Ghi chú đến thành viên
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #6  
Old 07-05-2008, 11:42 PM
zero00000's Avatar
zero00000 zero00000 is offline
Nhập Môn Tu Luyện
 
Tham gia: Mar 2008
Bài gởi: 6
Thời gian online: 12 giờ 32 phút 17 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Cho em xin post tiếp nhé, nếu huynh không đồng ý thì xin xóa bài này dùm mình.


Hồi 5
Dưới Trăng Trò Chuyện Với Mỹ Nhân

Lúc chàng thay đổi áo khiến cho thanh đoản kiếm cổ kính tức Phụng Hoàng thần kiếm dễ ngó thấy, chàng liền liền mua một thanh cương kiếm thông thường cài ở sau lưng.

Nai nịt xong , Thiết Kỳ Sĩ đi thẳng về phía Văn gia trang.

Văn gia hiển nhiên không phải là một thế gia trú ngụ đã lâu đời, nhưng qui mô rộng lớn.

Phía trước trang là Xích sơn hồ. Bờ hồ có một tòa đại thông trang viện. Trang viện cách hồ một khu rừng trúc lớn. Trong rừng trúc có một đường lát đdá xanh đi vào. Đầu đường thông ra bờ hồ có cổng lớn tường cao bao vây. Trong tường vây là một quảng trường rộng tới mấy mẫu. Phải đi qua quảng trường mới tới cửa chính trang viện.

Tường viện rất cao, bốn mặt đều có cửa. Ngoài ra không còn thông lộ nào khác.

Phía sau trang viện là dãy núi không cao lắm nhưng dài đến mấy dặm. Hai bên tả hữu là ruộng cấy và đất trồng trọt đều thuộc sản nghiệp của Văn gia.

Dưới hồ rất nhiều thuyền bè, nhưng không có mảnh lớn, quá nữa là thuyền chuyên chở và thuyền chài lưới.

Sáng sớm hôm ấy Thiết Kỳ Sĩ trở nên thượng khách ở Văn gia.

Một đoàn kỵ mã chừng hơn ba chục người , bọn này không đem theo chó săn mà chỉ đeo cung tên trên yên ngựa rong ruổi về phía Mao sơn. Tiếng người hô hoán pha lẫn tiếng ngựa hí rất náo nhiệt.

Đây là Văn Bách Vạn viên ngoại dẫn thực khách cùng gia nhân lên núi săn bắn.

Thiết Kỳ Sĩ cỡi ngựa đi sau cùng. Chàng ở văn gia trang đã hơn một tháng. Đây là lần đầu chàng theo mọi người đi săn.

Thiết Kỳ Sĩ ở Văn gia trang vẫn trầm mặc ít lời, không hoạt bát như ngày trước. Ngoại trừ buổi đầu chàng mới vào trang nói chuyện với Văn viên ngoại chừng nữa giờ, về sau chàng rất ít khi cùng người đàm luận. Nhưng chàng gặp ai cũng niềm nở gật đầu, không thân cận mà cũng không kiêu ngạo tự phụ. Trong trang từ trên xuống dưới cùng thực khách đều đối xử với chàng rất tử tế.

Hơn một tháng chàng không nghe ngóng sự tình cũng không chuyện trò với thực khách, nhiều lần chỉ hỏi họ tên nhau mà thôi.

Khi gặp chuyện gì không hiểu, chàng lại nghe những thực khhách đàm luận với nhau để tìm hiểu, nhất là về chuyện... tiểu thư con trang chúa. Tiểu tửNN thành đầu câu chuyện của bọn giang hồ. Nhưng chàng không hiểu tại sao nàng không lộ diện mà chàng cũng không dám hỏi tới, sợ người sinh dạ hoài nghi.

Lên đến ven núi Mao sơn, Thiết Kỳ Sĩ bỗng thấy một thanh niên trước mặt nhìn chàng vẫy tay nói:

- Dịch Sĩ Kỳ ! Lẹ lên một chút ! Viên ngoại tiến lên núi rồi.

Nguyên Thiết Kỳ Sĩ đã đổi họ tên. Chàng liền vụt ngựa vọt tới bên thực khah'ch tuổi trẻ hỏi:

- Lý huynh ! Viên ngoại có dặn gì không ?

Gã họ lý đáp:

- Viên ngoại bảo nau bắt đầu cuộc thi đua xem ai săn được nhiều. Săn được cọp là hơn hết, còn vật khác cứ tính trọng lượng mà phân cao hạ.

Thiết Kỳ Sĩ cười nói:

- Thế thì chúng ta phải phân khai rồi.

Gã họ Lý cười đáp:

- Hẵn thế ! Tiểu đệ hy vọng Dịch huynh được công đầu.

Thiết Kỳ Sĩ lắc đầu nói:

- Lý Thanh huynh là tay thiện xạ. Vậy huynh đài được công đầu mới đúng.

HAi người phphân khai rồi, Thiết Kỳ Sĩ vẫn lạnh lùng. Chẳng những chàng không tiến vào trong núi, mà lại xuống ngựa dắt nó tới khu rừng mé tả thả rong cho ăn cỏ tự dọ Còn chàng nằm xuống chỗ đất trống ấm áp.

Tiếng người hét cùng tiếng ngựa hí mỗi lúc một xạ Thiết Kỳ Sĩ nằm ruồi dài đến hơn một giờ, chàng sợ cách mọi người xa quá, lại lên ngựa thủng thẳng đi theo.

Đêm hôm đầu, trang chúa tập họp ở trong hang núi. Người nhà đã mắc mười mấy tấm màn.

Chẳng bao lau quần hào lục tục kéo đến, người ta đánh được rất nhiều phi cầm tẩu thú. Tuy không có hổ báo, nhưng chim muông xếp một đống rất lớn ở trước trường trang chúa.

Lúc Thiết Kỳ Sĩ đến nơi, chẳng được một con nào khiến thực khách và gia nhân đều phá lên cười.

Trang chúa nhìn chàng cười nói:

- Dịch tráng sĩ ! Tráng sĩ xui vận quá nhĩ !

Trang chúa tuổi gần sáu mươi, nhưng cường kiện chẳng kém gì trai tráng. Người lão cao lớn, mặt mũi hiền lành.

Thiết Kỳ Sĩ kính cẩn đáp:

- Th*a Đông chủ ! Vãn sinh rất vu/ng về nghề săn bắn.

Trang chúa cười ha hả nói:

- Dù là tay thiện xạ, cũng nhờ ở vận khí. Dịch ! Có khi ngày mai tráng sĩ ggặp vận may sẽ săn được nhiều.

Mọi người cáo thoát rồi, Lý Thanh dát Thiết Kỳ Sĩ vào trong màn cười nói:

- Dịch lão đệ! Ngày mai chúng ta không phân khai nữa chăng ?

Thiết Kỳ Sĩ gật đầu đáp:

- Ngày mai tiểu đệ trông vào vận khí của Lý huynh.

Trong trường này có ba người, ngoài Lý Thanh, Thiết Kỳ Sĩ, còn người tráng niên họ Vương. Lúc này hắn ở bên ngoài itến vào, vừa ngó thấy Thiết Kỳ Sĩ đã cười rộ nói:

- Dịch lão đệ ! Lão đệ lìu xìu. Chẳng ai ghờ lão đệ lại không gặp cả đến một con sẽ, thành ra nộp quyển trắng.

Lý Thanh cười noí:

- Ai được hạng nhất ?

Họ Vương cười lạt đáp:

- Cái đó lại còn phải hỏi. Dĩ nhiên là anh chàng dưới mắt không người. Hắn ở trong trang việc gì mà chẳng ra vẻ ta đây.

Lý Thanh "ồ" một tiếng nói:

- Lại thằng cha Kim Ngưu.

Họ Vương cườilại nói:

- Tiểu thư có thèm lý gì dến hắn đâu, mà hắn vẫn toan bài ăn thịt ngỗng trời.

Lý Thanh cười mát hỏi:

- Trong bọn chân chính đến làm thực khách, e rằng chỉ có bọn ba người mình, còn lại thì thèm thịt ngỗng trời hết.

Thiết Kỳ Sĩ cười hỏi:

- Hai vị nói tiếng lóng gì thế ?

Lý Thanh đáp:

- Lão đệ ! Té ra lão đệ vẫn chưa hiểu. Thế thì kỳ thiệt ! Vậy Lý mỗ nói cho lão đệ hay. Viên ngoại của chúng ta không có con trai. Dưới gối chỉ sinh được một vị thiểu thư. Người nàng rất xinh đẹp, có thể nói là thiên hạ đệ nhất mỹ nữ.

Thiết Kỳ Sĩ "ủa" một tiếng hỏi:

- Trong bọn ta cũng có người điên đầu thì sao?

Lý Thanh cười lạt đáp:

- Điên đầu làm gì cho uổng, trừ kẻ nào không muốn sống nữa. Nói cho lão đệ hay: Tiểu thư không những là đệ nhất thiên hạ mỹ nữ kiếm khách. Võcông nàng cao thâm đến trình độ chưa ggặp một đối thủ nào.

Thiết Kỳ Sĩ giả vờ kinh hãi nói:

- Nếu thế thì còn ai dám ăn thịt ngỗng trời... ?

Tráng niên họ Vương tiếp:

- Dịch lão đệ ! Lão đệ còn chưa rõ. Trên chốn giang hồ ai cũng biết tin của Viên ngoại phóng ra là những người từ bốn mươi tuổi trở xuống, tự nhận mình võ công cao cường bất luận có vợ hay chưa, đều có thể đến cầu thân, không kể những người đã xuất gia. Nhưng điều kiện tối hậu là phải được tiểu thư đồng ý.

Thiết Kỳ Sĩ hỏi:

- Ủa ! Viên ngoại cũng là người hiếu võ ư ?

Lý Thanh đáp:

- Không phải viên ngoại hiếu võ, mà là tiểu thư hiếu võ.

Thiết Kỳ Sĩ gật đầu rồi lại lắc đầu nói:

- Võ công tiểu thư cao thâm đến thế thì e rằng khó có người trúng tuyển.

Tráng niên họ Vương thở dài nói:

- Khi Vương Minh này mới đến cũng ôm mối hy vọng rắp ranh bắn sẽ, nhưng từ khi thấy tiểu thư đấu với năm đạo sĩ năm ngoái liền biết là mình mơ mộng hảo huyền.

Thiết Kỳ Sĩ hỏi:

- Tiểu thư đã đánh bại đạo sĩ hay sao?

Vương Minh đáp:

- Nàng giết lão rồi.

Thiết Kỳ Sĩ kinh hãi hỏi:

- Giết lão ư ?

Lão Tăng nói tiếp:

- Lão đệ ! Phàm những người đến trang cầu thân đầu không miễn cưỡng. Huống chi đạo sĩ kia là ngoài điều kiện của viên ngoại.

Thiết Kỳ Sĩ kinh ngạc hỏi:

- Đạo sĩ cũng đến cầu hôn ư ?

Vương Minh đáp:

- Hòa thượng cũng có, nhưng họ tính đoạt người chứ không phải cầu hôn.

Thiết Kỳ Sĩ thở dài nói:

- Thế thì không được, người xuất gia chẳng thủ thanh qui là đáng tội chết. Nhưng những đạo sĩ đã đến cầu hôn là không phphải chuyện tầm thường.

Vương Minh nói:

- Những người đến cầu hôn phphần nhiều chẳng tử tế gì, đồng thời tiểu thư thanh danh không phải là nhỏ. Người nào đã đến đều là tay võ công trác tuyệt. Gần hai năm nay những người đến đây đều bị tiểu thư giết, ta không nhớ rõ nữa.

Gia nhân đã đưa đồ ăn vào, ba người trong trướng ăn cơm tối.

Một đêm trôi qua, ngày thứ hai lại chia thành từng toán đi săn.Trang chúa cũng kêu gia nhân đem mùng mềm vào rừng.

Hôn nay Lão Tăng và Vương Minh cũng đi với Thiết Kỳ Sĩ. Ba người vào rừng sâu trên núi Mao sơn.

Khi đến chân một hòn núi, Thiết Kỳ Sĩ dường như đã phát giác ra động tĩnh, nhưng chàng vẫn không phô trương lực lượng, nhìn Lý, Vương hai người nói:

- Lý cùng Vương hãy thong thả một chút. Dường như tiểu đệ ngửi thấy có mùi khác lạ.

Vương Minh cười nói:

- Nơi này không có thú lớn, tuy đá núi ngỗn ngang và có cây um tùm chúng có thể ẩn nấp, nhưng bọn ta tới nơi, bọn chúng sợ hãi bỏ chạy hết rồi.

Thiết Kỳ Sĩ đáp:

- Có một mùi khác lạ từ phía chính điện thổi đến, chẳng lẽ các hạ không ngửi thấy ư ?

Lão Tăng nói:

- Dịch lão đệ ! Có thể bọn ta vô ý. Lão đệ ngửi thấy mùi vị làm sao?

Thiết Kỳ Sĩ đáp:

- Tiểu đệ không có kinh nghiệm săn bắn nên không rõ là mùi con dã thú gì.

Vương Minh cười nói:

- Giống thú có hơi cũ hơi mới mà lão đệ lại không có kinh nghiệm thì kể như câu chuyện bỏ đi.

Lão Tăng nói:

- Bất luận có gì hay không , chúng ta cũng phóng ngựa về phía đó rồi xuống chân núi tìm kiếm.

Thiết Kỳ Sĩ đã tiên liệu hai người ngộ hiểm, chàng thấy họ đi về phía trước, vội bẻ một cành cây cầm tay, nhưng không đi cùng một đường với hai người kia. Chàng lại đi về mé bên.

Đi chưa được hai mươi trượng, đột nhiên cuồng phong nỗi lên. Đồng thời phía trước có tiếng gầm vọng lại.

Hai gã Lý, Vương đi trước đột nhiên thấy một con cọp hầm hè nhảy lại.

Hai người đồng thanh la hoảng nhưng trở tay không kịp, còn thì giờ đâu mà rút kiếm, hốt hoảng chạy toán ra hai bên.

Giữa đống loạn thạch không chạy được mau lẹ. Con cọp lớn đã đón đầu hai người dương nanh múa vuốt, hai người lâm vào tình trạng nguy hiểm như ngàn cân treo sợi tóc.

Thiết Kỳ Sĩ quát lên một tiếng, trong tay đã cầm sẵn một cành cây liền vung lên đâm tới.

Chàng phóng cành cây trúng vào tráng cọp xuyên sâu tới óc.

Con cọp lớn làm sao chịu nỗi vết thương trầm trọng này nó lăn ra rẫy rụa rồi rớt xuống đống đá lởm chởm.

Vương Minh sợ quá thộn mặt ra. Hắn nhân lúc con cọp lúc chưa nhảy tới. Con cọp lúc nằm yên, dĩ nhiên hắn đâm trúng bụng nó.

Lão Tăng chậm một chút, y dùng phản chiêu từ mặt khácchém lại.

Một tiếng rắc vang lên, y đập tét đầu con cọp.

Thiết Kỳ Sĩ đứng cách chừng mấy trượng nhưng đã nhìn thấy rõ, chàng suýt bật cười, nhưng rồi chàng nhẫn nại lớn tiếng reo hò:

- Hảo công phu !

Lý, Vương hai gã không tự phân biệt được ai đánh trước ai đánh sau. Lúc này chúng nhảy ra xa thở phào một cái, trong lòng chưa hết kinh hãi.

Thiết Kỳ Sĩ lại gần coi thì thấy hai người toàn thân đã ướt đẫm mồ hôi, bất giác cười thầm chắp tay nói:

- Bữa nay nhất định Nhinhuynh được công đầu rồi.

Vương, Lý hai gã chưa hết khủng khiếp, trợn mắt há miệng líu lưỡi không biết nói sao. Chúng quay lại nhìn thì quả là con cọp rất lớn nặng đến năm trăm cân, mà là con cọp trán trắng.

Thiết Kỳ Sĩ cười nói:

- Bữa nay thế là đủ rồi. Chúng ta đi kiếm viên ngoại đầu công chắc về phần hai vị.

Lão Tăng đáp:

- Phải kể ba người chúng ta mới đúng.

Thiết Kỳ Sĩ cười noí:

- Đáng tiếc trên mình cọp chỉ có hai vết thương. Chẳng lẽ bây giờ hai vị đâm thêm một kiếm nữa?

Vương Minh nói:

- Cái gì mà công đầu với chẳng công đầu. Trăm vạn bạc thưởng nằm đó rồi. Lão đệ còn từ chối gì nữa? Một trăm lạng chia ba mỗi người hơn ba mươi lạng.

Lão Tăng la lên:

- Lão Vương ! Con ngựa dùng để tải con hổ chết. Con con ngực nữa thì bọn Tiểu đệ cưỡi. Lẹ lên ! Hãy đem cọp về rồi sẽ tính.

Ba người chật vật hồi lâu mới rời khỏi hang núi, theo đường sơn đạo mà tiến.

Chuyển qua mấy cửa núi, đột nhiên nghe tiếng nhạc ngựa từ phía sau vọng tới. Ba người quay đầu nhìn lại.

Vương Minh sợ quá nói:

- Tiểu thư đã trở về.

Thiết Kỳ Sĩ nghĩ thầm:

- Tuy ta trở lại chân tướng nhưng vần còn sợ thị nhận ra.

Phía sau là một con ngựa lớn màu hoa đào. trên lưng ngựa là một Thiếu nữ mà Thiết Kỳ Sĩ đã ngó thấy. Thị chạy nhanh tới nơi.

Lý, Vương hai gã nghiên mình thi lễ nói:

- Thiểu thư đã về tới !

Thiếu nữ cưỡi ngựa khẽ gật đầu, nhưng thị chú ý nhìn Thiết Kỳ Sĩ hỏi:

- Vị này là ai?

Lão Tăng kính cẩn đáp:

- Y là Dịch Sĩ Kỳ mới đến đây tháng trước.

Thiếu nữ dường như đã nhìn ra chồ sơ hở của Thiết Kỳ Sĩ, nhưng tia tia mắt sáng ngời của thị tỏ ra có điều khác lạ. Thị gật đầu đáp:

- Ba vị đánh được con hổ lớn quá nhỉ !

Thiết Kỳ Sĩ vội đáp:

- Đây là Lý huynh và Vương huynh đã đánh được.

Thiếu nữ mỉm cười nói:

- Nhưng công tử cũng dự phần công lao.

Thiết Kỳ Sĩ nghe nói không khỏi giật mình hỏi:

- hị nói thế là có ý gì ? Chă/ng lẽ thị nhìn thấy chỗ sơ hở của ta.

Chàng còn đang hồi hộp, lại nghe Thiếu nữ hỏi:

- Lý tráng sĩ, và Vương tráng sì mình còn đang dấy máu phải chăng đã lại gần hơn ?

Lão Tăng kính cẩn đáp:

- Đúng thế ! tại hạ và Vương mồi người thưởng cho con vật một kiếm.

Thiếu nữ nhìn Thiết Kỳ Sĩ nói:

- Dịch Sĩ Kỳ nội lực cũng không phphải tầm thường.

Thiết Kỳ Sĩ ngấm ngầm kinh hãi nghĩ thầm:

- Mục lực của thị ghê gớm quá, thị đã nhận ra vết thương do cành cây đâm vào. Chàng vội đáp:

- Cô nương quá khen mà thôi.

Thiếu nữ dặn:

- Tiện thiếp đi trước một bước, ba vị thủng thẳng tới sau. Chắc gia phụ hiện đang ở chân ngọn chủ phong.

Lúc mấy vị về đến chân chủ phong, trời vừa nhá nhem tối, tai nghe tiếng người ngựa vang lên. Lý, Vương giục ngựa tiến lên trước chỉ có Thiết Kỳ Sĩ lọt lại phía sau.

Doanh trại dựng lên ở chỗ đất bằng trong rừng rậm. Màn dũng giăng ra vào những khe cây lớn.

Thiết Kỳ Sĩ nữa giờ tới nơi. Chàng thấy Lý, Vương hai gã chạy ra đón tiếp.

Lão Tăng vừ thấy chàng lộ vẻ mừng vui cưÒi nói:

- Dịch lão đệ ! Chúng ta đi ăn cơm lẹ lên. Vừa rồi lão đệ còn đi đâu?

Thiết Kỳ Sĩ cười đáp:

- Tiểu đệ phát giác ra một con hươu, nhưng đáng tiếc là không đuổi kịp.

Vương Minh cười nói:

- Công đầu đã vào tay thì còn đánh làm gì nữa? Vào trướng ăn cơm đi.

Lần này màn trướng giăng rộng hơn, mỗi chỗ cách nhau bốn năm trượng. Ba ngư(*`i tiến vào trong trướng của mình. Ngựa đã có gia nhân trong coi.

Ăn cơm xong nói cuyện một hồi thì trời tối, những vầng trăng tỏ treo lơ lững trên không.

Thiết Kỳ Sĩ thấy Lý, Vương hai người ăn cơm xong liền nằm đườn ra không cử động nữa. Chàng biết họ mệt rồi, liền một mình ra khỏi trướng đi bách bộ để thưởng nguyệt.

Bất giác chàng đi tới ven rừng , ngẩn đầu lên thấy bầu trời trăng tỏ như ban ngày. Chàng ngồi xuống một đám đất cỏ.

Cô đơn, tịch mịch, chàng tính bước đường hành động.

Không hiểu chàng ngồi đã bao lâu, bỗng có tiếng động rất nhỏ nhẹ lọt vào tai, nhưng chàng vẫn lờ đi như không nghe thấy.

Một âm thanh trong trẻo cất lên:

- Dịch Sĩ Kỳ ! Không ngờ tráng sĩ cũng là một tay phong nhã.

Hiển nhiên là thanh âm của trang chúa tiểu thơ gần đó vang lên.

Thiết Kỳ Sĩ biết rồi nhưng làm bộ kinh ngạc hô lên:

- Ủa ! Tiểu thư !

Thanh Tiêu Ngọc Nữ "ồ" một tiếng nói:

- Tráng sĩ gọi tiện thiếp bằng cô nương hay hơn!

Thiết Kỳ Sĩ đáp:

- Buổi sơ kiến có điều thất ngôn, xin tiểu thư miễn thứ cho.

Thanh Tiêu Ngọc Nữ cười mát nói:

- Tiện thiếp là Văn Đế Đế. Nêu tráng sĩ gọi bằng cô nương hay tiểu thư không quen miệng thì cứ gọi thẳng tên cũng được. Vì cái tên này ít người gọi, tiện thiếp nghe có vẻ mới mẻ hơn.

Thiết Kỳ Sĩ liền cười đáp:

- Đế Đế ! gọi thế này thì ra không phải người ngoài.

Văn Đế Đế nói:

- Thử xem tráng sĩ có đủ dũng khí hay chăng?

Thiết Kỳ Sĩ cười mát đáp:

- Văn Đế Đế ! Bây giờ thì chỉ có hai người ở đây , chắc tại hạ có dũng khí.

Văn Đế Đế cười hích hích nói:

- Họ ngủ như chết, chẳng còn ai biết, phải vậy không ?

Thiết Kỳ Sĩ đáp:

- Không phải thế ! Tại hạ không muốn để người ta bảo mình nói chuyện nhảm.

Văn Đế Đế "ồ" một tiếng hỏi:

- Có người đố kỵ với tráng sĩ hay sao?

Thiết Kỳ Sĩ lắc đầu đáp:

- Không ! Tại hạ không có nguyện vọng này, nên không muốn để mình bị lôi cuốn vào vũng nước xoáy.

Văn Đế Đế cười rất tươi hỏi:

- Nếu vậy tráng sĩ chỉ muốn ăn cơm nhà tiện thiếp thôi ư ?

Thiết Kỳ Sĩ đáp:

- Những người bôn tẩu giang hồ lâu ngày đầu có tâm lý động cựctư tình. Tại hạ cũng thế.

Văn Đế Đế nói:

- Tráng sĩ bao nhiêu tuổi rồi?

Thiết Kỳ Sĩ hiểu ý đáp:

- Cái đó còn tùy tư cách con người, có người bôn tẩu giang hồ mấy chục năm mà không chán.

Văn Đế Đế nói:

- Thôi được ! Hãy ggác chuyện này lại. Chúng ta bàn chuyện khác.

Thị ngồi xuống, đồng thời chỉ một bên nói:

- Tráng sĩ cũng đừng đứng nữa.

Hết Hồi 5
Tài sản của zero00000

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #7  
Old 08-05-2008, 09:06 PM
minhtien384's Avatar
minhtien384 minhtien384 is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Bài gởi: 869
Thời gian online: 1 ngày 4 giờ 22 phút
Xu: 0
Thanks: 89
Thanked 2 Times in 1 Post
Post

Hồi 6
Trai tài gái sắc trò chuyện lân la

Thiết Kỳ Sĩ theo lời ngồi xuống rồi cười hỏi :
- Chuyện khác là chuyện gì ?
Văn Đế Đế đáp:
- Tráng sĩ mới đến tiện thiếp muốn được nghe tin tức một người.
Thiết Kỳ Sĩ đáp:
- Nếu tại hạ biết thì xin nói hết:
Văn Đế Đế ngắm chàng một lúc rồi nói:
- Có khi tráng sĩ chưa gặp qua, dù có gặp chưa chắc y đã ăn mặc như vậy.
Thiết Kỳ Sĩ nói:
- Cô nương muốn tra xét người đó chăng ?
Văn Đế Đế gật đầu đáp:
- Đúng rồi ! Y là một người ăn mặc theo kiểu quê mùa, đầu đội nón rộng vành, lưng đeo bọc nhỏ. Khi đó họ chỉ là cố ý ăn mặc như vậy.
Thiết Kỳ Sĩ trong lòng đã hiểu rồi, ngoài mặt cười hỏi:
- Cô nương coi y vào cở bao nhiêu tuổi?
- Điều tra y để làm gì ?
Văn Đế Đế hằn học đáp:
- Trong đời tiện thiếp chưa bị ai trêu tức, chỉ có thằng cha đó làm cho tiện thiếp không hạ đài được. Đáng tiếc là hắn đội nón rộng vành kéo sụp xuống nên không nhìn rõ diện mạo thì còn biết bao nhiêu tuổi nữa? Nhưng chắc chắn hắn còn trẻ tuổi, hắn nói năng lạnh như băng khiến tiện thiếp tức chết đi được !
Thiết Kỳ Sĩ "ủa" một tiếng hỏi:
- Hắn võ công công cao cườngvà tính khí kêu ngạo, động một tí là phô trương bản lãnh phải không ?
Văn Đế Đế ngạc nhiên đáp:
- Hắn chính là con người như vậy !
Thiết Kỳ Sĩ cố ý thở phào một cái nói:
- Mếu vậy cô nương chạm tráng đối thủ rồi. Nếu phải hắn thì đích thị là "Cổ kim đệ nhất kiếm thủ" rồi mà giang hồ vừa đồn đại mới đây. Trong vòng hai tháng trước , tại hạ đã được coi hắn giao đấu với bảy người. Cả bảy lần hắn đều toàn thắng. Quả là một cao thủ đặc biệt mới ra đời.
Văn Đế Đế hắng đặng đáp:
- Thế thì từ nay tiện thiếp không cho hắn được ngày giờ nào ngủ yên. Cảm ơn trán gsĩ đã đem lại một chút manh mối.
Thiết Kỳ Sĩ hỏi:
- Văn Đế Đế ! Cô nương định làm gì ?
Văn Đế Đế hỏi lại:
- Tráng sĩ có biết rõ tình hình nhà tiện thiếp không ?
Thiết Kỳ Sĩ đáp:
- Bửa nay tại hạ được nghe Vương huynh cùng Lý huynh bàn tới một chút.
Văn Đế Đế nói:
- Công tử rất thành thật...
Thị dừng lại một chút rồi tiếp:
- Từ nay hể ai đến cầu thân thì điều kiện trước nhất là phải đã bại "Cổ kim đệ nhất kiếm thủ".
Thiết Kỳ Sĩ cười hỏi:
- Nếu có người đã thắng hắn cô nương quyết bằng lòng ư ?
Văn Đế Đế ngập ngừng :
- Cái đó... cái đó...
Thiết Kỳ Sĩ lại hỏi:
- Cô nương cũng chưa quyết định hay sao?
Văn Đế Đế đột nhiên nhảy lên nói:
- Không có người giết nổi y đâu !
Thị nói câu này ra ngoài sự tiên liệu của Thiết Kỳ Sĩ . Chàng thấy tình thế có điều khác lạ nhưng không hỏi.
Chàng đứng dậy nói:
- Trời không còn sớm nữa, tại hạ xin đ*a cơ nương về trước.
Văn Đế Đế đột nhiên khẻ nói:
- Thính lực của tráng sĩ rất cao thâm.
Đột nhiên thị nhìn vào trong rừng quát hỏi:
- Ai đó ?
Trong rừng có tiếng đáp vọng ra :
- Thưa tiểu thư ! Viên ngoại đang chờ cô !
vd hắng đặng nói:
- Kim Bưu ! Từ nay ngươi đừng lấp ló trước mặt ta nữa.
Thiết Kỳ Sĩ cười thầm nghĩ bụng:
- Thằng cha này lại nghe lén câu chuyện của chúng ta.
Kim Ngưu là một thanh niên lối hai mươi tám hai mươi chín tuổi. Tướng mạo tuy không xấu xa, nhưng tâm địa rất nhiều qui? kế lại rất kêu ngạo tự phụ. Hắn nghe Văn Đế Đế nói vậy rất lấy làm khó chịu, nhưng không dám mạo phạm chỉ ngấm ngầm oán hận, len lén rút lui.
Văn Đế Đế và Thiết Kỳ Sĩ về trướng rồi, đêm đã sang canh ba , trang chúa nhổ trại về trang từ canh hai.
Chiều hôm sau Vương Minh vào phòng gọi Thiết Kỳ Sĩ:
- Lão Dịch ! Kim Bưu đi rồi !Bọn Thiết Kỳ Sĩ đều ở cả hai bên nhà khách trong trang viện. Văn gia trang đặc biệt xây những nhà này để thực khách ở . Hai bên có đến dư trăm người, cách tòa nhà chừng mười tám mười chín trượng và là những phòng ở ngoài cùng, nên những thực khách ở lại hay ra đi rất thuận tiện.
Thiết Kỳ Sĩ vừa rửa mặt vừa hỏi:
- Hắn không cáo biệt trang chúa đã ra đi ư ?
Vương Minh lắc đầu đáp:
- Không ai nhìn thấy hắn, hiện phòng của hắn bỏ trốngThiết Kỳ Sĩ hỏi:
- Thế là hắn không muốn ăn thịt ngỗng trời nữa ư ?
Vương Minh cười nói:
- Trang chúa có chuyện thỉnh lão đệ vào thư phòng đó.
Thiết Kỳ Sĩ kinh hãi hỏi:
- Việc gì ?
Vương Minh đáp:
- Ta cũng không rõ, lão đệ tới nơi sẽ biết.
Thiết Kỳ Sĩ lẩm bẩm:
- Không hiểu chuyện gì đây?
Chàng vội ăn mặc chỉnh tề chạy đến thư phòng.
Trang viện rất rộng rãi, Thiết Kỳ Sĩ không hiểu đường lối lại không biết thư phòng ở nơi đâu? May chàng gặp một tên gia nhân liền nhờ gã đưa đi.
Trang chúa ngồi một mình trong thư phòng. Thiết Kỳ Sĩ đứng một lúc thì gia nhân ở trong cửa hô:
- Dịch tráng sĩ, trang chúa mời tráng sĩ vào.
Thiết Kỳ Sĩ bước qua cửa đã thấy trang chúa vẩy tay nói:
- Mời tráng sĩ an tọa !
Thiết Kỳ Sĩ chấp tay ngồi xuống hỏi:
- Động chủ có điều chi dạy bảo?
- Trang chúa cười đáp:
- Phía sau bản trang có một hoa viên rộng lớn có tới mười mấy mẫu mà tịch mịch quạnh quẻ, không người canh giữ. Ban đêm nếu có kẻ lòng dạ đen tối lẽn vào thì thật là bất tiện. Lão phu mời trán g sĩ vào ở đó. Như vậy bản trang sẽ được an toàn hơn nhiều. Không hiểu ý tráng sĩ có ưng thuận chăng ?
Thiết Kỳ Sĩ không ngẫm nghĩ gì đáp ngay:
- Động chủ dã có lệnh, vãn sinh tất phải tuân theo.
Trang chúa cười khanh khách nói:
- Tráng sĩ thật là người mau mắn, đã vậy mời tráng sĩ đi coi.
Trong vườn có mười mấy tòa đinh các. Trán gsĩ thích tòa nào thì vào đó mà ở...
Lão nhìn ra cửa hô:
- Văn An !
Gia nhân vừa dần Thiết Kỳ Sĩ ra ngoài nghe gọi liền đáp:
- Có tiểu nhân đây !
Trang chúa nói:
- Văn An ! Ngươi dẫn trán gsĩ vào vườn hoa để trán gsĩ lựa phòng cư trú ! Từ nay ngươi chuyên việc phục thị tráng sĩ.
Tên gia nhân đứn gngoài cửa vâng dạ luôn miệng.
Thiết Kỳ Sĩ đứng dậy cáo thoái. Chàng theo gia nhân đi quanh co một lúc tiến vào hoa viên. Thoạt trông nơi đây như một khu rừn grất rậm. Chẳng những hoa lá đầy giàn mà còn xen kẻ những cây cổ thụ cao lớn.Văn An quay lại nhìn chàn gcười nói:
- Tráng sĩ ! Nếu muốn coi kỷ vườn hoa này thì bửa nay không đi hết đ*.c...
Thiết Kỳ Sĩ nói:
- Bất tất phải coi cho mất công, ông bạn cứ dẫn ta đến một tòa lầ các ở chỗ tối hậu là được.
Văn An đáp:
- Cả thảy có chín tòa đinh các, ngày thườn gquét tước rất sạnh sẽ và đều ở khu giữa vườn hoa. Tòa nọ cách tòa kia chừng bốn năm trượng. Từ cẩm thất đến thư phòng đều sẵn sàng cả.
Thiết Kỳ Sĩ nói:
- Vậy lựa cho tại hạ tòa nhà tối hậu là được rồi.
Văn An gật đầu đáp:
- Mười mấy năm nay , trang chúa chưa từng để cho thực khách vào đây chứ đừng nói đến trú ngụ nữa, vì chính diện hoa viên là A linh khuê các của tiểu thư.
Thiết Kỳ Sĩ "ủa" một tiếng hỏi:
- Thế ra trang chúa coi tại hạ bằng con mắt đặt biệt ư ?
Văn An khẻ đáp:
- Cái đó khó biết lắm.
Thiết Kỳ Sĩ kinh di, hỏi:
- Bạn nói câu này là nghĩa làm sao?
Văn An đáp:
- Việc đưa tráng sĩ vào ở hoa viên hoàn toàn là do ý kiến của tiểu thư.
Thiết Kỳ Sĩ nghe nói chấn động tâm thần bụng bảo dạ:
- Phải rồi ! Thanh Tiêu Ngọc Nữ muốn thân hành giám thị ta ! Được lắm ! Hai người ngấm ngầm tỉ đấu một phen coi tâm kế ai hơn ?
Văn An thấy chàng không lên tiếng liền cười hỏi:
- Tráng sĩ không tin chăng ?
Thiết Kỳ Sĩ cố ý đáp:
- Tại sao bằng hữu biết thế ?
Văn An cười ruồi đáp:
- Tiểu nhân có một biểu muội làm tỳ nữ cho tiểu thư.
Thiết Kỳ Sĩ "ủa" một tiếng nói:
- Thảo nào tin tức của ông bạn rất mau lẹ.
Văn An đáp:
- Dịch tráng sĩ ! Tráng sĩ đừng cao hứng vội. Ở trong hậu hoa viên này không hay đâu ! Mười mấy năm trước bản tran gđã mời mười tám vi/ đại võ sư. Vò công bọn họ đều khá lắm. Thế mà bọn họ bị giết hết ở trong hậu hoa viên.
Thiết Kỳ Sĩ kinh ngạc hỏi:
- TẠi sao vậy?
Văn An đáp:
- Bản trang thường có nhân đến làm cho phải điên đầu, nhưng gần đây ít nhiều rồi.
Thiết Kỳ Sĩ thở dài nói:
- Sao trang chúa không phái thêm mấy người vào ở đây? Trong bọn thực khách thiếu gì cao thủ.
VĂn n đáp:
- Cái đó tiểu nhân không rõ.
Hai người đã tới trước mặt tòa đinh các tối hậu. Thiết Kỳ Sĩ phát hiện bốn mặt tòa đinh các này đều có ao sen. Chỉ có một cây cầu gỗ màu đỏ thông ra đinh các.
Văn An đứng lại hỏi:
- Trán g sĩ ! Tòa cao các này thế nào?
Thiết Kỳ Sĩ gật đầu đáp:
- Được lắm ! Văn An nói:
- Vậy tráng sĩ tiến lên coi , tiểu nhân đã đưa đủ chăn nêm , màn đủng tơi.
Thiết Kỳ Sĩ xua tay đáp:
- Ông bạn cứ tùy tiện.
Văn An đi rồi chàng tiến lên đỉnh các. Qua chổ nào chàng cũng nhìn ngó đều thấy sạch như chùi không một vết bụi. Chàng cảm thấy tinh thần thoải mái, liền đứng tựa lang can cúi xuống ao nhìn thấy hoa sen đang đua nở. Ngọn gió chiều rào rạt đưa lại mùi thơm man mác, bất giác buột miệng ngâm :

Trong đầm gì đẹp hơn sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Bỗng gnhe tiếng cười khanh khách nói:
- Dịch huynh ! Dịch huynh đem bài thơ vịnh hoa vịnh Tây hồbiến đổi thành khác hẳn.
Thiết Kỳ Sĩ ngửng đầu lên nhìn thấy Văn Đế Đế mình mặc y phục buổi tối coi nhe, nhàng như tiên nữ. Thị đang xuyên những luống hoa đi tới. Chàng không nhịn được cười đáp:
- Thấy cảnh hoa sen đua nở, chợt nhớ bài thơ cũ đọc lên, ngờ đâu làm kinh động tiên tử.
Văn Đế Đế nỗi lên tràng cười không ngớt tỏ ra cao hứng phi thường. Người nàng đã đẹp, lúc này lại càng đẹp hơn. Thị đi tới mặt Thiết Kỳ Sĩ nói:
- Nơi đây có được không ?
Thiết Kỳ Sĩ chấp tay đáp:
- Chổ này hay quá ! Tại hạ e rằng vào đây rồi không còn nhớ chuyện trở về đất thực nữa.
Văn Đế Đế cười nói:
- Ở đây không được an toàn đâu?
Thiết Kỳ Sĩ nghe nói sững sốt nghĩ thầm :
- Sao thị lại bảo ta câu này?
Chàng liền hỏi:
- Có ma quỷ hay sao?
Văn Đế Đế cười khanh khách hỏi lại:
- Người vò lâm cũng sợ ma ư ?
Thiết Kỳ Sĩ hỏi:
- Sợ giặc chăng ?
Văn Đế Đế cười đáp:
- Bọn giặc cỏ thì không dám tới.
Thiết Kỳ Sĩ "ủa" một tiếng hỏi:
- Chẳng lẽ trên chốn giang hồ lại có bọn ma đầu nào đến quấy rối quý phủ ?
Văn Đế Đế đáp:
- Tiện thiếp cũng không rõ, từ khi học xong trở về nhà, tiện thiếp vẫn chưa hiểu vụ bí mật này.
Thiết Kỳ Sĩ nói:
- Tại hạ cũng có việc riêng mà chưa dám hỏi tới vì mới đến ở quí phủ chưa được bao lâu...
Văn Đế Đế không chờ chàng nói hết đã ngắt lời:
- Phải chăng công tử e dè nhà tiện thiếp hoài nghi công tử có lai lịch bất chính ?
Thiết Kỳ Sĩ đáp:
- Đó là tự cô nương nói ra. Thật tình đây là lẽ tự nhiên.
Văn Đế Đế nói:
- Tiện thiếp không hoài nghi công tư/,. Nói một cách khác là tiện thiếp không sợ công tử, công tử cứ hỏi đi!
Thiết Kỳ Sĩ cười đáp:
- Khẩu khí cô lớn quá ! Văn Đế Đế ! Chắc cô nương đã biết lai lịch , đồng thời đã biết rõ võ công của tại hạ.
Văn Đế Đế lắc đầu đáp:
- Chưa hiểu chi hết, nhưng tiện thiếp đối với công tử cảm thấy có điều gì không yên dạ.
Thiết Kỳ Sĩ lại chấn động tâm thần, bụng bảo dạ:
- Coi bề ngoài thì dường như lời nói của thị không phải giã dối, chẳn g lẽ ta đã đoán lầm...
Chàng bật tiến g cười âm trầm nói:
- Đế Đế ! Người giang hồ xảo trá khôn lường. Coi người không thể coi ở bề ngoài, lúc nào cũn gnên để dạ hoài nghi, nhưng đừng đem tâm hại người. Dĩ nhiên cô nương coi tại hạ bằng khía cạnh tốt. nhưng cũng không nên tinh tưởng một cách khinh xuất. Đó là điều tại hạ xin đề nghị với cô nương.
Văn Đế Đế nghe nói, mắt thị nhìn Thiết Kỳ Sĩ bằng tia nhãn quang khác lạ. Lại thấy thị nở nụ cười thần bí nói:
- Coilầm là việc của tiện thiếp.
Thiết Kỳ Sĩ cười hỏi:
- Vậy bây giờ tạihạ hỏi cơ nương được chưa?
Văn Đế Đế hỏi lại :
- Điều thứ nhất công tử muốn biết tiện thiếp học võ công nơi ai chứ gì ?
Thiết Kỳ Sĩ lắc đầu đáp:
- Trên đời rất nhiều kỳ nhân dị sĩ, những dị nhân võ công càn gcao thâm, giang hồ càng ít người biết tới, cái đó cần chi mà phải hỏi !
Văn Đế Đế cất cao giọng hỏi:
- Thế thì ngoài sự tiên liệu của tiên thiếp, thì công tử muốn hỏi gì ?
Thiết Kỳ Sĩ thở dài đáp:
- Nhưng thôi không hỏi nữa hay hơn. Câu này tại hạ hỏi ra khiến cô thêm phần hiềm nghị Có điều tại hạ được lệnh tôn và cô nương trọng đãi thì chẳng thể không quan tâm đến việc trong quí phủ.
Văn Đế Đế gật đầu đáp:
- Cái đó là thường tình của con người.
Thiết Kỳ Sĩ nói:
- Nói một cách vắn tắt thì người ta quan tâm điều gì tất phải tìm cách cởi mở mối quan tâm đó.
Văn Đế Đế hỏi:
- Công tử muốn hiểu tình hìn nhà tiện thiếp phải không ?
Thiết Kỳ Sĩ đáp:
- Tại hạ là người mới đến khi nào dám hỏi bừa bãi !
Văn Đế Đế nói:
- Tiện thiếp cho công tử hay. Gia phụ là người thông minh phi thường. Những việc của lão nhân gia tiện thiếp cũng không hiểu rõ lắm. Tiện thiếp không biết đếm mẫu thân từ nhỏ, đồng thời lại chẳn gcó anh chị em nào hết. Từ khi năm tuổi, tiện hơi hiểu biết một chút còn nhớ phụ thân trong lúc nhất thời bất cẩn để tiện thiếp thất lạc trong một cái giếng. may được sư phụ lão nhân gia cứu tiện thiếp đem đi...
Thiết Kỳ Sĩ ngắt lời :
- Lúc lênh sư cứu cô nương , lênh tôn không biết ư ?
Văn Đế Đế đáp:
- Cái đó về sau tiện thiếp mới hỏi sư phụ.
Thiết Kỳ Sĩ hỏi:
- Cô nương chỉ biết việc xảy ra trong nháy mắt thôi ư ?
Văn Đế Đế đáp:
- Đúng thế!
Thiết Kỳ Sĩ hỏi:
- Lệnh sư có phải là lão bằng hữu của lệnh tôn không ?
Văn Đế Đế đáp:
- Không phải ! Có thể là...
Thiết Kỳ Sĩ thấy thị ngập ngừng cũng không hỏi vụ đó nữa. Chàng dừng một chút rồi cười hỏi:
- Cô nương học thành tài rồi về nhà phải không?
Tài sản của minhtien384

Chữ ký của minhtien384
Trời đất bất nhân - Mạc lệ phi tồn
©2012 by 4vn.eu™. Diễn đàn đươc phát triển dựa trên sự đóng góp tích cực của tất cả các thành viên.
Hãy nhấn nút 'Like' để gửi lời cảm ơn đến người viết bài
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #8  
Old 08-05-2008, 09:08 PM
minhtien384's Avatar
minhtien384 minhtien384 is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Bài gởi: 869
Thời gian online: 1 ngày 4 giờ 22 phút
Xu: 0
Thanks: 89
Thanked 2 Times in 1 Post
Post

Hồi 7
Những du khách vì đâu mà mất tích

Văn Đế Đế gật đầu đáp:
- Gia sư là người quái dị, lão nhân gia chẳng chịu nói với tiện thiếp một lời gì. Chỉ bảo tiện thiếp về nhà để tìm một vật cho bà nhưng phải dấu cả gia phụ.
Thiết Kỳ Sĩ thở dài nói:
- Nếu vậy cô nương củng chẳng nên cho tại hạ biết.
Văn Đế Đế đáp:
- Không ! Tiện thiếp hoàn toàn tin ở nơi công tử, vì tiện thiếp không còn ai để nói tâm sự của mình.
Thiết Kỳ Sĩ chứng chứng minh cô không phải là người trả giá , liền hỏi:
- Lệnh tôn không biết chút võ công nào ư ?
Văn Đế Đế đáp:
- Theo chỗ tiện thiếp biết thì lão nhân gia không biết võ công.
Thiết Kỳ Sĩ nhận ra tuy Văn Đế Đế võ công cao thâm khôn lường, nhưng cô còn nhỏ tuổi quá , chưa đủ kinh nghiệm giang hồ.
Giữa lúc ấy Văn An đưa đồ tới.
Phía sau gã một tên a đầu tay bưng đồ ăn.
Văn Đế Đế cười nói:
- Tiện thiếp đã bảo chúng từ nay ngồi ăn với công tử ở đây.
Thiết Kỳ Sĩ cười đáp:
- Nếu vậy tại hạ ăn thê, được mấy chén.
Văn Đế Đế cười khanh khách nói:
- Công tử không thành thực rồi.
Thiết Kỳ Sĩ đáp:
- Tại hạ đã cảnh cáo cô nương là phải coi chừng.
Văn Đế Đế cười rất tươi nói:
- Tiện thiếp cũng vậy.
Từ đó khoảng hơn một tháng, Văn Đế Đế không rời xa Thiết Kỳ Sĩ nữa bước. Trừ những lúc cô về phòng ngủ hay ra ngoài trang có việc, còn thì cô bầu bạn suốt ngày với Thiết Kỳ Sĩ.
Người ở vớinhau lâu ngày tất nẩy tình thân thiết, huống chi là đôi nam nữ thanh niên. Vã lại Văn Đế Đế ngay từ hôm đầu gặp Thiết Kỳ Sĩ đã có mối hảo cảm với chàng, nên cô không hoài nghi chàng có ý đồ gì với nhà mình.
Nhưng Thiết Kỳ Sĩ lại không thế, tuy chàng rất ưa thích Văn Đế Đế, nhưng đối với Văn trang chúa thủy chung chàng vẫn cảm thấy có điều gì nghi kỵ. dù chàng không coi là cừu nhân mà lúc nào củng để ý do thám chuyện bí mật.
Hơn một tháng trời, thực khách ở Văn gia vẫn có kẻ ở người đi, ngực xe rầm rập không ngớt. Dĩ nhiên cũng có hào khách nghe danh Thanh Tiêu Ngọc Nữ đến cầu thân , nhưng họ chỉ trò chuyện với Trang chúa, ăn hai bửa cơm ngủ lại một đêm rồi ra đi. Bọn họ trước hết đi tìm "Cổ kim đệ nhất kiếm thủ" để tỷ đấu, xong rồi mới bàn đến chuyện khác.
Một hôm trời vừa sáng, Văn Đế Đế đã đến ngoài các là gọi Thiết Kỳ Sĩ :
- Sĩ Kỳ ! Công tử dậy chưa?
Thiết Kỳ Sĩ chạy ra đón tiếp vừa cười vừa đáp:
- Tại hạ mới vừa chạy được hai vòng quanh vườn là cô nương đã gọi rồi.
Văn Đế Đế lớn tiếng hỏi:
- Công tử đi với tiện thiếp lên Thanh Sơn một chuyến được chăng ?
Thiết Kỳ Sĩ hỏi lại :
- Cô nương muốn đến Thanh Sơn làm chi?
Văn Đế Đế đáp:
- Ở Thanh Sơn vừa xảy chuyện rắc rối quá. Nghe nói họ làm chết nhiều cư dân, kinh động đến quan nha, tiện thiếp muốn đi coi.
Thiết Kỳ Sĩ cười nói:
- Thanh Tiêu Ngọc Nữ khét tiếng giang hồ, lại muốn đi trừ hại cho dân.
Văn Đế Đế đáp:
- Đừng nói giởn nữ , chẳng lẽ công tử không có lòng nghĩa hiệp ?
Thiết Kỳ Sĩ hỏi:
- Được rồi , cô nương muốn cỡi ngựa hay đi bộ ?
Văn Đế Đế đáp:
- Thanh Sơn cũng gần đây thôi ! Chúng ta đi bộ quách, có khi cuưỡi ngựa không tiện bằng đi bộ.
Thiết Kỳ Sĩ hỏi:
- Đi ngay bây giờ hay sao?
Văn Đế Đế đáp:
- Đi ngay bây giờ, Công tử có đem chút hành lý gì theo không ?
Thiết Kỳ Sĩ hỏi:
- Cô nương đã coi hành lý của tại hạ rồi chứ ?
Văn Đế Đế đáp:
- Công tử đã chẳng e dè tiện thiếp, tiện thiếp cũng không có ý thóc mách. Đại khái chỉ có một thanh vô danh đoản kiếm.
Thiết Kỳ Sĩ cười nói:
- Cô đừng coi thường thanh đoản kiếm của tại hạ, lai lịch no lớn lắm nhe !
Văn Đế Đế hắng đặng đáp:
- Dù sao cũng còn kém Thái A thần kiếm của tiện thiếp.
Thiết Kỳ Sĩ cười ha hả nói:
- Chưa chắc đâu ! Đến lệnh tôn còn chưa nhận ra thì đủ biết nó ghê gớm đến thế nào !
Văn Đế Đế đáp:
- Gia phụ chỉ có thị hiếu về cổ kiếm mà thôi, chứ sức không trói nổi con gà thì làm gì biết thưởng thức.
Thiết Kỳ Sĩ vừa thu thập hành lý vừa lắc đầu đáp:
- Không phải đâu ! Lệnh tôn rất sành về cổ kiếm.
Văn Đế Đế hỏi:
- Công tử đưa thanh kiếm này cho gia gia coi hồi nào?
Thiết Kỳ Sĩ nở nụ cười thần bí đáp:
- Tám bửa trước cô nương đến thành Cô Dung, tại hạ ngẫu nhiên cũng dời khỏi chốn này, không ngờ lệnh tôn tản bộ qua đây.
Văn Đế Đế ồ một tiếng hỏi:
- Gia gia coi những gì của công tử ?
Thiết Kỳ Sĩ hững hờ đáp:
- Trong bọc hành lý của tại hạ chả có vật gì khác, ai muốn coi thì coi, nhưng lệnh tôn cũng không coi lén.
Văn Đế Đế châu mày hỏi:
- Chắc vừa gặp lúc công tử trở về ?
Thiết Kỳ Sĩ đáp:
- Không phải ! Lệnh tôn còn hỏi tại hạ có thanh bảo kiếm gì tại hạ mới biết. Nếu quả lào nhân gia coi lén thì chẳng hỏi lại.
Văn Đế Đế hỏi:
- Công tử trả lời lão nhân gia ra sao?
Thiết Kỳ Sĩ mỉm cười đáp:
- Đứng trước mặt bật tôn trưởng , dĩ nhiên là tại hạ không dám dấu diếm.
Văn Đế Đế nhảy bổ l^n hỏi:
- Giỏi quá rồi ! Công tử nói với gia gia mà không cho tiện thiếp hay ư ?
Thiết Kỳ Sĩ cười đáp:
- Tại hạ muốn cô nương đoán coi.
Văn Đế Đế nói:
- Không đoán nữa ! Tiện thiếp có đoán thế nào cũng không trúng.
Thiết Kỳ Sĩ đáp:
- Được rồi ! Không đoán thì tại hạ cho cô hay: Đó là Đại Ngư trường kiếm.
Văn Đế Đế "hứ" một tiếng hỏi:
- Ngư trường kiếm cũng có đại có tiểu nữa ư ?
Thiết Kỳ Sĩ đáp:
- Cô nương không coi thấy thanh trường kiếm này lớn hơn Ngư trường kiếm ma `tại lại ngắn hơn những cổ kiếm khác ?
Văn Đế Đế gật đầu hỏi:
- Công tử nói tựa hồ cũng có lý. Gia gia có muốn mua kiếm của công tử không ?
Thiết Kỳ Sĩ cười nói:
- Con nhà võ coi kiếm quí hơn tính mạng. Dĩ nhiên lệnh tôn cũng hiểu đạo lý này.
Văn Đế Đế lắc đầu đáp:
- Gia gia không phải là người võ lâm, không nghĩ tới điều đó !
Thiết Kỳ Sĩ đáp:
- Lệnh tôn tuy chưa muốn mua nhưng có nhắc tới điều kiện trao đổi.
Văn Đế Đế kinh hải hỏi:
- Gia gia muốn trao đổi thanh Thuộc Kư cổ kiếm mà công tử coi như sinh mạng ư ?
Thiết Kỳ Sĩ đáp:
- Có lẽ lệnh tôn thử tâm lý để coi phản ứng của tại hạ, sau đó lão nhân gia chỉ mỉm cười không nói nữa.
Văn Đế Đế nói:
- Công tử mà chịu trao đổi thì lão nhân gia không bỏ được cái của mình.
Thiết Kỳ Sĩ gật đầu đáp:
- Đúng thế! May ở chổ lão nhân gia chưa nhắc đến chuyện đòi mua, không thì thật khó cho tại hạ.
Văn Đế Đế nói:
- Có khi chưa đến lúc đó thôi, nhưng tiện thiếp sẽ cự tuey^.t trước dùm công tử. Con người không hiểu võ công nên không biết đường trọng khinh.
Thu thập hành lý xong xuôi, Thiết Kỳ Sĩ hỏi:
- Cô nương còn cho ai đi nữa không ?
Văn Đế Đế đáp:
- Không ! đem nhiều người đi phải bận cho mình phải chiếu cố.
Thiết Kỳ Sĩ cười mát nói:
- Khẩu khí cô lớn quá ! Nếu vâ/y tại hạ đi cũng bằng thừa.
Văn Đế Đế hắng đặng đáp:
- Đừng giã vờ nữa, tiện thiếp coi người là biết.
Thiết Kỳ Sĩ cười thầm nghĩ bụng:
- Cô mà nhận ra thì chẳng khác gì thấy qui? sứ. Đến thanh Phụng Hoàng kiếm của ta cô còn không nghi ngờ thì hiểu bản lãnh ta thế nào được !
Nguyên thanh đoản kiếm của Thiết Kỳ Sĩ đó là Phụng Hoàng thần kiếm. Có khi vì sư phụ chàng nói là người võ lâm ít ai biết tới nên chàng mới để cho Văn Viên Ngoại ngó thấy. Nói một cách khác , đó là chàng cố ý lưu thần kiếm lại trong đình các.
Ra đến cửa trang, Thiết Kỳ Sĩ hỏi:
- Có cần trình rõ với lệnh tôn không ?
Văn Đế Đế đáp:
- Tiện thiếp về nhà chỉ có lần thứ nhất là bẩm với lão nhân gia.
Thiết Kỳ Sĩ nói:
- Sở dĩ lệnh tôn yên dạ vì lẽ võ công cô rất cao cường.
Lên Thanh Sơn cần phải qua xích sơn hồ. Văn Đế Đế kêu con thuyền nhỏ để đi. Hai người lên bờ vào lúc giữa trưa.
Trời đã hoàng hôn, hai người tới thành Cô Dung, tìm phạn điếm ăn cơm xong, Thiết Kỳ Sĩ kêu tiểu nhị vào phòng hỏi:
- Nghe nói ở Thanh Sơn đã xảy vụ khủng khiếp, nơi đây có biết gì không ?
Tiểu nhị hỏi lại:
- Khách Quan ! Khách quan đi trên đường chẳng lẽ lại không nghe thấy khắp nơi người ta bàn tán về vụ này?
Thiết Kỳ Sĩ đáp:
- Bọn ta không phải là người ở đây, vừa mới tới quí địa.
Tiểu nhị nói:
- Về vụ này, quan phủ đã phái rất nhiều người đi, phát động đến cả bọn đầu mục cưỡi ngựa và đi bộ mà chưa điều tra được vì nguyên hân gì ?
Văn Đế Đế hỏi:
- Đầu đuôi câu chuyện ra làm sao?
Tiểu nhị đáp:
- Trên núi Thanh Sơn có dòng suối ấm áp, ai xuống tắm cũng khỏi bịnh. Mồi khi mùa đông tới du khách đến tắm rất đông. Không ngờ hiện nay không thấy bóng người nào nữa.
Thiết Kỳ Sĩ hỏi:
- Chắc vì nguey^n nhân xảy ra vụ này?
Tiểu nhị đáp:
- Đúng thế ! Nghe nói gần đây nhiều người chết lắm.
Thiết Kỳ Sĩ hỏi:
- Họ bị chết trong trường hợp nào?
- Tiểu nhị đáp:
- Không hiểu tình trạng cái chết ra sao , chỉ thấy trên núi rất nhiều xương trắng. NHững cư dân lân cận nhiều người bị mất tích, rồi tin đó đồn đại ra ngoài.
Thiết Kỳ Sĩ hỏi:
- Chẳng lẽ họ bị yêu quái ăn thịt.
Tiểu nhị đáp:
- Vấn đề là ở chổ xương trắng kia từ đâu đưa đến ? Chẳng lẽ yêu quái lại ăn cả quần áo?
Thiết Kỳ Sĩ biết rằng không thể hỏi rõ nguyên nhân , liền xua tay nói:
- Cám ơn tiểu ca !
Tiểu nhị lui ra rồi , Văn Đế Đế hỏi:
- Chuyện này ra làm sao?
Thiết Kỳ Sĩ đáp:
- Phải đến nơi điều tra mới biết được. Bây giờ cô nương hãy tắt đèn đi ngủ.
Chàng ra khỏi phòng, Văn Đế Đế về phòng mình ở ngay bên cạnh. Chàng đóng cửa lại ngồi trên giường tính thầm:
- Chắc bọn tà môn qui? thần, chẳn glè mình không điều tra ra được?
Hôm sau hai người ra khỏi điếm, bỗng thấy cáo thị dán khắp nơi, nhất là những chỗ đônmg người như khách điếm, tửu lầu bến xá.
Thiết Kỳ Sĩ lại gần coi bất giác bật cười nói:
- Xem cáo thị và lời nói của điếm tiểu nhị thì không giống nhau. Cáo thị còn đặt giải thưởng bạc trăm lạng...
Sau khi ra khỏi thành, Thiết Kỳ Sĩ nhìn Văn Đế Đế nói:
- Chúng ta bất tất phải hỏi dò nữa , cứ đến thẳng Thanh Sơn coi rồi sẽ tính. Có hỏi bọn ngư dân cũng chẳng ích gì !Văn Đế Đế đáp:
- Tiện thiếp thường qua lại Thanh Sơn, nơi đó chẳng có chổ nào phẳng phiu.
Thiết Kỳ Sĩ hỏi:
- Ở đó có chổ sơn động nào để luyện công được chăng ?
Văn Đế Đế đáp:
- Dĩ nhiên có núi cao , hang thẳm, nhưng bọn du khách lại không tới đó.
Thiết Kỳ Sĩ nói:
- Bây giờ cũng không phải là chẳng có người đến !
Văn Đế Đế kinh hải hỏi:
- Theo lời công tử thì có kẻ tạo ra cuộc khủng bố để hăm dọa du khách lên Thanh Sơn hay sao?
Thiết Kỳ Sĩ đáp:
- Tại hạ đoán là những người chết đều trúng độc, nhưng là chất độc khác thường quái dị.
Văn Đế Đế hỏi:
- Quái dị Ở chỗ nào?
Thiết Kỳ Sĩ đáp:
- Chúng ta có thể đi coi xương trắng là có thể chứng thực được điểm này.
Khi hai người đến chân núi Thanh Sơn bỗng thấy một tên bộ khoái đứng tuổi , vẻ mặt hoang mang đí tới. Thiết Kỳ Sĩ tiến lại lớn tiếng hỏi:
- Bằng hữu ! Phải chăng bằng hữu ở huyện Cô Dung.
Người kia vừa thấy Văn Đế Đế và Thiết Kỳ Sĩ bỗng la lên :
- Đây phải chăng là Văn tiểu thư?
Văn Đế Đế hỏi:
- Ông bạn nhận biết ta ư ?
Người kia hoang mang đáp:
- Tiểu nhân làm công ở huyện Cô Dung có lý nào lại không nhận ra tiểu thư ! Tiểu thư ơi ! Bọn mã bộ đ^`u mục của tiểu nhân không thấy đâu nữa. Chắc họ bị yêu quái ăn thịt rồi !
Văn Đế Đế hỏi:
- Quí vị có bao nhiêu người?
Bộ khoái đáp:
- Bọn tiểu nhân có ba người. Hai vị kia bảo tại hạ chờ ở chân núi. Họ lên núi tới giờ vẫn chẳng có tin tức gì.
Văn Đế Đế nói:
- Ông bạn về đi thôi ! Vụ này để ta phụ tra"ch điều tra cho rõ. Nếu quả là yêu ái ta sẽ trừ khử đi. Có điều ông bạn đừng nói nhăng nói càn, chờ hiểu rõ sự tình sẽ liệu.
Tên bộ khoái liên thanh đáp:
- Được tiểu thư ra tay, vụ này có thể thành tựu. Tiểu nhân trở về nhất thiết bẩm thái gia theo đúng như lời tiểu thư.
Văn Đế Đế lại nói:
- Đồng thời ta yêu cầu dại nhân ra lệnh cấm chỉ quân dân không được lên núi Thanh Sơn.
Tên bộ khoái dạ một tiếng rồi rút lui. Văn Đế Đế dần Thiết Kỳ Sĩ lập tức lên núi.
Thiết Kỳ Sĩ thấy cô xử sự rất thông thạo liền cười nói:
- Văn Đế Đế ! Cô quả là người có tác phong đại hiệp.
Văn Đế Đế bỉu môi đáp:
- Đừng trào phúng nữa ! Bây giờ tiện thiếp coi công tử làm ăn ra sao?
Thiết Kỳ Sĩ nói:
- Hãy đến chỗ an toàn đã, nhưng cô nương hãy đề phòng họ đánh lên.
Văn Đế Đế ngạc nhiên hỏi:
- Có người thật ư ?
Thiết Kỳ Sĩ đáp:
- Một nhân vật thật tàn độc, khi gặp chúng ta phải tra hỏi khẩu cung.
Văn Đế Đế hỏi:
- Đã là người tồi bại thì còn phải hỏi han gì nữa?
Thiết Kỳ Sĩ đáp:
- Ta hỏi cho ra đồng đảng.
Chàng e đây là cừu nhân của mình nên mới nói vậy.
Hai người lên đến khu an toàn , quả thấy rất nhiều xương trắng.
Văn Đế Đế trịnh trọng hỏi:
- Vụ này nghĩa làm sao?
Thiết Kỳ Sĩ cười lạt đáp:
- Họ trúng phải chất kỳ độc rất cổ quái.
Văn Đế Đế hỏi:
- Sao công tử biết thế ?
Thiết Kỳ Sĩ đáp:
- Thông thường những người trúng độc, chết sau khi thịt nát rồi, màu xương tím đen lại, rõ ra bị trún g độc mà chết , nhưng đây toàn xương trắng , chẳng có chi khác lạ , không ai ngờ họ bị trúng độc ma `tử.
Văn Đế Đế hỏi:
- Chất độc này tiêu hóa cả y phục hay sao?
Thiết Kỳ Sĩ đáp:
- Y phục họ lấy đi rồi. Người hạ thủ cố ý bày nghi trận.
Tài sản của minhtien384

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #9  
Old 08-05-2008, 09:13 PM
minhtien384's Avatar
minhtien384 minhtien384 is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Bài gởi: 869
Thời gian online: 1 ngày 4 giờ 22 phút
Xu: 0
Thanks: 89
Thanked 2 Times in 1 Post
Post

Hồi 8
Núi Thang Sơn Văn Đế Đế đuổi ma đầu

Văn Đế Đế hỏi:
- Đây là họ trúng ám khí phải không ?
Thiết Kỳ Sĩ hỏi lại:
- Cô nương phải tránh chất độc chứ ?
Văn Đế Đế đáp:
- Tiện thiếp không sợ.
Thiết Kỳ Sĩ nói:
- Vậy cô hãy chuẩn bị đi coi ám khí.
Văn Đế Đế kinh hãi hỏi:
- Công tử đã thấy gì ?
Thiết Kỳ Sĩ đáp:
- Cô thử ngó trên không coi.
Văn Đế Đế ngửng đầu nhìn bỗng thấy hai vật sắc vàng dài chừng một thước. Mu/c lực của cô rất tinh nhuệ, nếu là người thường thì không trông thấy được, vì những vật đó bay rất lẹ lại ở trên cao. Cô kinh hãi la lên:
- Phi thiên kim ngô công !
Thiết Kỳ Sĩ nói ngay :
- Cô đừng la coi chừng chủ nhân của nó nghe tiếng !
Văn Đế Đế nhìn Thiết Kỳ Sĩ khẻ nói:
- Giống trùng độc này thường chỉ dài một tấc là lớn lắm rồi. Không ngờ hai con kia dài đến một thước.
Thiết Kỳ Sĩ đáp:
- Giống Phi thiên ngô công này rất hiếm. Trên đời ít ai ngó thấy. Như thế đủ biết chủ nhân nó là một tên đại ma đầu lợi hại phi thường ! Cô đã mắt tinh lại không sợ độc, nhưng cô phải cẩn thận nơi cặp mắt vì thần công không luyện tới chỗ đó được.
Văn Đế Đế gật đầu , cô lại hỏi:
- Chất độc Phi thiên ngô công làm tổn thương đến xương được không ?
Thiết Kỳ Sĩ đáp:
- Tại hạ chắc rằng người luyện ngô công đã lấy chất độc bản thân của nó ra ngoài và nuôi nó bằng một thứ độc dược rất quái d.. Cái thâm độc của họ là ở chỗ đó.
Văn Đế Đế hỏi:
- Bây giờ làm thế nào? Tiện thiếp rất sợ rắn rết.
Thiết Kỳ Sĩ cười hỏi lại:
- Cô giết người không chớp mắt mà còn sợ rắn rết ư ?
Văn Đế Đế làm mặt giận đáp:
- Thế mà tiện thiếp vẫn sợ.
Thiết Kỳ Sĩ cười nói:
- Bản lãnh tại hạ không cao thâm bằng cô . Vậy chúng ta đề phòng rồi xuống núi quách.
Văn Đế Đế lại tức mình hỏi:
- Phải chăng công tử lại truê chọc tiện thiếp ?
Thiết Kỳ Sĩ đáp:
- Nếu tại hạ lỡ tay tất không khỏi biến tah`nh đống xương trăng. Vậy cô nương chạy trước đi.
Văn Đế Đế kinh hãi la lên :
- Công tử không tráng được thật ư ?
Thiết Kỳ Sĩ đáp:
- Tại hạ chỉ có thể tránh được chất độc thông thường, đồng thời chưa luyện Tam muội chân hỏa. Tại hạ ước lượng đối với trùng độc này phi thân ho/a chẳng còn thứ gì hóa giải được. Đành là để tai họa cho du khách và thường dân.
Văn Đế Đế nói:
- Nếu vậy công tử phải coi chừng, mạo hiểm không được đâu ! Tiện thiếp không cho công tử động thủ.
Thiết Kỳ Sĩ cố ý nói:
- Cô nương sợ, lại không cho tại hạ động thủ thì làm thế nào? Không xong rồi , tại hạ đành liều mạng để trừ hại.
Văn Đế Đế nóng nảy đáp:
- Tiện thiếp đã bảo không để cho công tử mạo hiểm.
Thiết Kỳ Sĩ không khỏi cười thầm, nhưng chàng rất cảm động.
Chàng vẫn giả vờ hỏi:
- Trừ trùng độc là việc nhỏ , diệt ma đầu mới là quan trọng. Vậy làm thế nào?
Văn Đế Đế đáp:
- Công tử chịu lời không mạo hiểm, dể tiện thiếp tự làm lấy.
Thiết Kỳ Sĩ thở phào một cái hỏi:
- Cô nương không sợ ư ?
Văn Đế Đế thở dài đáp:
- Sợ thì có sợ, nhưng mình mạo hiểm còn hay hơn để công tử liều mình.
Thiết Kỳ Sĩ hỏi:
- Cô nương có biết làm thế nào không ?
Văn Đế Đế lắc đầu đáp:
- Công tử nói cho tiện thi^'p hay nên làm thế nào?
Thiết Kỳ Sĩ nói:
- Giống trùng độc này đã được huấn luyện rất kỷ không còn nghi ngờ gì nữa. Chúng ta mà chú ý là chúng không xuống tấn công, vậy phải làm bộ lơ là.
Văn Đế Đế hỏi:
- Chúng am` xuống phải làm sao?
Thiết Kỳ Sĩ đáp:
- Cô vận công ra hai bàn tay, hễ thấy chúng tới gần thì đỘt nhiên đưa tay ra hút chúng vào lòng bàn tay rồi vận chân hỏa để đốt chúng tan xác.Văn Đế Đế nghe nói rung lên la hoảng:
- Trời ơi ! Tiện thiếp phải nắm giữ chúng ư ?
Thiết Kỳ Sĩ đáp:
- Không làm thế không được, chúng bị đánh một đòn không chết là trốn chạy mất.
Văn Đế Đế nói:
- Tiện thiếp chỉ hy vọng có hai con này thôi thì hay quá ! Nếu còn nhiều tiện thiếp chẳng dám động thủ đến lần thứ ba.
Thiết Kỳ Sĩ đáp:
- Vật hy hữu chắc không nhiều đâu ! Nhưng tại hạ cũng không dám quả quuyết là chỉ có hai con...
Chàng chưa dứt lời bỗng la lên :
- Tới rồi đó !
Hai điểm tinh quang trên không bay nhanh như điện chớp sà xuốn gđầu Văn Đế Đế và Thiết Kỳ Sĩ.
Văn Đế Đế hốt hoảng, cô quên mình lạng người ngăn chặn trước Thiết Kỳ Sĩ . Đột nhiên cô vươn tay ra. Lúc này cô quên hết tất cả.
Nội công Văn Đế Đế thật cao thâm. Vù một tiếng ! Hai điểm kim quang bị cô hút chặt vào lòng bàn tay.
Thiết Kỳ Sĩ cố ý ấn vào sau lưng cô hỏi:
- Thế nào?
Văn Đế Đế xoay tay lại coi , thấy trong lòng bàn tay đều dính một vật xám xì. Cô thở phào một cái đáp:
- Được rồi !
Dứt lời cô liệng mạnh đi.
Thiết Kỳ Sĩ vừa cười vừa ca ngợi:
- Công phu của cô nương hay tuyệt !
Văn Đế Đế hắng đặng đáp:
- Đó là công tử bức bách tiện thiếp phải làm.
Giọng nói đầy vẻ giận dỗi.
Thiết Kỳ Sĩ cười mát nói:
- Chúng ta đi thôi ! Không chừng chúng còn xuất hiện.
Đột nhiên trên đỉnh núi có tiếng người cười lạt nói:
- Bạn đồng đạo giang hồ ở đâu mà dám đến đây hủy độc vật của lão gia ?
Thiết Kỳ Sĩ nhìn Văn Đế Đế khẽ nói:
- Hắn đến rồi, tại hạ tới gặp hắn. Văn Đế Đế đưa tay ra cản lại đáp:
- Công tử đừng vọng động. Phải đề phòng hắn lại thí độc. Công tử đứn gđây để tiện thiếp đi gặp hắn.
Thiết Kỳ Sĩ dặn :
- Cô nương phải thận trọng lắm mới được !
Văn Đế Đế tung mình vọt thẳng lên ngọn núi.
Thiết Kỳ Sĩ thấy cô đi rồi, bỗng chàng sa sầm nét mặt lướt mình nhanh như chớp vọt thẳng tới chỗ lạch nước sâu.
Nguyên chàng đã nghe biết không phải chỉ có một người. Người ở trên đỉnh núi vừa lên tiếng theo chàng đoán không phải là nhân vật chủ chốt. Đại ma đầu chân chính ở dưới lạch nước sâu chỗ chàng nhảy vọt tới.
Lạch nước này sâu đến mấy chục trượng. Thiết Kỳ Sĩ chân vừa chấm đất đã quát lên:
- Bằng hữu ! Ông bạn lựa núi Thanh Sơn này là lầm to rồi. Ông bạn chiếm cứ một nơi du khách hằng ngày đến đông và đã hại nhiều người rồi. Ông bạn ra đi thôi !
Trong động sâu trước mặt chàng đột nhiên vọt ra một đạo nhân hung dữ. Hắn bật tiếng cười âm trầm hỏi:
- Tiểu tử ! Ngươi là ai mà sao dám đến quấy nhiễu bản chân nhân ?
Lão đạo này lối sáu bảy mươi tuổi mặt sần sùi như da cóc. Tướng mạo chẳng những hung dữ mà lại rất khó coi. Chàng cười lại đáp:
- Thiếu gia ở họ Dịch. Tên ác đạo kia ! Ngươi hãy tự xưng hiệu ra đi.
Ác đạo cười khanh khạch hai tiếng nói:
- Vô danh tiểu tử ! Ta là Thiên ngô chân nhân ! Ngươi cũng chọn lầm địa phương rồi, đến đây là tìm chỗ chết !
Thiết Kỳ Sĩ hỏi:
- Phải chăng bốn năm trước ngươi dã qua Phụng Hoàng đài?
Ác đạo nghe nói dường như sững sốt một chút, nhưng hắn trở lại bình tĩnh, xẳng giọng hỏi lại:
- Tiểu tử ngươi hỏi cái đó làm chi?
Thiết Kỳ Sĩ cười đáp:
- Lão hãy trả lời ta rồi ta sẽ cho hay.
Ác đạo tức giận hỏi:
- Phải chăng ngươi muốn nghe ngóng những chuyện bí mật của bản chân nhân ?
Thiết Kỳ Sĩ biết hắn đã cảnh giác chàng khẽ quát:
- Lão nói ra đi thì ta tha chết cho một phen.
Ác đạo lớn tiếng quát:
- Ngươi la `hạng người nào?
Thiết Kỳ Sĩ cười lạt đáp:
- THiếu gia đã cho lào hay rồi !
Giữa lúc ấy trên đỉnh núi phát ra tiếng rú thê thảm. Ác đạo biến sắc, vẻ mặt lại càng khó coi. Hắn hậm hực hỏi:
- Tiểu tử ! Kẻ hạ sát đệ tử của bản chân nhân là ai?
Thiết Kỳ Sĩ đáp:
- Đó là Thanh Tiêu Ngọc Nữ. Lão sợ rồi chứ ?
Ác đạo quát hỏi:
- Thị đấy ư ?
Thiết Kỳ Sĩ đáp:
- Lão đã nhận ra y thì chắc sợ y lắm !
Ác đạo gầm lên:
- Ai thèm nhận biết thị ! Khi nào ta lại sợ con A đà^u tóc vàng !
Thiết Kỳ Sĩ lại hỏi:
- Lão đừng dấu diếm nữa , ta biết lão đã nhận ra y rồi !
Ác đạo từ từ rút bảo kiếm ra cười khanh khách đáp:
- Giỏi lắm ! Không ngờ ta lại lật thuyền trong vũng cạn. Món nợ này ta phải đòi lại.
Bồng nghe tràng cười trong trẽo hô:
- Sĩ ca ! Sĩ ca !
Thanh âm rất cấp bách mà đúng là tiếng Văn Đế Đế. Cô tưởng chàng ngộ hại rồi !
Thiết Kỳ Sĩ nghe tiếng cô hoang mang nghĩ thầm :
- Ta không nên để y nhìn thấy võ công của mình...
Đột nhiên ác đạo vọt lên không , miệng hắn còn nói một câu :
- Tiểu tử ! Bản chân nhân không có thì giờ giết ngươi. Đạo gia phải đi kiếm người đòi nợ đã.
Thiết Kỳ Sĩ dậm chân nói:
- Hỏng bét ! Mình không thể giết hắn, cũng không đuổi theo được, biết làm sao?
Ý tứ của chàng đã rõ ràng, rượt theo thì sợ Văn Đế Đế ngó thấy khinh công trác tuyệt của chàng, mà ra tay tất đạo sĩ phải chết, cũng không khỏi tiết lộ bản lãnh cho Văn Đế Đế nhìn thấy. Đồng thời lại làm mất đường giây tìm kiếm kẻ thù.
Văn Đế Đế đã ngó thấy bóng ác đạo trốn chạy, cô lớn tiếng quát:
- Tặc tử ! Đừng chạy nữa ! Sĩ ca nhất định bị ngươi sát hại rồi !
Thiết Kỳ Sĩ nghe nói trong lòng xúx động, bất giác buông tiếng thở dài.
Văn Đế Đế không biết đi về phương nào rồi. Thiết Kỳ Sĩ lên đỉnh núi chẳng thấy gì lại đi xuống.
Chàng xuống tới chân núi bỗng nghe tiếng người hỏi:
- Ủa ! Công tử đâu ư ?
Thiết Kỳ Sĩ cười thầm nghĩ bụng:
- Y không đuổi kịp địch nhân đã quay trở lại.
Chàng giả vờ cất giọng run run hỏi:
- Văn Đế Đế cô đi đâu vậy?
Văn Đế Đế lướt qua ngọn cây tung mình hạ xuống , làm mặt giận đáp:
- Công tử còn hỏi tiện thiếp ư ? Tiện thiếp nóng ruột muốn chết đây !
Thiết Kỳ Sĩ nói:
- Tại hạ nghe tiếng rú thê thảm vội chạy lên thì chỉ thấy thi thể của một đạo sĩ trung niên mà không hiểu cô nương đi tới phương nào?
Văn Đế Đế hắng đặng hỏi:
- Tiểu muội đã bảo công tử đừng đi đâu, sao còn chạy loạn lên ?
Thiết Kỳ Sĩ cười khanh kah'ch đáp:
- Cái đó tại hạ đành chịu lỗi rồi !
Văn Đế Đế vẫn tức mình nói:
- Tiện thiếp đang đuổi tên tà ma, nếu không vì công tử tiện thiếp quuyết đuổi tới chân trời !
Thiết Kỳ Sĩ thở dài nói:
- Té ra còn một tên nữa. Nếu vậy tại hạ quả là đáng trách.
Văn Đế Đế lại thấy chàng tự trách mình lại không nhịn được cười nói:
- Thôi hãy bỏ đi ! Tiểu muội đã nhìn thấy hắn là một đạo nhân, lần sau gặp hắn sẽ trừ khử.
Thiết Kỳ Sĩ nói:
- V^.y bây giờ chúng ta về nhà thôi.
Văn Đế Đế đáp:
- Từ nay Thang Sơn bình yên rồi. Chúng ta hãy vào thành Cô Dung báo tin cho họ. Kêu quản gia đem xác đạo nhân kia cho họ biết là điều khẩn yếu. Không thì vẫn chẳng ai dám lên Thang Sơn nữa.
Thiết Kỳ Sĩ gật đầu nói:
- Điều trọng yếu nhất là khiến cho họ yên tâm.
Trời đã hoàng hôn , hai người về tới thành Cô Dung. Một mình Thiết Kỳ Sĩ thuật lại chuyện vừa xảy ra cho quan phủ biết , rồi hai người về Văn gia trang ngay đêm.
Hai người vừa về tới Văn gia trang thì trời đã sáng tỏ. Văn Đế Đế đã vừ axuyên qua rừng trúc đã thấy một lão giàtiến lại nghinh tiếp. Cô hỏi:
- Tổng quản ! Gia gia đã dậy chưa?
Lão già cười đáp:
- Tiểu thư về tới đúng lúc quá ! Lão nô có việc muốn trình bày.
Văn Đế Đế giương mắt lên hỏi:
- Việc gì ?
Lão già đáp:
- Trang chúa ra cửa rồi.
Văn Đế Đế sững sốt hỏi:
- Đi săn phải không ?
Lão già lắc đầu đáp:
- Chuyến này trang chúa đi xa.
Văn Đế Đế cả kinh hỏi:
- Lão gia gia có bảo đi đâu không ?
Lão già đáp:
- Lão gia bảo đi du lịch, e rằng mất khoảng thời gian khá lâu mới trở về. Lúc lâm hành lão nhân gia không kịp để thơ lại cho tiểu thư, chỉ dặn một câu là nhất thiết mọi việc trong trang đều do tiểu thư quản cố. Khi nào tiểu thư ra ngoài lão nô phải đại diện cho tiểu thư.
Văn Đế Đế trầm giọng hỏi:
- Gia gia đem những ai theo?
Lão già đáp:
- Chỉ có một mình đệ nhị tổng quản.
Văn Đế Đế không hỏi nữa ! Cô vẫy Thiết Kỳ Sĩ nói:
- Chúng ta đi vào vườn. Thiết Kỳ Sĩ bụng bảo dạ:
- Tại sao trang chúa viễn du một cách đột ngột ? Trong vụ này hẳn có điều ngoắc ngoéo.
Vào vườn hoa rồi, Văn Đế Đế nhìn Thiết Kỳ Sĩ nói:
- Cuộc viễn du của gia phụ chẳng có chi quái dị. Trước đây vẫn thường xảy ra. Có điều chúng ta ngồi không cũn g buồn chết.
Ăn cơm rồi tiện thiếp muốn mời công tử đi chơi.
Thiết Kỳ Sĩ hỏi:
- Cô nương cũng đi ư ?
Văn Đế Đế đáp:
- Ít khi tiện thiếp ở nhà mười bữa. Chuyến này vì công tử mới ít ra đi.
Thiết Kỳ Sĩ hỏi:
- Cô nương định đi dâu?
Văn Đế Đế đáp:
- Cũng có hai việc phải làm !
Thiết Kỳ Sĩ nói theo :
- Việc thứ nhất là kiếm đạo nhân kia. Còn việc thứ hai là kiếm người tỷ đấu. Người đó là "Cổ kim đệ nhất kiếm thủ" . Còn ngoài ra là đánh chém loạn xà ngầu.
Văn Đế Đế đáp:
- Công tử đoán đúng cả, nhưng cũng có một điểm thì trật.
Thiết Kỳ Sĩ hỏi:
- Điểm nào sai trật ?
Văn Đế Đế đáp:
- Tiện thiếp không thân hành đấu với "Cổ kim đệ nhất kiếm thủ".
Mặt trời mới mọc, hai con khoái mã từ trong rừng trúc tại VĂn gia trang tung vó vọt ra. Ngồi trên yên ngựa là một cặp thiếu niên nam nữ đi nhanh như gió. Chớp mắt đã mất biến vào trong đám sương mù buổi sớm.
Đó là Văn Đế Đế và Thiết Kỳ Sĩ dời khỏi Văn gia trang mở cuộc viễn du.
Văn Đế Đế vẫn cỡi con ngựa màu hoa đào. Dọc đường rong ruồi tâm tình cô khoan khoái vô cùng. Thỉnh thoảng quay lại la gọi:
- Sĩ ca ! Hãy rượt theo tiện htiếp đi.
Phía sau Thiết Kỳ Sĩ cữi con ngựa đen cao và lớn cao rất hùng mạnh. Chàng cười khanh khách đáp:
- Ngựa của cô là Thiên lý dang câu, tại hạ bì thế nào được !
Văn Đế Đế cười rất tươi nói:
- Tiện thiếp nhường công tử chạy trước một giờ. Cho ngựa đi lẹ lên!
Tài sản của minhtien384

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #10  
Old 08-05-2008, 09:15 PM
minhtien384's Avatar
minhtien384 minhtien384 is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Bài gởi: 869
Thời gian online: 1 ngày 4 giờ 22 phút
Xu: 0
Thanks: 89
Thanked 2 Times in 1 Post
Hồi 9
Thiết Kỳ Sĩ ráng dấu tài nghệ

Thiết Kỳ Sĩ thúc vế vào bụng ngựa cho nó qua mặt Văn Đế Đế chàng cười hỏi:
- Con ngựa đen này một giờ chỉ chạy được bảy chục dặm. Đằng nào tại hạ củng thua rồi. Vậy cô nương cho biết chúng ta đến chổ nào làm hạn định.
Văn Đế Đế đáp:
- Cứ đến lúc mặt trời lặn là thôi, chạy được tới đâu hay tới đó.
Thiết Kỳ Sĩ ra chiều kinh hãi hỏi:
- Nếu lỡ độ đường thi vào đâu ngủ trọ?
Văn Đế Đế đáp:
- Gặp rừng ngủ rừng, gặp chùa ngủ chùa. Công tử là người giang hồ chẳng lẽ fải có long sàng phụng tẩm mới ngủ được?
Thiết Kỳ Sĩ cười ha hả nói:
- Đó là tại hạ lo cho cô nương. Một vị thiếu nữ mà dãi gió dầm sương há chẳng thành con dã a đầu.
Văn Đế Đế làm mặt giận đáp:
- Ai m*.n công tử lo cho tiện thiếp?
Cô nói rồi giơ roi ngựa lên.
Thiết Kỳ Sĩ cười lớn rồi giựt cương cho ngựa chạy.
Khi nào Văn Đế Đế chịu đứng yên chờ hết một giờ, đó là cô lừa gạt chàng . Cô thấy Thiết Kỳ Sĩ mất hút rồi lại sợ có chuyện xảy đến cho chàng liền tung ngựa rượt theo.
Thiết Kỳ Sĩ cũng có ngụy kế, chàng chẳng cần cưỡi lương câu, mà mỗi ngày chạy năm trăm đặm, dù chỉ là con ngựa tầm thường, chàng cũng có biện pháp.
Chàng quay đầu nhìn lại không thấy Văn Đế Đế nữa liền cười rộ tự nói một mình:
- Thử xem con này có chạy lẹ không?
Chàng vừa dứt lời, không hiểu chàng làm trò quỷ gì mà con ngựa chạy như đằng vân giá vụ. Nó nhẹ nhàng vọt mình đi mỗi cái ra xa mấy trượng.
Trên đường lớn ngựa chạy như điên khiến kẻ qua đường sợ hãi đến thộn mặt ra. Bọn khách thương tai nghe gió thổi ào ào, trước mặt lù lù một bóng đen phăng phăng bay đi, chớp mắt đã mất hút.
Mặt trời chưa xuống núi Thiết Kỳ Sĩ đã đến Đạt Thắng quan. Vì phía trước có trường giang cản trở, phải dùng thuyền để qua sông, chàng đành dừng ngựa lại.
Ở những bến xa lớn người rất đông đúc. Thiết Kỳ Sĩ tới nơi thấy thuyền qua sông chật ních. Chàng tính toán phải mất một giờ. Đừng nói người kỵ mã mà người chân tay không cũng đứng đợi từng đoàn.
Thiết Kỳ Sĩ thấy không còn cách nào khác là phải mướn một con thuyền đi qua sông. Chàng liền dắt ngựa đến bên một gốc cây th`o đầu nhìn ra.
Giữa lúc ấy Văn Đế Đế đuổi tới nơi. Cô thấy chàng dắt ngựa đi xuống gầm cầu, liền vọt lại gần cười nói:
- Sĩ ca! Sao Sĩ ca đi nhanh vậy?
Thiết Kỳ Sĩ hỏi lại:
- Có phải cô nương chờ một giờ rồi mới đuổi trheo thật không ?
Văn Đế Đế cười đáp:
- Khi nào tiện thiếp lại dối thế! May mà sau một lát tiện thiếp đã phóng ngựa đuổi theo, không thì công tử qua sông rồi tiện thiếp cũng chưa tới đây.
Thiết Kỳ Sĩ không để cô hỏi thêm liền cười nói:
- Không có thuyền làm thế nào để qua sông? Nếu chờ đò ngang thì e rằng đến đêm mất.
Văn Đế Đế đáp:
- Công tử ngốc quá, cứ dọc bờ sông mà đi là tới Kim Lăng.
Thiết Kỳ Sĩ cười nói:
- Cô nương không bảo rõ hướng đi trước thì tại hạ chạy loạn lên thế nào được? Cô lại không phải là thần tiên.
Văn Đế Đế cười nói:
- Công tử thấy tiện thiếp chưa đến dĩ nhiên phải chờ lại chứ!
Thiết Kỳ Sĩ thở dài nói:
- Cô làm tại hạ biến thành hồ đồ rồi. Thôi được ! Cô nương dẫn đường đi.
Hai người lại lên ngựa chạy đi chưa đầy hai mươi trượng. Không ngờ Thiết Kỳ Sĩ đã nghe tiếng đao kiếm đụng nhau chát chúa, nhưng chàng không nói ra, vọt lên gần Văn Đế Đế hỏi:
- Đế Đế ! Trước khi cô tới đây, tại hạ thấy một toán người võ lâm chạy theo đường này ra chiều rất cấp bách, hay là đã xảy ra chuyện gì?
Văn Đế Đế "ủa" một tiếng hỏi lại:
- Thật ư ? Bao nhiêu người?
Thiết Kỳ Sĩ đáp:
- Dường như ba bốn tên.
Văn Đế Đế nói:
- Được rồi công tử giữ lấy cái này.
Tiện tay cô liệng ra một vật đen sì , không hiểu là cái gì?
Thiết Kỳ Sĩ đón lấy coi lại, ồ một tiếng nói:
- Tấm khăn đen.
Văn Đế Đế đáp:
- Trước kia tiện thiếp dùng để bịp mặt khi không muốn cho người ta nhìn rõ chân tướng. Từ nay chúng ta lại bịt mặt để tránh khỏi người quen làm phiền.
Thiết Kỳ Sĩ bịt khăn vào cười nói:
- Làm thế này cũng hay đấy! Nhưng ở ở chổ đông người mà lộng quỷ thần e có điền bất tiện.
Văn Đế Đế nói:
- Hiện nay trên chốn giang hồ thuật che mặt rất thịnh hành. Dù ở trong thành thị lớn cũng có người che mặt. Cái đó đã thành tập uqán, nên người ta chẳng lấy chi làm lạ nữa.
Thiết Kỳ Sĩ nói:
- Cô nương che mặt một cách rất tinh diệu, chỉ kín có một nữa mũi miệng vẫn lộ ra ngoài.
Văn Đế Đế nói:
- Hiện nay trên chốn giang có mười mấy hình thức bịt mặt, chẳng thiếu kiểu gì! Thậm chí có người bịt cả cổ nữa.
Thiết Kỳ Sĩ cười hỏi:
- Cái đó kiêu bằng hình thức gì?
Văn Đế Đế bịt mặt xong cười đáp:
- Cái đó kêu bằng thích khách hình. Tiện thiếp cũng có. Khi gặp chuyện quan trọng tiện thiếp còn cãi dạng nam trang , khiến cho từ đầu xuống gót chân không ai nhìn ra mình là gái được.
Thiết Kỳ Sĩ hỏi:
- Hiện giờ chúng ta bịt mặt theo hình thức gì?
Văn Đế Đế cười rất tươi đáp:
- Công tử khoái lắm ư ? Kiểu này là hắc biền bức (con dơi đen).
Công tử có thích không, mỗi thứ tiện thiếp cho công tử một cái, lại còn các loại mang màu sắc nữa.
Thiết Kỳ Sĩ rất lấy làm vui thích cười hỏi:
- Họ có bán những thứ này chăng?
Văn Đế Đế dáp:
- Bách hoa điếm có bán đủ, nhưng họ làm thô sơ một chút. Đồng thời khó lựa được cái vừa cho mình.
Thiết Kỳ Sĩ nói:
- Tại hạ thật chưa nghĩ tới. Nếu vậy để tại hạ tự mình đi mua.
Hai người lại chạy thêm ba dặm đường. Văn Đế Đế đột nhiên lên tiếng:
- Họ đánh nhau!
Thiết Kỳ Sĩ làm bộ kinh ngạc hỏi:
- Ở chổ nào?
Văn Đế Đế bị chàng lừa gạt mà cô không hoài nghi gì hết. Cô đáp:
- Ở ngoài hai dặm, lẹ lên ! Số Người rất đông!
Thiết Kỳ Sĩ cười hỏi:
- Vậy ra là một trận đánh loạn xà ngầu?
Văn Đế Đế lắc đa6`u đáp:
- Chỉ có hai người đã đấu thôi, nhưng hai bên có rất đông người bàng quan. Chúng ta hãy coi cho rõ tình hình, không nên tùy tiện động thủ.
Thiết Kỳ Sĩ nói:
- Không ra tay chỉ đứng ngoài coi để khỏi thêm chuyện phiền phức. Trong bọn này ai là kẻ hay người dở khó có thể phân biệt được.
Văn Đế Đế đáp:
- Vậy chúng ta giục ngực chạy nhanh để coi tình hình. Gần đây trên chốn giang hồ đồn đại có Cổ Kim Đệ Nhất Kiếm xuất hiện, thành ra chổ nào cũng tỷ đấu. CHính phái cũng vậy, tà môn cũng thế. Thật là hỗn loạn.
Hai người giục ngựa tiến về phía trước phóng thẳng một mạch, còn cách trường đấu không xa mấy, bỗng thấy hai đạo ngân quang nhảy múa như điện chớp, tỏ ra chiêu thức rất phức tạp cấp bách. Chiến trường ở bờ sông còn cách chừng năm trượng. Số người đứng coi có đến hơn trăm mà toàn là nhân vật giang hồ. Ở phía xa xxa lại càng náo nhiệt.
Thiết Kỳ Sĩ ngó thấy lẩm bẩm:
- Té ra là hai thanh niên tỷ đấu, kiếm pháp rất cao minh.
Văn Đế Đế nhảy xuống ngựa vav^~y nói:
- Chúng ta lại gần coi để lúc cần có thể cứu người.
Thiết Kỳ Sĩ nói:
- Dường như đây là một cuộc ấn chứng?
Văn Đế Đế cười lạt đáp:
- Ấn chứng gì đâu? Họ đánh nhau mắt đỏ ngầu. Ấn chứng kiểu này thì đến chết người. THậm chí có lắm kẻ nham hiểm, hiển nhiên họ cố ý tầm cừu, nhưng bề ngoài thơn thớt nói cười. Lúc khai diễn còn nói những gì thỉnh cầu chỉ giáo...
Thiết Kỳ Sĩ cười nói:
- Người võ lâm thật là nguy hiểm nên tại hạ không muốn động thủ.
Hai người vẫn đứng yên, bỗng đâu xảy chuyện bất ngờ. Một thanh niên từ trong đám đông đi ra tiến lại trước mặt Thiết Kỳ Sĩ cất tiếng lạnh lùng nói:
- Qúy tính đại danh các hạ là gì?
Thiết Kỳ Sĩ chấp tay đáp:
- Tại hạ là DỊch Sĩ Kỳ.
Thanh niên cũng rút trường kiếm ra nói:
- Ta không tin.
Thiết Kỳ Sĩ lên giọng ngạc nhiên hỏi:
- TẠi hạ lừa gạt huynh đài làm gì? Chúng ta chưa từng quen biết nhau.
Thanh niên người cao lớn tướng mạo uy võ. Thiết Kỳ Sĩ vừa dứt lời, gã cầm kiếm trỏ vào mặt nói:
- Bất luận là chân hay giả, ngươi hãy bỏ tấm khăn che mặt xuống.
Văn Đế Đế tức giận lạng người đến bên Thiết Kỳ Sĩ và hỏi:
- Ngươi là ai? Sao dám bức bách người ta thái quá?
Thanh niên cười khanh khách đáp:
- Cô nương ! Vụ nàu không liên quan gì đến cô.
Văn Đế Đế lớn tiếng:
- Nhưng y là bạn ta, nên ta phải can thiệp.
Thanh niên đáp:
- Bất luận cô nương là ai ! Ta chỉ cần hắn bỏ tấm khăn che mặt xuống.
Văn Đế Đế cười lạt hỏi:
- Không bỏ xuống thì sao?
Thanh niên cười rộ đáp:
- Tại hạ sẽ thỉnh giáo vài chiêu thì tự nhiên hắn phải bỏ xuống.
Gã nhìn Thiết Kỳ Sĩ lên giọng ma/t sát:
- Chẳng lẽ bậc đại trượng phu phải nhờ đến thiếu nữ bảo tiêu.
Thiết Kỳ Sĩ không nhịn được nữa , vẫn hững hờ hỏi:
- Qúi tính các hạ là gì? Sao lại rắc rối một cách vô lý.
Thanh niên ngửa mặt lên trời cả cười đáp:
- Ta họ Hồ ở Bắc Phương tới đây, nhưng không phải hồ đồ. Ta hoài nghi ngươi...
Thiết Kỳ Sĩ ngắt lời:
- Các hạ hoài nghi chuyện gì?
Gã họ Hồ đáp:
- Hoài nghi ngươi là Cổ Kim Đệ Nhất Kiếm mà giang hồ thường đồn đại.
Thiết Kỳ Sĩ nói:
- Tại hạ không phải đâu.
Họ Hồ đáp:
- Ta phải đã bại ngươi mới chứngminh được.
Thiết Kỳ Sĩ bị bức bách quá độ mà lại ở trước mặt đông người, chẳng lẽ để Văn Đế Đế thay thế? Đồng thời cô muốn thay thế cũng không được. Chàng liền cười đáp:
- Bằng hữu ! Đao kiếm không có mắt...
Gã họ Hồ quát lên:
- Đừng rườm lời nữa!
Thiết Kỳ Sĩ rút kiếm ra , vẫn giữ khách khí đáp:
- Xin các hạ chỉ giáo.
THiếu niên họ Hồ quát lên một tiếng thật to. Gã phóng kiếm đâm tới nhanh như điện chớp.
Văn Đế Đế thấy vậy cả kinh bật tiếng la:
- Sĩ Kỳ hắn là một tay cao thủ.
Thiết Kỳ Sĩ không lý gì đến cô, vung kiếm nghinh địch.
Mới giao thủ hai ba chiêu, bỗng nghe một tiếng rắc rắc vang lên. Thanh bội kiếm của Thiết Kỳ Sĩ bị đối phương chặt đứt.
Thiết Kỳ Sĩ tránh sang một bên chấp tay nói:
- Tại hạ thua rồi.
Gã họ Hồ rất đổi ngạc nhiên, nhưng hắn vẫn cười lạt đáp:
- Ngươi tưởng ta là hạng người nào? Định để kiếm gãy rồi trốn lánh chăng?
Thiết Kỳ Sĩ tức mình lạnh lùng đáp:
- Các hạ thật không biết điều. Ở giữa nơi đông bạn hữu, tại hạ đã đôi ba lần chối từ không muốn các hạ mất mặt. Dè đâu các hạ lại u mê không tỉnh. Vậy thì tại hạ đành dùng thanh kiếm gãy này để giáo huấn các hạ một phen. Mời các hạ tiến lên đi !
Gã họ Hồ bậc tiếng cười âm trầm nói:
- Chẳng lẽ ta lại sợ công phu chân lực của ngươi? Nếu ngươi còn trốn lánh thì ta cho ngươi bò xuống đất mà trốn chạy.
Thiết Kỳ Sĩ đáp:
- Té ra các hạ muốn phô trương tài nghệ cho rõ oai phong.
Hãy tiếp chiêu đây !
Chàng vừa dứt lời đã mất hút, chỉ nghe tiếng gã họ Hồ đau quá rên lên một tiếng. Thanh trường kiếm tuột khỏi tay.
Thật là quái lạ ! Thiết Kỳ Sĩ đứng nguyên chổ cũ rồi. Nhưng nét mặt vẫn nghiêm trang, chàng liệng thanh kiếm gãy đi, trỏ tay vào mặt gã họ Hồ nói:
- Một chút công phu hèn mọn như vậy mà ngươi đã dám ra ngoài giang hồ để sinh sự ? Về đi thôi ! Nếu muốn tỷ đấu với ta vài mươi chiêu thì phải rèn luyện thêm ba mươi năm nữa.
Gã họ Hồ chẳng những toàn thân cứng đơ mà còn sắc mặt lợt lạt. Hồ khẩu tay phải toạt ra chảy máu. Gã bị chấn động gây thành thương thế. Bỏ đi cũng dở mà ở lại cũng trơ mặt. Gã không buồn lượm kiếm nữa, ôm đầu lủi thủi chạy mất.
Văn Đế Đế cũng thộn mặt ra. Cô có ngờ đâu chàng thanh niên ở với m`nh lâu ngày như vậy mà chỉ một chiêu đã đánh bại một tay cao thủ phi thường.
Cô bụng bảo dạ:
- Anh chàng Sĩ Kỳ này thật quả thần bí. Nêu ta tỷ đấu với gã họ Hồ này thì đến ba trăm chiêu chưa chắc đã thắng gã.
Thiết Kỳ Sĩ hơ hãi bước tới. Chàng lượm thanh trường kiếm của gã họ Hồ lên coi rồi nhìn Văn Đế Đế nói:
- Thanh kiếm này tuy chẳng phải cổ kiếm, nhưng so với kiếm thường nó còn tốt hơn trăm nghìn lần mà gã họ Hồ bỏ đi không thèm lượm.
Văn Đế Đế khẻ nói:
- Sĩ Kỳ ! Công tử giả vờ trước mặt tiện thiếp khéo quá !
Thiết Kỳ Sĩ cười mát đáp:
- Nếu thực sự tại hạ không ưa thích cô thì đã bỏ đi từ sớm rồi.
Văn Đế Đế nghe nói trong lòng khoan khoái nguýt chàng bỉu môi nói:
- Từ nay công tử có gặp nguy hiểm hay không tiện thiếp cũng mặc kệ.
Thiết Kỳ Sĩ cười nói:
- Trái lại tại hạ sẽ chiếu cố cho cô nương...
Chàng chưa dứt lời bỗng thấy một lão già tiến lại hỏi:
- Chàng thanh niên kia ! Ngươi có thể thọ giáo với lão phu mấy chiêu được không ?
Thiết Kỳ Sĩ nghe nói cả kinh giương mắt lên nhìn thì thấy lão già lối ngoài sáu mươi tuổi, ăn mặc theo kiểu nho sĩ,nhưng gương mặt âm trầm, thầm kín. Chàng chấp tay hỏi:
Lão trượng cho tại hạ biết tôn tính đại danh được chăng?
Lão già lắc đầu đáp:
- Lão phu sợ mình thất bại, nói danh tánh ra càng thêm thẹn mặt.
Thiết Kỳ Sĩ hỏi:
- Lão ! Vãn bối có điều chi xích mích với lão trượng?
Lão già lắc đa6`u đáp:
- Không có dâu. Nhưng các hạ nên biết gã thanh niên vừa rồi là đồ đệ của lão phu.
Văn Đế Đế xen vào:
- Động thủ ra chiêu tất có kẻ thắng người bại, chẳng lẽ lão trượng lại muốn báo thù?
Lão già cười rộ đáp:
- Tiểu đồ học nghệ không tinh. thực ra thời gian rèn luyện của hắn chưa đủ. Lão phu còn e hắn có học thêm ba mươi năm cũng không phải là đối thủ của ông bạn thiếu niên này. Nếu để món nợ của ông bạn cho gã thì biết bao giờ mới đòi được. Sao bằng lão phu thanh toán ngay bây giờ, vì lão phu đã học võ trên năm mươi năm.
Thiết Kỳ Sĩ biết là không thể tránh được liền hỏi:
- Thưa lão trượng ! Ở phía sau lão trượng không hiểu có vị nào cao hơm một bậc nữa không ?
Câu hỏi này thật nghiêm trọng mà cũng còn một thâm ý khác nữa.
Lão già thò tay rút thanh bảo kiếm cổ quái ra. Không ai ngờ lại là thanh kiếm đen sì.
Văn Đế Đế vừa ngó thấy đã bật tiếng la hoảng:
- Ô Long KIếm !
Văn Đế Đế vừa hô lên ba tiếng "Ô Long KIếm" khiến mọi người giang hồ đang quan chiến bên kia điều quay lại dòm ngó, có lẽ vì thanh kiếm cổ quái hay vì thanh danh của lão quá lớn. Thậm chí cả hai tay kiếm thủ đang tỷ đấu cũng dừng lại. Chúng vừa chạy hồng hộc vừa chạy lại bên này coi.
Thiết Kỳ Sĩ nghĩ thầm:
- Lão già này phải chăng là một trong những bọn cừu nhân của ta? Nhưng ta lại không thể thăm dò, mà cả thời gian suy xét cũng không có, biết làm thế nào?
Lão già kia đã cất bước tiến lại gần.
Văn Đế Đế lớn tiếng la:
- Sĩ Kỹ ! Công tử lấy thanh kiếm của tiện thiếp mà sử dụng.
Thanh Thái A cỗ kiếm dĩ nhiên có thể so bì với Ô Long kiếm, nhưng Thiết Kỳ Sĩ không lý gì đến. Chàng vẫn cầm trường kiếm chờ địch.
Tài sản của minhtien384

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

Từ khóa được google tìm thấy
bò nghiên gđầu, dao kiem than hoang, doc truyen u linh yeu nu, phim u linh yeu nu, phimbo.ulinhyeunu, phung hoang than, phung hoang than 4vn, phung hoang than prc, phung hoang than tuy ket, tap 2 u linh yeu nu, truyen phung hoang than, truyen u linh than nu, truyen u linh yeu nu, truyen u linh yeu nu', u linh yêu nữ prc, u linh yêu nữ, u linh yeu nu, u linh yeu thuong, u minh yeu nu, www.phung hoang than.com

Ðiều Chỉnh


©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™