Ghi chú đến thành viên
Go Back   4vn.eu > Giải Trí > 360° Thể thao > Thế giới võ thuật
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #1  
Old 22-07-2011, 01:30 PM
Lệ Vô Tình's Avatar
Lệ Vô Tình Lệ Vô Tình is offline
Thiên Nhược Hữu Tình
 
Tham gia: Aug 2010
Đến từ: hồ chí minh
Bài gởi: 502
Thời gian online: 1 tháng 1 tuần 2 ngày
Xu: 0
Thanks: 287
Thanked 1,988 Times in 298 Posts
Võ đạo và võ thuật

Võ nghệ (bugei) hay võ thuật (jutsu)của Nhật Bản không thể hiểu lẩn lộn với võ đạo (budo). Trên thực tế, võ thuật và võ đạo hoàn tòan khác nhau về mục đích tính chất và kỹ thuật.

VÕ ĐẠO VÀ VÕ THUẬT

(Victory Over Oneself - Masakatsu agatsu - 正勝吾勝)

Võ đạo

Theo tiếng Nhật, yếu tố jutsu có nghĩa "thuật", chẳng hạn kyujutsu (cung thuật), jujutsu (nhu thuật), tessen-jutsu (thiết phiến thuật) ... Trong khi đó, những môn võ chuyên về đạo thì có yếu tố do : kendo (kiếm đạo), judo (nhu đạo), aikido (hiệp khí đạo).

Võ thuật phát triển từ thế kỷ X trở đi, những võ đạo chỉ được nhìn nhận từ giữa thế kỷ XVIII và phổ biến rộng rãi trong thế kỷ XX. Xét về tính chất và mục đích thì võ thuật là những môn võ công thuần về chiến đấu. Môn đồ của một phái võ bắt buộc phỉa tập luyện võ công tinh xảo để bảo vệ hoặc nêu danh cho môn phái. Trái lại, võ đạo có khuynh hướng đề cao kỷ luật tinh thần, khiến cho người học võ luôn luôn biết làm tăng giá trị tinh thần cũng như thể chất, để tiến tới tâm hướng tự kỷ, tự giác và tự hành. Võ thuật đòi hỏi phải tập luyện thường xuyên và khổ ải các kỹ thuật chiến đấu để đạt tới mức thượng thừa. Võ đạo thì khác hẳn, coi nhẹ phần chiến đấu cũng như công phu tập luyện về kỹ thuật, nhưng lại đặt nặng vấn đề nguyên tắc đến nổi lắm khi võ đạo bị coi như vô hiệu trong những cuộc chiến đấu thật sự.

Vì mục đích là phải hoàn toàn hữu hiệu trong khi giao đấu hay lâm trận nên người luyện tậo võ thuật ngoài việc phải biết sử dụng tay chân, còn phải học hỏi thêm cách thức sử dụng một số vũ khí khác. Và trong những trận chiến đấu đông người, còn phải học một số kỹ thuật chiến đấu không trực tiếp cầm vũ khí như bajutsu (thuật kỵ mã), chikujo-jutsu (thuật xây thành đắp lũy), senjo-jutsu (thuật bày binh bố trận) ... Võ đạo không bao gồm những kỹ thuật vừa kể nên không thể giúp cho việc chiến đấu.

Trong thế giới ngày nay, võ đạo và võ thuật đi đôi với nhau. Nhưng một số võ công đã bị chìm vào vì không còn hiệu nghiệm, trong khi có một số hình thức võ thuật dần dần biến thành võ đạo, hoặc với khuynh hướng tự vệ, hoặc với ý niệm tự vệ, hoặc với ý niệm tự luyện để thành người thích ứng trong xã hội.

Võ thuật cổ truyền vẫn còn tồn tại tới ngày nay là kiếm thuật tấn công (kenjutsu), kiếm thuật phòng vệ (iai-jutsu), cung thuật (kyujutsu), thương thuật (sojutsu), côn thuật (bojutsu) và nhu thuật (jujutsu). Các môn võ thuật này còn mang sắc thái cổ truyền, nhưng được thêm một số hình thức mới cùng nguồn gốc như karate-jutsu, taiho-jutsu (cảnh sát thuật), toshu-kakuto-kyohan-taikei (cận chiến thuật).

Các hình thức võ đạo còn phát triển mạnh ngày nay là kiếm đạo tấn công (kendo), kiếm đạo phòng vệ (iai-do), cung đạo (kyudo), kích giáo đạo (naginatado), nhu đạo (judo),hiệp khí đạo (aikido) không thủ đạo (karatedo). Tuy vẫn mang sắc thái cổ truyền của đạo, nhưng một vài môn võ đạo tiên tiến đã tách rời quá xa với ý niệm cổ truyền. Thật vậy, không có môn võ đạo nào đựoc xếp hạng như một môn thể thao, cũng như không có một môn thể thao nào có thể trở thành võ đạo nếu không biến cải iít nhiều. Một trong các mục tiêu thể thao là tạo kỷ lục mới, hoặc đọat giải quán quân, và đó gần như là mục tiêu tối hậu. Trái lại hình thức của đạo không hề nhấn mạnh đến chuyện tranh tài, phá kỷ lục hay đọat chức vô địch, mà chỉ hướng dẫn con người tới mục đích tối hậu là tự hoàn thiện cá nhân.

Kiếm đạo, nhu đạo .. đã tự nó làm giảm ý nghĩa khi đặt nặng các yếu tố thể thao, nghĩa là nhắm vào các cuộc so tài để phân định sự hơn thua giữa người này với người kia, hoặc nhóm này với nhóm kia để tạo kỷ lục hoặc ngôi thứ nhất. Bởi vậy dựa vào chiều hướng nghiêm chỉnh của võ đạo cổ truyền, người ta khó có thể chấp nhận các môn võ chỉ lấy sự được thua làm đầu như là hình thức võ đạo, mà rõ nhất là Không thủ đạo (karatedo).

Điều này làm nổi bật một vấn đề: một môn võ đạo càng lánh xa khuynh hương thể thao bao nhiêu thi lại càng hữu hiệu trong khuynh hướng chiến đấu bấy nhiêu. Võ thuật không mang tính chất thể thao, do đó ngành võ đạo nào muốn duy trì hiệu năng chiến đấu phải gạt bỏ ra ngoài những khát vọng thể thao. Một nghệ thuật chiến đấu thực sự không thể thực hiện được nếu thiếu yếu tố tự phát sinh điều nguy hiểm, không đổ máu.

Như thế biểu tuợng của nghệ thuật chiến đấu được thật sự nhìn thấy qua phương pháp huấn luyện. Một môn võ thuật hay võ đạo nào đó đựoc coi là đầy đủ hiệu năng chiến đấu chỉ khi nào được luyện tập theo phương pháp kata (huấn luyện với những động tác mà cả hai người đồng luyện đều biết trước và có sẵn chiêu thức để phản ứng).

Võ thuật cổ truyền còn khác biệt với võ đạo về đẳng cấp trong môn phái. Người của võ thuật luôn hãnh diện về nghi biểu cô truyền, cũng như trung thành tuyệt đối với môn phái. Tất cả các môn võ thuật cổ truyền đều đựoc sáng lập trước khi hệ thống đẳng cấp (kyudan) ra đời. Sau khi trải qua thời kỳ giới thiệu và được chấp nhận khá lâu, người nhập môn sẽ triệt để tôn trọng quy luật của môn phái và mệnh lệnh của chưởng môn. Rồi đên khi có đủ tư cách thành tài, họ sẽ được cấp một võ bằng theo lệnh của chưởng môn.

Hệ thống đẳng cấp của võ đạo không như thế. Các đẳng cấp thỉnh thoảng gắn cho một môn sinh dựa vào căn bản học hơn là tài năng kỹ thuật, do đó vô tình tạo ra sự tranh đua của những người quá say mê danh vọng chức vị. Võ đạo phân định trình độ qua đẳng cấp do đó có thể thấy rằng mục đích sau cùng của sự thụ giáo không có gì khác hơn là phải cố đạt cho kì được một đẳng cấp nào mà mình mong ước.

Theo: thongtinnhatban.net



Các chủ đề khác cùng chuyên mục này:

Tài sản của Lệ Vô Tình
Barcadi ORO
Chữ ký của Lệ Vô Tình
Trả Lời Với Trích Dẫn
Người này đã nói CÁM ƠN đến vài viết vô cùng hữu ích của Lệ Vô Tình
Trả lời

Từ khóa được google tìm thấy
đạo trong võ thuật, budo - võ đạo, công phu thần hổ, dao cua vo thuat, dao si va vo thuat, dao vo thuat, kiem dao trong vo aikido, muc dich mon vo thuat, muc dich ve vo thuat, muc dich vo thuat, muc tieu vo thuat, võ đạo budō, võ đạo budo, võ đạo võ thuật, võ thuật võ đạo, vo dao aikido, vo dao chong vo thuat, vo dao trong vo thuat, vo thuat dao, vo thuat ma dao, vo thuat thoi nay, vo thuat va dao, vo thuat va dao vo, vo thuat va thuc te, vo thuat va vo dao, vo thuat vo dao

Ðiều Chỉnh


©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™