Ghi chú đến thành viên
Go Back   4vn.eu > Truyện dịch - 4vn.eu >

Học Viện 4vn

> Phòng dịch giả > Góc hỗ trợ
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #26  
Old 08-09-2009, 10:49 PM
A Lìn
Guest
 
Bài gởi: n/a
Thời gian online: 0 giây
Về bài thơ Une allée du Luxembourg
Trích:
Hỏi: Ngày xưa, khi còn học Trung học đệ nhất cấp (tức cấp 2 bây giờ), cô giáo dạy môn Pháp văn có ngâm bài thơ rất hay. Tôi còn nhớ được bốn câu:

C'est peut-être la seule au monde
Dont le coeur au mien répondrait,
Qui venant dans ma nuit profonde
D'un seul regard l'éclaircirait!

Nhờ báo KTNN cho tôi biết toàn văn bài thơ và đôi nét về tác giả. (Bà Trần Thu Hảo, Q3, TP Đà Nẵng)

Trả lời: Đây là bài Une allée du Luxembourg của nhà thơ Pháp Gérard de Nerval (1808-1855). Ông được coi là một trong những người khai sinh thơ hiện đại Pháp, và là nhà tiên phong của phong trào thơ Trượng trưng và thơ Siêu thực phương Tây.

Thơ Gérard de Nerval luôn đan xen giữa mộng và thực, tạo cho độc giả cảm giác mơ hồ giữa hai cõi ảo và chân. Ông cho rằng chính Mộng mới mở rộng tâm hồn chúng ta ra với những thế giới vô hình bàng bạc. Ông đã biến tình yêu và hình ảnh những người phụ nữ thành huyền thoại, trong thơ ca và trong đời sống, nên được nhiều nhà phê bình đánh giá là một trong những nhà thơ hiếm hoi cảm nhận được “sự huyền mật của tình yêu” (le mystère de l’Amour). Ông treo cổ tự tử vào năm 1855.

Toàn bài thơ như sau:

Une allée du Luxembourg

Elle a passé, la jeune fille
Vive et preste comme un oiseau
À la main une fleur qui brille,
À la bouche un refrain nouveau.

C'est peut-être la seule au monde
Dont le coeur au mien répondrait,
Qui venant dans ma nuit profonde
D'un seul regard l'éclaircirait !

Mais non, - ma jeunesse est finie ...
Adieu, doux rayon qui m'as lui, -
Parfum, jeune fille, harmonie...
Le bonheur passait, - il a fui!


Tạm dịch:

Lối đi trong vườn Lục-Xăm-Bảo

Nàng đã đi rồi, cô gái trẻ!
Tươi vui như một cánh chim non
Trên tay, rực rỡ cành hoa nhỏ
Miệng hát reo vang điệu nhạc hồng.

Trên đời có lẽ chỉ em thôi
Hồn em hoà nhịp với hồn tôi
Em về, nhìn lại trong xa thẳm
Toả sáng hồn đêm nét mộng ngời.

Không! Tôi đã mất thời trai trẻ
Hoa niên ngày thắm mãi chia xa
Sắc hương hoà quyện, hồn thiếu nữ
Hạnh phúc qua rồi – xa mãi xa!


Chúc bà tìm lại được mình qua hình ảnh “la jeune fille. Vive et preste comme un oiseau” ngày nào. Đó là một trong những giây phút hạnh phúc nhất của đời người.

(KTNN số 646, ngày 20.07.2008)

Lời cảm thán của LM:
Mộng - thực, thực - mộng.
Ô hô! Gérard de Nerval mới có bốn bảy tuổi mà đã thấy mất thời trai trẻ. Không biết cái gã Gérard de Nerval bốn bảy tuổi là mộng hay thực. Chi bằng ta treo cổ hắn quách. Biết đâu tỉnh dậy thấy ta vẫn còn là Gérard de Nerval của tuổi hoa niên. Ai tai! C'est fini.
Chỉ có một cánh bướm hững hờ trên nắp quan tài.
Tài sản của A Lìn

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #27  
Old 08-09-2009, 11:03 PM
A Lìn
Guest
 
Bài gởi: n/a
Thời gian online: 0 giây
Ch’eng Yich’uan là ai? Nguyên văn chữ Hán lời bàn của người này về sách Luận Ngữ? Sách này có gì đặc biệt không mà sao được quan tâm nhiều như thế?

Trích:
Hỏi: Cháu đọc cuốn Sống đẹp của Lâm Ngữ Đường do cố học giả Nguyễn Hiến Lê dịch (Nxb Tao Đàn, 1965), trong phần bàn về “Nghệ thuật đọc sách” thấy có đoạn:

“Một nhà nho đời Tống bàn về bộ Luận Ngữ bảo: Có người đọc xong không có sở đắc gì cả; có người đọc xong chỉ thích vài ba hàng, có người thích bất giác khoa tay chân múa tay lên”. (tr.270-271)

Bác Nguyễn Hiến Lê ghi chú:
“Trong bản tiếng Pháp, ghi tên nhà nho đó là Ch’eng Yich’uan. Trong bản tiếng Hán không ghi. Chúng tôi không đoán được Ch’eng Yich’uan là ai”.

Nhờ bào KTNN cho biết nhà nho Ch’eng Yich’uan đó là ai? Xin cho biết thêm về ông ta và nguyên văn chữ Hán của câu nói được trích dẫn. Sách Luận Ngữ có gì đặc biệt không mà sao lại được quan tâm nhiều như thế? (Em T.A.H – anh_huy_tran _XX_XX@...)

Trả lời: Đây là một danh nho lỗi lạc của Trung Quốc sống vào thời Tống, tên là Trình Di 程頣 (1033-1107), hiệu Y Xuyên 伊川 , tiếng Hán phiên âm là Chéng Yìchuàn. Ông cùng người anh là Trình Hạo (1032-1085) và các danh nho khác như Trương Hoành Cừ (1020-1076), Chu Đôn Di (1017-1073), tạo nên một phong trào lý học đời Tống.

Trình Di đánh giá rất cao quyển Luận Ngữ, và xem hai quyển Luận NgữMạnh Tử nồng cốt cho sự học vấn. Ông cho rằng khi đã học được hai bộ sách này rồi thì dẫu không đọc được Ngũ Kinh (tức kinh Thi, kinh Thư, kinh Dịch, kinh Lễkinh Xuân Thu) thì cũng thông hiểu được cái đạo của thánh hiền. Em có thể tìm đọc bộ Nho giáo của Trần Trọng Kim để tìm hiểu thêm về vị danh nho này.

Sau khi Trình Y Xuyên qua đời, cái học của ông truyền đến Chu Hy và được nhà nước phong kiến Trung Quốc cho là cái học chính thống của Nho giáo. Ở nước ta, nhà lý học và nhà thơ lỗi lạc Nguyễn Bỉnh Khiêm được vua Mạc phong tước Trình tuyên hầu, rồi gia phong Trình quốc công, ngụ ý đề cao ông có công khơi nguồn lý học chính thống của Nho giáo, giống như Trình Y Xuyên, Trình Minh Đạo (1) ở Trung Quốc. Người đời sau gọi nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là Trạng Trình là vì vậy (2).

Trình Y Xuyên có ba câu nói nổi tiếng bàn về cách đọc Luận Ngữ, ca ngợi cái sở đắc khi đọc sách này. Các nhà nho xưa rất thích, xem đó như là chuẩn mực để đọc Tứ thư và sách thánh hiền nói chung. Câu mà tác giả Lâm Ngữ Đường trích dẫn trong tác phẩm Sống Đẹp ở trên là một trong ba câu đó: Ba câu đó như vầy:

1. Độc “Luận Ngữ”, hữu độc liễu toàn nhiên vô sự giả; hữu độc liễu hậu, kỳ trung đắc nhất lưỡng cú hỷ giả; hữu độc liễu hậu tri hiếu chi giả; hữu độc liễu hậu trực hữu bất tri thủ chi vũ chi túc chi đạo chi giả.

讀 “ 論 語 ” , 有讀了全然無事者 ; 有讀了後 , 其中得一兩句喜者 ; 有讀了後知好之者 ; 有讀了後直有不知手之舞之足之蹈之 者 .

(Tạm dịch: Đọc sách Luận Ngữ, có người đọc xong mà hoàn toàn chẳng cảm nhận được gì cả, có người đọc xong chỉ thấy thích một vài câu, có người đọc xong thích thú đến độ khoa chân múa tay mà không hề hay biết).

2. Kim nhân bất hội độc thư. Như độc Luận Ngữ, vị độc thời thị thử đẳng nhân, độc liễu hậu hữu chỉ thị thử đẳng nhân, tiện thị bất tằng độc.

今人不會讀書 . 如讀論語 , 未讀時是此等人 . 讀了後又只是此等人 , 便是不曾讀 .

(Tạm dịch: Người đời nay không biết đọc sách. Như đọc Luận Ngữ, khi chưa đọc vẫn là con người ấy, khi đọc xong mà cũng vẫn là con người ấy thì xem như chưa từng đọc vậy).

3. Di tự thập thất bát độc Luận Ngữ; đương thời dĩ hiểu văn ý, đọc chi dũ cửu, đãn giác khí vị thâm trường.

頣自十七八讀論語 ; 當時已曉文意 . 讀之愈久 , 但覺意味深長 .

(Tạm dịch: Di tôi khi lên tám lên mười đọc Luận Ngữ, lúc đó đã hiểu ý nghĩa trong lời văn, song càng đọc lâu càng thấy ý vị sâu xa).

Luận Ngữ là sách sưu tập lại những lời dạy và ghi chép một phần hành trạng của đức Khổng Tử cùng những lời nói của người đương thời. Sách Luận Ngữ gồm 20 thiên không có quan hệ gì với nhau, và tên các thiên cũng không có nghĩa. Cách đặt tên thiên đều lấy hai chữ đầu mỗi thiên mà đặt tên, giống như cách đặt tên các thiên thuộc Tạp thiênNội thiên trong Nam hoa kinh của Trang Tử.

Dù bị các nhà nho thời Hán thay đổi một phần nội dung để phục vụ cho hệ tư tưởng phong kiến, sách Luận Ngữ vẫn là tác phẩm phản ánh khá trung thực về tư tưởng và chân dung của đức Khổng Tử. Em có thể tìm đọc tác phẩm Cửa Khổng của cố giáo sư Kim Định để tìm hiểu thêm về tác phẩm kinh điển này. Cuốn Cửa Khổngsẳn trên mạng internet (3).

(KTNN số 648, ngày 10.08.2008)

----------------------
Chú thích của Goldfish:

(1) Trình Minh Đạo tức Trình Hạo.
(2) Và cũng vì Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đậu Trạng Nguyên.
(3) Tải ebook Cửa Khổng tại đây
Tài sản của A Lìn

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #28  
Old 08-09-2009, 11:04 PM
A Lìn
Guest
 
Bài gởi: n/a
Thời gian online: 0 giây
Một bàn toán dân gian lắt léo: Tại sao thiếu 1 ngàn?

Trích:
Hỏi: Cám ơn báo KTNN đã giải đáp thắc mắc của tôi về định lý “Câu cổ huyền” trong số 644 (1). Vừa rồi có người đố tôi một bài toán dân gian nội dung đơn giản mà rất ngộ nghĩnh. Tôi thấy cách lý luận của bài toán thật là vô lý mà lại không bẻ được. Bài toán như sau:

Có ba người bạn, mỗi người góp 10 ngàn đồng vào tiệm để ăn. Ăn xong hết cả thảy 25 ngàn. Chủ quán thối lại 5 ngàn. Ba người thấy không thể chia đều 5 ngàn cho ba người được nên tặng cho người bồi bàn 2 ngàn. Còn lại 3 ngàn, mỗi người chia được 1 ngàn. Như vậy, mỗi người tiêu hết 9 ngàn, (vì mỗi người bỏ ra 10 ngàn và còn lại 1 ngàn). Đi đường họ tính lại, thấy mình tiêu hết 27 ngàn (3x9=27), và cho người bồi bàn 2 ngàn. Như vậy, tổng số tiền là 29 ngàn; 27+2=29, trong khi họ bỏ ra 30 ngàn. Thử hỏi 1 ngàn mất đi đâu?

Không biết báo KTNN có thể giải hộ cho tôi không? (Ông Nguyễn Bình – TP Huế)


Trả lời: Đây là bài toán dân gian lý thú. Cái ngộ nghĩng của bài toán nằn ở chỗ lý luận lắt léo, chứ 1 ngàn kia không mất đi đâu cả. Mới nghe thì rất hợp lý, song thật ra đây là lý luận kiểu “mập mờ đánh lận con đen” nên dễ gài bẩy người nghe. Ba người ăn hết 25 ngàn, cho người bồi bàn 2 ngàn và còn lại 3 ngàn thì rõ ràng tổng số vẫn đủ 30 ngàn” 25+2+3=30.

Vậy thì tại sao cách lý luận trên thì tổng số chỉ có 29 ngàn? Đúng là mỗi người tiêu hết 9 ngàn vì họ bỏ ra 10 ngàn và chỉ còn lại 1 ngàn. Như vậy cả ba tiêu hết 27 ngàn. Song chúng ta không thể đem 27 cộng với 2 để thành 29, rồi nêu thắc mắc sao lại mất 1 ngàn, bởi vì 2 ngàn đó đã được tính trong số 27 rồi! Lý do là vì có cho bồi bàn 2 ngàn mới tiêu hết 27 ngàn (25+2=27).

Thỉnh thoảng mục Chuyện Đông chuyện Tây nhận được những bài toán như vậy là điều rất lý thú. Rất mong nhận thêm được những bài toán dân gian khác của ông.

(KTNN số 648, ngày 10.08.2008)
Tài sản của A Lìn

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #29  
Old 08-09-2009, 11:04 PM
A Lìn
Guest
 
Bài gởi: n/a
Thời gian online: 0 giây
Bài toán: QUANG + TRUNG = TÂY SƠN

Trích:
Hỏi: Nhân ngày lễ hội Festival Tây Sơn Bình Định 2008 được tổ chức tại thành phố Quy Nhơn và huyện Tây Sơn vào ba ngày đầu tháng 8 vừa qua, có mấy thầy giáo quê ở tôi đố nhau tìm cách giải một bài toán cộng đơn giản có liên quan đến nơi xuất thân và tên vị anh hùng Quang Trung. Bài toán như sau:

“QUANG + TRUNG = TÂY SƠN. Trong đó mỗi chữ cái là một số khác nhau. (A và Â được xem là một)”. Báo KTNN có thể tìm giúp cách giải được không? (Ông Nguyễn Thanh Đức (TP Quy Nhơn).

Trả lời: Thoạt đầu, chúng tôi nghĩ bài toán này chỉ là trò đùa vui nhân ngày lễ hội, nhưng sau khi giải ra rồi mới thấy tác giả của nó đúng là một “cao thủ… toán lâm” khi nảy ra ý tưởng “độc chiêu” như thế. Quang cộng với Trung mà thành Tây Sơn. Đây quả là một bài toán sơ cấp cực kỳ độc đáo về mặt suy luận và ý nghĩa giáo dục.

Bài toán này không khó, song chúng tôi mới tìm ra một cách giải duy nhất là thử số và loại trừ dần. Chúng tôi trình bày sơ lược cách giải đó để ông tham khảo.

Để đơn giản, ta ghi thành ký tự không dấu, A và Â đều được ký hiệu là A, và Ơ được ký hiệu là O. Ta đặt thành dạng bài toán cộng đơn giản như sau:

++Q U A N G
++T R U N G
-T A Y S O N

Trong các cách loại trừ dần, ta theo hai qui tắc:

- Các giá trị được thay thế cho các chữ số phải là các giá trị không trùng với [giá trị] các các chữ số đang có.

- Trong quá trình thay thế, ta loại bỏ các trường hợp các chữ số có giá trị trùng nhau.


Trước hết, ta có ngay những kết quả ban đầu:

* T = 1 -> Q = 8 hoặc 9.
* A = Q + T = Q + 1 -> A chỉ có thể là 0 hoặc 1. Mà T = 1, vậy A = 0.
* S = U + A mà A = 0 và S < > U -> S = U + 1 -> N + N = hoặc > 10
* N = G + G -> N chẳn; và N + N = hoặc > 10 -> N = 6 hoặc 8.

1. Trường hợp N = 6 -> G = 3 hoặc 8.

a. G = 3 -> O = 2
i. Nếu U = 4 -> S = 5
- Nếu R = 7 -> Y = 1: Loai (vì T = 1)
- Nếu R = 8 -> Y = 2: Loại (vì O = 2)
- Nếu R = 9 -> Y = 3: Loại (vì G = 3)
ii. Nếu U = 5 -> S = 6: Loai (vì N = 6)
iii. Nếu U = 7 -> S = 8 -> Q = 9
- Nếu R = 4 -> Y = 1: Loại (vì T = 1)
- Nếu R = 5 -> Y = 2: Loại (vì O = 2)
iv. Nếu U = 8 -> S = 9 -> Q = 8: Loại (vì U = 8)

b. G = 8 -> Q = 9; O = 3
i. Nếu U = 2 -> S = 3: Loại (vì O = 3)
ii. Nếu U = 4 -> S = 5
- Nếu R = 2 -> Y = 6: Loại (vì N = 6)
- Nếu R = 7 -> Y = 1: Loại (vì T = 1)

2. Trường hợp N = 8 thì G = 4 hoặc 9; nhưng Q = 9 nên G = 4 -> O = 6.

a. Nếu U = 7 -> S = 8: Loại (vì N = 8)
b. Nếu U = 5 -> S = 6: Loại (vì O = 6)
c. Nếu U = 3 -> S = 4: Loại (vì G = 4)
d. Nếu U = 2 -> S = 3 và R = 5 hoặc 7
i. Nếu R = 5 -> Y = 7; Q = 9
ii. Nếu R = 7 -> Y = 9; Q = 8: Loại (vì N = 8)

Chỉ có một trường hợp chính xác duy nhất; đó là:

T = 1; A = 0, G = 4; N = 8; O = 6; U = 2; R = 5; Y = 7 và Q = 9.

Kết quả:

++9 2 0 8 4
++1 5 2 8 4
-1 0 7 3 6 8

Trong bài toán trên có đủ mười chữ số từ 0 đến 9. Xin cám ơn ông đã gởi bài toán hay và lạ này đến với chuyên mục “Chuyện Đông Chuyện Tây” để bạn đọc cùng thưởng thức. Và cũng xin cám ơn tác giả đề bài toán đã đem đến cho các em học sinh một bài toán sơ cấp bổ ích về hình thức lẫn nội dung.

(KTNN số 649, ngày 20.08.2008)
Tài sản của A Lìn

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #30  
Old 08-09-2009, 11:05 PM
A Lìn
Guest
 
Bài gởi: n/a
Thời gian online: 0 giây
Kiều bán mình chuộc cha với giá “ngoài bốn trăm” lượng vàng. Con số cụ thể là bao nhiêu?

Trích:
Hỏi: Khi Kiều bán mình chuộc cha, Mã Giám Sinh đã ngã giá mua Kiều với giá hơn bốn trăm lượng vàng.

Mối rằng: “Đáng giá ngàn vàng,
Dớp nhà nhờ lượng người thương dám nài”
Cò kè bớt một thêm hai
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm.

Có người bảo rằng “ngoài bốn trăm” là con số cụ thể. Vậy con số đó là bao nhiêu? Nghe nói có nhiều giai thoại về con số này, ông có thể cho biết được không? (Ông Vũ Khắc Thành, TP Đà Lạt, Lâm Đồng)

Trả lời: Đúng là có câu chuyện vui về con số này theo kiểu trà dư tửu hâu. Có người cho rằng “đáng giá ngàn vàng”, thì ngàn là thiên 千. Chữ thiên bỏ đi một nét sổ đứng và thêm hai nét bên thành chữ lục 六 là sáu. Vậy ngoài bốn trăm là bốn trăm sáu chục. Lại có người cho rằng chữ thiên bỏ nét phẩy trên đầu thành chữ thập 十 là mười, thêm hai nét thành chữ nhị 二 là hai; ghép lại thành thập nhị 十 二 là mười hai hoặc nhị thập 二 十 là hai mươi; vậy “ngoài bốn trăm” ở đây là bốn trăm mười hai hoặc bốn trăm hai mươi.

Theo cách nói thông thường trong giá trị xấp xỉ trong dân gian, thì “ngoài bốn trăm” thường có nghĩa là hơn “bốn trăm một ít” hoặc “chưa tới bốn trăm rưỡi”; còn trên bốn trăm rưỡi thì người ta thường nói “gần năm trăm” hoặc “chưa tới năm trăm”. Như vậy, “ngoài bốn trăm” ở đây có lẽ là bốn trăm mười hai hoặc bốn trăm hai chục chứ không phải là bốn trăm sáu chục!

Dĩ nhiên đây chỉ là cách vui đùa theo kiểu chiết tự của những người mê Truyên Kiều, song nó cũng cho thấy Truyện Kiều đã đi vào lòng người như thế nào.


(KTNN số 649, ngày 20.08.2008)
Tài sản của A Lìn

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

Từ khóa được google tìm thấy
ai hồng biến dã, , Đông sơn tái khởi, đông sơn tái khởi, ban nhược chưởng, chữ diễm co nghia gi, chung sơn 钟山, diễm lệ là gì, diễm (豔) nghia gi, diễm nghĩa là gì, diễm phúc là gì, dong son tai khoi, dong son tai khoi la gi, , 般 bát là gì?, lai căn hay lai căng, lai căng hay lai căn, lai căng hay lao căn, lai căng mất gốc, , phật khiêu tường, tái khởi là gì, thnh ng, toán học trung quốc, tu han viet cua tu chut, www.nhohue.org, y nghia tu diễm lệ



©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™