng, mà mắt hắn chưa có vẻ gì như muốn khép lại bây giờ, dầu hắn nghe lời nàng, ngoan ngoãn nằm im không nói.
Nghệ Thường mỉm cười:
- Nhắm mắt lại đi anh. Cứ mở hoài thì làm sao ngủ được ? Hãy ngoan ngoãn nhắm mắt lại.
Một phút, hắn mở mắt ra. Nàng vẫn còn nhìn hắn.
Hắn cười thành tiếng:
- Không được, Nghệ Thường, anh không ngủ được.
Nghệ Thường gắt… yêu:
- Nói bậy. Anh không an tâm phải không?
La Hán nói:
- Anh nằm, em ngồi giữ cho anh ngủ, anh làm sao ngủ được?
Nghệ Thường nói:
- Em nói nghe, nếu anh không an tâm, thì cho dầu em nằm xuống anh cũng không ngủ được.
La Hán cười:
- Không phải, vì anh có nhiều chuyện cần phải nghĩ.
Nghệ Thường hỏi:
- Chuyện gì, anh nghĩ những chuyện gì?
La Hán nói:
- Nghĩ về em, về anh. Anh nghĩ coi tại sao lại gặp em, tại sao lại đi chung, ở chung với em… anh cũng nghĩ xem sẽ hay không sẽ cùng với em trường cửu… Nghệ Thường hỏi:
- Anh có muốn trường cửu bên em không?
La Hán nói:
- Nếu nói không thì sợ là nói dối.
Nghệ Thường nói:
- Như vậy thì anh hãy nghe em, nếu anh chịu nghe em thì anh sẽ trường cửu bên em. Nghe hôn?
La Hán nói:
- Nghe, anh nghe em nhưng có một chuyện, anh cũng phải làm chủ đôi phần.
Nghệ Thường nhoẻn miệng cười, nụ cười thật có duyên:
- Tự nhiên, anh là đàn ông, là chủ gia đình chúng ta sau này, nhưng bây giờ thì anh hãy nghe em, một chuyện thôi, chuyện đó là… ngủ đi.
La Hán nói:
- Anh nghe lời em, hoàn toàn nghe lời em, nhưng anh… ngủ không được!
Trầm ngâm một chút, Nghệ Thường nói:
- Như thế này nghe, bây giờ anh nhắm mắt lại, em sẽ hát cho anh ngủ, hồi nhỏ em có thuộc những bài hát… ru hay lắm, em hát là nhất định anh sẽ ngủ ngon, nghe anh?
Nàng không đợi hắn trả lời, nàng ngồi duỗi hai chân về phía vai của hắn, tay nàng cầm tay hắn đặt lên đùi mình, nàng dùng bàn tay trắng như ngọc, mềm như nhung bóp bóp bàn tay hắn và nàng cất tiếng ru nho nhỏ:
“ù ơ… ngày xưa em có vườn lài nhặt ra từng cánhh, xỏ dài từng xâu… em phơi em ướp nên dàu bán cho mấy chị xức dầu làm duyên…” “ù ơ… ú ơ… bây giờ là một vợ hiền cớ sao chưa chịu dứt duyên hoa lài bây giờ đẹp phận trúc mai cớ sao chị vẫn mua lài của em… “ù ơ… bây giờ duyên đã ấm êm xức dầu chi nữa cho thêm tốn tiền chị cười vành nón nghiêng nghiêng mua dầu chị xức làm duyên với chồng!
….. “ù ơ… Giọng nàng thật êm, âm hưởng kéo dài dìu dặt.
La Hán mơ mơ màng màng và khi nàng ngưng tiếng hát là hắn vùng mở mắt… Nhưng, cũng chỉ một cái chớp thôi, vì bàn tay ngà ngọc dịu dàng của nàng đang vuốt từ mặt hắn xuống cổ hắn và nàng ngừng lại, nàng vừa ngừng lại là hắn vụt lờ đờ y như một kẻ mệt ngủ say… Bàn tay nàng vuốt nhẹ nhưng đầu ngón tay trỏ đã chạm ngay “thùy huyệt”.
Nàng cúi xuống sát gần mặït hắn, nàng nói như ru:
- Ngủ đi anh… hãy ngủ cho say… ngủ suốt đêm dài… ngủ cho hết buổi sáng ngày mai… ngủ bên cạnh em, đừng đi đâu cả… Nhưng, bên ngoài vụt phát lên một giọng tuy nhỏ nhưng thật trong:
- Triệu cô nương, cô nương đã lầm rồi.
Nghệ Thường ngẩng mặt lên hoảng hốt:
- Ai ?
Bên ngoài càng thấp giọng:
- Lý Đức Uy!
Nghệ Thường đứng lên, giọng nàng mừng rỡ:
- Lý ân nhân.
Lý Đức Uy cừơi nhỏ:
- Không dám đâu, ba chúng ta chỉ là bạn, cô nương.
Câu nói thật khéo, không “chúng ta” mà lại là “ba chúng ta”, Lý Đức Uy đã làm cho Nghệ Thường vừa mang ơn vừa cảm động.
Hắn quả là con người rộng lượng, hơn nữa, hắn đã mặc nhiên xem nàng và La Hán như hai đứa em, câu nói đó vừa chấp nhận vừa hàm ý “tác thành” Lý Đức Uy bước vào nhà.
La Hán vẫn nằm ngủ thật yên lành, nhìn vào mặt hắn trong khi ngủ say, với hai hàng mi cong như con gái, với vầng trán rộng và bằng với vành môi hơi nhếch lên như mỉm cười, như ngạo nghễ, còn đậm nét ngây thơ… Lý Đức Uy vụt cúi mặt thở dài.
Hắn mới biết La Hán, nhưng ngày xưa hắn đã có biết “thúc thúc” Bạch Trường Không, hắn có nghe về La Hán:
“thằng bé cứng đầu mà chí hiếu” ấy bây giờ đang có trước mặt đây.
“Bố Y đại huynh, ngày sau chắc La Hán còn phải được đại huynh và Đức Uy dạy bảo thêm nhiều. Nó cứng đầu nhưng rất chí hiếu, biết nghe lời. Đệ đã lỡ làng nhưng đệ hy vọng nó sẽ không làm nhục “Tử Kim Đao”, nếu đệ không trở lại Trung Nguyên thì xin Bố Y đại huynh và cháu Đức Uy niệm tình thương nó”… Hơn mười năm trước, nhân một lần gặp gỡ, lúc bấy gờ Lý Đức Uy hãy còn nhỏ nhưng cũng đã hiểu biết nhiều, hắn rất kính mến vị Bạch thúc thúc và cho đến bây giờ hắn vẫn còn nhớ nguyên văn câu nói cuối cùng của lần gặp ấy.
Quả thật Bạch thúc thúc không trở lại Trung Nguyên, và khi lãnh nghĩa vụ “Bố Y Hầu”, Lý Đức Uy hãy còn được nhắc nhở dặn dò hãy nghe ngóng tin tức và phải hết sức chú ý chăm sóc cho “thằng bé” ấy.
Bây giờ “thằng bé” ở đây, hắn đã lớn rồi, hắn không làm nhục Tử Kim Đao như lời Bạch thúc thúc mong mỏi, nhưng hắn đang lâm nạn… Lý Đức Uy mỉm cười:
- Tôi đến lâu rồi, đã nghe tất cả. Vừa rồi, cái vị đến đây ước hội, tôi cũng có nghe.
Nghệ Thường sững mặt, nàng “a, a” nho nhỏ… Lý Đức Uy nhìn nàng bằng cái nhìn của người anh cả:
- Xin cô nương thông cảm và rộng lượng, tôi đến để đưa tin, nhưng chưa tiện vào nên buộc lòng phải đứng ngoài, vốn không có ý vô phép.
Nghệ Thường lắc đầu:
- Không dám, Lý ân nhân… vả lại, chúng tôi nhiệt tình chung ái, nhưng vẫn chưa thất lễ, vẫn chưa có gì cần che giấu.
Ngưng một giây, nàng hỏi:
- Chẳng hay Lý ân nhân cần cho chúng tôi biết tin chi ?
Lý Đức Uy đáp:
- Nguyên nhân mà La Hán bị Mãn Châu bức bách phải giết tôi, tôi đã biết rồi.
Nghệ Thường mở tròn đôi mắt lo âu:
- A… như thế… Lý Đức Uy liếc nhẹ về phía La Hán và nói:
- Người thân duy nhất, vị tổ mẫu của La Hán bị Mãn Châu bắt làm con tin.
Nghệ Thường hớt hải:
- Thật là tàn ác… như thế, hắn giết Lý ân nhân là hy vọng cứu tổ mẫu ?
Lý Đức Uy gật đầu:
- Phải, bọn gian tế Mãn Châu ra điều kiện cho hắn, khi nào mang được cái đầu của tôi trao cho họ, họ sẽ thả tổ mẫu của hắn ra.
Nghệ Thường chắc lưỡi:
- Thảo nào… anh ấy đã được bà nội nuôi đến lớn và rất mực thương yêu, anh ấy lại là một người chí hiếu, không trách vì anh ấy đã không kể tất cả, không trách vì anh ấy đã tuyên bố bằng lòng làm thiên cổ tội nhân.
Lý Đức Uy nói:
- La Hán là một con người thuần hậu, không bao giờ muốn hại người, nhưng vạn bất đắc dĩ vì phải cứu tổ mẫu, chuyện đó không còn có cách nào hơn, hắn buộc lòng phải làm như thế… mà đó cũng là chuyện thường tình, không phải là cái tội.
Nghệ Thường cúi đầu:
- Đa tạ Lý ân nhân rộng lượng.
Lý Đức Uy nói:
- Không nên khách sáo, Triệu cô nương, tôi không phải là kẻ không biết điều phải trái, phương chi đối với La Hán, tôi còn phải biết tiếc thương. Trong võ lâm hiện nay, hay có thể nói trên đời này, một ngừơi tương đương như hắn vốn không có nhiều, một người giống như hắn lại càng ít lắm, nếu để cho hắn vấp chân lầm lỡ, là điều đáng cho người chua xót mà cũng là một cái tội của tôi.
Đắn đo hồi lâu, Lý Đức Uy nói tiếp:
- Tôi đã đem chuyện này nói với một người bạn… Mãn Châu, người đó vốn là hoàng tộc Mãn Châu, và tuy lập trường đối địch với tôi, nhưng vì hiểu biết, vì cảm thông, nên người ấy đã xem tôi như bạn. Không biết thì thôi, chớ một khi đã biết, nhất định người ấy không thể làm ngơ. Tuy nhiên, người chủ trương vốn có chứa vị cao hơn người bạn của tôi, cho nên mặc dầu cố sức, người bạn của tôi cũng chưa chắc đã thành công, hy vọng rất mong manh.
Nghệ Thường nói:
- Dầu được dầu không lòng cố cập và tình thương của Lý ân nhân, chúng tôi nguyền ghi nhớ trọn đời.
Lý Đức Uy nói:
- Chính vì thương tiếc người hiền tài bị bức bách, nếu không thì hôm ấy tôi đâu phải lánh mặt làm chi ? Xin cô nương hãy yên lòng.
Nghệ Thường gật đầu:
- Tôi biết rõ đức độ của Lý ân nhân, thế nhưng anh ấy… Lý Đức Uy cười:
- Không sao, thật thì tôi không có ý mong La Hán biết về dụng ý của tôi đâu, cô nương đừng ngại.
Suy nghĩ một hồi, Nghệ Thường nói:
- Tổ mẫu anh ấy đang ở trong tay bọn giặc Mãn Châu, vì để cứu tổ mẫu, anh ấy sẽ không từ một thủ đoạn nào để đối phó với Lý ân nhân, mà cứ như thế thì.. Lý Đức Uy lắc đầu:
- Tôi không lo về chuyện ấy, cái lo của tôi là tham vọng và âm mưu gian độc của Mãn Châu, vì thật sự thì dù La Hán có giết được tôi, họ cũng không khi nào thoa? mãn điều kiện, hết chuyện này sang chuyện khác, họ sẽ tiếp tục tìm đủ cách bức bách làm lợi cho họ, cho đến khi nào họ không còn lợi dụng được, khi nào trái chanh chỉ còn trơ xác, họ mới ném đi bỏ hoặc giết, đó là thủ đoạn của quân gián điệp, họ không bao giờ nghĩ đến công lao, đối với người họ dùng, họ trả công xứng đáng, nhưng họ có đủ thủ đoạn để nắm sinh mạng trong tay, không còn gì để cho họ dùng được là họ giết… Hắn chắc lữơi thở ra và nói tiếp:
- Tình hình Tây Ngũ tỉnh hiện tại lại còn có khó khăn hơn nữa, ngoài bọn gián điệp Mãn Châu, còn vô số thế lực bất chính khác cũng đang uy hiếp làm tiêu hao tiềm lực chống giặc của ta, thêm vào đó, sự có mặt của La Hán bị Mãn Châu lợi dụng càng khiến xử cảnh thật khó khăn… Nghệ Thường gật đầu:
- Tôi biết Lý ân nhân, tôi sẽ tìm đủ cách để khuyên anh ấy.
Lý Đức Uy nói:
- Sự thông minh và lòng nhân ái của cô nương thật là điều đáng quý, tuy nhiên, ngày nào tổ mẫu của La Hán còn trong tay của bọn Mãn Châu thì ngày ấy rất khó mà ngăn cản.
Nghệ Thường thở ra:
- Rút củi thì lửa mới tắt được, chắc phải nghĩ đến việc cứu tổ mẫu anh ấy ra khỏi tay bọn giặc Mãn Châu trước mới có hy vọng.
Lý Đức Uy lắc đầu:
- Nói thì dễ nhưng thật sự tình thế hiện tại quá khó khăn, bọn gian tế Mãn Châu đã tung lực lượng tràn lan, không biết chúng đang giam giữ tổ mẫu La Hán ở nơi nào, trong khi hành động của mình phải vô cùng thật trọng, phải đánh cho trúng, đánh sai là hậu quả cực kỳ nguy hiểm khi hoa. hổ bất thành.
Nghệ Thường lo lắng:
- Như thế thì biết làm sao… Lý Đức Uy nói:
- Biện pháp tự nhiên là do người dày công suy nghĩ, sự việc bao giờ cũng khó khăn, nhưng cũng không phải hoàn toàn không biện pháp, tôi sẽ hết sức mình, xin cô nương yên tâm.
Nghệ Thường xúc động, giọng nàng hơi rung:
- Lý ân nhân, Triệu Nghê Thường này sẽ ngàn đời… Lý Đức Uy khoát nhẹ tay:
- Cô nương không nên khách sáo như thế, người như La Hán, lại được một ngừơi bạn gái trí tuệ nhân từ như cô nương bồi bạn, đó là hạnh phúc của hắn. Trong cuộc sống của hắn, cô nương sẽ đóng vai trò hộ trợ quan trọng… nói không phải quá đáng, chớ thật sự, sự tăng trưởng hay huỷ diệt về nghị lực của hắn, bàn tay của cô nương quyết định rất lớn lao. Vì cá nhân của hắn, vì sự suy thịnh của Minh triều, tôi trang trọng khẩn cần cô nương chiếu cố cho hắn đừng bao giờ rời xa nửa bước… Nghệ Thường sững mặt cúi đầu:
- Tôi sẽ cố hết sức mình, Lý ân nhân, đó cũng là tâm nguyện của tôi.
Lý Đức Uy nói:
- Tôi cũng xin về sau, mọi việc làm, cô nương cũng nên suy nghĩ cho thật chính, phải hết sức thật trọng, chẳng hạn như công việc hiện tại là một hành động không nên.
Nghệ Thường ngẩng mặt lên ngạc nhiên:
- Lý ân nhân muốn nói… Lý Đức Uy chận ngang:
- Dùng phương pháp thôi miên và chạm vào “thùy huyệt”, phải chăng cô nương cố ý muốn cho hắn không thể đến nơi hẹn ước với gã áo vàng?
Nghệ Thường gật đầu:
- Vâng, Lý ân nhân, quả tiểu nữ có ý như thế.
Tài sản của haitc

Ðề tài đã khoá

Từ khóa được google tìm thấy
cầu bại vnthuquan, cổ long vn thu quan, co gai man chau 4vn, co long vnthuquan, giámsung vangdanh, , vnthuquan, vntq.co gai man chau, ,


©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™