Ghi chú đến thành viên
Go Back   4vn.eu > Kiến thức > Thế Giới Muôn Mầu > Sách - Tài liệu > Tủ sách Lịch sử - Địa lý > Lịch Sử
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #1  
Old 10-12-2008, 02:21 PM
donkihotexuthanh's Avatar
donkihotexuthanh donkihotexuthanh is offline
Phá Quan Hạ Sơn
 
Tham gia: Apr 2008
Bài gởi: 293
Thời gian online: 0 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 11 Times in 5 Posts
Bộ trưởng Nội vụ đầu tiên của nhà nước XôViết

Khi kể về những ngày bão táp của Cách mạng Tháng Mười, ký giả Mỹ John Reed đã viết về cuộc gặp đầu tiên với con người ấy: “Tại một trong những căn phòng vừa chiếm được có một người ngồi đấy, với vẻ mặt ý nhị cùng mái tóc dài kiểu trí thức, trông giống một nhà toán học hay một kiện tướng cờ vua thì đúng hơn; nhưng đấy lại là một sĩ quan quân đội Sa hoàng “oai phong lẫm liệt” một thời, sau đó là nhà cách mạng và bị đày ải. Ông đang rất bận với các kế hoạch khởi nghĩa ở thủ đô Nga”.

Rạng sáng ngày 26/10 (theo lịch mới là mùng 8-11) của năm 1917 đáng ghi nhớ ấy, cả nước Nga sục sôi khí thế cách mạng. Trong gian Khổng tước thuộc Cung điện Mùa Đông đang bị lực lượng khởi nghĩa phong tỏa, sau chiếc bàn dài là những viên bộ trưởng của chính phủ tư sản lâm thời. Họ chưa chịu đầu hàng mà vẫn còn hy vọng vào “điều thần kỳ” nào đó, đang xì xầm to nhỏ về các phát kiến “để bảo vệ Tổ quốc”... Bất thình lình cửa bật mở, rồi công nhân, binh lính và thủy thủ ùa vào phòng. Một người trong đám đông mới vào gỡ cặp kính nhỏ không gọng trên mũi ra và nói bằng thứ âm giọng, như thể thường xảy ra với những câu chuyện đơn giản và bình thường khác: “Tôi là Antonov, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Cách mạng, tuyên bố chính phủ lâm thời đã bị lật đổ”.

Khi kể về những ngày bão táp của Cách mạng Tháng Mười, ký giả Mỹ John Reed đã viết về cuộc gặp đầu tiên với con người ấy: “Tại một trong những căn phòng vừa chiếm được có một người ngồi đấy, với vẻ mặt ý nhị cùng mái tóc dài kiểu trí thức, trông giống một nhà toán học hay một kiện tướng cờ vua thì đúng hơn; nhưng đấy lại là một sĩ quan quân đội Sa hoàng “oai phong lẫm liệt” một thời, sau đó là nhà cách mạng và bị đày ải. Ông đang rất bận với các kế hoạch khởi nghĩa ở thủ đô Nga”. Khi ấy, vị Chủ tịch Ủy ban Quân sự Cách mạng này đều được mọi người biết rất rõ - từ giới lính thủy vùng Baltic tới nhiều công nhân ở Saint Petersburg, cũng như anh em tự vệ thủ đô Moskva.

Vừa chỉ đạo trực tiếp các binh đội khởi nghĩa, Ovseenko vừa theo dõi kịp thời hoạt động phản công của quân đội và tàu chiến Sa hoàng, lập báo cáo và ký các lời hiệu triệu của Trung ương Đảng, lên phương án tác chiến, phân tích tin tình báo, cung cấp thông tin cho những người đại diện của nước Nga mới với các hãng thông tấn ngoại quốc... Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn Mỹ A. R.Williams, một nhân chứng của các sự kiện, có được cái ấn tượng, rằng Antonov-Ovseenko là vị chuyên gia quân sự hàng đầu giữa những người khởi nghĩa. Còn bản thân người lãnh tụ đa năng và đại tài từng thổ lộ trong vài năm sau: “Chúng tôi dễ dàng giành được chiến thắng trong cái ngày trọng đại ấy. Nhưng để đi tới chiến thắng này, chúng tôi đã trải qua nhiều đoạn đường dài với những bài học đau xót về sự đổ máu, cũng như về công tác tổ chức lớn lao”.

...Mùa thu năm 1901, lễ hội thường niên đánh dấu ngày thành lập của Trường đào tạo Kỹ sư Quốc phòng mang tên Nikolaiev không thành: học viên 18 tuổi Vladimir Ovseenko từ chối việc đứng thề dưới cờ, chỉ vì lý do duy nhất “do quá non nớt” (!). May nhờ những chiến tích của người cha - Đại úy tham mưu Ovseenko, nên “kẻ tại ngũ ngạo ngược” ấy chỉ bị tạm giam có 12 ngày. Sau đó, “tên cứng đầu” V.Ovseenko bị trả về cho gia đình - lúc đó đang cư ngụ tại Warsaw (Ba Lan). Nhưng chỉ 1 năm sau, anh đã làm một việc không ai ngờ đến: vào học tiếp tại chính ngôi trường quân sự cũ và tốt nghiệp với thành tích xuất sắc trong tất cả các bộ môn. Nhà cách mạng cần phải nắm chắc công tác quân sự: từ cuối năm 1902, Vladimir Ovseenko là thành viên của đảng Công nhân Xã hội dân chủ Nga - tiền thân của đảng Cộng sản. 10 năm sau với câu hỏi của một ký giả phương Tây, rằng anh đã làm gì trước Cách mạng Tháng Mười? Atonov-Ovseenko trả lời: “Là nhà cách mạng vô sản chuyên nghiệp kể từ mùa xuân năm 1905”.

Một buổi tối tháng 12 giá lạnh của năm 1905, Lênin tuy đang bệnh nặng và sốt cao, nhưng Người vẫn triệu tập các công nhân vũ trang thuộc Ban Chấp hành Saint Petersburg tới trụ sở báo Cuộc sống mới - tọa lạc trên quảng trường Nevsky giữa trung tâm thành phố. Người nói: “Cuộc khởi nghĩa ở Moskva đã lan rộng. Giai cấp công nhân thắng rồi. Chúng ta phải ngăn không cho địch gửi quân tiếp viện từ Saint Petersburg về đấy. Chúng ta phải ủng hộ Moskva”. Công việc chỉ huy các binh đội khởi nghĩa được chính thức giao cho Ovseenko...

Sau thất bại của cuộc khởi nghĩa năm 1905, Ovseenko cùng nhiều đồng chí lãnh đạo khác bị quân Sa hoàng bắt giam, đày ải. Rồi anh vượt ngục thành công tại nhà tù Sevatopol. Ovseenko qua Pháp sống cuộc đời tị nạn chính trị. Anh bắt đầu kiếm việc như một thợ đào đất, lập quỹ tị nạn giúp những người cùng cảnh ngộ... Sức khỏe của anh ngày một sa sút: tù ngục, những cuộc hành trình triền miên, sự ăn uống kham khổ thiếu thốn đã phản ánh tất cả. Các thầy thuốc phát hiện anh mắc bệnh lao. Nếu không có các đồng chí của anh, thì anh đã không qua khỏi. V.Ovseenko sống qua 7 năm gian khó tại Paris với bí danh mới Antonov. Đây cũng chính là thời kỳ gian khổ nhất của Đảng: cuộc Cách mạng vô sản Nga đầu tiên bị thất bại, sự phản bội, sự mất mát các đồng chí, bắt bớ, tù đày; rồi những ý tưởng khác nhau chia rẽ phong trào Bolsevic, hình thành những thái cực khác nhau...

Đầu tháng 5/1917, ông trở về Nga chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa đã chín muồi. Ngày 26/10, lúc 4 giờ sáng, Antonov-Ovseenko ra lệnh bắt quản thúc cánh bộ trưởng thuộc chính phủ tư sản lâm thời trong Pháo đài Pertopavlov, rồi đưa họ tới điện Smolni - nơi đóng đại bản doanh của lực lượng khởi nghĩa - để báo cáo tình hình. 5 giờ, Đại hội của Các Xôviết quy định thành phần chính phủ mới - Hội đồng Dân ủy. Antonov-Ovseenko được trao chức danh Dân ủy viên Quốc phòng và Đối nội. Bởi cuộc nội chiến đã thực sự tồn tại, khi Kerensky - kẻ cầm đầu chính phủ cũ - đã tới gặp các thành phần quân đội cũ đang triệt thoái. Đó là Sư đoàn Kazakhstan của tướng Krasnov, các trung đoàn lính thủy đánh bộ, sư đoàn Kuban cũng như nhiều lực lượng khác... có trang bị pháo và tàu chiến bọc thép.

Ban Chấp hành Trung ương chỉ thị cho Dân ủy viên (Bộ trưởng) Antonov phải chiếm lấy Quân khu Petrograd và tổ chức tấn công bọn phản cách mạng. Sau khi thỏa thuận với giới tướng lĩnh Hồng quân, đích thân Lênin quyết định bổ nhiệm Antonov-Ovseenko làm Tổng tư lệnh Lực lượng Truy quét phản cách mạng ở Nam phần nước Nga. Tới ngày 4/3/1918, ông được tiến cử chức Tư lệnh Hồng quân chống lại sự xâm lăng của liên quân Đức - Áo ở Ukraina.
Mùa hè năm 1921, sau 7 năm chiến tranh liên tục, sau những cuộc can thiệp và phong tỏa, đất nước lại lâm vào một thảm họa đáng sợ mới - nạn đói. 17 tỉnh trong vùng Povolzie bị nạn đói hoành hành. Chính phủ cử Antonov-Ovseenko tới Samara - trung tâm của nạn hạn hán và đói kém khi ấy. Ông liền bắt tay ngay vào công tác cứu trợ những người sắp chết đói và tổ chức các chiến dịch gieo trồng, đấu tranh chống lại các dịch bệnh thổ tả và thương hàn, cũng như duy trì hệ thống nhà trẻ, tham gia vào việc xuất bản các tờ báo bằng tiếng Samara. Dân chúng Samara nhớ mãi hình ảnh ông với chiếc áo khoác ca-pốt và chiếc mũ mềm của chiến sĩ Hồng quân thêu ngôi sao truyền thống. Ông trao đổi những khó khăn với mọi người. Với khẩu phần lương thực thiếu thốn ông chỉ cho phép mình được nghỉ ngơi có 2 tiếng đồng hồ trong suốt một ngày đêm, và rồi nạn đói đã qua đi chính nhờ công lớn của nhà lãnh đạo Antonov-Ovseenko.

Từ tháng 2/1924, Antonov-Ovseenko chuyển sang công tác đối ngoại. Ông dẫn đầu Đoàn công tác đặc biệt Xôviết tại Trung Quốc, rồi đại diện toàn quyền đầu tiên của Nhà nước Liên Xô tại Tiệp Khắc, kế đến là Ba Lan - “thùng thuốc súng ở Đông Âu” như thời ấy người ta thường gọi.

Tháng 8/1936, “người Xôviết gửi sang Tây Ban Nha một chuyên gia về chiến tranh du kích trên đường phố!”, “Tên khủng bố khét tiếng đội lốt nhà ngoại giao!” v.v... - báo chí tư sản Tây Âu từng phản ứng dữ dội khi hay tin Antonov-Ovseenko được cử làm Tổng lãnh sự Xôviết tại Barcelona. Trên đường ông tới thành phố thủ phủ vùng Catalonia lại ngập tràn những rừng người ra đón. Họ tung hoa theo xe của vị Tổng lãnh sự và hét vang: “Viva La Union Sovietica!” (Liên bang Xôviết muôn năm!).

Còn đây là những dòng chữ của Dolores Ibasuri - nhà cách mạng bất hủ trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha kiêm nữ Chủ tịch đầu tiên của một Đảng Cộng sản trên thế giới - từng viết về ông: “Trong những ngày tháng khó khăn và nguy hiểm của nhân dân Tây Ban Nha chống lại thế lực phản động phát xít, Antonov-Ovseenko đã sống lại thời trẻ oanh liệt của mình thêm một lần nữa. Ông nhanh chóng chiếm được cảm tình của nhân dân vùng Catalonia vì bản tính cởi mở cố hữu, vì sự bình dị với mọi người, vì chủ nghĩa quốc tế vô sản hiện diện sâu nặng trong con người nhà cách mạng lỗi lạc và đa tài này!”

Trần Quang Long (tổng hợp)



Các chủ đề khác cùng chuyên mục này:

Tài sản của donkihotexuthanh

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

Ðiều Chỉnh


©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™