Ghi chú đến thành viên
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #1  
Old 10-03-2016, 03:12 AM
dansuong dansuong is offline
Nhập Môn Tu Luyện
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: gemany
Bài gởi: 2
Thời gian online: 5 tháng 0 tuần 4 ngày
Xu: 0
Thanks: 8
Thanked 0 Times in 0 Posts
Tra Dao 2

Văn hóa thưởng trà của người Hà Nội xưa
Trà Thư
1.2 Tiến hành pha chế
Nhà thơ Lý Chu Lai đời Tống buồn rầu nhận xét: “Trên đời này có ba điều tồi tệ nhất, ấy là nhìn thấy những thanh niên tuấn tú hư hỏng đi vì một nền giáo dục sai lầm, những bức tranh tuyệt tác giảm hẳn chân giá trị do quá nhiều lời ngợi khen dung tục, và bao nhiêu thứ trà tuyệt hảo phung phí bởi những bàn tay pha chế bất tài”. Như vậy để thấy rằng việc pha chế sao cho đạt được một ấm trà ngon là cả một quá trình đòi hỏi phải tâm huyết và hiểu biết sâu sắc về từng loại trà.
1.2.1 Trà, nước, trà cụ
Với người Hà Nội, uống trà là một thú chơi thanh đạm. Pha cho mình cũng là pha mời khách, người ta phải để vào đó nhiều công phu. Những công phu đó dần trở thành lễ nghi. Từ việc chọn trà, chọn nước đều được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng. Đối với từng loại trà sẽ có một nhiệt độ sôi khác nhau sao cho phù hợp. Ví như trà Ô long cần nước trên 90ºC, trà xanh cần nước ở mức 90ºC, trà xanh loại thượng hảo hạng cần để nước sôi nguội bớt xuống còn khoảng 85ºC. Trà mộc thì nước sủi tăm là được (khoảng 80ºC), nước pha trà hương chỉ cần sôi lăn tăn, các loại trà dược liệu cũng chỉ cần nước gần sôi…Không nên dùng nước sôi sùng sục để chế vào trà vì có thể làm “cháy” trà, khiến trà trở nên chát.
Trong ấm trà ngon người ta thấy phảng phất một mùi thơ và một vị triết lý. Các chân trà nhân ngày xưa rất chú ý đến nghệ thuật thưởng trà với nhiều loại trà cụ (dụng cụ pha trà) để làm sao cho người uống cũng có thể cảm nhận và thể nghiệm giống như các thiền sư.
1.2.2 Pha trà
Trà muốn ngon phải đúng lửa, đúng nước… Cũng như muốn thành quân tử phải có thầy và bạn tốt. Những thao tác phải thuần thục và tuân thủ một quy trình nhất định.
Dùng thìa gỗ múc trà cho vào ấm đất nung nhỏ, xưa kia các cụ Nho gia gọi động tác này một cách hết sức văn chương là “Ngọc diệp hồi cung” (lá ngọc bay về cung).
Để có được ấm trà ngon thì ấm pha trà và chén thưởng trà phải được làm nóng lên bằng nước sôi. Trà cụ dùng để xúc trà, lấy bã trà đều bằng tre khô hoặc gỗ thơm. Khi châm nước lần một gọi là “cao sơn trường thủy” (núi cao sông dài) rồi chắt ra ngay. Đây là thao tác tráng trà nhằm loại hết bụi bẩn và cho trà khô kịp thấm không nổi lềnh bềnh. Lần thứ hai đổ nước vào ấm gọi là “hạ sơn nhập thủy” (xuống núi tắm sông) nên đổ nước cao, tràn miệng ấm để khi đậy nắp lại, bụi trà tràn ra hết, rồi dội nước lên nắp để giữ nhiệt độ cao nhất cho ấm trà.Nước hai chính là nước ngon nhất được tạo ra trong vòng 1 – 2 phút [1], có hương vị đậm đà, thơm tho quyến rũ.

Pha mạt trà ở Nhật Bản
Hoàn toàn khác với cách thức pha chế của trà Nhật Bản. Trước hết bột trà được cho vào bát sứ với một lượng chuẩn nhất định. Sau đó chủ nhà rót nước sôi vào rồi dùng một dụng cụ bằng tre đánh nhẹ cho đến khi trà sủi bọt rồi cung kính mang đến cho từng người khách.
Cách pha trà của người Ấn Độ cũng hoàn toàn khác. Họ nấu một bình nước sôi, cho vào đó một ít trà đen, đợi vài phút cho trà thấm rồi cho vào bình một ít sữa đặc và lắc đều bình trà. Như vậy là có thể thưởng thức.
Còn người Nga thì lại có cách pha trà khác. Người Nga thường uống trà đen (hương vị gần giống như trà Lipton), trong những cái ly thủy tinh thật to (khoảng 100 – 100ml), họ thường cho một chút đường và chanh. Loại chanh màu vàng và to như nắm tay không chua lắm nhưng rất thơm.
Đặc trưng văn hóa cũng như khí hậu của mỗi quốc gia sẽ ảnh hưởng đến cách thức pha chế, nguyên liệu cũng như cách thưởng trà của đất nước đó. Từ đó tạo nên được những đặc trưng riêng mang dấu ấn văn hóa của từng dân tộc.
1.2.3 Rót trà
Các cụ ta xưa thường rót trà vào chén tống rồi chuyên đều cho các chén quân. Có bao nhiêu người thưởng trà sẽ có bấy nhiêu chén thưởng trà. Khi chia trà cũng không rót đầy chén này rồi qua chén kia; rồi rót một chút vào mỗi chén, hết vòng nếu còn sẽ rót thêm một vòng nữa. Làm như vậy nước trà giữa các chén sẽ có vị đậm vừa nhau, màu sắc như nhau. Hoặc còn có thể đặt các chén lại gần nhau sao cho các chén kề miệng nhau. Lúc đầu miệng ấm kề sát với miệng chén, mấy giây sau, từ từ đưa ấm lên cao hơn, vừa đủ để tiếng nước rót róc rách mà không bắn ra ngoài. Rót sao cho tất cả các mức nước ở trong các chén đều ngang nhau. Từng thao tác phải thật sự thuần thục, uyển chuyển và duyên dáng. Ánh mắt chăm chú, miệng hơi mỉm cười… Đó chính là nghệ thuật rót trà.



Các chủ đề khác cùng chuyên mục này:

Tài sản của dansuong

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

Ðiều Chỉnh


©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™