Ghi chú đến thành viên
Go Back   4vn.eu > Kiến thức > Thế Giới Muôn Mầu
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #1  
Old 21-10-2013, 09:55 AM
Gấu Vương's Avatar
Gấu Vương Gấu Vương is offline
Sống không giận, không hờn, không oán trách
Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến
 
Tham gia: Oct 2008
Đến từ: Hoa Phượng Đỏ City
Bài gởi: 5,928
Thời gian online: 1 tháng 1 tuần 1 ngày
Xu: 244
Thanks: 488
Thanked 62,775 Times in 5,368 Posts
Khựa tự sướng như truyện Đô thị.

Theo sự hoang tưởng và ngông cuồng của bài viết dưới đây thì Trung Quốc sẽ “thu hồi” Trường Sa vào giai đoạn 2025 -2030 sau khi thống nhất được Đài Loan từ 2020 -2025.

Ngày 8/7/2013, trên Wenweipo, tờ báo tiếng Trung có quan điểm ủng hộ chính phủ Trung Quốc xuất hiện một bài viết với tựa đề: “6 cuộc chiến tranh Trung Quốc chắc chắn sẽ phát động trong vòng 50 năm tới”.
Midnight Express 2046, trang blog có trụ sở ở Hong Kong, xác định bài báo trên có nguồn gốc từ ChinaNews.com.

Midnight Express 2046 đánh giá, dù còn ấu trĩ nhưng bài viết này đã cho thấy một bức tranh khá rõ ràng về cái gọi là “Chủ nghĩa Đại hán hiện đại” của Trung Quốc.

Theo cách nhìn nhận của bài báo,Trung Quốc hiện nay chưa phải là một cường quốc thống nhất. Đây là một sự sỉ nhục và do đó, vì “lợi ích thống nhất và phẩm giá quốc gia”, trong vòng 50 năm tới, Trung Quốc phải phát động 6 cuộc chiến tranh để hiện thực hóa mục tiêu này.

1. Cuộc chiến tranh thứ nhất: Thống nhất Đài Loan (2020 - 2025)

Bài báo đánh giá, mặc dù hai bờ eo biển Đài Loan vẫn đang trong trạng thái hòa bình nhưng Trung Quốc Đại lục không nên “mơ mộng” về một giải pháp thống nhất hòa bình từ chính quyền Đài Loan, cho dù là Quốc dân Đảng hay Dân tiến Đảng cầm quyền. Tình hình hiện nay của Đài Loan là nguyên nhân khiến Trung Quốc phải lo lắng vì các bên đều tận dụng cơ hội để mặc cả với Trung Quốc.

Do vậy, Trung Quốc phải hoạch định một chiến lược thống nhất Đài Loan trong vòng 10 năm tới, tức là khoảng năm 2020. Khi đó, Trung Quốc phải đưa ra tối hậu thư cho Đài Loan, yêu cầu Đài Loan lựa chọn: hoặc thống nhất hòa bình (Trung Quốc mong muốn điều này nhất) hoặc chiến tranh (lựa chọn bắt buộc) vào năm 2025.

Từ phân tích tình hình hiện tại, bài báo cho rằng Đài Loan chắn chắn sẽ cự tuyệt thống nhất, vì vậy hành động quân sự sẽ là giải pháp duy nhất. Cuộc chiến tranh thống nhất này sẽ là một cuộc chiến tranh hiện đại đầu tiên kể từ khi “nước Trung Hoa mới” được thành lập. Đây sẽ là phép thử đối với sự phát triển của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) trong chiến tranh hiện đại.

Trong bối cảnh đó, Trung Quốc, hoặc sẽ giành chiến thắng dễ dàng, hoặc có thể phải đối diện với khó khăn, tùy thuộc vào mức độ can thiệp của Mỹ và Nhật Bản. Nếu Mỹ và Nhật Bản chủ động trợ giúp Đài Loan, hoặc thậm chí tấn công Trung Quốc Đại lục, đó sẽ là cuộc chiến tranh khó khăn và kéo dài. Ngược lại, nếu Mỹ và Nhật Bản đứng ngoài thì PLA có thể dễ dàng đánh bại Đài Loan. Trong trường hợp này, Đài Loan có thể sẽ bị kiểm soát trong vòng 3 tháng. Nhưng ngay cả khi Mỹ và Nhật Bản lâm trận, chiến tranh cũng có thể kết thúc chỉ trong vòng 6 tháng.

2. Cuộc chiến tranh thứ hai: Đánh chiếm Trường Sa (2025 - 2030)


Trung Quốc lộ mưu đồ đánh chiếm Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam


Vẫn bằng giọng điệu ngang ngược, bài báo cho rằng, sau khi thống nhất Đài Loan, Trung Quốc sẽ nghỉ ngơi khoảng 2 năm. Trong thời gian khôi phục lại sức lực, Trung Quốc sẽ gửi tối hậu thư cho các nước xung quanh Quần đảo Trường Sa của Việt Nam với thời hạn cuối cùng là năm 2028.

Theo bài báo này thì “các nước có tranh chấp về chủ quyền có thể đàm phán với Trung Quốc” về việc đảm bảo các lợi ích đầu tư ở những hòn đảo này “bằng cách từ bỏ yêu sách lãnh thổ của họ”. Nếu không, một khi Trung Quốc tuyên chiến, mọi lợi ích đầu tư và lợi ích kinh tế “sẽ bị Trung Quốc tước đoạt”.

Bài báo cho rằng, vào thời điểm đó, các nước Đông Nam Á còn đang “run lẩy bẩy” trước việc Trung Quốc thống nhất Đài Loan bằng biện pháp quân sự. Vì vậy, trong tình huống thứ nhất, các nước sẽ ngồi vào bàn đàm phán nhưng không muốn từ bỏ lợi ích của mình ở Trường Sa. Các nước sẽ áp dụng chiến thuật chờ đợi và trì hoãn đưa ra quyết định cuối cùng. Bài báo đã viết rất hống hách: “Họ sẽ không quyết định đón nhận hòa bình hay phát động chiến tranh một khi Trung Quốc chưa có bất cứ động thái cứng rắn nào”.

Tình huống thứ hai, Mỹ sẽ không ngồi nhìn Trung Quốc“tái chiếm” quần đảo này. Nhưng cuộc chiến thứ nhất đã đủ dạy cho Mỹ một bài học “đừng công khai đối đầu với Trung Quốc”. Thế nhưng, bài báo nhận định, Mỹ sẽ ngấm ngầm hỗ trợ các nước Đông Nam Á như Việt Nam và Philippines. Trong số các nước quanh Biển Đông, chỉ có Việt Nam và Philippines dám thách thức vai trò thống trị của Trung Quốc.

Bài báo còn đề xuất: “Lựa chọn tốt nhất đối với Trung Quốc là tấn công Việt Nam, vì Việt Nam là quốc gia mạnh nhất trong khu vực. Đánh bại Việt Nam, Trung Quốc có thể đe dọa được số nước còn lại”. Trong khi cuộc chiến với Việt Nam đang diễn ra, các nước khác sẽ “không dám ho hoe”. Nếu Việt Nam thất bại, những nước khác “tự khắc sẽ dâng đảo cho Trung Quốc”. Còn ngược lại, họ sẽ tuyên chiến với Trung Quốc.

Theo bài báo trên thì “Trung Quốc sẽ đánh Việt Nam và lấy lại tất cả các đảo”. Khi Việt Nam “thất trận và mất hết các đảo” thì các quốc gia khác, bị đe dọa bởi sức mạnh quân sự của Trung Quốc,“sẽ đàm phán, trả lại đảo và tuyên bố trung thành với Trung Quốc”.

Sau đó, Trung Quốc có thể xây dựng các hải cảng và bố trí quân đội trên các đảo này, mở rộng ảnh hưởng của mình ra Thái Bình Dương.

3. Cuộc chiến tranh thứ ba: Thu hồi Nam Tây Tạng (2035 - 2040)

6
Sỹ quan Trung Quốc và Ấn Độ bắt tay nhau thời điểm trước khi tranh chấp biên giới tái bùng phát năm 2006
Trung Quốc và Ấn Độ chia sẻ đường biên giới dài nhưng điểm xung đột duy nhất giữa hai nước là phần phía Nam Tây Tạng.

Bài báo nhận định, Ấn Độ đánh giá rất cao giá trị của mình và cùng với sự trợ giúp từ Mỹ, Nga và châu Âu, họ tự tin có thể đánh bại Trung Quốc khi chiến tranh xảy ra. Đây là một phần lý do chính khiến các tranh chấp lãnh thổ kéo dài.

Theo bài báo, 20 năm sau, tuy Ấn Độ sẽ vẫn tụt hậu so với Trung Quốc về sức mạnh quân sự nhưng lại là một trong số ít các cường quốc thế giới. Nên nếu sử dụng vũ lực để thu hồi Nam Tây Tạng, Trung Quốc sẽ phải gánh chịu một số thiệt hại. Do đó, chiến lược tốt nhất đối với Trung Quốc là kích động sự tan rã của Ấn Độ. Khi bị chia rẽ thành nhiều quốc gia nhỏ, Ấn Độ sẽ không đủ sức mạnh để đối phó với Trung Quốc.

Kế hoạch thứ hai là xuất khẩu vũ khí tiên tiến cho Pakistan, giúp Pakistan chinh phục Nam Kashmir vào năm 2035. Trong khi Ấn Độ và Pakistan đang bận mải chiến đấu với nhau, Trung Quốc sẽ bất ngờ tấn công Nam Tây Tạng. Ấn Độ sẽ không thể cùng một lúc đối phó với 2 cuộc chiến tranh vì như thế sẽ mất cả hai. Trong tình huống này, Trung Quốc có thể chiếm lại Nam Tây Tạng dễ dàng và Pakistan có thể kiểm soát Kashmir.
Nếu kế hoạch trên vẫn không ổn, Trung Quốc sẽ hành động quân sự trực tiếp để lấy lại miền Nam Tây Tạng. Sau 2 cuộc chiến đầu tiên, Trung Quốc đã nghỉ ngơi được khoảng 10 năm và đã trở thành một cường quốc thế giới, có thể chỉ sau Mỹ, vì vậy Ấn Độ sẽ phải thua trong cuộc chiến này.

4. Cuộc chiến tranh thứ tư: Thu hồi Điếu Ngư và Ryukyu (2040 - 2045)

Theo đánh giá của bài báo, vào giữa thế kỷ 21, Trung Quốc sẽ nổi lên là một cường quốc thực sự của thế giới, kèm theo đó là sự suy yếu của Nhật Bản và Nga, sự trì trệ của Mỹ và Ấn Độ và sự nổi lên của Trung Âu. Đó sẽ là thời điểm tốt nhất để Trung Quốc lấy lại Quần đảo Điếu Ngư/Senkaku và Ryukyu.

Bài báo cho rằng, xét về mặt lịch sử, hai quần đảo này thuộc chủ quyền của Trung Quốc nhưng đã bị Nhật Bản chiếm giữ. Nhật Bản đã “lấy đi của cải và tài nguyên ở Hoa Đông của Trung Quốc và chiếm đóng bất hợp pháp Điếu Ngư/Senkaku và Ryukyu suốt nhiều năm”. Do vậy, đã đến lúc Nhật Bản phải trả lại cho Trung Quốc.

Đến thời điểm đó, Trung Quốc hy vọng, nếu Mỹ có can thiệp thì cũng đã suy yếu, châu Âu sẽ giữ im lặng còn Nga sẽ chỉ ngồi yên và theo dõi cuộc chiến. Cuộc chiến tranh có thể kết thúc trong nửa năm với chiến thắng áp đảo thuộc về phía Trung Quốc. Nhật Bản sẽ không có sự lựa chọn nào khác mà phải trả Senkaku/Điếu Ngư và Ryukyu về tay Trung Quốc. Bài báo còn huênh hoang nói rằng: “Hoa Đông giờ đây đã trở thành ao nhà của Trung Quốc, ai dám đụng tay vào đó?”.


Tàu chiến Trung Quốc

5. Cuộc chiến tranh thứ năm: Thống nhất Ngoại Mông (2045 - 2050)

Bài báo thừa nhận, mặc dù ở thời điểm hiện tại có không ít người Trung Quốc ủng hộ thống nhất Ngoại Mông nhưng cho đây là ý tưởng chưa thực tế. (Ngoại Mông từng là một tỉnh của nhà Thanh. Lãnh thổ của tỉnh này gần tương ứng với nước Mông Cổ hiện nay. Khái niệm "Ngoại Mông" hiện vẫn còn được một số kẻ mang tư tưởng Đại Hán ở Trung Quốc dùng để chỉ Mông Cổ).

Tuy nhiên, sau khi “thu hồi” Nam Tây Tạng vào khoảng năm 2040, lúc đó Trung Quốc sẽ đặt ra vấn đề thống nhất Ngoại Mông, phát động các chiến dịch tuyên truyền bên trong Ngoại Mông.

Bài bào còn khuyên Trung Quốc nên chọn ra các nhóm hậu thuẫn cho việc thống nhất đất nước, giúp họ nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong chính phủ và tuyên bố Ngoại Mông là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.

Nếu Ngoại Mông có thể quay trở lại Trung Quốc một cách hòa bình, đó là kết quả tốt nhất. Nhưng nếu Trung Quốc vấp phải sự can thiệp hoặc chống đối từ bên ngoài, Trung Quốc sẽ sẵn sàng áp dụng hành động quân sự. Trong trường hợp này, mô hình Đài Loan có thể hữu ích: đưa ra một tối hậu thư cho Ngoại Mông với thời hạn là năm 2045. Hãy để Ngoại Mông cân nhắc trong vài năm. Nếu họ từ chối đề nghị này, Trung Quốc sẽ ra tay hành động quân sự.

Lúc đó, 4 cuộc chiến tranh trước đây đã được giải quyết xong. Trung Quốc hoàn toàn có đủ quyền lực chính trị, quân sự và ngoại giao để thống nhất Ngoại Mông. Mỹ suy yếu và Nga thì không dám tham, cùng lắm cũng chỉ phản đối ngoại giao. Châu Âu sẽ giữ một vai trò không rõ ràng, còn Ấn Độ, châu Phi và các nước Trung Á sẽ chỉ lặng yên đứng nhìn. Trung Quốc có thể thôn tính Ngoại Mông trong thời gian 3 năm và sau khi thống nhất, sẽ bố trí dày đặc quân đội nặng dọc biên giới để kiểm soát Nga. Trung Quốc sẽ mất khoảng 10 năm để xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự cần thiết chuẩn bị lấy lại phần lãnh thổ đã mất từ tay Nga.


Một địa danh thuộc phần lãnh thổ mà Trung Quốc gọi là Ngoại Mông


6. Cuộc chiến tranh thứ sáu: Thu hồi lãnh thổ bị Nga xâm chiếm (từ 2050 đến 2060)

Hiện tại, Trung Quốc và Nga dường như đang có mối quan hệ tốt đẹp nhưng trên thực tế, hai nước lại theo dõi nhau rất chặt chẽ. Nga lo ngại sự nổi lên của Trung Quốc đe dọa quyền lực của mình trong khi Trung Quốc không bao giờ quên các vùng đất bị mất vào tay Nga. Khi cơ hội đến, Trung Quốc sẽ lấy lại phần lãnh thổ này.

Sau khi giành chiến thắng trong 5 cuộc chiến tranh trước đó, vào năm 2050, Trung Quốc sẽ tuyên bố chủ quyền với Nga dựa trên chứng cứ lịch sử từ đời nhà Thanh và tiến hành các chiến dịch tuyên truyền ủng hộ tuyên bố này. Như với Ấn Độ, cách tốt nhất là tăng cường nỗ lực làm cho Nga tan rã.

Bài báo lập luận, ở thời kỳ “Trung Quốc cũ”, Nga đã chiếm khoảng 160.000.000 km2 đất, tương đương với 1/6 tổng diện tích hiện nay của Trung Quốc. Do đó, Nga là kẻ thù cay đắng nhất của Trung Quốc. Sau 5 chiến thắng trước, giờ là thời điểm người Nga phải trả giá.

Đến thời điểm đó, mặc dù Trung Quốc đã trở thành một nước hùng cường về hải quân, lục quân, không quân và vũ trụ nhưng lại sẽ là cuộc chiến đầu tiên chống lại một cường quốc hạt nhân. Vì vậy, Trung Quốc cần chuẩn bị tốt về vũ khí hạt nhân, đủ sức mạnh tấn công Nga từ giai đoạn đầu đến giai đoạn kết thúc. Khi bị tước đi khả năng chống trả, Nga sẽ phải nhận ra rằng họ không còn cách nào sánh được với Trung Quốc trên chiến trường. Nga có thể làm gì khác ngoài việc “bàn giao đất đã chiếm của mình cho Trung Quốc và phải trả một giá đắt cho cuộc xâm lược của họ”.

Soha.vn



Các chủ đề khác cùng chuyên mục này:

Tài sản của Gấu Vương
BUIBI Phu nhân tóc hồng
Chữ ký của Gấu Vương
Ta lãng khách lỡ mang hồn du mục
Dấu thời gian theo nhịp bước lang thang
Ta phiêu du trong thiên đường địa ngục
Hồn vô định không dừng chân ghé bến
Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có 3 Thành viên nói CÁM ƠN đến bài viết rất có ích của Gấu Vương
  #2  
Old 21-10-2013, 01:45 PM
tattrisam tattrisam is offline
Nhập Môn Tu Luyện
 
Tham gia: Oct 2011
Đến từ: dia nguc
Bài gởi: 6
Thời gian online: 2 ngày 1 giờ 32 phút
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 3 Times in 3 Posts
hôm nay ăn gì nhỉ?















.....................
Tài sản của tattrisam

Trả Lời Với Trích Dẫn
Người này đã nói CÁM ƠN đến vài viết vô cùng hữu ích của tattrisam
  #3  
Old 21-10-2013, 06:24 PM
Mizz Tuily's Avatar
Mizz Tuily Mizz Tuily is offline

Vũ Trụ Chưởng Khống Giả
 
Tham gia: Sep 2008
Đến từ: Tiên ma yêu giới
Bài gởi: 194
Thời gian online: 6 ngày 22 giờ 42 phút
Xu: 5
Thanks: 27
Thanked 15 Times in 9 Posts
Chắc đọc đô thị nhiều quá giờ thành hoang tưởng rồi .
Tài sản của Mizz Tuily

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #4  
Old 22-10-2013, 01:17 AM
namtramdamduong's Avatar
namtramdamduong namtramdamduong is offline
Nhập Môn Tu Luyện
 
Tham gia: Jan 2010
Bài gởi: 52
Thời gian online: 1 ngày 16 giờ 52 phút
Xu: 0
Thanks: 1,249
Thanked 10 Times in 8 Posts
Khựa đạp....c.... của Thổ nhĩ Kỳ đấy mà ! Ngày xưa đế quốc ottoman ( thổ nhi kỳ bây giờ ) cũng tự sướng nhận toàn bộ Địa Trung Hải là biển của mình ... Kết quả bị các nước vùng Địa Trung Hai đánh hội đồng chết lên chết xuống . Giờ sớm hay muộn Khưa cũng ăn đòn giống chú thổ ngày xưa thui . Đậc biệt , tư tưởng của Khựa muo^n đời là Bành Háng Đại Trướng ko bao gio thay đổi .
Tài sản của namtramdamduong

Trả Lời Với Trích Dẫn
Người này đã nói CÁM ƠN đến vài viết vô cùng hữu ích của namtramdamduong
Trả lời



©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™